Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tích củ mài

23/08/201101:42(Xem: 5604)
Sự tích củ mài
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang. Tuy đông con như thế, nhưng hai vợ chồng nhờ phát được nhiều nương và vỡ được nhiều ruộng, nên đời sống không đến nỗi túng thiếu.

Gặp năm trời hạn mất mùa, bao nhiêu lúa giống của hai vợ chồng để dành cho mùa sau đều bị bọn lang đạo cướp hết. Hai vợ chồng phải vào rừng tìm rêu đá, lá cây về cho các con ăn, nhưng kiếm bao nhiêu cũng không đủ; suốt ngày lũ con cứ gọi bố mẹ. Và kêu:

- Đói lắm, bố mẹ ơi !

Hai vợ chồng thưong con, biết rằng rêu đá, lá cây không phải là món ăn có thể thay cơm gạo lâu dài được, hai người cố đi xin người làng, kẻ cho một nắm, người vài bông lúa giống, và giấu các con, lên rừng phát rẫy tỉa lúa trái mùa.

Ở nhà, đàn con đói quá, kéo nhau ra rừng tự kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, nhưng đến đêm chúng lại về kêu đói suốt đêm:

- Đói lắm, bố mẹ ơi !

Trong rừng khuya, nghe tiếng đàn con vọng tới, hai
vợ chồng lòng đau như cắt. Hai vợ chồng thay nhau nói vọng về cho các con yên lòng:

- Các con ơi! Lúa đang nảy mầm.

Khi lúa đã ken xanh, họ lại gọi vọng về:

- Các con ơi! Lúa đã lên xanh.

Đến ngày lúa chín, thì hai vợ chồng kiệt sức nhưng khi nghe tiếng đàn con kêu đói thì hai người lại cố gắng nói to lên cho các con nghe:

- Các con ơi! Lúa đang chín...

Và khi mẻ gạo đầu tiên vừa giã xong thì hai vợ chồng liền đổi ngay một chõ xôi lớn, chia ra từng nắm một, rồi đem ngay xôi về nhà cho các con. Nhưng khi đến nhà thì họ không thấy bóng một đứa nào. Trong khi ấy, thì từ rừng sâu lại vọng ra những tiếng la:

- Đói lắm, bố mẹ ơi!

Tủi cực quá, hai vợ chồng gượng khiêng rá xôi vào rừng, nhưng không gặp đứa con nào cả. Trong khi ấy thì rừng cây trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải vẫn vọng ra tiếng kêu xé ruột:

- Đói lắm, bố mẹ ơi!

Lúc này thì sức hai người đã kiệt. Họ không thể theo tiếng vọng của rừng núi mà đi tìm con được nữa. Hai người đặt rá xôi xuống và cố sức gọi:

- Các con ơi! Ra đây với bố mẹ mà ăn xôi.

Tiếng gọi vừa dứt, thì một đàn chim từ các ngả bay đến đậu đầy cả khu rừng. Chim hót:

- Bang! Bang! Bang! Bang! Chúng con ăn quả đã quen; còn xôi xin nhường bố mẹ!

Bấy giờ hai vợ chồng mới biết đàn con của mình vì đói quá nên hóa chim mất rồi. Già yếu, đói khổ, lại thương xót đàn con đã hoá chim, hai vợ chồng gục đầu vào rá xôi mà chết.

Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn chim kêu vang cả khu rừng, rồi chúng lấy những nắm xôi đắp mộ cho bố mẹ.

Về sau, chỗ mộ hai vợ chồng Đang, Phang mọc lên một cây rất lạ: Trên là cây, dưới là củ. Củ có màu trắng và khi luộc chín thì thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài. Người ta nói rằng vợ chồng nghèo khổ ấy đã hoá ra củ mài đề cứu những con người cùng cảnh ngộ như mình. Còn lũ con của họ thì hoá thành chim "đang bang" thường kêu vang cả núi rừng vào mùa lúa chín, để nhắc lại cảnh khổ cực của bố mẹ ngày xưa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3681)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10066)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10106)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15151)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3408)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2878)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6085)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4483)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 11999)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13864)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]