Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huế ân tình

31/01/201603:21(Xem: 2888)
Huế ân tình
cau truong tien

Huế ân tình
 
Nguyên Hạnh HTD

 

 

      Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn!

     Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!

     Con đường từ phi trường về thành phố Huế ngày xưa tôi thấy xa ngút ngàn mà sao bây giờ lại ngắn đến vậy. Qua đồng An Cựu lại càng giật mình trước sự đổi thay, về lại quê hương mình mà ngỡ ngàng xa lạ! Những đồng ruộng xanh tươi rì rào trong gió mà ngày xưa tôi vẫn đi ngang qua khi học thêm Pháp văn với Thầy Thông, nay không còn nữa, nhà cửa đã xây lên san sát hết rồi.

     Tôi về ở với Lý - Một cô bạn thân cùng dạy Đồng Khánh - trong một khu vườn xanh tươi đầy cây kiểng, hoa lan nở đầy khắp. Lý lo cho tôi từ miếng ăn nước uống, chăm sóc tôi từng li từng tí. Bây giờ ngồi nhớ lại tôi vẫn còn bồi hồi xúc động vì sự thương yêu mà Lý đã dành cho tôi. Lại thêm một em học trò cũ là Thuận, lúc nào cũng ở bên tôi, sẵn sàng làm tài xế Honda đưa tôi đi bất cứ nơi đâu. Đúng là hạnh phúc ngập tràn, quanh tôi lúc nào cũng tràn đầy tình bạn, tình học trò xưa - cô giáo cũ.

     Huế u buồn trầm lặng, nhưng Huế đầy ắp cả tình người, trọn thủy chung. Dù đã hằng chục năm xa cách nhưng những tình cảm các bạn cũ với nhau không hề phôi pha với thời gian.

     Các bạn đã chuẩn bị sẵn một buổi họp mặt tại quán Tây Nguyên, bên bờ sông Hương thơ mộng để chào đón tôi. Chiều xuống dần trong khu vườn cây cỏ xanh tươi, bên các khuôn mặt dấu yêu đã một thời bên nhau dưới mái trường Đồng Khánh, làm cho tôi cảm động vô cùng. Gặp nhau là quên hết tuổi đời của mình, những ngày vui rộn ràng của Đồng Khánh như sống lại, nói bao nhiêu cho vừa mỗi lần gặp gỡ.

     Rồi bữa tiệc cũng kết thúc khi màn đêm bao phủ. Chúng tôi còn bịn rịn, luyến lưu bên nhau thả bộ dọc bờ sông. Ngắm trăng nước hữu tình:

 

                             Trăng lên đỉnh Ngự soi dòng nước

                             Lấp lánh Hương giang bóng Chị Hằng

 

     Những ngày sau đó, tôi đáp mời tất cả các bạn chung vui cùng nhau tại nhà hàng Festival của Câu lạc bộ Thể thao Huế. Tôi mời thêm được Thầy Châu Trọng Ngô và một số bạn cũ Quốc Học ngày xưa nữa.

      Tôi đã vui mừng đến choáng ngợp khi tất cả đã lần lượt đến, thành ra trong phần ngỏ vài lời tôi đã không cầm được nước mắt vì xúc động và tôi đã khóc thật sự.

      Huế vẫn để trong tôi nhiều luyến lưu bùi ngùi, lòng lắm bâng khuâng khi nhìn lại những nơi chốn cũ và những gương mặt cũ. Rồi buổi họp mặt được diễn ra trong bầu không khí ấm cúng thân mật, với lời ca tiếng hát, với tất cả tấm lòng cho nhau trong lần gặp gỡ hiếm hoi của cuộc đời.

     Nhờ Thuận mà tôi đã được đi thăm cùng khắp: Thăm Thầy Cao Xuân Duẫn dạy Anh văn năm Đệ Tứ, thăm được một số bạn bè, thăm ngôi trường cũ và nơi chốn mình đã ở. Nhìn lại căn nhà cũ kỹ với cầu thang giăng đầy tơ nhện mà quặn thắt cả lòng. Cũng nơi đây tôi trải qua những tháng ngày vui tươi rực sáng mà sao bây giờ lại đìu hiu quá chừng như thế này!

     Đã thế, vào thăm trường Đồng Khánh gặp trời mưa, lối đi tường vách rêu phong loang lỗ mà nghẹn ngào. Nhờ em học trò cũ nay là cô giáo hướng dẫn nên tôi được đi thăm khắp cả trường. Qua rồi những ngày vui xa xưa, tôi rời trường mà lòng nặng trĩu, ưu tư!

     Vào thăm Đại Nội, trời càng mưa tầm tã, thầy trò tôi lầm lũi đi trong mưa, nhìn đâu cũng thấy u buồn lặng lẽ! May mà khi về thăm Cầu ngói Thanh Toàn, trời đã bớt mưa, sáng sủa lên phần nào nên còn cảm thấy ấm lòng đôi chút trước khung cảnh thanh bình của đồng ruộng miền quê.

     Các bạn còn tổ chức cho tôi một buổi chiều đi đò trên sông Hương, lại còn có thêm một số cựu học sinh Đồng Khánh có giọng hát hay cùng tham dự nên buổi du ngoạn càng thêm hương sắc.

     Đò đi qua cầu Bạch Hổ, lần về Kim Long rồi thẳng lên điện Hòn Chén. Tôi ngồi trên mạn thuyền nhìn hai bên bờ sông phía làng tôi âm thầm lặng lẽ với những hàng tre rì rào trong gió, với khói lam chiều gây nhiều thương nhớ, với tiếng gà gáy xa xăm, lòng tôi chùng xuống trước cảnh vật quá ư êm đềm và nhiều kỷ niệm luyến lưu này!

     Chiều xuống dần, chúng tôi ngồi bên nhau kể lể cho nhau nghe bao biến chuyển của đời mình.

     Lên đến điện Hòn Chén trời đã dần tối, tôi chỉ kịp thắp một nén nhang. Trời chạng vạng tối càng làm cho khung cảnh của điện thêm huyền bí, pha chút rợn người!

     Trên đường về, như quên hết nỗi buồn xa vắng ở bên ngoài, các em đã hát tặng tôi những bài hát tuyệt vời, khoang đò thật ấm cúng với lời ca tiếng hát trong khi đò vẫn lướt nhẹ trên sông. Chỉ tiếc một điều là nước sông đục ngầu cả phù sa, vẻ thơ mộng của dòng Hương giang đâu còn nữa!

     Than ôi! Nếu một ngày nào đó nước sông vẫn cứ đục như vậy thì còn đâu linh hồn xứ Huế?

     Ngày xưa, cứ vào buổi chiều tôi mê chèo "périssoire" trên sông mà nay nhìn thấy nước sông như vậy, bao nhiêu hứng thú đều tiêu tan.

     Đò dừng lại ở Kim Long, các bạn muốn cho tôi thưởng thức món bánh ướt thịt nướng nổi tiếng của vùng này. Đò tiếp tục đi, chúng tôi lại thả đèn trên sông, mỗi ngọn đèn là một lời khấn nguyện. Tôi chỉ cầu xin cho gia đình tôi và gia đình các bạn đều bình an.

     Chúng tôi đi dạo một vòng trên sông. Cầu Trường Tiền về đêm với sáu màu sắc khác nhau, nổi bật trên nền trời. Đêm xuống dần, chúng tôi đành chia tay nhau trong bồi hồi luyến tiếc!

     Rồi những ngày vui cũng phải qua đi, tôi lại tiếp tục cuộc hành trình vào Đà Nẵng, Hội An, Phan Rang và Nha Trang. Lý lại tiễn đưa tôi, xe chạy xa dần, nhìn lại thấy Lý lủi thủi trở về một mình, mắt tôi hai giọt lệ ứa trào!

      Cho tôi được cám ơn một lần nữa về những ân tình mà các bạn đã dành cho tôi. Cám ơn Thuận, em tài xế hết lòng và vẫn yêu thương tôi như tự bao giờ. Tôi ra đi em buồn nhiều và cảm thấy trống vắng, còn tôi cũng nhớ em không kém khi phải từ giã Huế thân yêu!

     Tôi về Nha Trang thăm Như Nguyện - Một người bạn đầy ân tình của xứ Huế ngày xưa. Những ngày bên Nguyện, tôi đã tìm lại được những yêu thương chăm sóc như ngày nào, những giây phút được ở gần nhau thật quí giá vô cùng. Bên tiếng sóng lao xao, chúng tôi ngồi bên nhau ôn lại bao nhiêu chuyện cũ, lắm lúc cứ ngỡ ngàng không tin rằng có một ngày chúng tôi lại tay trong tay, chia cho nhau hơi ấm của tình bạn.

     Rồi tôi lại lên đường. Nguyện đã khóc khi chia tay, còn tôi cũng ngậm ngùi, biết đến bao giờ mới gặp lại được nhau đây?

    Thì ra năm tháng dù qua đi, nhưng vẫn có những khoảnh khắc tuyệt vời ở lại!

    Năm tháng qua mau và những gì nửa cuộc đời đã phai màu, ngoảnh lại thấy dòng sông nhân thế sao như khói như sương. Tuy vậy, dù đã đi bên nhau bằng những bước chân suông, không có mây trắng, không có lá thu vàng, nhưng vẫn thương nhớ nhau vô cùng. Chúng tôi không tìm lại được thời gian đã mất, nhưng đi qua từng góc kỷ niệm, chúng tôi đã tìm lại được tuổi trẻ của mình!

     Tôi rời Sài Gòn với nỗi nhớ Huế. Nhớ dòng sông êm ả và người dân hiền lành. Nhớ  "Những người muôn năm cũ".

     Huế thuở nào vẫn là Huế mộng mơ trong sáng. Huế tuổi thơ và Huế tuổi không còn trẻ vẫn là Huế của tình cảm keo sơn. Trong cuộc phế hưng Huế vẫn sống còn vì Huế có niềm tin yêu và Huế dạt dào tình cảm của con người.

     Là con của Huế, trong sóng gió cuộc đời của mấy mươi năm qua, biết bao lần tưởng đã ngã gục nhưng chúng tôi đã cố gượng dậy đứng lên và để hôm nay về lại nơi này. Tuy cảnh cũ đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn có nơi để chúng tôi sáng chiều ngồi bên dòng sông hoài niệm của quê nhà, để hằng ngày nối lại tình cảm dạt dào của những người thân đã sống, đang sống và mãi mãi sống với Huế!

     Các bạn ơi!

     Bây giờ là mùa đông, giã từ những ngày nắng ấm xa xưa để sống lại nơi âm u, lạnh lẽo này, nỗi buồn càng dâng cao. Nỗi chia xa nào cũng để lại những dư âm buồn, đành bỏ lại những gì mà tôi lưu luyến, yêu thương. Tôi chỉ biết gởi đến các bạn lòng nhớ thương sâu xa của mình và mong có một ngày được gặp lại nhau để nối lại những trận cười, những yêu thương chân thành và để thấy cuộc đời còn ấm áp dễ thương.

     Nhưng Huế đã xa rồi từ ngày ấy...!!!

 

         Viết để nhớ lại chuyến về thăm Huế xa xưa…!

 

                                                            Mùa đông München

                                                            ( Tháng 1- 2016)

                                                            Nguyên Hạnh HTD

 

 

  

 

 

 

 

 

 

   

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 5604)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6964)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3299)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6106)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14550)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13762)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17260)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11039)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4184)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
21/09/2012(Xem: 12258)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]