Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên Cội Mai Già

20/01/201107:35(Xem: 3640)
Bên Cội Mai Già
hoa mai 2
Tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng chim hót líu lo líu rít bên ngoài: - “Ôi! Tiếng chim hót ở đâu, sao giống miền quê mình đến thế...” Vươn vai đứng dậy, tôi nói trong tiếng ngáp dài rồi chợt im bặt lại khi kịp nhớ ra... đây chẳng phải là những nơi mà mình từng đến từng đi trong suốt mấy chục năm qua.

Phải rồi. Tôi đang trở lại với ngôi chùa của mình. Ngôi chùa của ngày xưa. Trở lại khi tất cả cảnh vật và thời gian đã quá nhiều thay đổi. Ngôi chùa sau mấy lần tu sửa, bây giờ là một ngôi bảo điện với những nét hoa văn kiến trúc thời hiện đại. Tuy vị Sư huynh đáng kính cố gắng bảo tồn vài di tích cũ mà cũng không thể làm gì hơn được. Người nói với vẻ nuối tiếc trong ngày đầu tiên tôi trở về:

- Sư huynh muốn giữ lại mấy cây cột kèo nơi chánh điện, nhưng mối mọt đã đục khoét gần hết. Mấy cây cột Thầy và mấy huynh đệ đã vào rừng đốn về. Kỷ niệm của một thời. Cũng là tâm huyết của Thầy mình ngày ấy...

- Thôi Sư huynh ạ! - Tôi buột miệng ngắt lời - Những cột gỗ non đó làm sao có thể chống chọi mãi với thời gian. Con người còn không thể giữ được nữa là...

Sân chùa còn lại cội mai già được vun đắp thêm bởi lớp đất đen xốp và bao bọc bằng những viên gạch thẻ để giữ gốc. Cây mai này Sư phụ mang về trồng từ hồi con đường đến chùa còn là lối mòn quanh co đi qua các xóm nhà lá thưa thớt. Trải bao phong sương tuế nguyệt, gốc mai như được tiếp sức thêm từ hơi ấm và khí lạnh của lòng đất nên càng to gốc lớn cành. Đây là di vật của Thầy mà Sư huynh còn giữ. Sư huynh đã giữ được nhiều thứ. Bởi chỉ có người là còn ở lại nơi này, là chứng nhân duy nhất cho bao lớp người đi qua và một thế hệ người đang còn hiện hữu...

Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa. Đâu đó còn đọng lại chút hình ảnh thân quen ngày nào. Cảnh vật và con người mặc nhiên tươi tắn như nắng sớm buổi ban mai còn ướt đẫm sương trời. Rồi mai này nắng sẽ lên cao, cỏ cây rồi sẽ lớn. Mưa nguồn và cát gió sẽ vun mầm cho những thân cây non vươn lên hấp thụ tinh khí mặt trời mà xanh mầm trổ quả. Nhưng đã có lúc, gió bão nơi vùng quê hương đã đẩy mỗi người con Phật đi về một phương trời. Nơi bến bờ xa thẳm, lòng người ra đi vẫn còn lưu giữ chút hồn quê đọng lại bên mái hiên chùa.

Một cảnh chùa nghèo yên tĩnh nơi vùng đất còn hoang hóa. Ngày ngày mấy Thầy trò vào rừng chặt tre nứa cắt cỏ tranh. Sau đó lại ỳ ạch đèo về bằng xe thồ để làm cột chùa cất mái lá. Chùa mới thành lập mà chúng điệu cũng ngót nghét gần hai chục. Mấy Sư huynh lớn có thể phụ giúp Sư phụ làm vườn trồng lúa trồng khoai, lo tất mọi việc trùng tu xây dựng. Tôi và cả chục chú đồng trang lứa, tuổi đời mới lên tám lên mười, ăn chưa no lo chưa tới, thì được Thầy cho đi học văn hóa trường làng. Trường ở ngoài xóm chợ, hằng ngày phải lội bộ gần nửa giờ mới tới. Có hôm trời mưa lớn, đường đi ngập lụt. Sư phụ bảo Sư huynh chở đến lớp. Chiếc xe đạp sườn ngang, gắn yên xe thồ phía sau để tiện việc chuyên chở bắp đậu ra chợ đổi gạo. Sư huynh đặt tôi ngồi ở sườn trước, phía sau đèo thêm hai chú nhỏ nữa. Xe chạy phăng phăng qua mấy vũng nước lầy lõm. Sình đất văng đầy, hai chú ngồi sau lãnh đủ. Gặp mấy đoạn cua gấp, hay phải tránh các chướng ngại vật, Sư huynh bèn đưa thẳng chân phải lên ngay bánh trước để thắng lại. Loại xe này thường không gắn thắng và cũng chẳng có chắn bùn. Thế là kẻ ngồi trước mặc sức hứng lấy những tia nước đục ngầu bắn lên tung tóe. Phải như ngày ấy người ta tổ chức giải đua xe đạp đường lầy, chắc thế nào Sư huynh tôi cũng giật được thứ hạng cao nhất. Chỉ tội cho chúng nhỏ đi học mà mặt mày lúc nào cũng lem luốc, áo quần thì bê bết lấm bùn, nom chẳng ra dáng một học sinh tí nào.

- Ngày ấy chúng mình hành điệu thật kham khổ vất vả, nhưng cũng có nhiều kỷ niệm vui, Sư huynh hỉ? - Ừ! Thiếu thốn mọi thứ. Ăn thì chỉ nước tương với rau hái ngoài vườn, mà cơm chẳng no lòng, nói chi đến quà vặt trái cây. Mặc thì chỉ được vài bộ vải thô sơ, lại chẳng mấy lúc được lành lặn sạch sẽ. Vậy mà cảnh thiền môn vẫn tràn đầy tiếng cười nói ý vị. Mọi người vẫn hồn nhiên vui, hồn nhiên sống một đời an bần lạc đạo. Nếp sống thanh bạch chẳng khác gì cây cỏ giữa rừng xanh, chỉ nhờ hấp thụ tinh khí của đất trời mà sanh sôi nảy nở.

- Sư huynh nói chuyện văn vẻ và có ý vị ghê. Ngày xưa Thầy nhìn người quả không lầm mà. Biết ngày sau huynh sẽ kế thừa tông phong, làm rạng danh Đạo pháp nơi quê nhà.

Sư huynh cười sau cái lắc đầu nhẹ nhàng tế nhị. Vẫn nụ cười hiền khô như ngày nào. Nụ cười hàm chứa bao vẻ thân tình dễ dãi. Người huynh trưởng luôn là niềm kỳ vọng tin tưởng của Sư phụ, lại luôn sống cần kiệm hài hòa và hết lòng thương yêu huynh đệ. Mà những sư đệ của người thì phần nhiều tâm hồn còn trẻ con nên ưa thích chuyện vui đùa nghịch ngợm, do đó mà không ít lần gây phiền lụy đến người anh cả. Những “sự cố” về thời hành điệu thì nhiều vô kể, nhưng tôi vẫn nhớ sự kiện trốn Thầy đi xem hát vào một đêm trăng Rằm. Hôm ấy có gánh cải lương về đình. Chúng tôi thích đi xem, nhưng sợ Sư phụ nghiêm khắc không dám xin. Đến tối sau giờ tụng kinh, Sư huynh bảo: - “Mấy chú cứ giăng mùng, bỏ đồ đạc tập vở vào đó rồi đắp chăn lên, giả như đang nằm ngủ. Huynh sẽ mở cửa cho đi và canh chờ lúc mấy chú về”. Quả là cao kiến. Hôm ấy đèn nhà Tổ vẫn để sáng. Như thường lệ, Sư phụ đinh ninh Sư huynh ngồi học bài với huynh đệ nên không xuống tuần tra. Mọi việc diễn ra thuận lợi. Nào ngờ sáng hôm sau, Thầy gọi tất cả lên tra hỏi ai bày ra cớ sự trốn đi xem hát hồi đêm. Sư huynh đứng ra chịu hết trách nhiệm và xin Thầy tha cho mấy sư đệ... Lại có lần tôi và điệu Tri chơi giỡn làm bể chậu hoa sứ. Chúng tôi sợ hãi chưa biết làm thế nào, thì thấy Sư huynh đã mặc áo tràng bước vào hậu liêu xin nhận tội với Sư phụ... do mình tưới cây sơ ý làm rớt chậu hoa mà người rất yêu quý...

- Đệ nhớ nhiều chuyện thật. Huynh thì chỉ nghĩ làm sao huynh đệ mình có được một ngày hội tụ. Mọi người có những giây phút tâm tình cùng ôn cố tri tân. Nhắc lại chuyện xưa để nhớ tưởng bao ân đức các bậc Tôn sư khai sáng và cũng là nhắc nhở sách tấn cho đàn hậu học...

Mấy ngày trở về, huynh đệ cứ luôn miệng nói đến cây mai già - kỷ vật của Sư phụ và cũng vì mùa xuân sắp về rồi. Cây mai có tuổi thọ đã hơn ba mươi năm rồi chứ ít gì. Mỗi năm gốc càng to thì nhánh táng càng vươn rộng, hoa nở càng nhiều. Tôi chưa từng thấy và cũng không ngờ chùa quê mình còn có cây mai đẹp như vậy. Hồi đó, cứ mỗi lần lặt lá mai tôi lại hỏi Thầy: - Sao mùa đông mà cây mai không tự rụng lá như mấy cây khác để mình phải mất công lặt... mất công chờ đúng ngày nó mới chịu ra hoa.

Sư phụ cười rồi phân tích theo lập luận của mình: - Đó là đặc tính của giống mai đấy. Vì nó là cây sống nơi vùng nhiệt đới, không từng nếm trải cái rét buốt của mùa đông, nên quanh năm lá cứ xanh, bất chấp thời tiết nắng mưa thay đổi. Hoa chỉ nở trong mấy ngày xuân, khi lá đã được lặt sạch chỉ đủ cho con người thưởng thức trong lúc nhàn hạ vui xuân này. Sau đó những mầm lá non nhú lên, thân mai lại có một cuộc sống mới. Mỗi năm người ta có thể chiết cành lá đem đi khắp nơi. Nhưng cội mai già vẫn sống, vẫn vươn cành trổ nhánh, chờ đợi một lần trổ hoa khác, một mùa xuân khác trở về.

Khi xa hẳn mái chùa tôi mới có dịp nghiền ngẫm lại những lời Thầy dạy về sự sống của cây mai. Ôi ! Lòng Thầy và mảnh đất một thời sỏi đá đã dưỡng nuôi biết bao mầm xanh thơ dại. Thời gian dài giúp cho cội rễ càng đâm sâu vào lòng đất, thì nhành lá cũng mặc sức vươn cao. Khi chu kỳ đến... cây mai lại lan tỏa chút hồn khí trinh nguyên để cho trời đất kịp bước sang mùa đơm hoa thay lá.

- Huynh đệ mình ngồi đây thưởng thức chén trà sớm đi.

Chú tiểu bưng ra bộ tách trà và bình nước nóng đặt trên chiếc bàn đá, bên gốc mai già. Tôi ngồi xuống đối diện, lặng lẽ nhìn Sư huynh châm trà ra tách. Từng cụm khói bay lên, lan nhẹ vào không gian chút xuân tình ý vị...

- Hằng năm Tết đến, Sư huynh có thể cắt và tỉa ra mấy chục nhánh mai. Đem cắm trên chùa, nhà Tổ, phòng khách và cho khắp cả xóm. Cành lá cứ vẫn sum suê như vậy đấy. Hồi mới làm chùa lại thì gốc mai chưa lớn lắm mà đã có người tới hỏi mua. Nhưng huynh nhất định không bán. Dưới cội mai này, để huynh đệ về thăm có chỗ ngồi lại uống trà đàm đạo. Nhành lá có thể cho, còn gốc thì không thể bứng. Đó là lời Sư phụ từng dạy. Gốc rễ còn thì còn tất cả. Người tu sĩ mình đi hành hóa muôn phương, nhưng không thể quên nguồn cội tâm linh... với nơi mình đã từng gieo lên những hạt mầm niềm tin và trí huệ ban đầu...

Một cuộc hành trình mới đi hết hơn nửa đoạn đường, một chén trà sớm còn chưa vơi cạn đáy; rồi đây cũng sẽ vụt qua nhanh như mọi vết mờ quá khứ. Những gì còn đọng lại không gì hơn là tình sư môn nghĩa đạo mầu... trải qua năm tháng vẫn ấm áp như ánh xuân hồng bên cội mai vàng tươi sắc thắm.

Lam Khê
(Hoằng Pháp)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7902)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4378)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4852)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6292)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7764)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5320)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5383)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4464)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 8990)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 10332)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]