Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không vào hang hùm sao bắt được cọp con

02/12/201008:36(Xem: 5597)
Không vào hang hùm sao bắt được cọp con
canhdep_1b
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
Ban Siêu người đất Bình Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.
Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-76), Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vật và vô vị đã khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đã nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt phì phạch chiếc quạt nan, Siêu nhìn lại dĩ vãng mà đau lòng, rồi trông vào hiện tại mà lo lắng cho tương lai của mình và cả gia đình. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo dòng đời một cách tầm thường, vô vị.
Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho mình một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí bình sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.
Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mã.
Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.
Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đãi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với mình nên sinh nghi. Tìm cách hỏi dò lính hầu thì mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội tìm cách đối phó.
Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đã ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:
-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quý. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đã đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đã cố ý gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay lòng đổi ý lãnh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, thì anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?
Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:
-Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài.
Siêu bảo:
-Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ý hẳn phải toàn thắng.
Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.
Quân Hung Nô ngon giấc.
Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.
Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.
Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, hò hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. Còn hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.
Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đòi vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hãi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.
Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mã, ban cho 200 tấm vải.
Sau Ban Siêu còn lập nhiều chiến công vĩ đại nữa là đánh bại nước Quy Tư, uy danh lẫy lừng. Suốt cõi Tây Vực, 50 nước rải rác khắp bắc đạo cũng như nam đạo đều phải dâng biểu triều cống nhà Hán, Siêu được vua Hán trọng đãi phong chức Đinh Viễn Hầu.
Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đã 71 tuổi.
Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:

Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Và:

Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
"Hang beo" hay "hang cọp" (hổ huyệt) cùng đồng nghĩa để chỉ chỗ nguy hiểm. "Xếp bút nghiên", "Hang beo" đều do điển tích trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2011(Xem: 2266)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa đã làm cho nó mất ăn mất ngủ suốt một tuần qua. Tìm ra được là một chuyện, còn giải được hay không là chuyện khác, phải tùy thuộc vào… ông nội. Thằng Thạch quyết định về quê
15/01/2011(Xem: 2608)
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
15/01/2011(Xem: 2124)
Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang trước nhà, đôi mắt nó long lanh ngấn lệ. Nó đâu có muốn khóc, vì nó căm ghét nước mắt lắm. Nó đâu có ưa gì chuyện khóc lóc, vì nó cho đó là yếu hèn, và khóc lóc kể lể là đặc tính chỉ nên dành cho phụ nữ. Mình là con trai thì nhất quyết không được khóc
14/01/2011(Xem: 2502)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
13/01/2011(Xem: 18994)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 9270)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 6795)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 4333)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 2574)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 6361)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567