Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nam Tuyền chém mèo

28/11/201204:18(Xem: 7007)
Nam Tuyền chém mèo

nam tuyen chem meo
VÔ MÔN QUAN  -  
無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai 
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin 
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 



Tắc số 14: Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1].

南泉斬猫

Bản tắc:

Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói:  

-Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi.

Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo.

Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng.

Nam Tuyền thấy thế mới bảo:

-Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Này, nói thử xem! Triệu Châu nghĩ gì mà tháo giày cỏ đội lên đầu như vậy nhỉ? Nếu thốt ra được một lời chính đáng để chuyển mê khai ngộ tại chỗ, có lẽ mới biết hành động (tàn nhẫn) của Nam Tuyền chẳng phải hoàn toàn vô ích. Ví bằng không làm được như thế thì ông sẽ nguy lắm.

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Triệu Châu nhược tại,
Đảo hành
[3] thử lệnh.
Đoạt khước đao tử,
Nam Tuyền khất mệnh.

趙 州     
倒 行     
奪 卻    
南 泉   

(Nếu Châu có đó,
Làm ngược lệnh thầy. 
Cướp mũi đao lại,
Mạng Tuyền sao đây?)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Tắc này ý nói các thầy trong Nam Tuyền tăng đường tranh cãi với nhau xem con mèo có Phật tính hay không cho nên hòa thượng Nam Tuyền Phổ Nguyện nhân đó dùng con mèo như một dụng cụ giáo khoa tốt để đặt vấn đề. Cụ muốn bảo: “Nếu các ngươi nói được câu nào chân thực để làm sáng tỏ ý nghĩa của thiền thì các ngươi sẽ cứu được sinh mạng con mèo này!”

Nhìn vào công án mà chỉ thấy việc Nam Tuyền chém mèo là phạm giới sát sinh thì chưa hiểu gì về truyện thiền. Truyện không dính dáng gì tới con mèo cả. Nhớ nhé, thiền là “tức kim, thử xứ, tự kỷ, kỷ sự cứu minh” (bây giờ, ở đây, chính mình, xét rõ việc mình) kia đấy!

Rốt cuộc, Nam Tuyền bèn chém mèo” có nghĩa là chỉ cần một nhát dao của Nam Tuyền mà người tu thiền ngồi trên bồ đoàn giết phứt được cái tự ngã nhỏ nhoi của mình. Thiền sư Hakuin có nói: “Này các bạn trẻ! Nếu sợ chết thì chết ngay bây giờ đi. Đã chết một lần rồi, sau sẽ khỏi chết nữa!”. Thật vậy, sau một cái chết lớn (đại tử nhất ban) trên tấm bồ đoàn, ta sẽ phủ định trọn vẹn hai đầu quãng đời từ tiếng khóc oe oe đến hơi thở cuối cùng. Thế rồi ta sẽ thấy được từ trong cội nguồn của thế giới, hiện ra một sinh mệnh mới mà ta không chờ đợi tới. Đó là “thể nghiệm giác ngộ” của thiền.

Jesus Christ từng nói: “Kẻ nào không sinh lại thì không có thể vào nước của Đức Chúa Trời”. Chết và phục sinh là một bí mật của sinh hoạt tôn giáo bất luận đông tây cổ kim. Thánh Phao-Lồ (Paolo) cũng dạy: “Hãy vác thập tự giá của mình theo Chúa và cùng chúa phục sinh” hay “Không còn sống với cái ta nữa mà phải sống với Đấng Christ trong ta”. “Cái sống sau cái chết, đó là đường lối của Thiền” nhưng cũng là sinh mệnh chân thực của mọi tôn giáo.

Lúc nghe thầy mình kể lại câu chuyện, Triệu Châu gỡ đôi dép dưới chân, đội trên đầu đi ra ngoài. Việc làm này không có ý nghĩa gì đặc biệt, hoàn toàn “vô tâm diệu dụng”. Hoặc chỉ là cách thức để chứng minh rằng một người đã thấy cái tự ngã chân thực thì cho dù muốn chém cũng không chém được, vì đã chết một lần rồi nên không còn có thể chết thêm. Cách bộc lộ ra bên ngoài của Triệu Châu ở đây, có lẽ phải gọi là thiền theo lối dã hồ.

Tóm lại, trên bồ đoàn, phải một lần triệt để làm cho tự ngã chết đi. Lúc ấy, không ngờ, ta sẽ sống lại cùng với tự kỷ vô tướng, hợp nhất với vũ trụ (vũ trụ nhất bôi). Đó là kinh nghiệm kiến tính (nhìn thấu suốt bản tính của mình). Tôi có làm một bài kệ đầu cơ với nội dung như sau: “Như một cái thùng gỗ giữ gìn hai mươi mấy năm, một sáng thủng đáy không giữ được nước nữa. Thế nhưng không ngờ lại thấy xuất hiện một cái “đáy không đáy” (để vô để) và từ nơi đó, nguồn nước pháp tự nhiên (pháp di) bắn vọt lên” Đưa cho thầy Suzuki Daisetsu tôi xem thì người nói: “ Nước trào lên, nếu không biết giữ thì sẽ khô cạn chẳng còn gì. Cái khó nằm ở chỗ đó!”.


 


[1] Thoại này có chép trong Triệu Châu Lục quyển thượng và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 8. Thoại này nổi tiếng vì đã dạy về việc “Nam Tuyền nhấn mạnh rằng người ta có thể tự để cho mình rơi vào súc sinh đạo khi làm một hành động để biểu hiện Phật đạo” (dị loại trung hành)”

[2] Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-834), thiền tăng đời Đường, nhận pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất (709-788). Cùng với Bách Trượng Hoài Hải và Tây Đường Trí Tạng, ông là một trong 3 học trò giỏi của Mã Tổ. Thầy của Triệu Châu. Tiểu sử thấy chép trong Tổ Đường Lục quyển 14 và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 6.

[3] Hay “đảo hành nghịch thí” nghĩa bóng là đáp đúng bằng cách khác.

Nam Tuyền chém mèo hay là “Nam Tuyền trảm miêu” là một công án Thiền rất nổi tiếng được ghi lại trong các thiền thư nổi tiếng như Bích Nham lụcVô Môn quan.. và ngay cả trong kiệt tác tiểu thuyết Kim Các tự của Mishima Yukio.

Được biết, Công án là một pháp môn của Thiền tông để tu tập nhằm kiến tánh giác ngộ. Mục đích chính là làm ngưng lại dòng tâm ý thức (thường lưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thuỷ. Chư Tổ Sư dùng cơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua bức màn vô minh từ thời vô thủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ, như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp chất.

Bản thể chân tâm của chúng ta vốn thanh tịnh, nhưng vì môt niệm bất giác, tức nhất niệm vô minh sinh khởi, nên sinh ra ý thức phân biệt, gây thành có ta, có cái không phải ta, sinh ra đối đãi, từ đó dòng tâm ý thức tham sân si dấy lên, ngày càng dầy đặc, càng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi tạo nghiệp trả quả, vay trả không ngừng. Nay muốn trở về cội nguồn thì phải dừng được dòng tâm ý thức. Nghĩa là dừng lại những tạo tác của ý thức thường nghiệm, luồng tư tưởng, những ý niệm và nhận thức.

Thoạt kỳ thủy, chưa có công án, mà chỉ là cơ xảo của chư Tổ, tùy theo theo căn cơ của người đối diện mà tháo gỡ vướng mắc đã khiến họ kẹt cứng, không hội nhập lại bản thể được, thí dụ như Lục Tổ hỏi thượng tọa Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?” Khi nghe câu đó, thượng tọa Minh ngơ ngác, trong một sát na dòng tâm ý thức bị khựng lại, bản thể hiển lộ lập tức. Những thí dụ như trong một ngàn bảy trăm công án đều là những câu vấn đáp của chư Tổ, chính là để đương cơ "khựng ngay dòng ý thức lại". Mỗi vị đều có những câu khác nhau, tùy theo căn cơ của môn đệ mà trao cho một công án. Người sau thấy những câu hỏi đáp đó đã giúp khai ngộ cho đệ tử, rồi đề ra cho người tới xin tu, cho họ một câu, gọi là "một tắc công án", để họ ngày đêm chú tâm vào việc tham cứu công án ấy, bất luận là đang làm việc gì, tâm cũng không rời khỏi công án, như bóng với hình, tạo thành một mối nghi tình. Công án được xem như dụng cụ để giúp người tu thiền ngưng đọng tâm tư, tạo được khối nghi, chờ một ngày kia có trợ duyên, khối nghi bùng vỡ, là Ngộ.

Như vậy, có thể nói công án Thiền không phải là đối tượng của mọi nhận thức bàn luận về ý nghĩa của chúng, tức là không thể hiểu hay giãi bày bằng suy tư, bằng ngôn ngữ văn tự theo lối thông thường trong thế giới tương đối nhị nguyên. Thầy dạy thiền của chúng tôi là Cố Hoà thượng Thích Duy Lực đã khẳng định rằng: “giải thích công án thì lọt vào ý thức nhị nguyên phân biệt, nên không bao giờ ngộ. Mục đích của Tổ Sư thiền (mà công án là một pháp tu) là muốn chấm dứt ý thức phân biệt, nên sát na lìa ý thức liền kiến tánh. Còn bây giờ không lìa ý thức, mà lại dùng ý thức để giải thích phân biệt để tìm hiểu đáp án. Cho nên, giải công án là sai lầm và nghịch với Tổ Sư thiền, vì vậy chư Tổ nói là phỉ báng Tổ, cũng là phỉ báng pháp”.

Để đạo hữu hiểu thêm, chúng tôi trích một bài viết trong “Bước Vào Thiền Cảnh”, Tác Giả-Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998 (http://www.thuvienhoasen.org/buocvaothiencanh2-08.htm)

“Mẫu chuyện dưới đây là một công án nổi tiếng của Thiền. Cái gọi là công án, cũng có thể gọi là trắc nghiệm vấn đề. Tốt nhất xin quý vị độc giả hãy trắc nghiệm ở đây rồi tự nêu ra một đáp án mà quý vị cho rằng tiêu chuẩn nhất. 

Một hôm, có một số thiền sinh đã chỉ vì chuyện của một con mèo mà tranh cãi không ngừng, lúc bấy giờ Nam Tuyền thiền sư thấy thế, nắm cổ con mèo giơ lên cao và bảo: 

“Này chư vị, trong số chư vị nếu có ai vì mèo mà có thể nói được một lời thì tôi sẽ không giết con mèo này, nếu không, tôi lập tức chém nó ngay. Hãy thử nói một câu!” 

Lúc ấy, đám đông lặng thinh. 

Thế là Nam Tuyền lập tức giết chết con mèo. 

Đến đêm, một đệ tử của Mã Tổ là Triệu Châu (Tùng Phẩm) từ ngoài về, Nam Tuyền thiền sư đem câu chuyện xảy ra ban ngày thuật lại cho ông. Triệu Châu nghe xong, đã không một lời nào đáp lại, cởi đôi giầy rơm đội lên đầu rồi bước ra khỏi phòng 

Nam Tuyền thiền sư thấy vậy bèn nói: “Lúc ấy nếu ngài có mặt, con mèo đã không bị giết...” Vấn đề ở chỗ, Triệu Châu tháo giầy rơm đội lên đầu có ý gì? Quý vị độc giả, quý vị có thể cứu sống con mèo này không?

Đề mục nêu trên, nếu mách với quý vị: 

“Xin lỗi! tôi cũng không trả lời nổi” thì sẽ không khỏi bị độc giả mắng cho một trận! May mà vấn đề này có sẵn trong điển tích Thiền Tông “Vô Môn Quan”, vì thế tôi mới có thể mạnh dạn thú nhận là tôi không có giải đáp. Xin độc giả tự căn cứ vào trí tuệ của mình mà tìm đáp án. 

Nếu trong số quý vị có người muốn khống cáo Nam Tuyền hòa thượng là ngược đãi động vật, tôi khuyên độc giả ấy hãy giữ im lặng thì tốt hơn. Bởi vì bản ý của Nam Tuyền là muốn cứu con mèo, thật sự, để cho con mèo bị giết chính là những người đã đặt Nam Tuyền hòa thượng vào tình thế khó xử!”

Hy vọng những lời chia xẻ nêu trên của chúng tôi giúp đạo hữu hiểu thêm về lý do không thể giải thích Thiền Công án. Nếu đạo hữu muốn biết thêm về Thiền Công án nói riêng và Thiền Tổ Sư nói chung, đạo hữu có thể truy cập thư mục Tổ Sư Thiền trong Thư Viện Hoa Sen.

Chúc đạo hữu thân tâm thường an lạc

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2019(Xem: 5400)
Cụ Rùa 100 tuổi ăn chay và nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, Việt Nam Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật. Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.
08/06/2019(Xem: 5563)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9836)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4234)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4418)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5196)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3937)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4350)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6258)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 8000)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]