Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
Trời ạ, thằng học trò quỷ sứ lại dám gọi thầy giáo chủ nhiệm của mình bằng "lão thầy" thì... hết nước nói. Nhưng chuyện gì vậy chớ? Tôi chống nạnh, hỏi gằn: “Sao ổng đánh” “Tự nhiên à!” “Tự nhiên?” Tôi nổi cáu “Phải có nguyên nhân chớ. Vô lý!” Út Huy im thin thít. Nó lãng tránh đôi mắt đang trợn trừng long lên song sọc của tôi. Tôi nạt: “Mày quậy trong giờ học phải không? Hay đánh lộn với bạn, hay không thuộc bài? Nói thật đi, nói!” Út Huy ấp úng: “Em... em... không thuộc bài! Bài tập ở nhà cũng... quên làm!” “Ờ, phải rồi. Bài không lo học, bài tập thì quên làm. Thời giờ mày dùng để làm gì hả? Chắc là chưa gì đã lo lên kế hoạch ăn Tết rồi phải không?” “Em... em...” “Mắc coi phim Thiên Long Bát Bộ, hay Tân Bao Thanh Thiên?” “Đâu có! Em chơi... chơi...” “Chơi Gêm On-lai chớ gì?” Đâu có, em chơi tem sưu tập mà!”. “Hứ... Tem, tem, tem… Lúc nào cũng mày mò máy mó sờ sẫm săm soi mấy con tem động vật. Ai cấm mày chơi tem đâu, nhưng chơi phải có giờ có giấc, vừa chơi vừa học thì mới là chơi bổ ích lành mạnh. Thầy đánh cũng vừa rồi, méc với tao làm chi, tao đánh thêm cho no luôn. Bộ mày muốn tao ra tay báo thù hả?” “Chớ sao, phải báo thù cho em, anh Ba ơi!” Tôi há hốc mồm nhìn nó. Trời ạ, lại Trời ạ, nhìn cái bản mặt nó thì tôi biết ngay là nó không nói đùa nói chơi, nó nói thật tâm thật lòng kia kìa. Tôi nổi khùng: “Tao như vậy mà đi đánh thầy báo thù cho mày hả?” Út Huy nhìn tôi chăm chăm, nói thản nhiên: “Anh to con, khỏe mạnh, lại có nghề, chắc là hạ gục lão thầy ốm tong ốm teo đó dễ òm mà. Ngán gì, anh Ba?” Tôi nắm lấy vành tai nó, véo một cái, rồi gằn giọng: “Tao cấm mày ăn nói mất dạy nghe chưa! Thầy cô là cha mẹ ở chốn học đường, mày là thứ con cái hư hỏng bê bối, ăn đòn cho chừa thôi!” Thằng nhóc nức nở: “Nhưng... ổng đánh em... đau quá tàn nhẫn quá... hu hu...” Tàn nhẫn? Thằng con nít này mà cũng biết cái chữ ghê rợn vậy ta? Không lẽ vị thầy kia đã cho nó một trận mưa sa bão táp khủng khiếp đến độ làm cho nó phẫn uất như vậy? Tôi hơi chột dạ, xoa đầu thằng em máu mủ của mình, hỏi: “Ổng đánh dzữ lắm hả? Đánh bằng gì?” “Đánh bằng... hu hu… bằng cây thước gỗ... ba cái... muốn tét đít... hu hu...” Tôi xoay người Út Huy lại, kéo quần nó xuống nhìn thử xem tỉ lệ thương tích "đạt" đến cỡ nào. Trên làn da trắng nõn của thằng nhóc hằn lên ba dấu, nói đúng hơn là ba lằn đỏ bầm. Tôi giật thót mình, ruột gan tim phổi như bị ai nắm bóp. Thầy giáo đã quá tay rồi! Không thể chấp nhận được mức độ "sát thương" đến cỡ đó. Thầy giáo không được quyền "xâm phạm" thân thể của học sinh đến tét thịt tóe máu như đang hiện ra trước mắt tôi, cho dù thằng Út Huy có mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Đầu tôi nóng bừng lên. Hai bàn tay theo phản xạ tự nhiên nắm thành hai nắm đấm rung lên khe khẽ. Tôi không còn là tôi nữa trong khoảnh khắc ấy. Hơn lúc nào hết, tôi muốn gặp "lão thầy" kia ngay lập tức. Tôi hỏi với giọng run run chất chứa đầy căm giận: “Giờ này ổng còn ở trường không?" Thằng nhóc lắc đầu, buồn bã: “Ổng về rồi. Bữa nay là buổi học cuối học kỳ I, ngày mai nghỉ Tết rồi anh Ba ơi... Anh Ba để đến chiều, hoặc tối, đi tìm lão thầy để báo thù cho em!” Chiều tối? Chiều tối thì sợ tôi không còn giận nữa. Nguôi giận rồi thì huề cả làng. “Nhà ổng ở đâu biết không?” “Xa lắm. Để chiều em dẫn anh đi!” Chiều? Không được. Hai nắm tay của tôi đang ngứa ngáy. Chúng thèm khác được làm việc. Làm việc ngay tức khắc chứ không thể chần chừ thêm giây phút nào nữa. Tôi đấm vào không khí một hơi đến mười cái "xé gió" kêu vù vù... Và, bỗng nhiên tôi thấy lòng nhẹ tênh, đầu nhẹ hều mát mẻ, hai cánh tay tôi buông thõng xuống như cạn kiệt sức lực. Tôi chợt ngẩn người ra nhìn vào một cõi xa vời vợi. Ở nơi ấy, kỷ niệm xưa thời còn ngồi trên ghế nhà trường đang đủng đỉnh dạo chơi giữa hương đồng cỏ nội mênh mông thật hiền hòa. Kỷ niệm về một cú cốc đầu mà một người thầy đã tặng cho tôi, đang đưa tay vẫy gọi, và chạy đến chạy đến thật nhanh…
Năm học lớp 7, tôi là trưởng lớp, học xuất sắc mọi môn, lại rất ngoan hiền. Giờ Hóa, thầy phụ trách môn nghỉ dạy vì bệnh, thầy Chi đến dạy thay tạm thời gian. Đầu bài giảng mới, thầy Chi hỏi: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân là...là...” Thầy bỏ lững để chờ cả lớp đồng thanh trả lời. Nhưng lớp học im re. Thầy chỉ một bạn ngồi bàn đầu, rồi lặp lại câu hỏi: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân là ...?” Bạn ấy lúng búng: “Thưa thầy... chưa học đến ạ!” “Sao lại chưa? Đã học qua chưa, cả lớp?” thầy bực bội hỏi to. Tiếng lật vở giở sách sột soạt. Không đối đáp. Thầy chỉ vào tôi, hỏi gằn: “Học chưa?” Tôi lúng túng đứng dậy, run rẩy trong khi cố moi trí nhớ đang hỗn độn của mình. Không nhớ nổi. Thật kỳ lạ đến tức tối. Giọng thầy Chi lại vang lên: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân, học chưa?” “Thưa thầy chưa ạ!” tôi đáp đại. Thầy Chi bước lại cầm cuốn vở Hóa của tôi lật xem. Sột soạt, sột soạt … Rồi thầy đưa cuốn vở trước mặt tôi, chỉ vào và hỏi: “Chớ cái gì đây? Cái gì đây?” Tôi hoa mắt lên nhìn vào những chữ viết của chính mình đang nhảy múa trên trang vở. Trong cuộc nhảy múa tập thể tưng bừng của chữ nghĩa ngôn từ ấy, đang có sự hiện diện của Hg, ký hiệu hóa học của thứ thủy tinh chết tiệt kia. Tôi tái mặt, cứng họng. Và, lãnh liền một cú cốc ngay trên đầu tá hỏa tam tinh, tứ mặt trời. Phải, thầy Chi đã cốc tôi trên đầu! Chưa hết, thầy đanh giọng quát lên: “Cả lớp quỳ hết lên ghế. Quỳ cho hết giờ!” Lũ chúng tôi quỳ lên ghế. Có đứa cười khúc khích, có đứa tủm tỉm, dường như lấy làm thích thú với cảnh quỳ tập thể hiếm xảy ra. Tôi thì muốn mếu khóc. Thầy Chi bước lên bục giảng, quét mắt nhìn quanh, hỏi: “Trưởng lớp đâu?” Trời ạ! Tôi muốn chui ngay xuống gầm bàn. Các bạn chỉ tôi. Thầy mỉa mai: “Té ra là ông thần này. Sao nghe nói ông trưởng lớp 7B giỏi ngoan lắm mà?" Tôi cúi gằm mặt xuống. Tai nghe ong ong. Cả khuôn mặt tôi lúc ấy như chảy xệ xuống tới... bụng. Tôi quỳ, và muốn quỳ suốt trăm năm để tự trừng phạt mình cái tội chểnh mảng lơ đễnh trong học tập. Thầy đã cho cả lớp ngồi xuống, kèm theo lời cảnh cáo. Cuối giờ, thầy gọi tôi lại khi cả lớp đã ra khỏi phòng. Nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ, thầy hỏi: “Có đau lắm không?” “Thưa thầy... đau ạ. Nhưng em đáng tội, không oan ức đâu ạ!” Thầy nhoẻn miệng cười: “Phải như em trả lời học rồi mà quên, thì thầy đã không nổi nóng. Em lại đáp rất chắc chắn, quả quyết. Thầy nóng quá, lỡ nặng tay với em, khi xong rồi thầy mới thấy hối hận. Bậy quá, thầy xin lỗi em vậy nhé!” “Thưa thầy”, tôi xúc động muốn khóc “em... em... không sao đâu ạ!”
Từ hôm ấy, đến tận hôm nay, đã hơn ba mươi lăm năm tôi vẫn nhớ rõ mồn một. Trong suốt thời gian dài dằng dặc ấy, nếu có một ai bất chợt hỏi tôi: "Ký hiệu hoá học của thủy ngân là gì?", tôi sẽ "độp" ngay tức khắc: "Hg". Hỏi đột ngột một tỉ lần, tôi sẽ đáp trúng phóc và cực nhanh một tỉ lẻ một lần, không nao núng, không lưỡng lự, và cũng không cần nghĩ ngợi một tích tắc nào. Không phải chỉ nhớ Hg, mà nhớ rất nhiều, gần như là nhớ tất cả những gì cần nhớ đã thu thập được từ học đường. Nhớ, là nhờ cú cốc đầu đáng nhớ ấy. Tôi thở dài, quay nhìn Út Huy. Nó đang trông chờ, hy vọng tràn mắt. Tự dưng cơn giận quỷ quái trong tôi trỗi dậy, tôi hằn học xổ một tăng: “Thầy đánh cho mày khôn ngoan lên. Thương thì mới đánh, ghét thì bỏ thí cho mày tự do lêu lổng. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, hiểu chưa?" Thằng nhóc ngơ ngác sững sờ. Tôi tiếp: “Mày phải cảm ơn thầy. Tao cũng phải cảm ơn thầy đã dạy mày. Mày đừng có xúi dại, tao xém chút nữa đã trở thành thằng mất dạy, vô giáo dục rồi!” Út Huy kinh ngạc. Chắc nó nghĩ rằng tôi bị chạm dây, nên vội bước lùi ra sau, đứng ở góc nhà lấm lét nhìn thằng anh "to con giỏi võ" của nó. Đúng lúc đó, một người bước vào nhà. Tôi đưa mắt nhìn. Lạ hoắc. Ai vậy kìa? “Ổng đó, anh Ba!” thằng nhóc reo lên vừa mừng, vừa sợ. “Ổng”? A... thì ra là người đã ban tặng cho thằng út em tôi ba lằn roi nơi mông. Tôi sững sờ, không biết phải làm gì và nói gì, chỉ trố mắt nhìn khách chăm chăm. Tôi thấy "ổng" đang cầm trên tay một gói quà gói giấy hoa trang nhã, dường như là một cuốn sách gì đó. "Ổng" bước lại trước tôi, nói với giọng buồn hiu nghe muốn não lòng: “Tôi là thầy giáo chủ nhiệm lớp của em Huy. Tôi đến đây để xin lỗi cùng gia đình, xin lỗi em Huy, tôi không kìm được cơn nóng nhất thời, nên đã mạnh tay với em. Giá như em Huy đừng có nhảy né, múa võ... thì chuyện đáng tiếc đã không xảy ra. Tôi ân hận quá. Thành thật xin lỗi cùng phụ huynh!” Giọng thầy đều đều vang lên. Tôi cảm thấy như gió mát trong lành vào tận nhà. Tôi mỉm cười: “Dạ, Không sao đâu thầy ạ!”
Tôi nói thật lòng. Rất thật lòng. Và tôi vừa sực nhớ đến... cú cốc đầu năm nào. Thầy bước lại bên út Huy, giọng nhỏ nhẹ: “Thầy xin lỗl em nhé... Vì ngày mai trường đã nghỉ Tết, thầy trò ta không gặp nhau trong những ngày tới, thầy đến đây trước là xin lỗi em, sau là... tặng em món quà mừng Xuân mới nho nhỏ, mong rằng em không giận thầy, bỏ qua hết chuyện năm cũ này đi nhé?” Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm, mà không nói thêm lời nào. Khi thầy chào từ giã ra về tôi nhào tới chỗ Út Huy ngay. Thằng nhóc lộ vẻ thích thú khi mở lớp giấy hoa xem quà. Trong đó là hai cuốn sách. Một cuốn có tựa đề: "Tam hồn cao thượng" còn mới keng. Cuốn kia là cuốn sách cũ được xuất bản trước năm 1975, tựa đề: “Nghệ thuật chơi tem” của Nguyễn Bảo Tụng. Thằng nhóc lật xem thử bên trong, đã không lộ chút vui mừng, còn nguýt mắt bĩu môi nói: “Tưởng tặng cho cuốn truyện tranh chớ, tặng gì mấy cuốn này!”.
Tôi cốc nhẹ lên đầu nó, nói: “Đồ ngốc. Mấy cuốn sách này đáng giá nghìn vàng đó mày! Mày mới thật là hạnh phúc, thật hạnh phúc khi được một người thầy chủ nhiệm quan tâm sâu sát, nắm bắt được sở thích của học trò mình như vậy. Lo mà làm sách gối đầu giường, đem ra đọc rồi nghiền ngẫm ba ngày Tết đi em!”
T
huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng!
Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.
“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975.
Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi.
Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống
không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.