Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước Mỹ Bao Lần Đi Bao Lần Đến

27/11/201719:56(Xem: 4925)
Nước Mỹ Bao Lần Đi Bao Lần Đến
Nuoc My Bao Lan Den Bao Lan Di_HT Thich Nhu Dien


NƯỚC MỸ

BAO LẦN ĐI & BAO LẦN ĐẾN

Tác giả: 

Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN

 

Chúng Phổ Hiền tại San Jose, California

và quý Đạo Hữu tại Hoa Kỳ bảo trợ xuất bản năm 2017

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

1. Lời nói đầu 

2. Đến Hoa Kỳ vào những năm cuối thập niên 1970

3. Đất nước Hoa Kỳ là một đất nước như thế nào ?

4. Người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên thế giới ngày nay

5. Những ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Hoa Kỳ

6. Cộng đồng Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ

7. Những ngôi chùa hiện đại ngày nay tại Hoa Kỳ

8. Đạo tràng Phổ Hiền tại San Jose 

9. Washington D.C thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

10. Những chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ

11. Lời cuối sách 242

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

 

Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.

Khi tôi sinh ra (1949) tại nơi ruộng đồng của quê hương xứ Quảng Nam nghèo khó, tôi đã chẳng nghĩ rằng lớn lên sẽ đi xuất gia học đạo và cũng chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ đi xuất dương (cách nói của người dân quê thuở bấy giờ - 1964) và cũng không bao giờ nghĩ là mình ở lại Đức cho đến gần cả 40 năm; rồi đi đó đi đây cả 72 quốc gia trên thế giới. Nào là biên sách, chép kinh, dạy đạo, ngoại giao, cúng kính, tu tập v.v… cả hằng tá công việc như thế và cả một cuộc đời nầy từ năm 1949 đến nay (2016) cũng đã hơn 67 năm trên trần thế như vậy, cá nhân tôi chưa bao giờ nghĩ rằng: Nó phải là như vậy và hôm nay nó đã là như vậy thì chỉ biết nói hai chữ „nhân duyên“ hay „duyên sanh“ là dễ hiểu nhất.

 

Lần nầy là lần thứ 67 mà tôi đã đặt bút xuống những trang giấy trắng để viết thành lời văn ở năm 67 tuổi, cũng là một điều kỳ lạ và hy hữu. Bởi lẽ ít có sự trùng hợp như vậy lắm. Có nhiều điều mình muốn thực hiện mà không làm được; trong khi đó có những việc chưa hay không muốn; nhưng nó vẫn tới cận kề, khiến cho chúng ta không thể hạ bút thành lời được.

 

Năm 2015 tôi đã viết về „Nhật Bản trong lòng tôi“. Năm 2016 đã viết và xuất bản sách „Nước Úc trong tâm tôi“. Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là „Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến“. Kể từ năm 1978 đến nay (2016) – trong 38 năm dài như vậy, tôi đã đến Hoa Kỳ 49 lần rồi và mỗi lần như vậy địa phương đi, đến có thể giống nhau; nhưng con người, sự kiện và hoàn cảnh chung quanh lại khác biệt. Nghĩa là không có lần nào giống lần nào cả.

Chữ U.S.A. viết hoa có nghĩa là: United States of America (tiếng Anh); tiếng Đức dịch là: Vereinigte Staaten von America; tiếng Hán viết là Hiệp Chủng Quốc; Hoa (Huê) Kỳ; tiếng Nhật gọi là Beikoku (Mễ Quốc); tiếng Việt gọi là: nước Mỹ, nước Hoa Kỳ. Chỉ một quốc gia mà nhiều dân tộc khác khi nhìn vào, gọi tên nước ấy giống như điều mình thấy và mình nhận định. Ví dụ như người Nhật nói về người Mỹ thì gọi là Beikokujin; có nghĩa là người Mễ (có liên quan đến gạo lúa); còn người Việt Nam gọi là người Mỹ. Mỹ đây có nghĩa là đẹp, thuần hậu. Trong khi đó chữ Hán viết là Hoa Kỳ. Có nghĩa là „Cờ có nhiều hoa“. Tại sao không gọi là: Cờ có nhiều sao, mà gọi là cờ có nhiều hoa? Trong khi đó người Mỹ thích gọi họ là người U.S.A. (Hiệp Chủng Quốc) hơn. Vì lẽ ở quốc gia nầy có nhiều sắc dân đến đây cư ngụ, học hành, buôn bán, làm ăn v.v… hầu như không thiếu một dân tộc nào mà không có mặt trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Có nhiều người hỏi tôi rằng: „Tại sao Thầy đến Mỹ nhiều lần như vậy mà không lập chùa ở đây hay ở luôn lại đây để hành đạo? Tôi trả lời rằng: Nước Mỹ chỉ để dành cơ hội cho những người nào thật giỏi hay những người thật dở ở; còn tôi không thuộc hai diện nầy, nên chọn Âu Châu làm quê hương thứ hai của mình.

 

Nếu ai ở lâu tại Mỹ sẽ dễ dàng chấp nhận câu trả lời của tôi. Đầu tiên xứ Mỹ là một xứ cơ hội để làm giàu, để học tập, để phát huy tài năng riêng biệt của mình. Người nào có bản lĩnh và có trí óc thông minh trên bình thường thì nên sang Mỹ để tìm cho mình có một tương lai xán lạn, mà quyết rằng trên thế giới nầy không có nơi nào xứng đáng như nước Mỹ cả. Hoặc là dở thậm tệ để khi hỏi đến bất cứ vấn đề gì, đều trả lời rằng: „I don't know“ thì sẽ xong hết mọi việc. Nếu những người thuộc diện trung bình mà chọn Mỹ làm quê hương thì suốt đời chỉ đóng thuế và trả tiền lời ngân hàng. Nhìn lên không bằng ai và nhìn xuống, tuy có hạnh phúc đó; nhưng hạnh phúc nầy cũng sẽ dễ rời khỏi tầm tay khi nợ ngân hàng không trả nổi, thì nhà bị xiết, xe bị câu, gia đình bị ly tán.

 

Trong khi đó những xã hội Âu Châu không phải như vậy. Về Y Tế hầu như các nước Âu Châu đều bảo vệ cho người dân của mình theo luật định về sức khỏe và bất cứ người nào trên lục địa nầy cũng đều không gặp khó khăn khi bệnh tật hay già yếu lúc cần người chăm sóc. Ở Mỹ đây là vấn đề to lớn của những chính đảng đang cầm quyền và ngay cả những cá nhân đang sinh sống tại đó nữa.

 

Nền giáo dục tại Mỹ rất phong phú, chất lượng; nhưng cũng phải nói ngay rằng: Tốn quá nhiều tiền; trong khi đó tại Âu Châu nầy đi học từ Vườn Trẻ đến xong Đại Học, Cao Học và Tiến Sĩ hầu như không phải đóng học phí đồng nào. Trong khi đó còn có thể mượn tiền của chính phủ sở tại để học cho xong chương trình. Sau khi đi làm sẽ trả lại một nửa cho chính phủ.

 

Tôi vẫn thường hay nói rằng: Á Châu như một bà già 70 tuổi; trong khi đó Âu Châu là một mệnh phụ phu nhân 50. Còn Mỹ quốc tượng trưng cho cô thiếu nữ 18 tuổi, còn nhiều khả năng cũng như điều kiện để tiến thân trên lộ trình trong cuộc đời của mình. Ở đây có nhiều con đường. Tùy theo từng người và từng hoàn cảnh, có thể chọn hay chấp nhận một cách sống để thân được an, tâm được lạc là quý hóa lắm rồi. Tôi không chê Mỹ và đề cao Âu Châu; nhưng với riêng tôi, có thể là một điều cá biệt chỉ thích ở Âu Châu lúc về già, trở lại Á Châu để thăm các nước gần Việt Nam mình để nhớ Việt Nam trong muôn thuở và đến Mỹ Châu hay Úc Châu để trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp rồi về. Còn Phi Châu cũng là nơi đáng đến lắm. Vì nơi châu lục nầy theo những nhà nhân chủng học trong hiện tại thì loài người ngày nay có mặt trên quả địa cầu nầy đều bắt nguồn từ lục địa Phi Châu nóng bỏng ấy.

 

Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California chẳng hạn, thì nó sẽ giúp ích cho quý vị một cái nhìn thiết thực hơn. Còn với những ai đã bao lần đi và bao lần đến Hoa Kỳ rồi thì đây chỉ là một tác phẩm quen thuộc, không cần xem cũng đã hiểu rõ nội dung rồi, khi đã lướt qua trang mục lục.

 

Mong quý vị an vui, khi đọc tác phẩm nầy.

 

Viết tại Vô Học Cốc ngày 9 tháng 6 năm 2016
 
Tác giả cẩn chí,

TK Thích Như Điển


MỤC LỤC.. 3

LỜI NÓI ĐẦU.. 5

2 Đến Hoa Kỳ vào những năm cuối thập niên 1970. 11

3 Đất nước Hoa Kỳ là một đất nước như thế nào?. 37

4 Người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên thế giới ngày nay. 61

5 Những ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Hoa Kỳ. 77

a)        Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế (IBMC) tại Los Angeles. 90

b)       Tiêu Diêu House. 92

c)        Chùa Việt Nam tại Los Angeles 94

d)       Chùa A Di Đà. 97

e)        Chùa Từ Quang tại San Francisco. 101

f)        Chùa Phật Quang tại Houston, Texas 105

g)       Chùa Giác Hoàng tại Washington D.C. 112

Cộng đồng Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ. 119

7 Những ngôi chùa hiện đại ngày nay tại Hoa Kỳ. 137

a)        Chùa Đức Viên tại San Jose, California. 141

b)       Chùa Việt Nam tại Houston, Texas 150

c)        Chùa Phật Ân tại Mineapolis – Hoa Kỳ. 154

Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose. 169

9 Washington DC, Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 191

10 Những chuyến Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ. 245

11 Lời cuối sách. 291

Cùng Một Tác Giả. 301

Phương Danh Phật tử phát tâm Ấn Tống. 305


1
LỜI NÓI ĐẦU

 

Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trướcđược việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lạitrong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.

Khi tôi sinh ra (1949) tại nơi ruộng đồng của quê hương xứ Quảng Nam nghèo khó, tôi đã chẳng nghĩ rằng lớn lên sẽ đi xuất gia học đạo và cũng chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ đi xuất dương (cách nói của người dân quê thuở bấy giờ - 1964) và cũng không bao giờ nghĩ là mình ở lại Đức cho đến gần cả 40 năm; rồi đi đó đi đây cả 72 quốc gia trên thế giới. Nào là biên sách, chép kinh, dạy đạo, ngoại giao, cúng kính, tu tập v.v… cả hằng tá công việc như thế và cả mộtcuộc đời nầy từ năm 1949 đến nay (2016) cũng đã hơn 67 năm trên trần thế như vậy, cá nhân tôi chưa bao giờ nghĩ rằng: Nó phải là như vậy và hôm nay nó đã là như vậy thì chỉ biết nói hai chữ „nhân duyên“ hay „duyên sanh“ là dễ hiểu nhất.

Lần nầy là lần thứ 67 mà tôi đã đặt bút xuống những trang giấy trắng để viết thành lời văn ở năm 67 tuổi, cũng là một điều kỳ lạ và hy hữu. Bởi lẽ ít có sự trùng hợp như vậy lắm. Có nhiều điều mình muốn thực hiện mà không làm được; trong khi đó có những việc chưa hay không muốn; nhưng nó vẫn tới cận kề, khiến cho chúng ta không thể hạ bút thành lời được.

Năm 2015 tôi đã viết về „Nhật Bản trong lòng tôi“. Năm 2016 đã viết và xuất bản sách „Nước Úc trong tâm tôi“.Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là „Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến“. Kể từ năm 1978 đến nay (2016) – trong 38 năm dài như vậy, tôi đã đến Hoa Kỳ 49 lần rồi và mỗi lần như vậy địa phương đi, đến có thể giống nhau; nhưng con ngườisự kiện và hoàn cảnh chung quanh lại khác biệt. Nghĩa là không có lần nào giống lần nào cả.

Chữ U.S.A. viết hoa có nghĩa là: United States of America (tiếng Anh); tiếng Đức dịch là: Vereinigte Staaten von America; tiếng Hán viết là Hiệp Chủng Quốc; Hoa (Huê) Kỳ; tiếng Nhật gọi là Beikoku (Mễ Quốc); tiếng Việt gọi là: nước Mỹ, nước Hoa Kỳ. Chỉ một quốc gia mà nhiều dân tộc khác khi nhìn vào, gọi tên nước ấy giống như điều mình thấy và mình nhận định. Ví dụ như người Nhật nói về người Mỹ thì gọi là Beikokujin; có nghĩa là người Mễ (có liên quan đến gạo lúa); còn người Việt Nam gọi là người Mỹ. Mỹ đây có nghĩa là đẹp, thuần hậu. Trong khi đó chữ Hán viết là Hoa Kỳ. Có nghĩa là „Cờ có nhiều hoa“. Tại sao không gọi là: Cờ có nhiều sao, mà gọi là cờ có nhiều hoa? Trong khi đó người Mỹ thích gọi họ là người U.S.A. (Hiệp Chủng Quốc) hơn. Vì lẽ ở quốc gia nầy có nhiều sắc dân đến đây cư ngụhọc hành, buôn bán, làm ăn v.v… hầu như không thiếu một dân tộc nào mà không có mặt trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Có nhiều người hỏi tôi rằng: „Tại sao Thầy đến Mỹ nhiều lần như vậy mà không lập chùa ở đây hay ở luôn lại đây để hành đạo? Tôi trả lời rằng: Nước Mỹ chỉ để dành cơ hội cho những người nào thật giỏi hay những người thật dở ở; còn tôi không thuộc hai diện nầy, nên chọn Âu Châu làm quê hương thứ hai của mình.

Nếu ai ở lâu tại Mỹ sẽ dễ dàng chấp nhận câu trả lời của tôi. Đầu tiên xứ Mỹ là một xứ cơ hội để làm giàu, để học tập, để phát huy tài năng riêng biệt của mình. Người nào có bản lĩnh và có trí óc thông minh trên bình thường thì nên sang Mỹ để tìm cho mình có một tương lai xán lạn, mà quyết rằng trên thế giới nầy không có nơi nào xứng đáng như nước Mỹ cả. Hoặc là dở thậm tệ để khi hỏi đến bất cứ vấn đề gì, đều trả lời rằng: „I don't know“ thì sẽ xong hết mọi việc. Nếu những người thuộc diện trung bình mà chọn Mỹ làm quê hương thì suốt đời chỉ đóng thuế và trả tiền lời ngân hàng. Nhìn lên không bằng ai và nhìn xuống, tuy có hạnh phúc đó; nhưng hạnh phúc nầy cũng sẽ dễ rời khỏi tầm tay khi nợ ngân hàng không trả nổi, thì nhà bị xiết, xe bị câu, gia đình bị ly tán.

Trong khi đó những xã hội Âu Châu không phải như vậy. Về Y Tế hầu như các nước Âu Châu đều bảo vệ cho người dân của mình theo luật định về sức khỏe và bất cứ người nào trên lục địa nầy cũng đều không gặp khó khăn khi bệnh tật hay già yếu lúc cần người chăm sóc. Ở Mỹ đây là vấn đề to lớn của những chính đảng đang cầm quyền và ngay cả những cá nhân đang sinh sống tại đó nữa.

Nền giáo dục tại Mỹ rất phong phú, chất lượng; nhưng cũng phải nói ngay rằng: Tốn quá nhiều tiền; trong khi đó tại Âu Châu nầy đi học từ Vườn Trẻ đến xong Đại Học, Cao Học và Tiến Sĩ hầu như không phải đóng học phí đồng nào. Trong khi đó còn có thể mượn tiền của chính phủ sở tại để học cho xong chương trình. Sau khi đi làm sẽ trả lại một nửa cho chính phủ.

Tôi vẫn thường hay nói rằng: Á Châu như một bà già 70 tuổi; trong khi đó Âu Châu là một mệnh phụ phu nhân 50. Còn Mỹ quốc tượng trưng cho cô thiếu nữ 18 tuổi, còn nhiều khả năng cũng như điều kiện để tiến thân trên lộ trình trong cuộc đời của mình. Ở đây có nhiều con đườngTùy theo từng người và từng hoàn cảnh, có thể chọn hay chấp nhận một cách sống để thân được an, tâm được lạc là quý hóa lắm rồi. Tôi không chê Mỹ và đề cao Âu Châu; nhưng với riêng tôi, có thể là một điều cá biệt chỉ thích ở Âu Châu lúc về già, trở lại Á Châu để thăm các nước gần Việt Nammình để nhớ Việt Nam trong muôn thuở và đến Mỹ Châu hay Úc Châu để trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp rồi về. Còn Phi Châu cũng là nơi đáng đến lắm. Vì nơi châu lục nầy theo những nhà nhân chủng học trong hiện tại thì loài người ngày nay có mặt trên quả địa cầu nầy đều bắt nguồn từ lục địa Phi Châu nóng bỏng ấy.

Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lầnđến California chẳng hạn, thì nó sẽ giúp ích cho quý vị một cái nhìn thiết thực hơn. Còn với những ai đã bao lần đi và bao lần đến Hoa Kỳ rồi thì đây chỉ là một tác phẩm quen thuộc, không cần xem cũng đã hiểu rõ nội dung rồi, khi đãlướt qua trang mục lục.

Mong quý vị an vui, khi đọc tác phẩm nầy.

Viết tại Vô Học Cốc ngày 9 tháng 6 năm 2016

 

2
Đến Hoa Kỳ vào những năm cuối thập niên 1970

 

Tôi có Visa du lịch vào Đức từ Nhật Bản được đóng lên Sổ Thông Hành của Việt Nam Cộng Hòa và ngày tôi đến Hamburg chính thức là ngày 22 tháng 4 năm 1977. Máy bay Lufthansa bay từ phi trường Haneda Nhật Bản vòng qua Anchorage của Alaska và điểm cuối cùng là phi trường Hamburg vào một sáng mùa xuân của gần 40 năm về trước. Lúc đó Bác sĩ Trâm vẫn còn là một sinh viên y khoa, đang đi thực tập tại một bệnh viện gần đó; nên tôi phải ngồi chờ tại phi trường Hamburg cả mấy tiếng đồng hồ nữa mới được đón.

Ghé Anchorage tức là đã ghé Hoa Kỳ rồi; nhưng nào tôi có biết. Những tưởng đây là thủ phủ của Alaska; nhưng không phải. Thủ phủ của Alaska có tên gọi là Juneau. Nơi ấy chắc không có phi trường lớn; nên những máy bay quốc tế hay dừng tại Anchorage để lấy thêm nhiên liệu, đoạn bay tiếp đường dài còn lại. Nhìn đâu cũng thấy người Á Châu. Nhất là mới xa Nhật có mấy chục tiếng đồng hồ; nhưng khi nhìn thấy những người da vàng, tóc đen là tôi nghĩ ngay đến người Nhật; nhưng không phải. Họ là những người Thổ Dân Ấn Độ đã sinh sống lâu đời tại nơi lạnh lẽo nầy. Nếu tôi nhớ không lầm đã tháng 4 rồi mà Anchorage vẫn còn tuyết trắng xóa bao phủ khắp phi trường. Sau nầy khi tìm hiểu qua Wikipedia tiếng Đức thì mới rõ ra rằng diện tích của Alaska đến 1.717.854 cây số vuông; nghĩa là lớn gấp hơn 5 lần diện tích của nước Đức và lúc ấy dân cư chắc còn thưa thớt lắm. Nhưng đến năm 2010 thì thống kê cho thấy chỉ có 710.231 người; nghĩa là chưa đến một triệu người sinh sống làm ăn trên mảnh đất 1.717.854 cây số. Quả là một điều bất khả tư nghì. Điều ấy có nghĩa là cứ mỗi cây số vuông chỉ có 0,4 người sinh sống.

Vào ngày 30 tháng 3 năm 1867, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, William H. Seward, đã ký giấy tờ mua lại mảnh đất nầy với Eduard von Stoeckl tại Tòa Đại Sứ Nga ở Washington với giá tiền là 7,2 triệu đô la (tương đương với thời giá bây giờ là 120 triệu đô la). Đúng là món đồ hời mà chính quyền Hoa Kỳ đã chính thức nhận được từ người Nga (Wikipedia).

Kể từ đó cho đến nay sau gần 40 năm, tôi chưa có cơ hội đến Anchorage một lần nào nữa. Theo thống kê cho biết thì những dân tộc ấy sống tại Alaska ngày nay ngoài những thổ dân ra thì người Đức chiếm đến 15,1%; là một trong những nhóm người di dân đông đảo nhất. Kế đến là nhóm người Ái Nhĩ Lan chiếm 10,6%. Người Anh chiếm 8,2% và người Na-Uy chiếm 3,6% (thống kê năm 2014). Những dân tộc Âu Châu nầy trước và sau Đệ nhất Thế chiến (1914-1918) và Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) họ đã rời bỏ quê hương của họ để đi đến vùng đất hứa Alaska không ít và nay gần 100 năm sau, hầu như họ đã hoàn toàn hội nhập để trở thành người Mỹ. Ví dụ như có nhiều cửa hàng để tiếng Nhật mà khách hàng hỏi bằng Nhật ngữ thì chủ tiệm chỉ cười trừ và trả lời bằng tiếng Anh, mặc dầu tóc họ vẫn đen và da họ vẫn vàng. Người Đức, người Pháp ngày nay ở các xứ Úc, Canada hay Hoa Kỳ cũng đều như thế cả. Do vậy làm sao có thể trách cứ con em Việt Nam của chúng ta được, khi ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng yếu kém hơn ngôn ngữ của nhà trường ở những nước mà chúng định cư. Do vậy người di dân ở thế hệ lúc ban đầu phải có nhiệm vụ. Đó là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của quê hương mình và nhiệm vụ khác phải hội nhập vào nền văn minhvăn hóa của nước sở tại. Thời gian càng lâu bao nhiêu, thì sự hội nhập càng ăn sâu gốc rễ vào nước sở tại chừng ấy, đểnhiệm vụ lúc ban đầu không còn tồn tại nữa. Điều ấy nó cũng có nghĩa là đã bị đồng hóa; nhưng từ ngữ „hội nhập“ không mang ý nghĩa nầy.

Sau một năm học tiếng Đức tại Volkhochschule và Đại Học ở Kiel; nơi miền đất gió lộng quanh năm qua sự chuyển động của biển, tôi chuẩn bị khăn gói đi về Hannover để vào Đại Học học tiếp ngành giáo dục. Đây là sự may mắn mà cũng là những nhiêu khê về sau nầy khi tôi quyết định thâu nhận Đệ Tử xuất gia là: Khi còn đi học thì không nên làm việc, dầu cho đó là việc đi Trù Trì một ngôi chùa danh tiếng nào đó. Khi học xong hãy chọn phương án thứ hai. Nếu vừa đi học ở Đại Học mà vừa trông coi một ngôi chùa thì ít có Thầy, Cô nào học ra trường cho nổi. Vì lẽ việc chùa quá nhiều, mà việc trường cũng không ít. Lấy cái nầy phải bỏ cái kia; không thể một lúc ôm đồm cả hai được. Do vậy tục ngữ Việt Nam mình có nói rằng: Một mũi tên bắn ra, không trúng 2 con chim cùng một lúc là vậy. Trong khi đó tục ngữNhật lại nói khác; nhưng cũng hàm chứa ý nghĩa nầy. Đó là: Một hòn đá không thể liệng chết hai con gà cùng một lúc.

Đến Hannover tôi quyết định đưa đơn xin tỵ nạn vì lý do Tôn Giáo. Vì thuở ấy (1978) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê nhà đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp khốc liệt; nên đơn của tôi chỉ cần trong 3 tháng cứu xét là đã nhận được giấy chấp nhận từ chính quyền Liên Bang Đức. Tôi quá đỗi vui mừng, vì từ sau 30.4.1975 tôi và cả mấy ngàn Sinh viên Việt Nam đang du học tại Nhật thuở ấy vẫn phải giữ lại Sổ Thông Hành củaViệt Nam Cộng Hòa cấp. Mỗi năm nộp thêm chứng chỉ học trình của Đại Học đang theo học thì Bộ Tư Pháp của Nhật đóng dấu lưu trú vào sổ nầy giá trị chỉ một năm thôi. Do vậy mà có một số anh chị em Sinh viên Việt Nam sau ngày 30.4.1975 họ đã sang Úc, Canada hay Hoa Kỳ cũng như Âu Châu để xin tỵ nạn hay đoàn tụ gia đình là vậy. Phần tôi chẳng có ai thân thiết ở hải ngoại nầy, mà nay được nhận giấy tờ tỵ nạn, quả là hơn cả việc trúng số độc đắc.

Sổ ấy màu xanh nước biển, bên trên có gạch hai chéo gạch đen và có ghi hàng chữ lớn phía dưới là Reiseausweis – Travel Document. Người nào xử dụng giấy nầy có nghĩa là có thể đi được bất kỳ nơi nào trên thế giới; nhưng ngoại trừ nơi quê hương của mình. Bởi lẽ quê hương mình thiếu các thứ tự do, trong đó có tự do Tôn Giáo mà mình đangphụng sự tôn thờ. Chỉ có nơi mình xin tỵ nạn và các xứ tự do khác chấp nhận Convension năm 1951 tại Áo thì có thể đi và đến; nhưng Việt Nam thì không được phép. Nhiều người xin tỵ nạn không rõ điều nầy; nên đã gặp không ít một số khó khắn với chính quyền sở tại. Sau đó nhiều năm nếu đã hội nhập thì có thể xin vào quốc tịch Đức và lúc ấykhông gian của các quốc gia không còn giới hạn nữa. Hiện nay (2016) ai mang quốc tịch Đức, có thể đi 177 nước trênthế giới không cần xin Visa. Đây là Sổ Thông Hành có quyền lực đứng đầu trên thế giới. Sau đó là Thụy Điển với 176 nước và thứ ba là Hoa Kỳ với 175 nước không cần xin Visa nhập cảnh. Cầm Sổ Thông Hành của mỗi một nước,chúng ta có được sự tự hào về nước của mình đang cư ngụ.

Giữa năm 1978 tôi đã có giấy tờ tỵ nạn của chính phủ Hannover cấp; nên mùa Đông năm đó có mấy tuần lễ nghỉ giữa Tết Tây và Giáng Sinh tôi quyết định có 2 chốn đi xa. Đó là Hoa Kỳ và Úc Châu. Đúng là mạo hiểm. Vì đời sống sinh viên thuở ấy đâu có tiền bạc gì nhiều, chỉ lo cho đủ vé máy bay đi và về lại Đức là được rồi.

Đầu tiên phải đi Hamburg để xin Visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tôi tự lấy xe lửa đi từ Hannover đến Hamburg và bắt Taxi đi đến Lãnh Sự Quán của Hoa Kỳ đóng tại đó để xin chiếu khán nhập nội Hoa Kỳ. Người tiếp nhận hồ sơ cầm SổThông Hành tỵ nạn của tôi xem và hỏi:

- Thầy sinh ở Quảng Nam hả?

Tôi mở lớn mắt nhìn người Mỹ nầy. Vì lẽ trong đầu tôi chỉ chuẩn bị để trả lời bằng tiếng Anh hay tiếng Đức; chứ tôi không nghĩ là ông nầy hỏi tôi bằng tiếng Việt. Do vậy tôi tiếp:

- Vâng! Đúng vậy. Nhưng sao mà ông giỏi tiếng Việt quá vậy?

- Trước năm 1975 tôi đã phục vụ cho Sứ Quán Mỹ tại Sàigòn nên học hỏi tiếng Việt trong những năm còn ở tại Việt Nam.

- Ồ“ Thật là quá tuyệt vời!

- Thế thì Thầy đi Mỹ để làm gì?

- Tôi có quen mấy người Việt Nam trước năm 1975 và nay họ đang định cư tại Hoa Kỳ và tôi có ý đến thăm họ.

- Vùng nào vậy?

- Gainsville thuộc Florida.

- Thầy định đi bao lâu?

- Chừng một tháng.

- Thầy chờ một chút nghe.

Tim tôi như ngừng đập và chỉ không đầy một chút thôi, trên tay tôi đã có Visa vào Hoa Kỳ rồi.

Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến xứ Mỹ. Ở đây cũng xin mở ngoặc nói thêm vài việc về nhân duyên và ngôn ngữ.Nhân duyên hay thuyết duyên sanh mà Đức Phật chủ trương rằng: Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh nên cái kia sanh. Nếu cái nầy không có, thì cái kia sẽ không sanh và cái kia diệt thì cái nầy cũng không tồn tại nữa. Rõ ràng là có nhân duyên vì người Mỹ nầy đã ở Việt Nam lâu năm, trước năm 1975 và thích nước Việt cũng như tiếng Việt; nên đã học tiếng Việt và làm ngoại giao tại Việt Nam. Còn tôi một người Việt Nam đang xin tỵ nạn ở Đức. Thế mànhân duyên lại là hy hữu. Điều nầy tôi không chờ và chắc rằng người Mỹ nầy cũng không đợi tôi đến; nhưng kết quả lại như vậy. Nếu không phải duyên sanh thì còn gì nữa?

Tiếng Pháp cho rằng: Deux yeux sont les fenêtre du coeur (Hai con mắt là cửa sổ của tâm hồn); nhưng tôi thì tự đổi lại một chút là: Ngôn ngữ là cửa sổ của tâm hồn. Vì lẽ biết được nhiều ngôn ngữchúng ta sẽ ít bị thiệt thòi. Muốn đi đâu thì đi, muốn ở đâu thì ở. Cần gì thì tự làm lấy, không phải phiền đến người khác đưa lối dẫn đường. Rất tự tại và an lạc. Trong mấy mươi năm nay, tôi đã sống như vậy. Dĩ nhiêu là nhiều lúc cũng phải cần người giúp đỡ; nhưng càng tự lập được bao nhiêu, thì càng khỏe cho chính thân mình bấy nhiêu. Có nhiều người ngôn ngữ không thông; nên nhìn đâu cũng thấy đắn đo và lo ngại. Từ “mạo hiểm” đó gắn cho tôi, chắc tôi không từ chối. Nghĩa là chỗ nào chưa đi, lại muốn đi đến đó. Chỗ nào chưa thông, lại phải cố gắng tìm tòi học hỏi. Chỗ nào chưa hiểu, phải gắng sức tìm tòi tra cứu. Ở tuổi gần 70 như trong hiện tại, tôi vẫn còn ham học và ham tu, mặc dầu sức khỏe ngày hôm nay, không phải làsức khỏe của thời 30 hay 40 tuổi nữa; nhưng những gì làm được thì tôi luôn quyết chí thực hành và hầu như chưa bao giờ đầu hàng với hoàn cảnh, dầu cho việc ấy có khó đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nệ hà. Tôi quan niệmrằng: Nếu việc ấy khó khăn giống như một cuộn chỉ rối bời bời, thì hãy ngồi xuống thong thả gỡ từng mối một; chứ đừng quýnh quáng, đã chẳng gỡ được mối nào mà càng làm cho cuộn tơ bị rối thêm nữa. Tôi giải quyết được việc riêng, việc Chùa hay việc Giáo Hội cũng luôn dựa trên quan điểm nầy.

Sau khi có Visa của Lãnh Sự Quán tại Hamburg cấp, tôi trở về Hannover lo đặt giấy máy bay. Đầu tiên tôi lấy bản đồ nước Mỹ có in phía trước quyển tự điển Englisch-Japanese ra xem thì thấy Gainsville nằm miền Bắc của Florida; nhưng thuở ấy tôi chưa hình dung được nước Mỹ nó lớn như thế nào; nên tôi nghĩ từ Miami đến Gainsville chắc không xa mấy; nên đã chọn phi trường Miami để đến và chuyến đi đầu tiên ấy tôi chỉ ghé hai nơi. Đó là Gainsville và Sheveport. Tại sao lại đến Gainsville? Thì đây là lý do.

Niên học 1969-1970 tôi học tại trường Trung Học Cộng Hòa ở Sàigòn lớp Đệ nhị Ban A. Đây là Ban Vạn Vật. Học và đọc bài như thuộc lòng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm thì mới mong đậu cao. Điều thứ hai là phải vẽ hình cho đẹp. Năm đó tôi chuyển từ trường Trung Học Trần Quý Cáp Hội An vào Sàigòn; nơi đất thành đô với muôn hồng ngàn tía; nhưng tâm tôi trong suốt như một tờ giấy của tuổi 20 chưa một lần bị hoen ố bởi bụi trần. Tôi nhờ Thầy Bảo Lạc lo cho tôi ở tại chùa Hưng Long số 298 đường Minh Mạng gần chùa Ấn Quang ở quận 10 Chợ Lớn. Tôi hằng ngày lấy xe đạp đi học cho cả hai bận đi về. Ngày nào Sàigòn mưa quá thì đi xe Lam (chữ viết tắt của Lambretta). Vì vào trễ và tôi lớn con nên ngồi bàn cuối cùngLúc ấy làm quen với Phạm Nam Hải, vốn là em ruột của anh Phạm Nam Sơn; người đang ở Gainsville, Florida Hoa Kỳ. Cả hai đều là con trai của bác Phạm Nam Vân; người đang làm việc trong tòa báo Chính Luận thuở bấy giờ. Tôi thấy Hải vẽ quá đẹp; nên tôi lân la nhìn hình và có ý mượn vở của Hải về chùa để chép bài lại những gì mà mình ngoài Trung chưa học. Hải đồng ý và từ đó quen mãi gia đình nầy cho đến bây giờ. Kể từ năm 1969 đến 1970 rồi 1971 tôi hay đến nhà Hải để cùng học bài, luyện thi cho Tú Tài I cũng như tụng kinh tại nhà nầy vào ngày rằm hay mồng một; khi bà cụ của Hải có cúng quảy.

Trong nhà tôi biết có Bà Cụ Nội, hai bác Phạm Nam Vân, cô Năm rồi chị Nguyệt, anh Sơn, Hải, Dương, Hằng, Hà và Yến Xuân. Riêng anh Sơn thì ít gặp và chưa quen thân như Hải, vì lẽ trong những năm ấy Sơn đi lính Không Quân và hay vắng nhà. Đùng một cái thì tôi đi du học và năm 1974 lại về thăm quê và cũng đã ghé thăm nhà Sơn & Hải, đồng thời cũng đã cho địa chỉ ở Nhật để tiện việc liên lạc. Nhờ vậy khi đến đảo Guam thì anh Sơn liên lạc với tôi qua địa chỉ chùa Honryuji ở Hachioji. Năm 1975 tôi đã qua năm thứ 3 ở Đại Học Giáo Dục Teikyo và khi liên lạc anh Sơn chủ yếu hỏi về tin tức của gia đình có ai đã đến được nơi nào chưa? và địa chỉ chùa Bổn Lập tại Nhật nơi tôi ở là địa chỉ đểtrao đổi thư từ. Sau khi anh Sơn và cô Hiền đã đến được Florida vào giữa năm 1975 thì từ Nhật tôi đã bứng rau răm cùng rau húng (hai loại rau nầy tôi mang từ Việt Nam qua năm 1974, sau khi trở lại Việt Nam thăm lần đầu), đoạn bỏ vào bì thư và gởi qua Florida. Thuở ấy tôi đã chẳng biết luật pháp của Mỹ cấm việc mang đất và cây từ ngoại quốc vào. Cuối cùng thì Sơn & Hiền và cả Phúc nữa cũng đã nhận được và họ đã trồng những cây ấy sống. Tôi không biết cây rau răm, rau húng từ Việt Nam sang Nhật Bản, trồng trên đất Nhật, rồi từ Nhật di chuyển sang Mỹ để trồng trên đất nước nầy, chẳng biết rằng nó phát triển và được nhân rộng ra làm bao nhiêu lần; nhưng tấm lòng, hương vị của rau răm, rau húng cũng như sự chân tình mộc mạc của chúng tôi, mãi cho đến giờ nầy, ban đầu là thân quen qua tình bạn của Hải và bây giờ là tình Thầy trò đệ tử của gần 40 năm nay. Một tình đạo thật vững bền và dài lâu như thế.

Hồi đó anh Sơn (cùng tuổi với tôi – sinh năm 1949) và anh Hoài, con của bác anh Sơn lái chiếc xe cà rịch, cà tang chạy từ Gainsville xuống phi trường Miami để đón tôi bay từ Frankfurt qua. Trên xe Sơn hỏi:

- Sao anh không mua vé đi Gainsville? (Thuở ấy chưa quen về Phật Giáo nhiều, nên Sơn và Hoài gọi tôi bằng anh;mặc dầu tôi đang mặc áo nhà tu Phật Giáo).

- Nhìn bản đồ thấy Miami đâu có cách xa Gainsville là mấy mà!

- Thầy ôi! Tụi nầy phải lái xe đến 7 tiếng đồng hồ mới đến đây đó.

Thế là mọi người cùng cười lớn trong xe và dọc theo hai bên xa lộ, tôi trông ra ngoài, thấy hai bên đường chỉ trồng toàn là cây cam chứ chẳng có nhà cửa gì nhiều và thỉnh thoảng lắm mới gặp một vài chiếc xe đối diện chạy ngược chiều bên kia xa lộ.

Về đến nhà đã khuya và hình như anh Sơn có bàn cái gì đó với cô vợ tên Hiền trông rất quan trọng và sau đó tôi mới biết là họ muốn hỏi tôi dùng gì và cách gọi như thế nào? Thuở ấy cũng hên là có một vài bà cụ người Bắc già cũng đã đi tỵ nạn cùng con cháu; nên chào tôi bằng Thầy và xưng bằng con, thì cả hai vợ chồng Sơn & Hiền ngạc nhiên lắm.

Tiện những ngày ở lại tại nhà Sơn & Hiền, quý Bà Cụ hiểu đạo đề nghị tôi làm một lễ cầu an, nói pháp cũng như lễquy y Tam Bảo. Lúc đó chẳng ai biết gì cả; ngoại trừ những Cụ Bà đã đi chùa ở Việt Nam thì rành về nghi lễ và chỉ vẽ cho những người trẻ nầy. Nếu tôi nhớ không lầm sau khi làm lễ cầu an cho độ 30 người của lần đầu tiên cuối năm1978 ấy có độ 10 người xin quy y Tam Bảo và tôi cho Pháp danh cho anh Phạm Nam Sơn là Thị Phước và cô Đỗ Ngọc Hiền là Thị Hạnh. Đây là những người trong 100 người đầu, tôi vẫn còn cho theo dòng kệ của Ngài Minh Hải Tổ Sư thuộc Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; nhưng kể từ người thứ 101 đế thứ 7.000 thì Pháp danh bắt đầu bằng chữ Thiện.

Bài pháp hôm đó tôi nói về ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo và giảng rộng về 5 giới cấm của người Phật Tử tại gia là gì. Đây có thể là bài pháp đầu tiên tại vùng Gainsville thuở ấy và nay (2016) sau gần 40 năm trở lại vùng nầy tôi thấy nhân tình cũng như cảnh vật chung quanh của những chùa viện vẫn còn hòa quyện cùng thiên nhiên; chứ chưa bị đô thị hóa như những nơi khác tại Hoa Kỳ. Đây cũng là nhân duyên để tôi đi và đến Hoa Kỳ qua 49 lần kể từ dạo ấy và mỗi lần đi là mỗi lần đặc biệt cho bao nhiêu công chuyện khác nhau của Giáo Hội hay cá nhân mình; nhưng công việc chính vẫn là nhu cầu hoằng pháp cho các Phật Tử Việt Nam và những chủng tộc khác đang sinh sống tại Hoa Kỳ.

Năm 1979 là một năm đặc biệt. Vì sao vậy?

Vì ngày 16.7.1979 tôi đã được Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Hamburg đóng Visa vào Mỹ cho đến 30.9.1979. Tôi đã bắt đầu đặt chân vào Hoa Kỳ lần thứ hai vào ngày 8.9.1979, sau một tuần lễ ở Canada để giúp cho chùa Quan Âm tại Montréal và Từ Ân tại Ottawa từ ngày 3.9 đến ngày 9.9.1979. Lần nầy tôi ghé thăm chùa Giác Hoàng tại Washington D.C do Ngài Thích Giác Đức làm trụ trì. Lúc đó Ngài vẫn còn tu học theo Phật Giáo truyền thống của Đại Thừa vàthuở ấy Ngài đang lo giấy tờ bảo lãnh cho những người Việt Nam đang còn tạm cư trên các đảo ở các nước Đông Nam Á được vào Hoa Kỳ. Đây là một trong những cơ sở Tôn Giáo hoạt động mạnh nhất nhì tại nước Mỹ lúc bấy giờ sánh vai cùng với chùa Việt Nam tại Los Angeles, chùa Vĩnh Nghiêm của Hòa Thượng Minh Thông, chùa Giác Minhcủa Hòa Thượng Thích Chánh Mệnh (Thích Thanh Cát) tại San Antopalo.

Thuở ấy vào cuối thập niên 1970 tại Hoa Kỳ chỉ có vài thành phố chính có chùa Việt Nam như: Washington DC, Houston, Los Angeles, San Francisco, Seattle. Còn những nơi khác trên đất nước rộng rãi thênh thang của Hoa Kỳ vẫn chưa có ngôi chùa hay Niệm Phật Đường nào cả. Lý do đơn thuần là người  tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam mới chân ướt chân ráo đến định cư tại Hoa Kỳ sau ngày 30.4.1975, còn mới mẻ quá để an cư, sau đó lạc nghiệp và đời sốngtinh thần mới quan tâm tiếp theo sau. Ngoài ra số chư Tăng Ni thuở ấy chưa nhiều; nên chưa có vị nào muốn ra lập chùa để hướng dẫn đời sống tinh thần cho quần chúng Phật TửBù lại, sau hơn 40 năm định cư tại Mỹ, hơn một triệu người Việt Nam, đa phần là Phật Tử đã xây dựng khắp các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ cả trên dưới 500 ngôi chùa, Niệm Phật Đường lớn nhỏ như vậy để chăm lo cho đời sống tinh thần của người con Phật trong những lúc vui buồn, khó khăn hay những thành công trong cuộc sống. Bốn mươi năm nay Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ phát triển theo tỷ lệthuận; nghĩa là khi người tỵ nạn càng đông thì nhu cầu tinh thần càng tăng và chùa chiền, Niệm Phật Đường theo đó mà phát triển xây dựng; nhưng 40 hay 50 năm sau nữa, chưa biết là Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ phát triển theotỷ lệ nào? Vì lẽ thế hệ đầu tiên khi đến đất nước Hoa Kỳ còn bỡ ngỡ; chỉ lo hội nhập vào cuộc sống văn minh tại đây và cố gắng xây dựng cho thế hệ thứ 2, con cái của họ bám sâu gốc rễ vào văn hóa bản địa và từ đó, những thế hệthứ 2, thứ 3 sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ của người Việt Nam hay của bất cứ một giống dân nào di cư, rồi lập nghiệpở đây cũng đều bị đồng hóa cả. Ngay cả người Hoa hay người Nhật ở Hawai cũng như San Francisco là những bằng chứng cụ thể nhất. Họ đã đến Mỹ để tìm vàng hay làm phu trong các hầm mỏ và họ đã định cư tại Hoa Kỳ từ những năm của thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20 và nhất là sau ngày 10.10.1911, cuộc Cách Mạng Tân Hợi tại Trung Hoa đã có rất nhiều người bỏ xứ ra đi, đến Hoa Kỳ để tỵ nạn và lập nghiệp tại đó; nhưng sau hơn 100 năm, hình ảnhban đầu ấy không còn nữa. Những nơi được gọi là chùa, đình, nhà thờ, miếu mạo v.v… hầu như đã biến mất trên những đô thị đông người như thế nầy. Câu hỏi nầy hay lòng hoài nghi kia, không biết có ai có thể trả lời được, chohoàn cảnh của những người di dân đến Hoa Kỳ như vậy?

Nếu ai đó ngày sau có hỏi về Sơ Tổ của Phật Giáo Việt Nam là ai tại đất nước Hoa Kỳ nầy, thì nên trả lời rằng: Đó là Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân. Ngài là người Quảng Trị (con của Cố Hòa Thượng Thích Tiêu Diêu - vị pháp thiêu thân năm 1963). Ngài được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam gởi sang Nhật Bản du học sau năm 1954. Ngài đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Waseda, Nhật Bản vào năm 1963. Đến năm 1964, khi Viện Đại Học Vạn Hànhđược thành lập ở Sàigòn, Ngàì được Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thỉnh Ngài về làm Giáo sư Triết học và Phật Học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1964 đến năm 1966. Vào khoảng giữa năm 1966 Ngài được Viện Đại Học Wisconsin tại Hoa Kỳ mời qua đây làm Giáo sư thỉnh giảng (Visitor Professor) và kể từ đó (1966) Ngài đã định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi Ngài viên tịch (1980).

Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân thành lập chùa Việt Nam tại Los Angeles vào năm 1974, rồi những chùa Việt Namkhác ở Santa Ana, Seattle và chùa Từ Quang tại San Francisco được thành lập từ năm 1975 và những năm sau đó. Tại Los Angeles, ngoài chùa Việt Nam ra, Ngài cho thành lập “International Buddhist Zen Center” cho người Mỹ tu thiềnĐồng thời chùa A Di Đà cũng đã được xây dựng trong một khu nhà gần đó. Từ năm 1974 đến năm 1979, Ngài đã thành lập Viện Đại Học Đông Phương (Oriental University) để giảng dạy triết học và Phật Học cho những sinh viên làm luận án Cao Học (MA) và Tiến Sĩ (Ph. D). Cũng từ Đại Học Đông Phương nầy, Ngài đã làm giấy bảo lãnh cho các Ngài đã đậu Tiến Sĩ tại các nước Ấn Độ như Ngài Trí Chơn, Ngài Thiện Thanh; từ Đài Loan như Ngài Đức Niệm sang Hoa Kỳ, như là những vị Viện Phó của Viện Đại Học nầy. Cũng trong năm 1979 lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng chính thức được công du sang Hoa Kỳ sau 20 năm tỵ nạn tại Dharamsara, Ấn Độ (1959-1979) và chính cũng trong năm nầy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự của Viện Đại Học Đông Phương, do Cố Hòa Thượng Viện Trưởng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân trao tặng (là 1 trong 147 bằng Tiến Sĩ danh dự mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lãnh từ sau năm 1959 đến năm 2016). Kể từ đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma có nhiều thiện cảm cũng như nhân duyên với Chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc càng ngày càng sâu rộng hơn.

Ngày 8.9.1979 tôi đến Hoa Kỳ lần thứ hai và lần nầy có ghé thăm Hòa Thượng Thích Thiên Ân, đã thăm Viện Đại HọcĐông Phương của Ngài, nhà Tiêu Diêu House, tháp chuông Hòa Bình, Trung tâm Thiền học thế giới cũng như chùa A Di Đà và chùa Việt Nam tại Los Angeles. Lúc ấy tôi thầm thán phục Ngài. Vì Ngài là bậc Thầy mô phạm đã mang Phật Giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ sớm nhất; mặc dầu trước đó cũng có nhiều Chư Tăng Ni du học tại Hoa Kỳ như: Pháp SưGiác Đức, Thầy Lê Mạnh Thát, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải; nhưng những vị nầy sau khi học xong, trở về nước; chứkhông định trú lâu dài như Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân; nên không thể gọi là những người khai sơn phá thạch được; nhưng tiếc thay đến năm 1980 thì Ngài đã viên tịch ở tuổi đời chưa đến 60. Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại mất đi một vị Thầy tài ba lỗi lạc.

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ du học sang Hoa Kỳ vào năm 1974 để học MA do Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân bảo lãnh và năm 1975 Thầy Tịnh Từ đã về vùng San Francisco định cư, mua nhà thờ Tin Lành sửa lại làm chùa Từ Quangvà sau đó Hòa thượng Thích Tịnh Từ lên vùng Wilson lập nên Tu Viện Kim Sơntrụ trì tại đó cho đến ngày nay. Vào những năm 1980 đến 1984 có nhiều Thầy, Cô tỵ nạn đến tạm cư ở các đảo ở Đông Nam Á Châu có hỏi thăm tôi là: Sau khi đến Hoa Kỳ thì nên ở đâu để được Tu và được Học? Trong đó có Thầy Thích Hạnh Tuấn. Tôi trả lời ngay rằng: Nên đến chùa Từ Quang ở San Francisco của Hòa Thượng Thích Tịnh Từ.

Thầy Tịnh Từ là một trong những vị Tăng sĩ trẻ, tuổi Ngài trên 30 của hơn 40 năm về trước. Là người đa tài như giảng pháp, viết văn, làm thơ và đặc biệt là đào tạo Tăng Tài. Bây giờ thì Ngài đã ngoài 70 tuổi rồi, cái tuổi của “xưa naytrong đời hiếm có” và  những gì Hòa Thượng Thích Tịnh Từ đã đóng góp cho Đạo và cho Đời vẫn còn đó; nhất là thời buổi ban đầu của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cuối thập niên 70, Thầy đã cho Sư Cô Thanh TịnhSư Cô Thanh Lương và Thầy Từ Lực xuất gia tại Từ QuangĐặc biệt có 3 vị không phải đệ tử của mình. Đó là Thầy Giác Như, Thầy Quảng Chơn và Thầy Hạnh Tuấn. Hòa Thượng Thích Tịnh Từ xuất thân từ Phật Học Viện Huệ Nghiêm, cùng thời với Hòa Thượng Thích Bảo Lạc; nên việc giáo dục của các Ngài vẫn thường hay hướng Đệ Tử xuất gia của mình lên hàng đầu. Nay thì Thầy Hạnh Tuấn đã ra đi, Thầy Quảng Chơn không còn tu nữa; nhưng quý Thầy nầy cũng đã một thời học cũng như tốt nghiệp các Đại Học danh tiếng của Hoa Kỳ như San Francisco, Berkley và Havard ở trình độ Cử Nhân, Cao Học và Tiến Sĩ. Thầy Giác Như, Thầy Từ Lực và Ni Sư Thanh Lương cũng như vậy. Bây giờThượng Tọa Từ Lực trụ trì chùa Phổ Từ ở Hayward, độ rất đông đệ tử xuất gia, người Việt cũng như người Mỹ và Thầy chú trọng đào tạo lớp thanh thiếu niên của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại, rất thành công, bằng haingôn ngữ: Việt cũng như Anh ngữ. Ni Sư Thanh Lương trụ trì ngôi chùa Ni lớn nhất nhì nước Mỹ tại Houston, Texas. Đây là những vị xuất gia đầu tiên ở hải ngoại sau năm 1975 và đã, đương cũng như sẽ thành công về mọi phương diện trong việc bảo tồn văn hóa cũng như hội nhập vào đời sống văn minh tại xứ sở Hoa Kỳ rộng lớn nầy.

Giáo dục lâu nay vẫn là vấn đề nhân bản của con người. Nếu loài người thiếu chăm sóc về phạm vi giáo dục thì nhân loại sẽ thiếu đi những điều căn bản đạo đức trong đời sống hằng ngày. Có một người nào đó đã bảo rằng: Làm Bác sĩ, nếu lỡ tay, chỉ làm cho một người bị chết. Nhưng nếu là nhà giáo dục mà hướng dẫn những thế hệ kế thừa sai trái, thì sự tác hại không phải chỉ trong một đời, mà trong tương lai, nhiều thế hệ kế thừa vẫn còn tiếp tục bị suy đồiGiáo dục nó không đơn thuần chỉ là việc dạy học hay ai đó tốt nghiệp Sư Phạm, có thể trở thành một nhà giáo, mà giáo ở đây có nghĩa là khuyên bảo, giúp đỡ, chỉ bày; còn dục có nghĩa là mong muốn trưởng thành theo một chiều hướng tốt. Như vậy, một xã hội có giáo dục; nghĩa là xã hội ấy có đào tạo kỹ càng. Tôn Giáo có nền giáo dục cao thì Tôn Giáo ấy sẽ giữ vai trò lãnh đạo trải qua nhiều thời đại khác nhau và không bị đào thải bởi những trào lưu tiến bộ củaxã hội.

Từ Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân cho đến Hòa Thường Thích Tịnh Từ, Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm v.v… hầu như không có vị nào là không ưư tư đến tiền đồcủa Phật Giáo qua con đường giáo dục và đào tạo. Nhất là những vị đã tốt nghiệp tại Ấn Độ như: Cố Hòa ThượngThích Minh Châu, Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh hay Hòa Thượng Thích Pháp Nhẫn v.v… Những vị tốt nghiệp các Đại Học tại Nhật Bản như: Cố Hòa ThượngThích Thanh Kiểm, Cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân, Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Cố Hòa Thượng Thích Trí Hiền, Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Cố Hòa Thượng Thích Minh Lễ, Ni TrưởngThích Nữ Như Chánh v.v… hay những vị còn hiện thế đã thành tựu sở tu, sở học tại Nhật Bản như: Hòa ThượngThích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt, Hòa Thượng Thích Chơn Minh, Hòa Thượng Thích Trí ĐứcHòa Thượng Thích Bảo Lạc, Cố Thượng Tọa Thích An Thiên cũng như cá nhân của chúng tôi, lúc nào cũng như lúc nào,chúng tôi vẫn chủ trương rằng: Con đường giáo dục là con đường nhân bản nhất. Do vậy tôi vẫn thường hay nói rằng:

“Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được; nhưng nếu muốn mở cánh cửa sanh tử kia, thì không thể thiếu sự tu và sự học được”. Tu và hành, học và hạnh là hai phạm trù đi song đôi với nhau; không thể thiếu cái nầy trong cái kia, mà chúng phải tồn tại và phát triển lẫn nhau, thì mới mong đời sống tâm linh của con người mới cân bằng được.

Quả thật lời tiên đoán của tôi không sai; nên Thượng Tọa Hạnh Tuấn đã về Từ Quang của Hòa Thượng Thích Tịnh Từ cư trú và tu học. Để từ đó Thầy ấy đã xong học trình thế học và Phật học của mình; nhưng tiếc rằng Thầy ra đi quá sớm; tuổi đời chỉ mới 60 và Thầy đã không còn gặp lại chúng ta nữa; ít nhất trên phương diện hình hài kể từ ngày 31.10.2015 đến nay. Ai sinh ra trong cuộc đời nầy rồi cũng phải chết. Đó là một định luật. Có người đến trước và ra đi sau. Có người đến sau, lại ra đi trước. Trên chuyến đăng trình ấy của chúng ta cũng giống như một chuyến xe lửa chở cuộc đời của mỗi người. Có người lên xe xong, lại bước xuống liền. Có kẻ đi chừng vài chục cây số lại xuống xe. Có người ngồi trên xe lửa cả hằng mấy trăm cây số và cuối cùng khi xe dừng ở bến đỗ, thì khách bộ hành cũng phảibước xuống xe để bước đi tiếp tục trên đoạn đường sanh tử của mình mà thôi. Ngày xưa chưa hiểu đạo nhiều, tôithường hay bị những cảnh khổ nầy chi phối; còn bây giờ sau hơn 50 năm xuất gia học đạo rồi, mọi việc diễn ra trước mắt mình như chuyện có không chỉ là một. Nó giống như một cánh cửa mà có hai lối ra vào. Người ở ngoài bước vô bên trong, thì gọi đó là đi vào. Còn kẻ từ bên trong bước ra khỏi cánh cửa, thì gọi đó là đi ra. Vào ra, còn mất, phải tráiv.v… chỉ là những đối đãi của cuộc đời. Còn thực chất của sự vật, nó vẫn là như vậy. Chỉ có cái chấp trước của chúng ta mới làm cho chúng ta đau khổ. Kẻ nào không bị ngoại cảnh chi phối, người ấy sẽ an lạc tự tại hoàn toàn, dầu cho người đó ở đâu trên quả địa cầu nầy.

Chương nầy tôi viết về những gì đã xảy ra từ ngày 21.12.1978, rồi ngày 8.9.1979 và những năm 1980 cũng như những năm sau nầy tôi đã có mặt tại Hoa Kỳ. Mỗi lần thăm viếng một tuần lễ đến 3 tháng và cứ mỗi lần đi và mỗi  lần đến như thế đã làm cho tâm thức của tôi được mở mang. Những điều thấy nghe và hiểu biết về Hoa Kỳ càng ngày càng có nhiều điều đáng học hỏi hơn.

Ngày 2.4.1980 tôi đã trở lại Nhật và ngày 18.4.1980 đã rời khỏi Nhật để vẫn tiếp tục chuyến đăng trình ngàn dặm và lần nầy đi Mỹ, đi Úc rồi trở lại Nhật mang theo nhiều sứ mệnh; trong đó có việc thuyết phục Hòa Thượng Thich Bảo Lạc đi Úc mà không phải đi Hoa Kỳ. Lý do vì sao vậy? Xin quý vị đọc tiếp chương sau sẽ rõ.


3
Đất nước Hoa Kỳ là một đất nước như thế nào?

 

Phải trả lời ngay rằng: Một đất nước rất rộng lớn so với bản đồ của thế giới. Một nước còn son trẻ và còn quá nhiều sức sống để vươn lên. Vì lẽ con người, đất đai, hoa mầuthiên nhiên v.v… mới chỉ được khai phá từ hơn 200 năm nay; nếu lấy niên hiệu bắt đầu từ năm 1776. Dĩ nhiên trước đó đã có Thổ Dân đến đây sinh sống nhiều triệu năm, trong đó có người Indiana cũng như người da đỏ v.v… Khi ông Columbos bắt đầu phát hiện ra châu lục nầy vào thế kỷ thứ 16 thì ở đây Thổ Dân đã có đời sống văn hóa riêng của họ. Tuy họ không có văn minh như ngày nay; nhưngchúng ta có thể nói rằng: Chính nền văn hóa của họ là nền văn hóa bản địa tại châu lục nầy.

Ngày 4 tháng 7 năm 1776 là ngày mà 13 Tiểu Bang tại Hoa Kỳ được người Anh trao quyền tự trị, trong đó có các Tiểu Bang như: Connecticut, Delaware, Georgia, Maryland, Massachusettes, New Hampshire, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina và Virginia. Sau đó vào ngày 4 tháng 3 năm 1789 có thêm 12 Tiểu Bang nữa gia nhập vào và trở thành một Liên Bang cai trị theo hiến pháp. Trước khi người Âu Châu đến đây cũng có nhiều tài liệu cho rằng: Người Á Châu đã có mặt trước tại châu lục nầy. Vì lẽ ngày nay khảo cổ học của Hoa Kỳ đã tìm được những ngói gạch của những ngôi chùa cổ của các vị Tăng Sĩ Trung Hoa đã có thời cư trú và truyền bágiáo lý Phật Giáo tại đây. Đó chỉ là những nghi vấn và hy vọng càng ngày các sử gia và ngành khảo cổ học sẽ làmsáng tỏ việc nầy. Việc nầy nó không khó, khi những phương tiện truy tìm về quá khứ ngày nay không phải là vấn đềcản trở nữa. Ví dụ như trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Namchúng ta học về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ trong hiện tại, không ai trong chúng ta mà không chấp nhận một cách dễ dàng là Giám Mục Alexande Rhodes người Pháp; nhưng bây giờ Viện ngôn ngữ học ở Hà Nội đã bác bỏ điều nầy và cho rằng: Những Giám Mục người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mới là những người sáng chế ra chữ quốc ngữ tại làng Thanh Chiêm, Cẩm Hà gần thành phố Hội An ngày nay. Lập luận nầy có thể tin cậy được. Vì lẽ kể từ năm 1600 đến năm 1640 đã một thời vang bóng ở Đàng Trong do Chúa Nguyễn Hoàng cai trị, thì cửa biển Hội An là một cửa biển quan trọng của thế giới Đàng Trong, mà những thương thuyền của Trung Hoa, Nhật BảnẤn Độ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Hòa Lan v.v… đã đến đây buôn bán trao đổi hàng hóa; trong khi đó ở Đàng Ngoài kể từ sông Gianh trở ra không có được ưu tiên nầy, vì lẽ Vua Lê Chúa Trịnh bị lệ thuộc Bắc Triều của Trung Hoa, không được tự do chiêu hiền đãi sĩ như chính sách của Chúa Nguyễn Hoàng đã cai trị ở Đàng Trong. Do vậy việc hình thành cũng như sự phát triển của chữ quốc ngữ Việt Nam cũng theo dòng chảy của lịch sử mà tạo nên vậy.

Nếu bảo rằng: Những người làm vua trên thế gian nầy mà không lập Chánh cung Hoàng Hậu thì hy hữu lắm; chỉ trừ các Đức Giáo Hoàng chân chính của các Giáo triều La Mã và 14 đời Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Làm Vua có quá nhiều quyền hành trong tay mà không có Hoàng Hậu đi kèm theo sau, đâu phải là một việc dễ làm. Thế mà lịch sử đã có được những hình ảnh đẹp của những vị lãnh đạo tinh thần của Tôn Giáo đã từng hiện hữu trong nhiều ngàn năm của lịch sử nhân loại ngày nay, đã là những người như vậy.

Hơn 200 quốc gia trên quả địa cầu, dầu lớn dầu nhỏ, nước nào cũng đã trải qua các triều đại quân chủ, độc tài rồi mới đi đến chế độ dân chủ. Chỉ riêng có Hoa Kỳ từ khi lập quốc đến nay hơn 200 năm, có 44 đời Tổng Thống theo chế độdân chủ và chưa có một vị vua nào ngự trị tại xứ sở nầy cả. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ mà chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu đến. Một xứ tiêu biểu cho Tự Do về mọi phương diện của một con người.

Nếu lấy niên đại 1789 để luận bàn, thì ở đây chúng ta có nhiều điều để ghi nhận cái mốc lịch sử nầy. Đầu tiên ở Việt Nam là Vua Quang Trung đã đại thắng quân Thanh khiến cho uy tín của người Anh Hùng Tây Sơn nầy vang dội khắp hoàn cầu. Thế nhưng vì Quang Trung yểu mạng, chỉ làm vua được 6 năm (1786-1792) sau đó phải nhường giang san và ngôi báu lại cho nhà Nguyễn vốn bị gián đoạn từ năm 1777-1802, khi mà ba anh em nhà Nguyễn ở Bình Định đã nổi lên muốn thống nhất sơn hà. Kể từ đó Việt Nam vẫn mãi mãi sống dưới các chế độ quân chủ của các vua nhà Nguyễn cho đến năm 1945 thì chế độ phong kiến mới chấm dứt tại Việt Nam; nhưng sau năm 1945 Việt Nam chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng chính trị của thế giới lôi cuốn vào, nên mãi cho đến bây giờ (2016) vẫn còn đói khát dân chủtự do; không giống như người Mỹ đã chủ trương cũng cùng thời gian đó.

Ngày 14.7.1789 là ngày Cách Mạng Pháp, thể chế của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Pháp được thành lập và chế độ Vua Chúa chỉ còn là hình thức tượng trưng trong những triều đại sau đó và nước Pháp vẫn đi tìm kiếm các thuộc địa ở Đông Dương, ở Bắc Phi để chiếm lãnh các thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa lúc bấy giờ và suốt gần 200 năm như vậy, họ đã đi chiếm cứ thuộc địa khắp nơi, nhằm mang mối lợi về chỉ cho dân tộc mình tận hưởng. Nơi nào cóđộc tài, nơi nào có đàn áp, bất công, thì những nơi ấy luôn luôn có những cuộc cách mạng được hình thành. Nhìn chung bình diện tình hình của thế giới trong vòng hơn 200 năm qua kể từ ngày cách mạng Pháp thành công (1789) có không biết bao nhiêu điều để nói, bao nhiêu giấy mực để viết bao nhiêu quan điểm để luận bàn. Tựu chung, chỉ cócon đường dân chủ và tự do, mới là con đường mà nhân dân thế giới ưa chuộng. Trong đó Hoa Kỳ là nước tiêu biểuhàng đầu. Có lẽ do chính những người Anh, người Pháp, người Ý từ Âu Châu sang đây, họ đã có nhiều kinh nghiệmvới chiến tranh và độc tài, quân phiệt; nên từ họ là những người đã có kinh nghiệm khổ đau nầy; nên George Washington đã trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của xứ Hoa Kỳ nầy kể từ năm 1789 qua sự hình thành của một hiến pháp mới và hình ảnh của ông đã được quốc dân cũng như thế giới trân quý; nên để thể hiện cho vấn đề nầy, hình ảnh của Tổng Thống Washington được in vào những tờ giấy bạc đô la của những đồng tiền giấy như: 100, 50, 20, 10, 5, 2 hay 1 đồng mà ngày nay trên thế giới hơn 6 tỷ người đang sinh sống trên quả địa cầu nầy, không ai mà không biết đến.

Người Mỹ là một dân tộc gồm nhiều quốc gia sống ở đây và xây dựng nên. Do vậy cái gì cũng nhanh gọn, rõ ràngdễ hiểu, thứ tự, ngăn nắp v.v… Ví dụ như tên để đặt cho những con đường thường theo thứ tự A, B, C hay số 1, 2, 3, 4 v.v… Nếu ai đó muốn tìm đường để đến thăm người thân đang ở trên con đường tên gì hay số mấy, khi di chuyển đến đâu thì người muốn tìm khỏi cần hỏi người khác, họ cũng có thể tự tìm ra con đường mình muốn tìm đến một cách dễ dàng, đỡ tốn thời gian và nhiên liệu.

Ngay như việc xem bảng giờ bay của các chuyến bay cũng đều theo thứ tự A, B, C khiến hành khách dễ tra tìm, không lúng túng giống như một số nước Trung Đông hay Á Châu khác. Trong khi tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập khó tìm, nếu được hệ thống hóa theo phương cách của Hoa Kỳ thì hay biết mấy. Làm cách nào để người ngoại quốc đỡ vất vả, là điều mà những nhà nghiên cứu nên thay đổi để được cập nhật cho từng khoảng thời gian nhất định nào đó, thì thật là tuyệt vời. Bây giờ chúng ta có hệ thống Intertnet nên mọi việc đều trở nên dễ dàng hơn xưa khi tra cứu; nhưng có lẽ cũng chính nhờ vào những điều linh hoạt mà Hoa Kỳ đã ứng dụng trước đây theo thứ tự như vậy; nên ngày nay thế giới đều được nhờ. Chỉ riêng cách đo lường và tính cây số còn lôi thôi như: Yars, Miles, Pound v.v… chỉ có một số nước của thuộc địa Anh mới quen dùng, còn đa phần ngày nay hơn hai phần ba thế giới đều dùng cách gọi bằng: Cent, mètre, gram, kilogram v.v… và khi các sinh viên học sinh va chạm đến vấn đề tính đếm, thống kê v.v… quả là vấn đề nan giải. Làm sao Hoa Kỳ thực hiện được như Úc, vốn là thuộc địa cũ của người Anh; Canada phần lớn cũng như vậy; nhưng hai nước nầy ngày nay đã hoàn toàn dùng cách gọi Km thay thế cho Miles và kilogram thay cho Pound. Tuy rằng Úc vẫn còn đi bên trái như Anh; Canada vẫn đi bên phải như Pháp; nhưng tất cả chúng ta đều có được một điểm chung là những đơn vị đo lường, cách tính đếm không khác nhau. Cho nên thế giới càng ngày càng dễ gần lại với nhau hơn.

Điều nầy cũng giống như biên giới của Âu Châu vậy. Trước ngày bức tường Berlin sụp đổ (9.11.1989) đi đâu tại Âu Châu nầy hay ngay cả tại trong một nước Đức cũng phải xin giấy chiếu khán, mới có thể đi qua một nước khác được. Nhưng sau khi Âu Châu đã trở thành các quốc gia tự do, bây giờ thành viên của 26 nước Âu Châu không còn biên giới nữa, mà đi đâu chỉ cần trình thẻ căn cước và đôi khi không cần trình nữa, chúng ta vẫn có thể đến và đi các nước ấy một cách tự do như chính nước mình đang sinh sống vậy. Từ đó các nước khác cũng đã bỏ vấn đề cấp thị thựcVisa, vốn dễ tốn công sức, thời gian và tiền bạc; nên lượng du khách càng ngày càng đến được nhiều nơi trên thế giới hơn. Ví dụ như ai là người có mang giấy thông hành Đức, thì trong năm 2016 nầy đi 177 quốc gia trên thế giớikhông cần phải có chứng thực Visa; quả là tiện nghi vô cùng. Một điều tối tân và hiện đại khác nữa là khi đi ra khỏi nước hay lúc về lại quốc gia của mình cư ngụ, chỉ cần đặt sổ thông hành của mình vào máy lưu giữ tài liệu, sau chừng vài phút, chúng ta có đầy đủ dữ kiện đã được đọc và lưu trữ, đèn xanh báo hiệuchúng ta bước qua rào cảng của cảnh sát khi xưa một cách dễ dàng, đỡ tốn thời giờ và nhân viên an ninh. Đúng là sự tự giác và sự tiến bộ củacon người ngày nay trên thế giới đã vượt xa, so với vài ba chục năm về trước.

Ngày nay nước Hoa Kỳ có 50 Tiểu Bang được sắp xếp theo thứ tự A, B, C, cách viết tắt, thời gian gia nhập vào Liên Bang, tên Tiểu Bang và thủ phủ của Tiểu Bang được biết đến như sau:

 

Viết tắt

Từ năm

Tiểu Bang

Thủ phủ

AL

1819

Alabama

Montgomery

AK

1959

Alaska

Juneau

AZ

1912

Arizona

Phoenix

AR

1836

Arkansas

Little Rock

CA

1850

Kalifornien

Sacramento

CO

1876

Calorado

Denver

CT

1788

Connecticut

Hartfort

DE

1787

Delaware

Dover

FL

1845

Florida

Tallahassee

GA

1788

Georgia

Atlanta

HI

1959

Hawai

Honolulu

ID

1890

Idaho

Boise

IL

1818

Illinois

Springfield

IN

1816

Indiana

Indianapolis

IA

1846

Iowa

Des Moines

KS

1861

Kansas

Topeka

KY

1792

Kentucky

Frankfort

LA

1812

Louisiana

Baton Rouge

ME

1820

Maine

Augusta

MD

1788

Maryland

Annapolis

MA

1788

Massachusetts

Boston

MI

1837

Michigan

Lansing

MN

1858

Minoseta

Saint Paul

MS

1817

Mississippi

Jackson

MO

1821

Missouri

Jefferson City

MT

1889

Montana

Helena

NE

1867

Nebraska

Lincoln

NV

1864

Nevada

Carson City

NH

1788

New Hampshire

Concord

NJ

1787

New Jersey

Trenton

NM

1912

New Mexico

Santa Fe

NY

1788

New York

Albang

NC

1789

North Carolina

Raleigh

ND

1889

North Dakota

Bismarck

OH

1803

Ohio

Columbus

OK

1907

Oklahoma

Oklahoma City

OR

1859

Oregon

Salem

PA

1787

Pennsylvania

Harrisburg

RI

1790

Rhode Island

Providence

SC

1788

South Carolina

Columbia

SD

1889

South Dakota

Pierre

TN

1796

Tennessee

Nashvilla

TX

1845

Texas

Austin

UT

1896

Utah

Salt Lake City

VT

1791

Vermont

Montpelier

VA

1788

Virginia

Richmont

WA

1889

Washington

Olympia

WV

1863

West Virginia

Charleston

WI

1848

Wisconsin

Madison

WY

1890

Wyoming

Cheyenne

 

Mỗi Tiểu Bang đều có Quốc Hội, cả Thượng và Hạ Viện và lấy một địa danh để làm thủ phủ chính trị của Tiểu Bang ấy; nhưng người dân cũng rất ít quan tâm về vấn đề nầy. Ví dụ như nhiều người Mỹ hay ngoại quốc đang sống tại Tiểu Bang California, đa phần họ nghĩ rằng: Thành phố Los Angeles hay San Francisco là thủ phủ. Thế nhưng Saccramento mới là thủ phủ của Tiểu Bang California; nơi có rất đông người Việt Nam cư ngụ. Cũng như vậy Texas là một trong những Tiểu Bang rộng lớn nhất nhì nước Mỹ và ai cũng nghĩ rằng Houston là thủ phủ của Tiểu Bang nầy; nhưng điều ấy không phải; Austin mới là thủ phủ của Tiểu Bang Texas.

 

Vị Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ là George Washington (1789-1797); người có công lớn đã gầy dựng tinh thầndân chủ cho nước Mỹ theo hiến pháp và trị vì theo tinh thần dân chủ tự do. Kể từ năm 1814 qua 2 đời Tổng Thống sau Washington là John Adams và vị kế tiếp là Thomas Jefferson. Washington D.C đã được chọn làm Thủ Đô cho chung cả nước Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc, nơi vị Tổng Thống ở cũng như Tòa nhà Quốc Hội của lưỡng viện cũng đã được thành lập tại nơi đây. Vào tháng 9 năm 1814 Baltimore đã bị dội bom bởi Fort MC Henry người Anh và qua một vần thơ của Francis Scott Key, kể từ năm 1931 bài hát nầy đã trở thành quốc ca của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay.

Ngay cả Tiểu Bang Texas, trước năm 1835/36 Tiểu Bang nầy cũng đã lấy lại được độc lập từ Mexiko để trở thành là Cộng Hòa Texas và chính thức kể từ năm 1845 Texas gia nhập vào Liên Bang Hoa Kỳ, là một trong những Tiểu Bang có diện tích đất đai rất rộng rãi (chỉ sau Tiểu Bang Alaska).

Chiến tranh nội chiến của Hoa Kỳ cũng đã xảy ra từ năm 1861 đến năm 1865. Chỉ trong vòng 4 năm ấy đã có hơn 600.000 lính và thường dân tử nạn, lý do đơn giản chỉ vì việc lệ thuộc kỹ nghệ bông vải của Anh quốc. Thời gian từ 1865 đến 1918 là thời kỳ xây dựngkiến thiết Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thành một nước kỹ nghệ tân tiến. Chỉ riêng vùng Alaska, diện tích rộng đến 1.717.854 cây số vuông mà năm 1867 Hoa Kỳ đã mua lại của Nga chỉ có 7.200.000 USD. Quả là một giá hời, mà Nga đã bán đi, vì lẽ lục địa lạnh giá nầy ở xa Moscow cả hằng nghìn cây số, khó kiểm soát được; nhưng ngày nay ở dưới lòng đất của Tiểu Bang nầy có tàng trữ cả hằng triệu m3 (thước khối) dầu hỏa cũng như những mỏ kim loại khác mà Hoa Kỳ đang bắt đầu khai thác để cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nội địa cũng như thế giới ngày nay.

Nước Hoa Kỳ kể cả Đệ nhất thế chiến (1914-1918) và Đệ nhị thế chiến (1939-1945) đều tham gia vào những vòng chiến, không thể từ chối được. Cuối cùng thì Nhật đã đầu hàng, vì bị Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8 năm 1945. Ở Âu Châu, Hoa Kỳ đã liên quân với Anh và Pháp để đánh Đức và kết quả là Hitler đã bại trận; nước Đức bị chia đôi từ năm 1949.

Tổng Thống John F. Kennedy chỉ làm Tổng Thống được có 1.036 ngày và cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi trong vòng 3 năm ấy, ông ta đã để lại những dấu ấn lịch sử mà thế giới không bao giờ quên. Đó là tham chiến trong chiến tranh Việt Nam, sự khủng hoảng với Cuba và xâm nhập vào Vịnh Con Heo. Ngày 22.11.1963 Kennedy đã bị ám sát tại Dallas bởi Lee Harvey Oswald. Kể từ đó người Mỹ có liên hệ tới Việt Nam cho đến ngày 30.4.1975 trong danh nghĩalà một đồng minh, chống lại chủ nghĩa cộng sản. Ngày 1.11.1963 cuộc cách mạng tại Miền Nam Việt Nam đã thành công, lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được thành hình kể từ đầu năm 1964 đến nay.

Vào ngày 17.10.2006 đồng hồ dân số của nước Hoa Kỳ đếm được tất cả có 300.000.000 dân hiện đang sinh sống tại đây và cả thế giới đã đếm được 6.550.963.933 người. Cho đến hôm nay (2016) sau 10 năm cả sinh và tử, con số ấy có thể đã lên đến cả hơn 7 tỷ người rồi.

Căn cứ theo: “Phật nói luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới” thì đầu tiên con người có tuổi thọ đến mấy ngàn năm và loài người chúng ta từ cõi trời Quang Âm Thiên đầu thai vào thế giới Ta Bà nầy. Mới đầu chúng ta có thần thông; nhưng vì bản chất tham lam đã nổi lên; nên thần thông cũng tự biến mất, chúng ta không thể trở lại cõi trời Quang Âm Thiên được. Thuở ban đầu ấy người phụ nữ ở vào tuổi 500 mới bắt đầu lấy chồng, sinh con. Còn ở thời buổi củachúng ta đang sống, con người chỉ thọ được 100 tuổi là tối đa; nhưng sau các thời kỳ Tiểu Tam Tai và Đại Tam Tai thì tuổi thọ của con người càng ngày càng giảm mạnh. Cho đến khi nào con người mới 5 tháng tuổi đã biết yêu đương,lập gia đình, sinh con đẻ cái, thì thời gian của tuổi thọ không quá 10 tuổi. Lúc ấy mọi người phải chết và một thế giới khác được thành lập. Khi nào tuổi thọ của con người tăng gấp 10 lần như thế, thì Đức Phật Di Lặc mới ra đời, chia ra làm 3 thời kỳ để cứu độ chúng sanh.

Ngày 4.11.2008, Tổng Thống Obama là một Thượng Nghị Sĩ từ Tiểu Bang Illinois đại diện cho đảng Dân Chủ đã đánh bại Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain thuộc đảng Cộng Hòa, lên làm Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ trong một hoàn cảnh rất là đặc biệt. Vì cha ông là người Kenya (Bắc Phi Châu); mẹ ông là người Mỹ; ông sinh ra tại Hawai như là một đứa con lai tại Hiệp Chủng Quốc nầy. Đến cuối năm 2016 đầu năm 2017 ông sẽ mãn nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng Thống và ông là niềm hy vọng cho nhiều người, qua tài năng hùng biện, hoàn cảnh xã hội của Hoa Kỳ, bất cứ ai cũng có thể đứng thẳng vào xã hội với hai bàn chân vững chải tự tin của mình, kết quả không sớm thì muộn sẽ đến với bất cứ người nào có một ý chí sắt đá như ông Obama.

Từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2016 vừa qua, ông Tổng Thống Hoa Kỳ đời thứ 44 nầy đã đến thăm viếng chính thứcnước Việt Nam và trong bài diễn văn đọc tại cung Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 24 tháng 5 năm 2016, chỉ vỏn vẹn chưa đến 1 tiếng đồng hồ, mà dư âm ấy mãi mãi vẫn còn vang vọng cho đến ngàn sau. Điều đặc biệt nhất là những ngườicố vấn cho Tổng Thống Obama đã mớm cho ông ta về lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, của những anh hùngdân tộc chống giặc phương Bắc; những nhà cách mạng, nhà thơ, ca sĩ, toán học v.v… đã làm vẻ vang nước Việt một thời; trong đó đặc biệt có trích 2 câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du ở phần cuối bài diễn văn là:

“Rằng trăm năm cũng từ đây

Của tin gọi một chút nầy làm ghi”

Nguyên tác xuất xứ vào thời nhà Minh ở thế kỷ thứ 14, 15 bên Trung Hoa. Tác phẩm có tên là Đoạn Trường Tân Thanh hay Thanh Tâm Tài Tử Truyện. Khi Gia Long lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1802, lúc bấy giờ Cụ Nguyễn Du đã làm quan qua hai triều đại rồi. Đó là triều Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ thứ 18. Khi Quang Trung lên làm Vua, ông cũng phải ra làm quan trong thời gian cuối thế kỷ thứ 18 (1876-1892) và đầu thế kỷ thứ 19, khi cụ Nguyễn Nghiễm thân phụ của Nguyễn Du, đã có thời làm quan tại Quảng Nam thời Gia Long và chính trong thời giannầy (1812-1816) cụ Nguyễn Du được cử đi sứ sang Trung Hoa và cụ đã được tặng tác phẩm nầy. Sau khi tụng kinhKim Cang 300 lần và nhất là đọc câu chuyện của chàng Kim, nàng Kiều và Thúy Vân, chắc không khác gì tâm trạng của mình phải làm quan trải qua 3 thời đại; nên tác phẩm Kim Vân Kiều mới ra đời vào năm 1816 (theo Thiền Sư Nhất Hạnh trong quyển “Thả Một Bè Lau”). Một tác phẩm văn chương để đời của Việt Nam mà quá khứ đã chưa đạt được;hiện tại chỉ có truyện Kiều là hùng cứ trên văn đàn Việt Nam suốt hơn 200 năm rồi, chưa có tác phẩm nào hay bằnghay hay hơn truyện Kiều. Do vậy cụ Nguyễn Du sau khi sáng tác tác phẩm nầy đã thốt lên rằng:

Bất tri tam bách dư niện hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Nghĩa:

Không biết sau hơn 300 năm nữa

Có ai trong thiên hạ khóc cho Tố Như chăng?

Bây giờ ở thế kỷ thứ 21 nầy, còn độ 100 năm nữa, chắc chắn truyện Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn còn có giá trị. Nếu sau 100 năm nữa, nếu ai đó có đầu thai lại ở cõi Ta Bà nầy thì hãy quan sát lại câu than của cụ Nguyễn Du như bên trên có đúng không? chứ sau 200 năm một ông Tổng Thống Mỹ tên là Obama đã hiểu thấu tấm lòng của cụ Nguyễn Du rồi đấy.

Câu chuyện trăm năm là câu chuyện tình duyên của hai người con trai và con gái thề ước với nhau, phải sống saocho đến lúc răng long đầu bạc. Cho nên người xưa hay nói rằng: “Sống thì đồng tịch đồng sàng, chết thì đồng quan đồng quách” là vậy. Còn bây giờ giữa ông Obama và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam, sau khi ký kết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, lại cũng lấy cái mốc lịch sử nầy để thề thốtchuyện trăm năm. Chúng ta hãy chờ xem kết quả của một màn kịch.

Ông Obama còn nói đến vai trò của hai Bà Trưng nổi lên chống lại quân Nam Hán. Cũng hàm ý nhắc cho Trung Quốcbiết rằng: Dầu là người nữ, khi giặc ngoại xâm đến thì con dân nước Việt sẽ không chối từ làm bổn phận và nghĩa vụ như câu tục ngữ Việt Nam đã có sẵn là: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Ở đây lịch sử còn cho chúng ta biết rằng tướng soái và quân sĩ của hai Bà Trưng đều là những Sư Cô đang tu hành đâu đó trong những ngôi chùa yên ả tại miền Bắc; nhưng khi chạm đến trái tim tự chủ của dân tộc, dầu cho đó là người xuất gia hay tại gia họ cũng đều có bổn phận như nhau và hiệp tâm hiệp sức lại để chiến đấu với giặc ngoại xâm.

Ông Obama cũng đã nhắc đến Lý Thường Kiệt là một tướng tài ở thế kỷ thứ 11 đã phá Tống bình Chiêm và đã bao lần thành công vẻ vang nên đã có thơ rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Nghĩa:

Đất nước phía Nam, Vua Nam ở

Sách trời đã định đành rành rõ

Cớ sao lũ giặc dám xâm lăng

Ta quyết phen nầy cho bây tỏ.

Đến thế kỷ thứ 13 dưới triều nhà Trần, Việt Nam đã 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông, trong đó Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Hưng Đạo, Vua Trần Nhân Tông là những nhân vật chính; nhưng sau khi thắng trận nhà Vua đã xuất gia đầu Phật ở chùa Chân Giáo vào năm 1296, sau đó chống gậy đi về phương Nam, dạy cho dân chúng tu hành theo tinh thần của Thập Thiện Nghiệp Đạo (mà không dạy Thiền). Mặc dầu sau nầy Ngài trở thành Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Sau khi thắng trận Nguyên Mông; rồi gả Huyền Trân Công Chúa về Chiêm quốc, nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, vua Trần Nhân Tông đã làm nên lịch sử qua hai phương diện xuất và xử của một đấng quân vương trong thời hoàng kim ấy.

Chỉ có Trần Bình Trọng là một tướng tài; nhưng bị sa cơ thất thế, bị giặc phương Bắc bắt cầm tù, định phong cho quan sang tước trọng; nhưng ông ta đã chối từ, qua bài thơ khẳng khái như sau:

Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước

Đem tấm thân bảy thước chống sơn hà

Mải lo đền nợ nước, bỏ tình nhà

Trong tâm cảm, nặng tình yêu Tổ Quốc

Nhưng than ôi! Tài trai dầu thao lược

Hùm thiêng kia không địch một bầy hồ

Vì sa cơ nên bị bắt cầm tù

Tan mộng đẹp anh hùng đành thất thế

Lũ giặc thấy người tài nên rất nể

Đem quan sang, tước trọng dụ Ngài hàng

Quân bây lầm dầu dâng cả ngai vàng

Khó lay chuyển vì lòng ta thờ cố quốc

Hễ bắt được thôi chớ nói gì lâu

Cứ đem chém ta không hề than tiếc.

Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vua đất Bắc.

 

Cái anh hùng khí tiết của một tướng tài là như vậy. Ngàn năm kim cổ vẫn còn soi tấm gương trinh liệt tiết tháo nầy.

Ông Obama cũng nhắc đến cụ Phan Chu Trinh, người đã cùng với cụ Phan Bội Châu vào đầu thế kỷ thứ 20 đã chủ trương phong trào Đông Du cho sinh viên từ Việt Nam sang Nhật Bản du học. Vì năm 1904 Nhật đã thắng Nga, trong khi đó Việt Nam đang bị người Pháp đô hộ. Đây là tinh thần quật khởi của dân tộc ta, nên ông Tổng Thống Mỹ da màu đã không quên điểm lại lịch sử để người Việt Nam thấu rõ thế nào là tinh thần tự chủđộc lập của một dân tộc.

Rồi Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Ngô Bảo Châu v.v… những người làm nên lịch sử theo quan niệm thơ văn, nhạc kịch cũng như khả năng chuyên biệt của mình. Đặc biệt khi Tổng Thống Obama nhắc đến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, ông ta đã nói về tư tưởng đối thoại như sau: “In true dialoges, both side are willing to change”. Có nghĩa là: Trong sự đối thoại chân thành, cả hai đều mong muốn có sự thay đổi. Nghĩa là quyền lợi của hai bên phải được phân chia đều nhau; chứ không phải bên trọng bên khinh. Đến đầu năm 2017, Tổng Thống Obama tại vị đến 2 nhiệm kỳ; mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Không ai ngờ một người da màu đã làm nên lịch sử của xứ Hoa Kỳ như vậy. Sau ông Obama có thể là Bà Clinton hay ai đó lên nắm quyền ở xứ cờ Hoa nầy; nhưng mục đích chính của họ vẫn là quyền lợi của nước Mỹ phải xem trọng hàng đầu, ngay cả việc đối nội hay đối ngoại.

Một đứa con mồ côi sinh ra tại Sóc Trăng Việt Nam vào năm 1973, sau đó được đón sang Đức và được đặt tên là Philipp Rößler. Ông nầy học hành đỗ đạt Bác sĩ Y khoa, sau đó tham gia chính trường Đức, đã có lần làm đến Đảng Trưởng của FDP (Đảng Tự Do Dân Chủ) và sau đó làm Phó Thủ Tướng trong nhiệm kỳ đầu của Bà Merkel, kiêm Bộ Trưởng Bộ Y Tế. Ở vào tuổi 40, Philipp Rößler đã từ nhiệm và sang Thụy Sĩ đảm trách những công việc của tư nhân.Con đường chính trị của ông ta đã chấm dứt từ đó. Nếu giả sử ông vẫn ở lại Việt Nam cho đến sau năm 1975 thì số phận của những trẻ em cô nhi càng bi thảm hơn nữa; nhưng nhờ ông cha nuôi người Đức tên Rößler đã gầy dựng nên sự nghiệp cho ông. Vì vậy Philipp mới có được một thời ngang dọc trên chính trường của Đức như vậy. Nếu nói theo thuyết duyên sanh của nhà Phật thì ông ta có thể dễ dàng chấp nhận cho việc nầy. Nghĩa là: Cái nầy sanh nên cái kia sanh; cái nầy diệt nên cái kia diệt. Tất cả đều do nhân duyên cả.

Ngày xưa ít có người phụ nữ nào nổi tiếng trên chính trường; nhưng ngày nay thì nữ quyền đã được tôn trọng đúng mức; nên người nữ cũng đã tham chính và thành công không ít. Ở Âu Châu có Bà Angela Merkel của nước Đức, bà Margaret Thatcher, bà Theresa Mary của nước Anh. Bà Anng San Suu Kyi của Miến Điện. Nữ Tổng Thống Đại Hànbà Pak Geun Hye, Nữ Tổng Thống Đài Loan, Nữ Tổng Thống Phi Luật Tân, Nữ Tổng Thống Brasil v.v… tất cả đềuthể hiện khả năng tuyệt hảo của mình khi nắm quyền và cầm giữ vận mệnh của quốc gia dân tộc theo sự lèo lái khéo léo của những chủ soái nầy. Bây giờ ở thế kỷ thứ 20 và 21, người nữ đã thể hiện được điều đó.

Nếu Tổng Thống Hoa Kỳ đời thứ 45 là một người nữ, ví dụ như Bà Hillary Clinton đắc cử, thì lịch sử đã sang trang, vì lẽ suốt hơn 200 năm lập quốc và suốt 44 đời Tổng Thống, không có ai là đàn bà cả. Điều ấy hẳn cũng đúng với lời Phật dạy. Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; bất luận là đàn bà, đàn ông, con trai hay con gái; con thú haycon người. Nếu ai biết xây dựngtu dưỡng tấm lòng từ bi và trí tuệ thì ai ai cũng có khả năng lãnh đạo và khả nănglàm Phật. Ngay cả phẩm vị Đạt Lai Lạt Ma vốn là một phẩm vị cao quý nhất của Tây Tạng kể từ thế kỷ thứ 14 đến nayTrải qua gần 700 năm với 14 đời Đạt Lai lạt Ma rồi; nhưng chưa có một người nữ nào có mặt và theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho biết rằng: Đời thứ 15 tại sao không là một người nữ, mà nếu là một người nữ đẹp đẽ thì sẽ được nhiều người quan tâm hơn.

Thế giới đang biến đổi trong từng giây từng phút. Do vậy những quan niệm cổ xưa về giới tính, ngày nay cũng được thay đổi rất nhiều, khi mà nền văn minh của khoa học, càng ngày càng phơi bày rõ mọi việc trên màn hình và phim ảnh, với những ai có khả năng, thì người ấy sẽ đạt đến mục tiêu của mình đã đề ra. Ngay cả việc làm Phật, làm Bồ Tát hay làm Chuyển Luân Thánh Vương để cai quản quả địa cầu nầy.

 

4
Người Việt Nam
tại Hoa Kỳ
và trên thế giới ngày nay

 

Thật ra thì chưa có sử liệu nào chính xác ghi lại người Việt Nam nào ra khỏi đất nước Đại Việt đầu tiên; nhưng nếucăn cứ vào những bộ sử gần đây của Bác sĩ Y khoa Yên Tử Trần Đại Sĩ hiện đang sinh sống tại Pháp thì có thể người đầu tiên đó là Hoàng Tử Lý Long Tường ra đi khỏi quê hương Đại Việt cùng với bầu đoàn quan quân, thê tử đúng vào lúc Trần Thủ Độ chủ mưu soán ngôi nhà Lý vào năm 1224. Nghĩa là cách đây (2016) gần 1.000 năm. Ông nầy là một Thủy Quân Đô Đốc; nên trong tay có nhiều chiến thuyền. Do vậy việc vượt biển tìm tự do là chuyện trong tầm tay. Đoàn thuyền của Hoàng Tử Lý Long Tường đi dọc theo bờ biển Trung Quốc hướng về phía Bắc. Một nhánh tấp vào đảo Đài Loan và nhánh còn lại đi thẳng sang Triều Tiên. Kể từ đó đến nay con cháu nhà Lý đã có mặt tại Đại Hàn vàĐài Loan qua chính biến đầy máu và nước mắt nầy. Tuy nhiên khi đến Triều Tiên thì Hoàng Tử Lý Long Tường được vua chúa Triều Tiên phong cho làm Nam Hoa tướng quân sau khi dẹp tan giặc ở phương Bắc và họ ở rải rác khắp nơi trên bán đảo nầy. Tương truyền rằng: Tổng Thống Lý Thừa Vãng của Nam Hàn cũng là người có gốc gác từ họ Lý của Việt Nam chúng ta.

Cũng qua sử liệu nầy và nhiều sử liệu khác, người ta cho rằng Tổng Thống Lý Kính Huy của Đài Loan cũng là hậu duệ của con cháu triều nhà Lý của Việt Nam chúng ta. Việc đúng sai như thế nào, hãy cứ để cho lịch sử từ từ soi sánglại; nhưng niềm tự hào dân tộc thì bao giờ chúng ta cũng sẵn có; nên đây cũng là lý do mà chúng ta đáng hãnh diệnvậy. Vì lẽ người Việt Nam chúng ta sau khi được an cư lạc nghiệp  ở bất cứ một nơi nào trên thế giới, thì họ có bổn phận phải hội nhập vào nền văn hóa sở tại và ngoài ra còn có bổn phận duy trì cũng như phát huy nền văn hóa đất mẹ của mình, nhằm giới thiệu cho nước sở tại biết đến nếp sống của dòng người mới nhập cư nầy.

Vua Lý Huệ Tông đã nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng và ông ta đã đi xuất gia đầu Phật với Pháp hiệu làHuệ Quang; nhưng Trần Thủ Độ cũng đã không để cho ông ta tu học mà một hôm, nhân chuyến tham quan chùa, khi gặp Thiền Sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trước sân chùa thì Trần Thủ Độ buột miệng nói rằng:

“Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc”

Câu nói nầy hàm ý, Thủ Độ không muốn một người nào trong dòng tộc nhà Lý còn sống sót cả. Nhân một lễ tế trời đất và lăng tẩm của vua quan nhà Lý, Trần Thủ Độ cho đào hầm sẵn thật sâu chung quanh nơi tế lễ. Bên trên cho lót ván và phủ cỏ thêm vào. Sau khi con cháu nhà Lý tập trung lại để hành lễ, thì Trần Thủ Độ cho quân lính rút hết ván. Thế là con cháu nhà Lý còn lại bao nhiêu đều bị chôn sống dưới hầm sâu kia.

Ngoài tội lỗi bắt bà Trần Thị Dung vốn là mẹ của Lý Chiêu Hoàng trở thành vợ bé của mình; Trần Thủ Độ đã bắt Trần Cảnh tức Trần Thái Tông phải nhận cái bào thai của chị dâu mình là con của mình, khi mà thời gian kết hôn với Chiêu Hoàng đã lâu; nhưng Trần Thủ Độ thấy chưa hạ sanh được người nối nghiệp Đế. Do những dã tâm như vậy; cho nênTrần Thái Tông mới bỏ ngôi báu, quyết vào núi Yên Tử gặp Quốc sư Phù Vân để xin xuất gia học đạo là vậy. Đây là cái cớ, vì lẽ thấy Trần Thủ Độ quá tàn ác với nhà Lý cũng như bản thân mình.

Rồi đến cuối thời nhà Trần (1400) Việt Nam một lần nữa bị quân nhà Minh sang đô hộ. Do vậy đã có rất nhiều người bỏ nước ra đi. Đa phần đến Trung Quốc tỵ nạn và mãi cho đến ngày nay (2016) một nhóm thiểu số Việt tộc vẫn cònhiện diện tại Trung Quốc. Tuy họ không còn nói được tiếng Việt lưu loát nữa; nhưng những điệu hò, điệu múa v.v… họ vẫn còn giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc qua nền âm nhạc cổ đại mà họ đã mang đến từ quê hương Đại Việt.

Căn cứ vào sử liệu thời nhà Nguyễn trung hưng cũng như sách “Các Thiền Sư Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ thì sau thời Lê Chiêu Thống, đất nước Việt Nam bị người Hoa cai trị gián tiếp qua Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; trong khi đó Đàng Trong các chúa Nguyễn vẫn ra sức mở mang bờ cõi; nhưng từ năm 1786-1792 ba anh em ruột Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ những người xuất thân từ Bình Định đã thống nhất sơn hà và vì thế con cháu của Gia Long phải bôn tẩu sang Lào, Cao Miên và Thái Lan để tỵ nạn. Trong thời gian từ 1792-1802, trước khi Gia Long lên ngôi, là thời kỳ của nhà Nguyễn tiếp tục xây dựng nghiệp Đế và đã có một số người ra đi phò chúa vẫn còn ở lại xứ Thái Lan, tiếp tục xây chùa và thực hiện niềm tin của mình ở quốc gia chùa tháp ấy. Những sự kiện nầy có đề cập đến qua tác phẩm thứ 57 của chúng tôi nhan đề là “Chuyện tình Liên Hoa Hòa Thượng” xuất bản tại ngoại quốc năm 2011 và quý độc giả cũng có thể xem tuồng cải lương nầy qua việc chuyển thể tài tình củaĐạo Hữu Giác Đạo Dương Kinh Thành vào năm 2012 để rõ thêm những chi tiết ngọn ngànhCho đến ngày nay vẫn còn nhiều ngôi chùa Việt Nam danh tiếng tồn tại ở thủ đô Bangkok như: Chùa Phổ Phước, chùa Cảnh Phước và chùa Khánh Vân tại China Town nằm ở trung tâm của thành phố Vọng Các (Bangkok). Ở những ngôi chùa nầy mặc dầungày nay không còn người Việt nào nói rành tiếng Việt nữa; nhưng những kinh điểnlễ nghibái sám trong các chùa Việt tại Thái Lan, những người Thái hay người Hoa đang tu tập tại đó vẫn dùng ngôn ngữ tiếng Việt để đọc tụng vàhành trì theo đường hướng của Anamikaya (Việt Tông). Đây quả thật là một hình ảnh đẹp tuyệt vời của văn hóa Việt Nam vẫn còn hiện hữu trên đất Thái Lan trong suốt hơn 250 năm qua.

Khi dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 32 và 34 hay nhiều tập khác nữa từ chữ Hán sang tiếng Việt trongthời gian qua, tôi đã phát hiện ra nhiều vị được gọi là Phù Nam Quốc Sư đã dịch trực tiếp từ chữ Phạn sang chữa Hán và ngày nay tên tuổi của các Ngài vẫn còn nằm rải rác trong Đại Tạng Đại Chánh. Khi tra cứu thì được biết rằng đây là một quốc gia tự trị nằm phía dưới nước Chiêm Thành; nếu nói biên giới thì Phù Nam quốc đó hiện hữu từ những thế kỷ trước Tây lịch và nằm dài từ Nha Trang đến Biên Hòa ngày nay. Thế nhưng từ thời nhà Lý và nhà Trần (1010-1400) cha ông của chúng ta đã có những cuộc Nam tiến nên Chiêm Thành và Phù Nam quốc đã không cònhiện diện trên bản đồ của thế giới nữa. Tiếc thay những dân tộc có nền văn hóa cao vời; nhưng đã một thời biến mất qua thời gian năm tháng cũng như sự chiếm thủ của con người.

Rồi một hôm tôi đọc trên một tập san “Văn hóa Phật Giáo Việt Nam” xuất bản ở Huế có một bài viết khá lý thú về NgàiPhật Triết cũng xuất xứ từ nước Phù Nam, lại có liên hệ với Ấn Độ, Trung Hoa và cả Nhật Bản nữa. Đây có lẽ là một trong những sử liệu cũ nhất về người Phù Nam (Việt Nam) có mặt tại nước ngoài.

Năm 752; nghĩa là cách đây 1.364 năm về trước từ Phù Nam, Thầy trò Ngài Phật Triết đã được Thánh Vũ Thiên Hoàng của Nhật Bản cung thỉnh sang Nara để làm lễ khai nhãn cúng dường tượng Tỳ Lô Giá Na Phật bằng đồng cổnhất thế giới hiện nay và làm lễ khánh thành chùa Đông Đại (Todaiji) tại Nara cùng với Thầy mình là Ngài Bồ Đề Tiên Na đến từ Ấn ĐộCho đến nay chúng ta chỉ biết được rằng Ngài Phật Triết sang Ấn Độ để tu học, có thể đi bằng thuyền từ miền Nam Việt Nam qua ngả Bombay hay Calcutta rồi Đại Học Nalanda ở miền Bắc Ấn Độ; thế nhưng cũng có thể là Ngài Phật Triết đã đi bộ từ miền Nam Phù Nam sang Cam Bốt rồi Thái Lan đến Miến Điện và qua nước Ấn độ. Như vậy Ngài Phật Triết đã biết tiếng Sanscrit và tiếng địa phương. Sau đó cả hai Thầy trò quay lại nước Phù Nam. Tại đây Ngài Phật Triết đã giới thiệu cho Thầy mình về văn hóa Phù Nam và cả hai Thầy trò đều học những điệután tụng của Phù Nam và đặc biệt là những điệu múa Vu Lan và những bài hát dân ca thuở đó, mà cho đến ngày nay (2016) Viện Nhã Nhạc Hoàng Cung của Nhật Bản mỗi năm vẫn còn trình tấu một lần nhân những ngày lễ trọng đạicủa chùa Đông Đại tại Nara. Kế đó Ngài Bồ Đề Tiên Na và Ngài Phật Triết qua Trung Quốc làm quen với ngôn ngữ vàPhật Giáo Trung Quốc; kế đó năm 752 hai Ngài chính thức được Thánh Vũ Thiên Hoàng cung thỉnh sang Nara Nhật Bản để làm lễ khai nhãn cúng dường và lễ khánh thành chùa Todaiji, là một trong những chùa gỗ lớn nhất còn tồn tạitrên thế giới cho đến ngày nay, mặc dầu cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn chiến tranh bị tàn phá; nhưng ngôi Đại Tự ấy ngày nay vẫn còn trụ lại trên thế gian nầy và người Phù Nam (Việt Nam) cũng là lần đầu tiên có mặt tại Nhật Bản.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Hoa Kỳ không biết chính thức đã có bao nhiêu người Việt Nam cư ngụ tại đó; nhưng chắc chắn một điều đã có những nhân viên của Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa thuộc Miền Nam Việt Nam và các sinh viên du học tại đó. Nhưng trước đó nữa, ai là người Việt Nam đến Hoa Kỳ ngoài ông Bùi Viện đi Sứ thời nhà Nguyễn? Đây là một câu hỏi mà tôi đã phải nhờ “Tự điển toàn thư mở - Wikipedia tiếng Việt” mới có được câu trả lờinhư sau:

“Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì ông Trần Trọng Khiêm là người đầu tiên có mặt tại Hoa Kỳ. Ông sinh năm 1821 (nghĩa là sau khi vua Minh Mạng lên ngôi 2 năm) tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Năm ông 21 tuổi (1842) vợ ông đã bị giết bởi một Cai Tổng và chính ông đã trả mối thù cho vợ, bằng cách giết lại Cai Tổng nầy. Đó làlý do để ông tìm đường trốn khỏi Phú Thọ bằng tàu buôn của ngoại quốc. Từ năm 1842-1854 ông Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất tại Hoa Kỳ. Mục đích đi tìm vàng và có khi ông trở thành cao-bồi của xứ nầy. Đến năm 1849 ông đã đến thành phố New Orleans, mà sau nầy thành phố nầy có thời gian thuộc người Pháp cai trị”.

Trước năm 1789 bản Tuyên ngôn độc lập do Tổng Thống Washington tuyên đọc, chắc chắn tại vùng đất mới nầy có rất nhiều người ngoại quốc đến tìm vàng và cơ hội để sinh sống. Như ông Trần Trọng Khiêm ra đi khỏi nước Việt vì sợ án tù đã giết Cai Tổng và cuối cùng phải trốn xuống tàu buôn, có thể là tàu của Pháp hay Hoa Kỳ; cho nên bắt buộc ông phải học và làm quen với hai ngôn ngữ nầy.

Ông Lê Kim sinh năm 1821 và mất đi năm 1886. Trong “Tự điển toàn thư mở” bằng tiếng Việt có đăng cả hình ảnhcủa ông cũng như đồng tiền thuở ấy có để tên ông nữa. Ông ta cũng đi tìm vàng ở vùng Salt Lake City và ông ta biết nhiều thứ tiếng ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt; ông ta còn biết cả tiếng Hòa Lan, tiếng Trung Hoa và tiếng Pháp nữa. Đây cũng là một người đặc biệt. Vì chỉ có đi trốn xuống tàu buôn của ngoại quốc thì mới có cơ hội đi xa như vậy và điều căn bản là phải học ngôn ngữ của những người trên tàu buôn ấy. Ông Lê Kim có lẽ đã đến cửa biển Hội An, hay một cửa biển nào đó tại Bắc Phần, rồi tìm cách lén xuống tàu qua việc khuân vác, rồi trốn hẳn dưới khoan tàu, để khi tàu ra khơi rồi, ông ta mới bắt đầu lộ diện, thì người Hòa Lan hay người Pháp cũng không nỡ bắt trả lại một người, khi chuyến hành trình trở về lại quê hương của họ còn dài thăm thẳm. Rồi ông Khiêm hay ông Kim cũng phải học nhữngngôn ngữ của người ở trên thuyền. Cho nên ông ta biết nhiều thứ tiếng là vậy.

Trước năm 1975 chính quyền Miền Nam Việt Nam đã cho những sinh viên ra ngoại quốc du học, đa số là Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada, Đức, Nhật, Ấn Độ v.v.. nhưng không ai biết được con số chính xác là bao nhiêu, ngoại trừ những Sứ Quán của Việt Nam tại đó. Theo thống kê của Wikipedia cho biết rằng: Đầu thập niên 70 có độ 100.000 người Việt Nam ở ngoại quốc, đa số ở Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện và Pháp và sau năm 1975 có 4 triệu người Việt có mặt trên 100 quốc gia ở khắp 5 châu trên thế giới nầy. Nếu bảo thế giới có trên 240 quốc gia lớn nhỏ, thì người Việt đã có mặt gần một phân nửa trên 5 châu lục nầy. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ có đến 1.799.632 người đang sinh sống, học tập và làm ăn tại đó. Như vậy tại Hoa Kỳ số lượng người Việt Nam cũng đã chiếm gần phân nửa trong số 4 triệu người ấy rồi và ở đó đa phần là những người tài giỏi, thành phần trí thức cũng như những người giàu có ra đi từ Miền Nam Việt Nam.

Vào năm 2007 số thống kê cho biết tại Hoa Kỳ có tất cả là 1.642.950 người đa số sống ở Tiểu Bang California. Vì lẽ Tiểu Bang nầy ấm áp hơn những Tiểu Bang khác tại Hoa Kỳ. Vả lại Tiểu Bang nầy có khí hậu miền biển cận kề Đại Tây Dương, không khác gì bờ biển Thái Bình Dương của nước Việt Nam là mấy như: Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và khí hậu ôn hòa hơn những Tiểu Bang thuộc miền Đông nước Hoa Kỳ nhiều. Có tổng cộng 447.032 người Việt sinh sống tại California; chiếm 39% dân số tại Tiểu Bang nầy. Chỉ riêng ở Orange County (Quận Cam) số người Việt chiếm đến 135.548 người, được mệnh danh là Little Sàigòn, chiếm đến 30,7% dân số và tại Garden Grove chiếm 21,4% cư dân tại đó. Ở hai thành phố nầy đã nhiều lần Thị trưởng được bầu có gốc gác người Việt; hoặc là thế hệ di dân đến đây từ sau năm 1975 hay thế hệ thứ 2, thứ 3 được sinh ra và lớn lên tại quê hương mới nầy. Thành phố Houston, hay nói đúng hơn là Tiểu Bang Texas có đến 134.961 người Việt cư ngụ; chiếm 12% cư dân tại Tiểu Bang nầy.

Những năm đầu khi đến Chicago hay một vài nơi trên xứ Hoa Kỳ, tôi thấy những hãng tên đề như: Hannover, Mannheim, New Berlin, Karlsruhe v.v… cho hay ai rồi cũng có một quê hương để nhớ đến và nghĩ về; nên đến đâu và ở đâu khi ra đi khỏi quê mẹ dầu ở bất cứ dưới hình thức nào đi nữa, thì người ta vẫn luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Có một hai câu chuyện vui, tôi xin kể để quý vị nghe. Có lần tôi lên phi trường Washington để bay về Hannover ở Đức. Cô tiếp viên hàng không bảo rằng: Ông không có vé đi về Hannover. Tôi đáp lại: Lẽ nào lại như thế? Cô ta bấm máy một lần nữa, vẫn bảo rằng: Ông không có vé đi Hannover. Tôi xuất trình vé và cô ta la lên rằng: Ồ! Hannover ở Đức chứ không phải Hannover ở Mỹ. Thế thì tôi xem lại (hồi đó phi trường quốc nội và ngoại quốc làm vé lên tàu chung với nhau; nên mới có cớ sự ấy).

Một lần khác, Hòa Thượng Thích Minh Tâm và tôi đi New York và ở lại đó một tuần lễ để thăm viếng các chùa cũng như các Phật Tử ở vùng nầy. Một hôm Hòa Thượng xách va-ly ra phi trường thì Air France bảo rằng: Máy bay của ông đã bay từ ngày hôm qua rồi, tại sao giờ nầy ông mới đi? Hòa Thượng xem lại vé máy bay và biết rằng mình đã xem sai ngày; nên hãng Air France cũng du di để cho Thầy đi ngay ngày trễ hôm ấy. Còn tôi thì ở lại New York, đúng một tuần sau thì mới về lại Paris cũng bằng Air France. Thế là cô tiếp viên hàng không bảo tôi rằng:

- Tại sao tôi đã cho ông đi trước đây một tuần rồi, mà bây giờ ông còn ở đây?

Tôi hỏi lý do thì cô ta bảo rằng:

- Vì ông họ Lê, mà ông đi tuần rồi cũng họ Lê và ông mặc áo lam, ăn chay cũng như không mang theo hành lý như ông Lê hôm nọ; nên tôi tưởng lầm là ông Lê của tuần rồi. Thôi cho tôi xin lỗi vậy và đây là vé lên tàu của ông.

Đúng là kỷ niệm nhớ đời, tôi không bao giờ quên cả. Rồi một dạo khác, Hòa Thượng Minh Tâm và tôi cũng đi Hoa Kỳ chung chuyến, khi đến Houston và có ý định đến thăm chùa Phật Quang; nhưng không có ai đến đón cả, mặc dầuHòa Thượng Minh Tâm đã báo trước đó rồi. Trời bắt đầu tối, tôi đề nghị với Thầy, thôi thì ra bến Taxi tự đón xe để về chùa. Khi đến bến Taxi, chúng tôi thấy nhiều tài xế da đen quá; nên cũng ngại lên xe. Chờ hoài một lúc vẫn không thấy người da trắng lái Taxi mà chỉ toàn là người da đen. Chúng tôi bạo gan gọi một tài xế Taxi và cho địa chỉ đến; nhưng anh ta nhìn chúng tôi lại từ chối không chở. Theo tôi nghĩ, có lẽ hắn ta thấy chúng tôi ăn mặc áo nhà tu nên hắn ta nghĩ rằng chúng tôi có công phu thâm hậu lắm; nên không dám chở chăng? Còn chúng tôi không muốn lên xe trước đó, vì những lý do an ninh khác về đêm. Dĩ nhiên không phải lý do kỳ thị chủng tộc; nhưng vì để an toàn chobản thân; nên tự chấp nhận cho giải pháp thận trọng vẫn hơn. Điều trái ngang ở đây là – trong khi mình sợ người ta làm chuyện nầy, chuyện nọ thì người ta cũng sợ mình có võ công, rủi lên xe, có chuyện gì thì sao? mà ở đây có đến 2 ông Thầy tu Phật Giáo nữa. Cho nên những gì thuộc hạ phần kiết sử trong đó có “nghi” là không đúng rồi.

Xưa nay không có người nào sinh ra tại miền Nam mà không biết câu: “Sàigòn là hòn ngọc của Viễn Đông” cả. Bởi vì đất Sàigòn rất trù phú và dễ sinh sống và sau năm 1954 Sàigòn đã trở thành thủ đô của miền Nam Việt Nam; trong khi đó người miền Bắc lấy Hà Nội làm thủ đo và sông Bến Hải chia đôi đất nước ở vĩ tuyến thứ 17. Mãi cho đến năm 1976 hai miền Nam Bắc mới tái hợp lại với nhau nhưng Việt Nam không còn chủ nghĩa tự do nữa, mà người Cộng Sản Việt Nam đã áp đặt cho miền Nam Việt Nam một thể chế độc tài cộng sản. Do vậy nên mới có hơn 4 triệu người hiện đang đi tìm tự do và chối từ chế độ cộng sản tại quê hương mình là vậy.

Từ năm 1975 đến năm 1989 có rất nhiều người ra đi khỏi Miền Nam Việt Nam; kể cả những người gốc Hoa ở Miền Bắc họ cũng vượt biển đi tìm tự do nữa. Chỉ chờ có cơ hội là họ trốn ra đi khỏi nước, mặc dầu phương tiện chẳng có gì. Có thể là một chiếc thuyền nan mong manh trước sóng to gió lớn của đại dương; nhưng họ đã chẳng nệ hà, thà đem mạng sống của mình để đổi lấy hai chữ tự do; còn hơn là  ở lại trên quê hương của mình; nhưng bị quê hương từ chối. Do vậy mà theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc số người bị chết chìm trên biển cả hay rừng sâu khi ra đi tìm tự do, con số ấy hơn cả 500.000 người. Mạng người quý thật; nhưng quả thật không quý bằng hai chữTự Do; nên người ta đã chọn một trong hai quyết định sinh tử như vậy để hướng đến tương lai của con cái mình là vậy.

Đầu tiên khi người Việt đến Hoa Kỳ cũng gặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữthức ăn, khí hậu, giao tế v.v… nhưng chỉ cần thời gian chừng 10 năm đầu là họ đã bắt đầu làm ăn khấm khá, mua xe, mua nhà, cho con đi học ở những Đại Học tư danh tiếng v.v… Sau khi an cư rồi, người ta mới lạc nghiệp được và những Tổ chức, Hội đoàn đã nhóm họp lạivới nhau làm đơn thỉnh nguyện đưa lên thành phố sở tại, yêu cầu chính quyền cho dựng bảng Little Sài Gòn trên xa lộ ở ngã rẽ trước khi đến Quận Cam. Cuối cùng thì chính quyền đã chấp nhận yêu cầu chính đáng nầy là Little Sài Gòn đã hiện hữu tại miền Nam cho đến nay cũng đã trên dưới 30 năm rồi và địa danh nầy chắc chắn sẽ còn hiện hữu mãi với thời gian năm tháng, dầu cho không còn người Việt Nam ở thế hệ thứ nhất còn tồn tại nữa. Điều nầy cũng giống như các địa danh Hannover, Mannheim hay New Berlin tại các Tiểu Bang ở Hoa Kỳ, khi người Đức đã bỏ lại quê hương của họ bên trời Âu vào thời Đệ nhất thế chiến (1914-1918) hay Đệ nhị thế chiến (1939-1945) và nhất là thời Đức Quốc Xã của Hitler cai trị, đã có hằng trăm ngàn người Đức đã bỏ quê hương của họ ra đi, đến Hoa Kỳ hay Canada; hoặc đến bất cứ nơi nào trên thế giới, cốt cũng chỉ tìm hai chữ tự do cho bản thân và gia đình con cái của họ. Rồi từ đó quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của họ lại hiện về và những địa danh kia lại được thành lập để nhớ lại một thuở xa xưa nào đó nơi quê mình đã được sinh ra và lớn lên; nhưng không ở lại được; trong đó có cả hơn 4 triệu người Việt Nam hiện có mặt trên quả địa cầu nầy cũng chỉ vì một lý do đơn giản là đi tìm hai chữ Tự Do và đất nước Hoa Kỳ nói riêng cũng như các xứ tự do khác trên thế giới nói chung đã cưu mang họ được; trong khi quê mẹ lại hững hờ.


5
Những ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Hoa Kỳ

 

Đến Đức ngày 22 tháng 4 năm 1977. Năm 1978 tôi dời về Hannover để học tiếp tục Phân khoa Giáo dục tại Đại HọcHannover và trong thời gian nầy tôi quyết định ở lại Đức luôn; nên đã làm đơn gởi lên chính quyền Hannover xin tỵ nạn vì lý do Tôn Giáo. Đây là một trong những lý do mà các chính quyền Tây Phương quan tâm hàng đầu. Thời gianđó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở trong nước bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp khốc liệt, mà khi ra đi du học Nhật Bản năm 1972 tôi được Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Tổng Thư Ký của Giáo Hội cấp giấy cho tôi xin miễn quỹ hồi hương lên chính quyền Sàigòn; mà trong những năm ấy Ngài và Giáo Hội bị bắt bớ cũng như bị cầm tù; nên đơn xin tỵ nạn của tôi được chấp nhận một cách mau chóng dễ dàng. Đó là ngày 29 tháng 3 năm 1979 tại Zirndorf  (H.1 tr. 72) với số ký hiệu S-Vietnam- 115. Trước đó họ cấp cho tôi quyền được ở lại Đức từ ngày 12.7.1977 đến ngày 11.7.1978. Con dấu của thành phố Kiel đóng trên Passport Việt Nam Cộng Hòa của tôi, có từ thời đi du học. (H.2 tr. 72; H.2-1 & H.2-2 tr.73; H.2-3 tr. 74). Từ năm 1978 đến năm 1979 chính quyền Đức cấp cho tôi một Fremden Pass cho người ngoại quốc được quyền lưu trú tại Đức và kể từ lúc ấy không còn dùng Passport của Việt Nam Cộng Hòa nữa. Ngày 21 tháng 5 năm 1979 tôi chính thức nhận được Passport tỵ nạn; bên ngoài màu xanh nước biển, bên chéo trái phía trên có gạch 2 gạch màu đen và phía trên cùng để là: “Bundesrepublik Deutschland” và ở dưới ghi là Reiseausweis (Abkommen vom 28.7.1951) – Travel Document (Convention of 28.7.1951). (H.3 tr. 74).Passport nầy tôi chính thức xử dụng cho đến ngày 19.5.1987 thì chấm dứt. Vì sau đó tôi đã xin vào quốc tịch Đức sau 10 năm đã cư trú liên tục tại xứ Đức; nên đi một số nước ở Âu Châu và ngay cả Úc cũng như Hoa Kỳ về sau nầy không cần phải lên Tòa Đại Sứ xin Visa nhập cảnh nữa. Cho nên không bị tốn chỗ đóng dấu xin Visa nhiều trên Passport mà chỉ cần đóng dấu tại phi trường khi mình đến là đủ. Passport của Đức có thể đi 177 nước trên thế giớimà không cần xin Visa. Đây là niềm vinh dự cho những người đang mang quốc tịch Đức vậy.

Chính nhờ Passport tỵ nạn được chính quyền Đức cấp vào ngày 21 tháng 5 năm 1979; nên ngày 16.7.1979 tôi đã lên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Hamburg để xin Visa vào Hoa Kỳ. Nhìn lại Passport thấy Lãnh Sự Quán cho thời gian vào Mỹ trong vòng 3 tháng; cho đến ngày 30.9.1979 là hết hạn và chỉ một lần ra vào mà thôi. (H.4 tr. 75). Ngày 8.9.1979 lần đầu tiên tôi đã nhập cảnh Hoa Kỳ. Lần nầy tôi chỉ đi Gainsville và Sheverport. Lần thứ 2 tôi xin vào Hoa Kỳ với Visa từ ngày 21 tháng 12 năm 1979 đến ngày 21.3.1980 (H.5 tr. 75) và lần nầy cũng chỉ được ra vào một lần duy nhất. Chính lần nầy, tôi có dịp ghé thăm Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân tại Los Angeles.

Lần thứ 3 xin Visa vào Hoa Kỳ là ngày 22.5.1981 với Visa ra vào được nhiều lần cho đến ngày 22.5.1982. (H.6 tr. 76)). Trong thời gian một năm nầy tôi đã có nhiều lần sang Hoa Kỳ và ghé thăm nhiều chùa cũng như nhiều Cộng đồngngười Việt sống rải rác khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ. Đến ngày 22.7.1983 tôi được cấp một loại Visa mới B-I/B-2 cógiá trị trong vòng 5 năm; cho đến ngày 22.7.1988 mới hết hạn và ra vào Hoa Kỳ nhiều lần trong vòng 5 năm ấy. (H.7 tr. 76)). Đây là sự tin tưởng của Sứ Quán Hoa Kỳ. Vì lẽ bao nhiêu lần đi là bấy nhiêu lần về lại Đức; chứ tôi không lưu trú lại Hoa Kỳ quá hạn mà Visa họ đã cho. Thật ra khi một nước cấp Visa cho những cá nhân của nước khác vào nước của họ qua ngã du lịch hay du học hoặc làm ăn buôn bán v.v… họ chỉ sợ rằng người có được Visa ấy sẽ đến nước họ và tìm cách ở lại luôn; nên khi phỏng vấn lúc xin Visa có nhiều câu hỏi, mà người đứng đơn xin phải chứng minh cho Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán biết rằng:

- Mình đến thăm nước họ rồi về chứ không tìm cách ở lại.

- Sẽ không xin tiền trợ cấp.

- Có vé máy bay khứ hồi.

- Có đủ tiền tiêu trong thời gian lưu trú tại đó.

- Không tìm cách ở lại để xin việc làm hay mở tiệm v.v…

Trên đây chỉ là một số lý do chính và người đứng làm đơn xin Visa nhập cảnh vào một nước nào đó, nhất là Hoa Kỳ phải cần trả lời rành mạch, không dụ dự. Nếu một trong những câu hỏi hay sự chứng minh không rõ ràng thì nhân viên Sứ Quán sẽ không cấp giấy thị thực cho đương đơn.

Mỹ là một thiên đường ở nhiều lãnh vực; nên ai trên thế giới nầy cũng muốn đặt chân đến đó một lần cho biết. Do vậygiấc mộng Tây du ngày xưa đã qua rồi, mà bây giờ chỉ còn lại hướng Mỹ du mà thôi.

Vào cuối năm 1979, đầu năm 1980 tôi đã có dịp nhập cảnh vào Hoa Kỳ lần thứ 2 và lần nầy tôi đã đến Los Angeles, San Francisco, Houston và Washingtin DC. Những nơi nầy đã xây dựng chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Hoa Kỳ và người khởi sự ấy; chính là Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Thiên Ân.

Theo Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta được biết rằng: Hòa Thượng sinh ngày 22 tháng 9 năm 1926 tại An Trường, Phú Vang, Thừa Thiên. Năm Ngài 10 tuổi (1936) đã xuất gia học đạo. Sau khi thọ Sa Di Giới vào năm 1948 lúc Ngài 22 tuổi đã được Bổn Sư cho đăng đàn thọ giới Tỳ Kheo. Năm 1954 nhận được học bổng từ Phật Học ViệnBảo Quốc ở Huế, Ngài sang Nhật Bản du học. Năm 1959 Ngài tốt nghiệp Cao Học ngành Đông Phương học ở Đại Học Waseda, Tokyo và vào năm 1964 Ngài cũng đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương triết học tại Đại Học nầy. Đây cũng là năm Phật Giáo Việt Nam khởi sắc sau ngày cách mạng 1.11.1963 và đầu năm 1964 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được hình thành tại chùa Xá Lợi ở Sàigòn, sau khi tranh đấu gian khổ vào năm 1963 để chống lạisự đàn áp và kỳ thị Tôn Giáo của chính quyền Ngô Đình Điệm.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã mở ra một trang sử mới về mọi phương diện, trong đó có vấn đề giáo dục. Ngoài những trường Trung Tiểu Học Bồ Đề đã được thành lập lâu nay từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, nay Giáo Hộilập cơ sở Viện Đại Học Vạn Hạnh, nhằm cung cấp nhân tài và giới trí thức cho nhân quần và xã hội Việt Nam; cả cho Đạo, lẫn cho Đời nữa; nên Đại Học Vạn Hạnh không những chỉ có Phân khoa Phật họctriết học, mà còn có dạy những Phân khoa khác như: Giáo dục, kinh tế, xã hộingôn ngữ v.v… nhằm cung ứng cho Phật Giáo cũng như Dân Tộc nhiều nhu cầu trí thức hơn cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh tại 222 Trương Minh Giảng Sàigòn đã mời Hòa Thượng Thích Thiên Ân dạy môn triết học tại Vạn Hạnh từ năm 1964 đến 1966. Cũng vào năm nầy Liên Hiệp Quốc có chương trình trao đổi các giáo sư thỉnh giảng giữa các quốc gia với nhau, nên Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã được Đại Học California tại Los Angeles (UCLA) mời đến đây để dạy triết học và ngôn ngữ. Sau 2 năm dạy tại đây Visa thỉnh giảng hết hạn và năm 1968 Ngài đã làm đơn thường trú ở lại Hoa Kỳ.

Năm 1970 Ngài quyết định thành lập Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế (IBUC) tại Los Angeles để dạy thiền cho các sinh viên Âu Mỹ và tháng 10 năm 1973 Ngài cùng với các học giả Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tây Tạng cùng Tích Lan đã đứng rathành lập Viện Đại Học Đông Phương (University of Oriental Studies) để dạy cho những sinh viên nghiên cứu từ trình độ MA (Cao Học) cũng như Ph.D (Tiến Sĩ). Cũng từ Đại Học nầy đã có nhiều người Hoa Kỳ sau khi học xong Cao Học hay Tiến Sĩ đã có người xuất gia với Ngài và trong đó có những vị nổi tiếng như Ngài Bikkhu Bodhi, Sư CôKaruna, Ngài Ân Huệ, Ân Từ v.v... và cũng chính tại Đại Học nầy vào năm 1979 lần đầu tiên khi Đức Đạt Lai Lạt Mathứ 14 của Tây Tạng đặt chân đến Hoa Kỳ; Ngài đã nhận được bằng Tiến Sĩ danh dự của Hòa Thượng Tiến Sĩ ThíchThiên Ân trao tặng.

Sau ngày 30.4.1975 Ngài đã đứng ra vận động chính quyền Hoa Kỳ thâu nhận người tỵ nạn Việt Nam đang được tạm dung tại các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam  Á Châu. Do vậy nhu cầu tinh thần cũng không phải là ít, nhất là những người Phật Tử xa quê lớn tuổi, không biết đâu mà nương nhờ, thì mái chùa vẫn là một nơi có thể sưởi ấm được tình tự dân tộc của kẻ mới xa quê; nên chùa Việt Nam tại Los Angeles đã được thành lập trong bối cảnh nầy và Ngài đã được những người Việt tại Hoa Kỳ tôn xưng là Vị Sơ Tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ Quốc.

Vào tháng 9 năm 1980 Ngài được Bác sĩ cho biết đã bị ung thư ở giai đoạn cuốiVì vậy đến tháng 11 năm 1980 Ngài đã an nhiên thị tịch ở tuổi 54. Trong thời gian còn tại thế, ngoài việc thành lập chùa Việt Nam tại Los Angeles ra, Ngài còn lập chùa A Di Đà, Tiêu Diêu House cũng tại Los Angeles; chùa Việt Nam tại Orange County, chùa Việt Nam tại Washington Seattle, chùa Việt Nam tại San Diego, chùa Việt Nam tại Houston. Nói chung nơi nào trên xứ Hoa Kỳ có tên là chùa Việt Nam, không ít thì nhiều đều có liên hệ với Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân.

Những tác phẩm mà Ngài đã viết như: Zen Philosophy, Zen Practice–Buddhism and Zen in Vietnam- Trao đổi văn hóaViệt-Nhật - Phật Pháp v.v… Vào cuối năm 1979 đầu năm 1980 khi tôi từ Đức sang thăm Hoa Kỳ lần thứ hai đã được tự chính tay Ngài ký tặng vào quyển Zen Philosophy, Zen Practice nầy. Ngoài ra tôi cũng đã nhận được một cái Post Card của Ngài gởi từ Hoa Kỳ sang Đức nhân một lần Ngài đi đâu đó tại các Tiểu Bang vào đầu năm 1980 khi Ngài chưa lâm trọng bệnh. Dưới đây là những ngôi chùa mà Ngài đã khai sơn.

 

a)    Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế (IBMC) tại Los Angeles.

Cảnh quan ở đây tương đối thoáng mát, gồm có hai ngôi nhà được Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân mua lại để làmThiền đường và chỗ tu học cho những Thiền sinh người Mỹ. Đa phần người Âu Mỹ thích thực tập thiền để an trú nội tâm và giải quyết những trầm cảm hay những sự đè nén bởi công việc ở đời thường. Bước đầu họ đến với Đạo Phậtlà vậy. Sau khi làm quen với đời sống tại Thiền viện, có người phát tâm xuất gia hoặc giả quy y Tam Bảo để trở thànhnhững người Phật Tử chơn chánh.

Cây Bồ Đề ngày xưa cách đây hơn 2.500 năm lịch sử đã có những gốc rễ được mọc sâu và bám chặt vào nền đất tạiẤn Độ, rồi thân cây ấy từ từ vươn cao ra và thẳng tắp về hướng Nam hay hướng Bắc của Á Châu, để rồi cành lá vàhoa quả ngày nay tỏa rộng khắp năm châu bốn bể trên quả địa cầu. Điều ấy cũng không hoài công mong đợi của chưTổ Sư là: “Thiệu Long Thánh Chủng, chấn nhiếp ma quân”. Vì lẽ người Âu Mỹ ngày nay đã tiếp nhận Đạo Phật một cách tự nhiên như hơi thở và không khí vậy. Mỗi ngày tim của chúng ta đập bao nhiêu nhịp, phổi của chúng ta mỗi ngày hít và thở không biết bao nhiêu lần và mỗi lần như thế buồng phổi của chúng ta hít vào bao nhiêu lượng Oxy vàthở ra bao nhiêu chất thải Oxic carbonic. Đố ai biết được? Có ai tính được chăng? hay ai trong chúng ta vẫn vô tình trước sự sống, chưa bao giờ quan tâm đến những gì cần kiếp và quan trọng nhất trong đời sống của mình; nó không phải là tiền bạc, danh vọng, mà là hơi thở và sự duy trì chánh niệm. Thiền đã giúp cho Đông Phương tỉnh thức một thời và bây giờ Tây Phương đang cần đến. Họ lặn hụp với giáo lý nhiệm mầu nầy. Do vậy các nhà lãnh đạo tinh thầnPhật Giáo  Á Châu, khi đến Âu Mỹ, dầu cho những vị Đại Sư nầy tu theo pháp môn nào đi nữa, vẫn không thể chỉ bày cho họ con đường đi vào Thiền học qua việc chánh niệm của hơi thở cả. Điều nầy nó cũng quan yếu như 37 Phẩm trợ đạo vậy. Dầu cho bạn theo Phật Giáo Nam truyền hay Phật Giáo Bắc truyền và ngay cả Phật Giáo Kim Cang thừa đi nữa thì 37 Phẩm trợ đạo vẫn là con đường duy nhất để dẫn bạn ra khỏi cảnh khổ đau của luân hồi sanh tử.

Bên cạnh ngôi Thiền Viện Quốc Tế nầy được thành lập năm 1970 có một Đại Hồng Chung tương đối lớn, đánh lên tiếng kêu rất thanh. Chung quanh 4 phía Đại Hồng Chung có ghi những dòng chữ bằng chữ Hán, tiếng Việt và tiếng Anh về bài kệ khai chung cũng như ngày tháng năm mà Đại Hồng Chung nầy được đúc tại Việt Nam. Tôi không biết rằng bây giờ Đại Hồng Chung nầy đã được di dời đi nơi đâu rồi? Dẫu sao đi nữa, đây cũng là một pháp bảo quý giá đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước gởi qua Hoa Kỳ và cũng để kỷ niệm một chặng đường hoằng hóa đầu tiên của Ngài Sơ Tổ Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ quốc khi quê hương chúng ta vẫn còn sống trong cảnhthái bình an lạc.

b)   Tiêu Diêu House

Sau khi làm tròn bổn phận của người cha trong gia đình, Ngài Tiêu Diêu chính là thân phụ của Cố Hòa Thượng ThíchThiên Ân, đã xuất gia tu học nhiều năm tại Huế. Mãi cho đến năm 1963, trong khi Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân vẫn còn du học tại Nhật Bản và nơi miền Nam đất Việt, Phật Giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp, bắt bớ, giam cầm trái phép; nên Hòa Thượng Thích Tiêu Diêu đã phát tâm tự thiêu sau ngọn lửa của Bồ Tát Thích Quảng Đức năm 1963 cùng với một số Chư Tăng Ni khác như: Thích Quảng Hương, Thích Thiện MỹThích Nữ Diệu Định v.v… nhằmtranh đấu cho sự bình đẳng giữa các Tôn Giáo lúc bấy giờ dưới thời nhà Ngô.

Để nhớ lại công đức của tiền nhân cũng như của thân phụ mình đã hy sinh cho Đạo Pháp và Dân Tộc, Hòa ThượngThích Thiên Ân đã mua một ngôi nhà cũ nằm đối diện với Thiền Đường Quốc Tế để làm Thư Viện cũng như chỗ ở cho những người nghiên cứu về Phật Giáo; nhưng rất tiếc rằng ngày nay bóng dáng của Tiêu Diêu House không còn nữa. Nếu ai đó có trở lại vùng nầy để thăm, ngay cả University of Oriental Studies cũng không còn nhìn lại được hình ảnh của ngày xưa huống nữa là dấu vết của một thời sinh động của Phật Giáo Việt Nam có tính cách tri thức ở tại Viện Đại Học nầy.

Sau khi tốt nghiệp tại các nước Á Châu như: Ấn ĐộĐài Loan và Nhật Bảnchư Tôn Đức Tăng Ni không về Việt Namlàm việc cho Giáo Hội, mà qua Viện Đại Học Đông Phương nầy Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã bảo lãnh cho Hòa Thượng Thích Đức Niệm (từ Đài Loan), Hòa Thượng Thích Thiện Thanh, Hòa Thượng Thích Trí Chơn (từ Ấn Độ),Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt (từ Nhật Bản), Hòa Thượng Thích Mãn Giác (từ Việt Nam sang Pháp và từ Phápsang Hoa Kỳ) v.v… tất cả quý Ngài đều nhờ giấy tờ của Viện Đại Học nầy mà sang định cư tại Hoa Kỳ với vai trò Phó Viện Trưởng của Đại Học Đông Phương nầy. Ngày nay chư Tôn Túc đã lần lượt ra đi và Viện Đại Học nầy cũng không còn tồn tại dưới một hình tướng nào nữa cả.

Năm 1974 khi Hòa Thượng Thích Tịnh Từ từ Việt Nam sang du học Hoa Kỳ ở cấp bậc cao học cũng đã nhờ vào giấy tờ của Hòa Thượng Thích Thiên Ân qua sự hiện hữu của Đại Học Đông Phương nầy và một số quý Thầy, Cô đã có cơ hội vào Hoa Kỳ du học tự thuở ấy. Sau đó Hòa Thượng Thích Tịnh Từ về San Francisco lập nên chùa Từ Quangđể tiếp Tăng độ Chúng và tiếp tục con đường hoằng pháp của mình tại Hoa Kỳ ngày nay qua hình ảnh của Tu ViệnKim Sơn; một vùng núi đồi nằm gần San Jose trong hiện tại.

c)    Chùa Việt Nam tại Los Angeles

Ban đầu có lẽ Hòa Thượng Thích Thiên Ân chưa muốn thành lập chùa. Vì lẽ Ngài là một nhà giáo dục, chuyên nghiên cứu cũng như diễn giảng. Thế nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đến. Không ai chờ, cũng chẳng có ai đợi cả. Thế mà một sự tang thương phũ phàng đã phủ lên cả dân tộc Việt Nam, sau khi người Cộng Sản đã hoàn toàn chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Đã có hơn 4 triệu người Việt Nam ngày nay có mặt trên hơn 100 quốc gia trên thế giới; nhưng cũng đã có không biết bao nhiêu trăm ngàn người đã vùi thây trên biển cả, cốt làm sao chỉ để tìm ra hai chữ Tự Do. Họ ra đi không phải vì đói khát, cũng chẳng phải vì nghèo khó; lại cũng chẳng phải vì thù oán ai đã gây nên nỗi đoạn trường nầy, mà họ tủi phận phải bỏ lại quê hương sau lưng mình để phải đi tìm và chấp nhận một quê hương thứ hai để sinh sống. Cái giá của hai chữ Tự Do nó cao quý là như vậy. Vì thế người ta mới dám đánh đổi cả thân mạng của mình; chẳng cần biết sống chết ra sao giữa biển cả mênh mông với sóng to gió lớn. Cứ liều chết ra đi cái đã; còn chuyện gì đến, cứ để cho nó từ từ đến sau và hãy tính sau vậy.

Khi đến được một nước khác ngoài Việt Nam rồi, ai ai cũng lo ổn định cuộc sống cho mình và con cái của họ. Dần dà rồi cũng quen đi với cuộc sống mới; nhưng nỗi thao thức nhớ quê hương, ngôi chùa xưa, bến đò làng cũ v.v… tất cả những kỷ niệm dần hiện về trong ký ức của họ trong những đêm trường tịch mịch, không phải có tiếng dế nỉ non, mà thay vào đó là những giọt sương, cánh tuyết đêm đông lạnh giá vô cùng, khiến cho tâm hồn của những người ra đi tỵ nạn không có gì để có thể làm nguôi ngoai được; ngoại trừ ở một nơi có thể che chở được tâm hồn của mình; nếu không phải là một ngôi chùa thì không còn gì khác hơn để đề cập đến nữa. Có lẽ suy nghĩ được điều nầy là chính đáng nên ngay vào thời điểm năm 1975 Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã cho thành lập ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Los Angeles nói riêng và tại Hoa Kỳ nói chung, để đáp ứng lại những nguyện vọng của những người Phật Tử Việt Nam mới lần đầu tiên đặt chân lên đất khách, nhằm để giúp đỡ họ trong lãnh vực tâm linh nầy.

Tôi đến đây vào cuối năm 1979 thì thấy cấu trúc của ngôi chùa Việt Nam tại Los Angeles như hình chữ U. Hai bên có 2 dãy Đông Tây gồm 2 tầng lầu và chính giữa là một dãy nhà ngang, Hòa Thượng Thích Thiên Ân lấy tầng trên làmchánh điện; còn 2 bên để cho chư Tăng thường trú ở. Phòng nào dư thì cho thuê; để mỗi tháng có thêm tiền để trả tiền ngân hàng cho việc tạo mãi ngôi chùa nầy. Phía trước có để một tôn tượng Quan Âm lộ thiêng và bên trongchánh điện có để một hoành phi có dấu tích của Ngài Tinh Vân Đại Sư từ Đài Loan gởi tặng và những tôn tượng đang thờ trên chánh điện của chùa nầy cũng có xuất xứ từ Đài Loan hay Nhật Bản.

Năm 1979 khi Hòa Thượng Thích Mãn Giác sang Pháp để xin tỵ nạn; nhưng Ngài ở lại đó không bao lâu lại được Hòa Thượng Thích Thiên Ân bảo lãnh sang Hoa Kỳ và Ngài Thiên Ân đã thỉnh Hòa Thượng Thích Mãn Giác trụ trì chùaViệt Nam thuộc đời thứ 2 cho đến khi Ngài viên tịch. Mãi cho đến bây giờ, nhất là những năm gần đây (2015-2016) tôi đã có lần ghé lại đây, viếng thăm chùa cũng như Hòa Thượng Thích Như Minh, đời trụ trì thứ 3 của chùa, so với năm 1979; nghĩa là cách đây hơn 35 năm về trước, từ hình thức đến nội dung, ngôi chùa nầy không có gì thay đổi cả. Tất cả những công trình của Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân gầy dựng trên xứ Hoa Kỳ, ngoài lãnh vực tinh thần ra, tại Los Angeles chỉ còn lại hình bóng của ngôi chùa nầy là vẫn được truyền thừa cũng như phát triển; trong khi đó ViệnĐại Học Đông PhươngTrung Tâm Thiền Học Quốc Tế, Tiêu Diêu House và ngay cả chùa A Di Đà cũng không cònhiện hữu nữa.

d)   Chùa A Di Đà

Khi gặp Hòa Thượng Thích Thiên Ân năm 1979, Ngài có dẫn tôi đến thăm chùa A Di Đà do Ngài sáng lập ra. Chùa cũng là một ngôi nhà nhỏ được mua lại để cải gia vi tự và thuở ban đầu hình như có một vài Sư Cô thay phiên nhautrụ trì; nhưng cũng không phát triển thêm được mấy. Sau khi Ngài Thiên Ân viên tịch (1980) thì Ngài Mãn Giác chăm sóc cả chùa Việt Nam lẫn ngôi chùa A Di Đà nầy; nhưng sau nầy được nghe rằng người Đại Hàn đến đây mua đất lập chung cư và họ muốn chùa bán đất cho họ để họ xây chung cư, trong chung cư ấy sẽ để gian nhà thờ Phật. Thế làhình ảnh của chùa A Di Đà xưa, ngày nay có muốn tìm cũng không còn được trông thấy nữa. Mãi cho đến khi Ni SưNhư Ngọc, vốn là học trò cũ của Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Hòa Thượng Thích Mãn Giác sang Hoa Kỳ, đã có lần ở chùa A Di Đà nầy; nhưng sau đó vì muốn phát triển rộng lớn hơn; nên Ni Sư đã thiên di danh từ chùa A Di Đàcủa Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã sáng lập về tại Westminster ngày nay.

Người xưa thường nói: “Đi chùa đi chiền”. Chữ chiền nầy có thể do cách đọc trại từ chữ truyền thừa mà ra. Vì lẽ ngôi chùa bao giờ cũng có một vị Sư trụ trì. Vị nầy được gọi là “thế gian trụ trì Tam Bảo”. Trong đó có cả ngôi chùa và một hay nhiều vị Thầy lo gìn giữ nhang khói, kinh kệ cũng như truyền thừa mạng mạch cho người còn sống và đời sốngtâm linh cho những người đã quá cố. Những người xuất gia sống không có gia đình riêng lẻ như người thế gian; nhưng họ được truyền thừa từ đời nầy qua đời khác không phải bằng huyết thống, mà bằng “tâm truyền tâm”; nghĩa làtâm Phật nầy truyền qua cho tâm Phật khác, cốt làm sao hưng long hạt giống của Phật là quý hóa rồi.

Như trên chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là xứ có nhiều mỏ vàng; nên ở vào thế kỷ thứ 18, 19 hay 20 rất nhiều người muốn đến Hoa Kỳ chỉ để tìm vàng, trong đó có ông Lê Kim và ông Trần Trọng Khiêm là hai người Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ thứ 19; nhưng sau khi họ chết đi cũng đã chẳng để lại di tích nào cho đời sau. Đến cuộc cách  mạng Tân Hợi (10.10.1911) ở Trung Hoa bùng nổ lên, cũng đã có rất nhiều người Trung Hoa sang Hoa Kỳ để xin tỵ nạn. Thuở đó cách đây hơn 100 năm về trước, hoàn cảnh kia chắc cũng không khác hoàn cảnh của người Việt Nam đến Hoa Kỳ sau năm 1975 là mấy; nếu có khác chăng, chỉ là ý nghĩa của việc đi tìm cái gì cao quý hơn khi hai chế độ nổi lên thay đổi nhau tận quê hương mình. Người Hoa đến vùng Cựu Kim Sơn (San Francisco) lập nhà hàng, khách sạn, chùa viện, miếu mạo v.v… để duy trì bản sắc dân tộc của mình. Thuở ấy họ dựng rất nhiều chùa tại vùng nầy cũng như nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ; nhưng sau 100 năm; nếu ai đó có lần đến San Francisco để thăm lại dấu vết của những ngôi chùa do người Trung Hoa lập nghiệp hơn 100 năm trước, thì chẳng ai có thể tìm ra một mái chùa cong vút hay một mái đình làng cổ kính nào như tại Trung Quốc nữa, mà thay vào đó là những tòa nhà cao ngất đã che phủ cả những mái chùa rêu phong cùng tuế nguyệt. Điều nầy cũng giống như chùa A Di Đà tại Los Angeles do cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân lập ra mà thôi. Bởi lẽ đời sống và văn minh vật chất ở Hoa Kỳ tiến bộ quá nhanh; không một ai mà không bị cám dỗ, ngay cả người xuất gia. Cho nên Ngài Tuyên Hóa sáng lập Vạn Phật Thánh Thành ở gần San Jose đã nói rằng: Đồng tiền nó là một mị lực. Nó đã làm cho không biết bao nhiêu người thay lòng đổi dạ vì nó, nhất là đồng đô la của Mỹ. Do vậy đã có rất nhiều người thay lòng đổi dạ, thay trắng đổi đen, thay chồng đổi vợ là vậy. Tất cả cũng đều do mị lực của đồng tiền.

Có một điều hơi lạ và tôi vẫn thường hay thắc mắc là ngay cả những người mù chữ, người đui, người tật nguyền v.v… tờ đô la của Mỹ kích cỡ đều giống nhau, dầu cho đó là 1, 2, 5, 10, 20, 50 hay tờ 100. Tất cả đều bằng nhau và chỉ khác nhau là số ghi trên tờ bạc. Thế mà những người nầy đều nhận ngay ra được là tờ nào là tờ 2 đô la và tờ nào là tờ 100 đô la. Thật là tài tình. Không lẽ là đô la có cách ghi riêng cho những người nầy nhận diện được sự tinh tếấy? – Có lẽ là không, mà ngay cả 7 tỷ người trên quả địa cầu nầy, trên từ vua chúa, dưới đến thần dân trăm họ, không kể nghèo giàu, sang hèn, lớn nhỏ, màu da, tiếng nói v.v… hễ nói đến đô la, Anh kim hay Euro chẳng ai mà chẳng biết. Điều ấy mới là lạ. Do vậy khi giảng pháp tôi vẫn thường hay nói rằng: Ước gì câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà cũng được nhiều tỷ người quan tâm nhớ nghĩ đến như đồng đô la, thì nhân loại sẽ hạnh phúc biết bao và Đức Phật A Di Đà sẽ hoan hỷ biết mấy.

Nhiều Thầy bảo rằng âm nhạc có 5 hay 8 âm như: hò, xự, xe, cống liêu theo cổ nhạc, hay 8 âm như: đồ, rê, mi, la, sol, đô, xí, đố; thế nhưng nhạc của Mỹ chỉ có hai cung thôi. Đó là cung “đô” và cung “la”. Thế mà mị lực nầy đã làm chothế giới phải đảo điênĐồng tiền nó chuyển xoay con người là như vậy. Cứ ai mà bị lôi vào vòng xoáy nầy rồi thì khó có ngày có thể thoát ra khỏi, dầu cho vị đó là gì gì đi nữa; nếu không tự làm chủ mình được, thì đô la nó sẽ làm chủ mình.

e)    Chùa Từ Quang tại San Francisco

Chữ San Francisco người Hoa dịch sát theo âm là Cựu Kim Sơn; trong khi đó tiếng “San” theo Tây Ban Nha là “Thánh”. Vùng nầy là vùng tên của Thánh Francisco, cũng giống như San Jose hay San Antonio v.v… Người Hoa đã phiên âm hầu hết các địa danh trên thế giới ra ngôn ngữ của mình cho ai cũng có thể đọc được. Ví dụ như New York được phiên âm thành Nữu Ước, Sài Gòn được viết là Tây Cống v.v…; trong khi đó người Nhật khéo léo hơn, họ dùng chữ Katakana để phiên âm ra các địa danh hay những tên gọi trên thế giới, đôi khi cũng không giống mấy, nhưng không cần đến chữ Hán, mà chỉ dùng toàn là tiếng Nhật Katakana.

Đến đây để thấy một vùng vịnh thật đẹp mà cầu Golden Gate là một biểu tượng tuyệt vời của xứ thần tiên nầy. Ở đây có gió mát, trăng trong, có sóng biển ngút ngàn dợn sóng kéo dài mãi ra tận ở những vùng xa thăm thẳm ngoài Thái Bình Dương kia. Do vậy vùng nầy có rất nhiều du khách đến viếng thăm và đặc biệt người Hoa khi đến đây đã nhận nơi nầy làm quê hương khi đi tìm vàng vào những thế kỷ trước; cho nên nhà cửa, quán sá, hội quán, miếu mạo ngày nay còn sót lại khá nhiều ở vùng nầy, khi chúng ta có dịp thăm viếng thành phố nổi tiếng nầy.

Tại đây có ngôi Niệm Phật Đường đầu tiên được thành lập từ đầu năm 1975 dưới sự trợ duyên của cố Hòa ThượngThích Thiên Ân và sau đó Ngài cử Đại Đức Thích Tịnh Từ (nay là Hòa Thượng) về trông coi Niệm Phật Đường vàđiều hành Phật sự tại đây. Niệm Phật Đường không lấy tên là “Việt Nam” mà là Từ Quang. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì Thầy Tịnh Từ muốn ghi lại thâm ân giáo dưỡng của Sư Phụ mình; nên đã lấy tên ngôi Niệm Phật Đường là Từ Quang và sau nầy dùng cho chùa Từ Quang khi đã thiên di về nơi mới. Một điều đặc biệt của ngôi chùa Từ Quang khi tôi viếng thăm cuối năm 1979, đầu năm 1980 không phải là “cải gia vi tự” mà là “cải Chúa thành Chùa”; có nghĩa rằng: Đây là một ngôi Thánh Đường cũ của Tin Lành đã được mua lại sửa làm chùa. Việc nầy ở Việt Nam hầu như chưa thấy diễn ra như đổi chùa thành nhà thờ hay đổi nhà thờ thành chùa; trong khi đó tại Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu ngày nay việc nầy không phải là không có. Trong hơn 400 ngôi chùa đang sinh hoạt tại Hoa Kỳ ngày nay theo tôi được biết, ít nhất cũng có 50 ngôi chùa được mua lại từ nhà thờ. Sau đó sửa sang lại chánh điện, có thể sinh hoạtliền. Vì lẽ cơ sở Tôn Giáo có trước đó đã đầy đủ những tiện nghi công cộng rồi.

Ở các nước văn minh Âu Mỹ ngày nay họ cho thành lập chùa ở những nơi được quy định như: Một là khu công nghệ; hai là nơi thương mại và ba là nơi hỗn hợp giữa công nghệ và khu dân cư. Vì những nơi nầy có thể cung ứng được mọi nhu cầu công cộng cho quần chúng, ví dụ như bãi đậu xe, an toàn khi hành lễ, không làm ồn hàng xóm v.v… trong khi đó, đa phần quý Thầy Cô người Việt Nam mình mới chân ướt, chân ráo đến các xã hội Tây Phương chưa hiểu cách sinh hoạt của dân chúng địa phương và nhất là luật lệ cư trú; nên đã thuê hay tạo mãi những nhà tư nhân trong vùng có cư dân sinh sống; nên đã xảy ra không biết bao nhiêu là nhiêu khê, vì lẽ khi ra vào, khi đậu xe, khi sinh hoạt vào cuối tuần v.v… hầu như bị sai luật định của các nước sở tại; nên nhiều Niệm Phật Đường hay chùa bị cấmsinh hoạt và cũng đã có nhiều chùa tại Hoa Kỳ xây dựng trái phép đã bị cơ quan hành chánh và cơ quan xây dựng địa phương cho xe đến đập bỏ những công trình đã xây dựng trái phép. Do vậy một số chư Tăng hay chư Ni Việt Namchọn giải pháp mua lại nhà thờ để làm chùa thì hầu như không có vấn đề gì trong việc sinh hoạt  hằng ngày, hằng tuần; nhưng ngược lại cũng có nhiều điều ở lúc ban đầu hơi khó xử. Ví dụ như trong chùa đa phần không ngồi trên ghế mà ngồi dưới sàn; trong khi đó nhà thờ thì ngược lại. Sàn chùa thường nằm ngang để dễ lễ lạy; còn sàn nhà thờ giống như trong rạp hát, trước thấp, sau cao. Cho nên sau khi mua lại nhà thờ để làm chùa thì Phật Tử rất khó khăn khi lễ bái, vì đầu của mình khi lạy thường hay bị chúc xuống phía trước; cho nên phải tân trang lại như sàn chùa, tốn kém cũng không phải là ít. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp để sau nầy nếu có điều kiện tốt sẽ di dời đi nơi khác, có đất đai rộng rãi hơn, nhằm kiến tạo một ngôi chùa thực thụ theo kiến trúc Á Đông như có mái cong, 5 gian 2 chái hay hình chữ Đinh v.v… Từ năm 1975 đến nay (2016) đã hơn 40 năm định cư tại Hoa Kỳ người Việt Nam Phật Tử chúng ta đã thể hiện được điều đó và ngày nay có không ít những ngôi chùa quy mô, trang nghiêmthanh tịnh (sẽgiới thiệu ở chương sau) để thể hiện nét văn hóa Á Đông và văn hóa Phật Giáo Việt Nam riêng biệt của mình.

Thầy Tịnh Từ của gần 40 năm về trước ở vào lứa tuổi trung niên; nên rất cởi mở và hoạt bát. Thầy rất văn nghệ, có làm thơ với bút hiệu là Sơn Cư và những bài giảng của Thầy về đời sống trong gia đình cho giới Cư sĩ tại gia đã có rất nhiều người quan tâm cũng như hưởng ứng cách nhập thế của con đường Phật Pháp như vậy. Thầy vốn xuất thân từPhật Học Viện Phổ Đà ở Đà Nẵng cũng như Nha Trang; nên cuộc sống của Thầy mang đậm nét cộng đồng. Về sau nầy khi Thiền Sư Nhất Hạnh xuất hiện tại Hoa Kỳ đều đặn thì chính Thầy đã hòa nhập vào Thiền để xiển dương pháp môn của Làng Mai tại Tu Viện Kim Sơn gần đó. Đây cũng là một thành quả lớn của Thầy trong vấn đề truyền bá Phật Pháp cho người Việt cũng như người Hoa Kỳ. Ngày nay chùa Từ Quang tại San Francisco sau 40 năm sinh hoạt đã cũ lắm rồi; nhưng hình như chưa có chương trình tu bổ hay xây dựng mới lại gì cả, vì ở đây đã vắng bóng Thầy, đa phần thì giờ của Thầy để lo cho Tu Viện Kim Sơn cũng như đối với Thầy, chắc Thầy thích đời sống nơi núi rừng, dân giả hơn là nơi phố thị; nên bút hiệu Sơn Cư của Thầy cũng đã nói lên được điều ấy rồi.

f)     Chùa Phật Quang tại Houston, Texas

Đây cũng là ngôi chùa được thành lập lâu đời nhất bởi cộng đồng Phật Tử Việt Nam kể từ khi mới vừa bước chân đến định cư tại nơi nắng ấm nầy. Đây là Tiểu Bang có đông người Việt Nam thứ hai tại Hoa Kỳ, sau Tiểu Bang California. Diện tích của Tiểu Bang nầy lớn gấp 3 lần nước Việt Nam; nhưng người ở thì rất ít; cho nên đa phần chỉ nuôi ngựa và cao bồi giữ ngựa xuất phát từ đây khá nhiều; nên người ta gọi cao bồi Texas là vậy. Houston không phải là thủ phủ của Tiểu Bang Texas; nhưng cư dân khắp nơi đổ về đây khá đông để buôn bán làm ăn, vì gần cảng biển và khí hậu tương đối ôn hòa, có nắng ấm quanh năm; trong khi đó Austin là thủ phủ của Tiểu Bang nầy về vấn đề hành chánh, chính trị; nhưng ít có người biết nhiều, ngay cả khi hỏi đến dân địa phương ở đây họ vẫn đinh ninh trả lời rằng: Houston mới là thủ phủ. Khi ra đi tỵ nạn Cộng Sản, hầu như chỉ có người giàu có và có liên quan đến chế độ miền Nam Việt Nam; còn chư Tăng Ni, ngoại trừ những người đã được Giáo Hội gởi cho đi du học trước đó, ít có vị Tăng Sĩ nào muốn rời khỏi nước, có lẽ chư Tăng Ni nghĩ rằng ở đâu cũng làm việc đạo, thì ở Việt Nam chắc an ổn hơn. Vì ra ngoại quốc mà tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức không rành thì phải làm sao đây?

Đây có lẽ là lý do chính đáng để thuở ban đầu sau năm 1975 chúng tôi quan sát thấy ít có Tăng Ni nào đi cùng thuyền tỵ nạn; nhưng kể từ năm 1977 đến 1990 có không biết bao nhiêu Tăng Ni đã xuống thuyền cùng với đồng bào ra đi tỵ nạn. Vì thuở ấy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê hương bị đàn áp khốc liệt và vị nào có trực tiếp liênquan với Giáo Hội nầy, nếu có cơ hội đều tìm cách vượt biên ra ngoại quốc. Đây là hoàn cảnh thúc đẩydiễn tiến theotình hình chính trị lúc bấy giờ. Đây là nguyên nhân và đây cũng là động cơ vậy.

Những năm 1975, 1976, 1977 như đã thấy bên trên, có rất ít chư Tăng Ni ra ngoại quốc tỵ nạn; nên các vị Cư sĩ đã ngồi lại với nhau thành lập Hội với một số hội viên nhất định để tụ họp lễ báicầu nguyện cũng như bàn bạc công việc thuộc về tâm linh của người Phật Tử hiện đang sống tại xứ người, mà đa phần chỉ là Cư sĩ; chứ tiền thân của chùaPhật Quang ở Texas lúc bấy giờ chưa có một Tu sĩ nào lãnh đạo tinh thần cả. Tôi đã đến đây cuối năm 1979; nghĩa là chỉ sau 4 năm được thành lập; nên đã hiểu qua sự tình là như vậy. Mặc dầu vẫn còn là một ngôi chùa khiêm nhường nhưng thuở ấy Hội Phật Giáo tại đây đã đón Hòa Thượng Thích Giác Tâm từ Singapore sang đây lãnh đạo tinh thầncủa Hội, sau đó Hội bảo lãnh cho Hòa Thượng Thích Trí Hiền đang du học tại Nhật qua Texas, lãnh đạo tinh thần cho đồng bào Phật Tử tại đây; nhưng sau một thời gian sinh hoạt, Thầy Trí Hiền đã về Dallas thành lập chùa Khuông Việtdo Thầy và Hội quản trị. Chùa lại vắng Thầy. Mãi cho đến cuối năm 1979 Hòa Thưộng Thích Tâm Châu, đã tỵ nạn ở Pháp từ năm 1975 và làm trụ trì chùa Hồng Hiên cũng như chùa Từ Quang tại Préjus và Nice; nhưng chắc địa bàn ở miền Nam nước Pháp không được thuận lợi lắm; nên Ngài đã được bảo lãnh sang chùa Liên Hoa ở Brossard, Canada và Ngài kiêm luôn lãnh đạo tinh thần chùa Giác Hoàng ở Washington DC khi Pháp Sư Giác Đức đã chính thức ra thành lập Giáo Hội Phật Giáo Đại Chúng từ năm 1979, 1980 tại Boston, thì Ngài Tâm Châu cũng đã làm lãnh đạo tinh thần cho cả chùa Phật Quang tại Houston, Texas nữa. Hay nói chung là tất cả những chùa, những Hội nào thuộc miền Bắc di cư vào miền Nam; rồi từ miền Nam chạy ra ngoại quốc, Ngài đều được cung thỉnh vào ngôi vị lãnh đạo tinh thần của các chùa và các Hội trên đất nước Hoa Kỳ cũng như Canada.

Người Cư sĩ về vấn đề thế học và hành chánh rành rẽ hơn nhiều người Tu sĩ ở một số chùa viện; nên nhiều nơi dường như các chùa do các vị Cư sĩ đã lập nên trước đó rồi, thì khó có một Thầy nào đến đó trụ lâu lại được, trong đó chùa Phật Quang tại Houston, Texas là một bằng chứng. Tôi quan sát trong một thời gian dài của cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 trong thế kỷ trước cũng như thế. Không biết cho đến nay ở vào đầu thế kỷ thứ 21 nầy như thế nào thì tôi không rõ; nhưng rõ ràng là ngôi chùa càng ngày càng được phát triển nhiều hơn ở mọi phương diện. Ví dụ như bây giờ được xây dựng to lớn, rộng rãi, khang trang hơn và có cả một tháp cao sừng sững nữa. Ngày xưa, cách đây gần 40 năm về trước, chùa nằm giữa cánh đồng đất trống; nhưng bây giờ, nếu ai đó đến đây sẽ thấy ngôi chùa nầy nằm trong một khu khai thác hoạch định rất đúng tiêu chuẩn của xã hội Hoa Kỳ. Giờ nầy những vị ở thế hệ thứ nhất đến đây lập chùa, lập Hội chắc nhiều người cũng đã về với Phật rồi. Nếu có còn chăng, đó là những người sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ thuộc thế hệ thứ hai, thứ 3 và mong rằng họ học được cách điều hành như người Hoa Kỳ để bảo tồn và phát huy văn hóa Phật Giáo Việt Nam hiện có mặt tại Hoa Kỳ, thì đó là điều hạnh phúc to lớn không biết là bao nhiêu.

Chữ lãnh đạo tinh thần của một Tôn Giáo được dịch từ tiếng Anh là “Spiritual Leader”. Cho nên nhiều vị Cư sĩ cho rằng về vật chất thì họ phải quản lý; có nhiều chùa lập Hội, không cần đến Thầy Cô cũng là một chuyện rất tự nhiêntại nhiều xã hội tự do trên thế giới, mà Hoa Kỳ là điển hình. Tuy nhiên càng về lâu về dài tôi theo dõi và thấy rằng nếu chùa nào có Thầy hay Cô trụ trì giỏi giang, có trình độ như biết thuyết pháp, biết bái sám, cúng kiếng, ngoại giao, cáchsắp đặt trong chùa v.v… thì chùa ấy phát triển rất mạnh. Tại Houston có thể lấy chùa Việt Nam của Hòa ThượngNguyên Hạnh làm điển hình. Chùa nầy mới được xây dựng sau chùa Phật Quang tại Houston hằng 10 năm; nhưng so với chùa Phật Quang thì chùa Việt Nam của Thầy Nguyên Hạnh bề thế hơn nhiều. Gần 40 năm trước tại Houston chỉ mới có một ngôi chùa Phật Quang; nhưng ngày nay tại đây chắc cũng không dưới 40 ngôi chùa. Cũng có chùa xây chưa xong mà kinh phí không còn nữa để tiếp tục xây; hoặc giả giấy phép chính quyền không cấp nữa, vì chùa xây không đúng tiêu chuẩn  như giấy phép ban đầu đã ký. Nếu Thầy hay Cô trụ trì không có khả năng ngoại ngữ, giao tế hay những khả năng chuyên môn như trên đã đề cập, thì chùa ấy vẫn gặp khó khăn hơn là một chùa do Hội thành lậpvà Cư sĩ quản lý. Đây là vấn đề nhức nhối của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại ngày nay; không riêng gì cho chùaPhật Quang tại Houston, Texas mà đi đâu, ở đâu trên quả địa cầu nầy chúng ta cũng đều nghe nói đến việc điều hànhcác chùa, các Hội và các Thầy như thế.

Từ khi đến Đức năm 1977 tôi đã cho thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành hai cơ quan. Đó là Chi Bộ Phật Giáo chỉ gồm Tăng và Ni, điều hành các ngôi chùa khi Tăng Ni đứng ra xây dựngDĩ nhiên tiền bạc cũng do công sức của Phật Tử đóng góp lại mới có để xây; nhưng vị Sư trụ trì ấy làm Hội Trưởng kiêm Trụ Trì thì ít xảy ra lục đục trong chùa cũng như trong Cư sĩ Phật Tử và đã là một Hội Đoàn từ thiện thì tài sảncủa cải ấy thuộc về việc công ích; chứ không phải thuộc của cải riêng tư của vị Sư ấy. Do vậy vị Sư kia cũng không thể treo bảng để bán chùa chỉ riêng ý kiến của một mình mình được, mà nếu có, phải đủ 5 vị trong Ban Chấp Hành chư Tăng hay chư Ni thuộc chùa ấy. Cơ quan thứ hai là Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Hội nầy hiện nay có 23 Chi Hội được phân bố đồng đều khắp nơi trên nuớc Đức và chỉ toàn là Cư sĩ, chứ không có Tu sĩ trong nầy. Các Ban Chấp Hành của các Chi Hội họp lại để bầu một Ban Chấp Hành 5 người của Hội Phật Tử Trung Ương để điều hành Hội và 23 Chi Hội địa phương cũng như ngoại giao với các Đoàn Thể bên ngoài. Cho đến bây giờ sau gần 40 năm sinh hoạtPhật sự tại Đức, về vấn đề chùa viện, trụ trì v.v… tôi thấy không có khó khăn nào xảy ra đáng kể cả. Trong khi đó ở xứ tự do như Hoa Kỳ cái gì cũng tự do; nên chùa chiền cũng là một vấn nạn, không phải đơn giản để điều hành thành công như một số các quốc gia Âu Châu khác.

g)    Chùa Giác Hoàng tại Washington D.C

Giác Hoàng Điều Ngự vốn là danh từ để tôn xưng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Có lẽ khi đi xuất gia ngoài Bắc trước năm 1954 Pháp Sư Giác Đức đã có lần xuất gia hay sống tại một chùa Giác Hoàng nào đó; nên khi đến Hoa Kỳ, Ngài đặt hiệu cho tên chùa mình là Giác Hoàng. Năm 1979 lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, tôi đã ghé thăm chùa Giác Hoàng, vốn đã được Pháp Sư Thích Giác Đức cho thành lập từ năm 1975 khi có sự hiện diện của người tỵ nạn Việt Nam tại thủ đô nầy. Thuở ấy Ngài vẫn còn mặc chiếc áo tràng màu nâu và đang lo hồ sơ giấy tờ để bảo lãnh cho người tỵ nạn từ các đảo sang Hoa Kỳ.

Được biết trước năm 1975 Ngài đã được đi du học tại Hoa Kỳ; nên tiếng Anh Ngài rất rành hơn những vị đi du học tạiNhật Bản hay Đài LoanVì vậy sau khi tốt nghiệp Cao Học và hậu Đại Học tại Hoa Kỳ, Ngài  về Việt Nam đã dạy ở một số trường Đại Học tại Sàigòn các môn chính trị học, văn chương v.v… Ngày 30.4.1975 ập đến Ngài đã cùng với nhiều người Bắc di cư vào Nam năm 1954 đã chạy sang Hoa Kỳ để lánh nạn, vì lẽ đa phần những người Việt Namxuất thân từ miền Bắc và tỵ nạn vào năm sau hiệp định chia đôi đất nước vào ngày 20.7.1954 tại Hội nghị Genève, Thụy Sĩ, thì họ đã rõ biết nạn cộng sản là gì; nên những người gốc Bắc đã thoát hiểm ra ngoại quốc nhân ngày quốcphá gia vong ấy; trong đó có Pháp Sư Giác Đức.

Ngôi chùa Giác Hoàng nằm trên Đại Lộ thứ 16, hướng thẳng vào Tòa Bạch Ốc. Thuở ấy đã có một số chùa của Nhật BảnĐại HànTích Lan v.v… cũng đã hiện diện nơi vùng nầy rồi. Chùa được mua lại một căn nhà cũ để làm chánh điện và mua thêm một căn nhà bên cạnh nữa để sau nầy phá cả hai nơi, xây nên chùa mới khang trang như bây giờ khi Hòa Thượng Thanh Đạm về đây trụ trì. Còn Ngài Giác Đức lúc ấy có thể muốn có một Phật Giáo đi vào đời hơn; nên Ngài đã thay đổi cách sống cũng như y áo; có nghĩa người xuất gia được quyền lập gia đình và cũng ở chùa; giống như hình thức của các vị Mục Sư bên Tin Lành hay những vị Sư người Nhật theo phái cải cách từ sau khi Minh Trị Duy Tân (1868) cho toàn nước Nhật hay chỉ riêng cho phái Tịnh Độ Chơn Tông của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn kể từ thế kỷ thứ 13. Ngài Giác Đức thành lập chùa ở Boston; có vợ con chính thức và xưng là Pháp Sư; nhưng theo chỗ tôi biết, kể từ hơn 35 năm nay, chưa có một vị Sư Việt Nam nào theo đường lối của Pháp Sư Giác Đức cả. Một là họ tu hành hẳn hoi, lãnh chùa để trụ trì; hai là ra đời, lập gia đình, sống như một Cư sĩ tại gia; chứ không sống nửa đời nửa đạo như vậy.

Ở Việt Nam chúng ta có một phái gọi là Cổ Sơn Môn, có xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi v.v… Thuở trước năm 1975 Ngài Hòa Thượng Trí Hưng làm Tăng Thống của phái nầy; nhưng có điều hơi lạ là chính Ngài Trí Hưng cũng như những Đệ Tử và Đồ Tôn của Ngài sau nầy sống cuộc sống Tăng Già thanh tịnh, không lập gia đình như cố Hòa Thượng Thích Quảng Tâm và bây giờ thế hệ đời thứ 42 bắt đầu Pháp Tự bằng chữ Hạnh theo phái Cổ Sơn Môn nầy cũng không lập gia đình. Ở miền Nam Việt Nam có ông Lục; cũng là hình thức xuất gia, sau một thời gian ở chùa rồi hoàn tụclập gia đình, sống đời sống như là một Cư sĩ tại gia.

Trường hợp ở Nhật lại khác Việt Nam của chúng ta. (Quý vị có thể tham cứu những bài viết của tôi về Phật Giáo Nhật Bản sẽ rõ hơn). Khi chưa rời khỏi Việt Nam, tôi muốn thoát ly ra khỏi một xã hội tranh chấp cũng như chiến tranh đã tàn phá mọi giá trị văn hóa cũng như đời sống tinh thần; nên muốn được trông thấy để học hỏi một nền triết học mới, một văn hóa ngoại quốc hay hơn ở quê nhà; nhưng khi đến Nhật Bản năm 1972, thật sự tôi đã thất vọng về điều nầy. Thật sự ra việc lập gia đình, có vợ, sinh con không phải là điều xấu. Nếu xấu thì cả 6, 7 tỷ người đang hiện diện trênquả địa cầu nầy nó đều xấu hết sao? Nhưng phải trả lời ngay rằng: Nó làm cho vòng sanh tử luân hồi vẫn còn tiếp tụcquay mãi. Do vậy ai đoạn trừ được ái dục, thì người ấy sẽ nhẹ gánh tang bồng.

Ngay cả bên Phật Giáo Nam Truyền, căn cứ theo Nikaya, Đức Phật thường hay dạy rằng: Các vị chứng Thánh quảnhập lưu hay thất lai (Tu Đà Hoàn và Tư Đà Hàm) cũng có thể sanh Thiên; nhưng chưa chứng hoàn toàn quả vị của một bậc giác ngộ trọn vẹn. Khi nào năm hạ phần kiết sử như: Thân kiến, nghi, giới cấm thủtham lam và sân hận vẫn còn, thì không thể nào chứng quả nhứt lai hay vô sanh được (A Na Hàm và A La Hán). Như vậy ái dục vẫn là vấn đềcăn bản kể cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền. Vì vậy chư Phật trong bảy đời thường dạy rằng: “Nếu có người bị khổ trong địa ngụcchắc chắn thế nào cũng có ngày ra khỏi; nhưng kẻ nào đã vướng vào lưới ái rồi thì trăm ngàn muôn kiếp vẫn khó thoát ra được”. Cho nên với Ta Bà khổ, thì ái chính là cái nhân đứng đầu, mà người gọi là xuất gia không tự vượt ra khỏi được thì không bao giờ có thể thoát khỏi con đường sanh tử. Đây là điều hiển nhiên và cả người tại gia cũng như xuất gia nên hiểu rõ điều nầy.

Tôi không có ý viết hết lịch sử hình thành các chùa Việt Nam có mặt lâu đời nhất tại Hoa Kỳ; nên chỉ đơn cử một vài chùa như vậy và chắc rằng sẽ còn nhiều chùa nữa đã được thành lập ngay từ những ngày đầu năm 1975 nhưng ngày nay không còn hiện hữu nữa về nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra tôi cũng chưa đi hết 50 Tiểu Bang của Hoa Kỳ, mặc dầu đã 49 lần sang Hoa Kỳ từ năm 1979 đến nay (2016); gần 40 năm như vậy, nhưng xứ Hoa Kỳ rộng rãi quá, không biết có ai đã đi hết được chưa? Chắc là các vị Tổng Thống Hoa Kỳ phải biết hết, nhân những lần đi vận động tranh cử tại các Tiểu Bang nầy. Trước đây chừng 30 năm, tôi đã viết một tác phẩm mang tên là “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại” rất sơ sài, nhằm để giới thiệu cho người Việt cũng như người Đức rõ; nhưng phải nói rằng chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa thì mới tỏ rõ hết mọi ngọn ngành của việc Phật Giáo phát triển tại Hoa Kỳ ở giai đoạn đầu nầy.

Giáo sư Tâm Thụy Võ Văn Tường đã đi chụp hình những ngôi chùa lớn, nhỏ hiện có mặt tại Canada và Hoa Kỳ và sau đó nhà xuất bản Quê Hương tại San Jose muốn in thành một tác phẩm gọi là “Chùa Việt Nam tại Hải Ngoại” tập 2 bằng 4 ngôn ngữ như: Việt, Anh, tiếng Trung Hoa và Nhật ngữ. Nhờ vậy mà tôi có cơ hội biết thêm một số chùa viện tại Hoa Kỳ sau khi giúp dùm nhiệm vụ giảo chánh lại các ngôn ngữ như tiếng Phổ Thông và tiếng Nhật. Hy vọng rằng đây là một trong những tài liệu quý giá mà bất cứ chùa Việt Nam nào ở Hoa Kỳ cũng nên có để làm tài liệu lưu trữ cho thư viện của chùa mình. Biết đâu rằng một ngày nào đó sẽ có những người Việt Nam ở thế hệ thứ 5 thứ 6, hay người ngoại quốc nào đó muốn tìm hiểu đến Phật Giáo tại Hoa Kỳ thì tác phẩm của Đạo Hữu Tâm Thụy Võ Văn Tường sẽđáp ứng được những nhu cầu như vậy. Điều nầy thật quý hóa vô cùng.

Tôi đã viết một tác phẩm gọi là “Cảm Tạ Xứ Đức” bằng hai ngôn ngữ Đức-Việt và đã được Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức, đặc trách về Văn Hóa và Tôn Giáo giúp cho việc in ấn phát hành. Sau một thời gian dài tôi nhận được một lá thư của một người Đức viết bằng Đức ngữ gởi từ Hoa Kỳ đến Hannover cho tôi. Sau khi xem thư xong, tôi thấy rấtxúc động. Bà ta viết rằng:

“Tôi là một người Đức sống xa xứ từ sau Đệ nhị thế chiến (1945) và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Tôi có một người bạn Việt Nam trao cho tác phẩm của Thầy để đọc phần tiếng Đức. Lâu nay tôi thấy nhiều người không thích người Đức; nhưng khi đọc tác phẩm của Thầy, tôi hãnh diện về người Đức và nước Đức; nơi đã sinh ra tôi. Vì lâu nay ít có người ngoại quốc nào viết tốt về người Đức như vậy”.

Đúng là do nhân duyên, ở đâu đó tại Hoa Kỳ có người Việt, có người Việt có bạn gốc Đức và họ đã đọc được tác phẩm của tôi viết để tạ ân xứ Đức đã giúp đỡ chùa Viên Giác nói riêng và cộng đồng Phật Tử Việt Nam nói chúng tại Đức suốt thời gian 25 năm dài như vậy (1979-2004). Xin chân thành niệm ân tất cả.

 

6
Cộng đồng Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ

 

Chúng ta cũng nên hiểu rõ thế nào là một Phật Tử? Một người Phật Tử đúng nghĩa là người đã quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng và thọ trì 5 giới cấm: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Nhưng có rất nhiều người tự nhận mình là một Phật Tử, mà chưa đáp ứng được những nguyên tắc căn bản nầy. Do vậy trong Nội Quy của Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức có ghi rõ rằng: Nếu ai chưa quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới thì sẽ không được ứng cử và bầu cử vào Ban Chấp Hành. Có như thế mới lèo lái Hội hoặc một ngôi chùa theo tinh thần của Đạo Phật được.

Có nhiều người ở Việt Nam chỉ đi chùa thăm viếng một vài lần, khi ra ngoại quốc bảo rằng: Tôi đã như thế nầy, thế nọ, giúp chùa nọ, chùa kia v.v… thế nhưng khi hỏi rằng: Đã quy y chưa và Đệ Tử của ai v.v… thì quýnh quá trả lời rằng: Tôi chỉ quy y Nhị Bảo (trừ Tăng Bảo), chứ không quy y Tam Bảo. Đôi khi có người còn tự quy y và đặt Pháp Danh cho mình nữa. Điều nầy cũng dễ hiểu thôi, khi bị lọt vào thế bí. Như thế đó, Thúc Sinh tự đặt Pháp Danh cho Kiều khi nàng ra Quan Âm Các của Hoạn Thư để chép kinh và có 2 câu Kiều rằng:

“Áo xanh đổi áo cà sa

Pháp danh tên lại đổi ra Trạc Tuyền”

Mặc áo đày tớ, người làm và cởi áo nầy ra để mặc áo cà sa cũng phải đủ điều kiện như trong luật Phật dạy; nhưngPháp Danh thì sao? Phải có một vị Thầy đặt cho, mà thuở ấy thì Kiều chưa gặp Sư Giác Duyên; nên  khi Thúc Sinh và Hoạn Thư dẫn Kiều ra Quan Âm Các trong vườn nhà mình, Thúc Sinh trông trên tường thấy có hai câu đối treo ở đó bắt đầu một vế là Trạc và một vế khác là Tuyền. Hai chữ nầy có nghĩa là suối giải oan. Đúng với tâm trạng của nàng Kiều rồi, chứ còn gì nữa. Do vậy mà Thúc Sinh đã tự đặt cho người yêu cũ của mình là Trạc Tuyền mà không phải là Sư Giác Duyên hay ai đó đặt. Ngày xưa đã có nhiều chuyện như thế rồi, thì ngày nay chắc cũng không thiếu nhữnghoàn cảnh như vậy.

Cũng như thế, có nhiều người bảo rằng: Tôi là nghệ nhân, biết lên cốt làm tượng Phật. Ai nghe lại chẳng mừng, vì ở thời điểm từ năm 1975 đến năm 1986 hầu như không có liên hệ trực tiếp nào đối với Việt Nam được; nên có người xung phong làm tượng Phật. Quả là điều hy hữu biết bao nhiêu. Nhưng khi tượng đã được tạc rồi thì ít có người hoan hỷ đón nhận, vì lẽ tượng  gì mà vẻ mặt sầu bi thương não thế? Lại có người đem kinh Pháp Hoa ra để trả lời rằng: Trong kinh nói có đồng tử giỡn chơi, chỉ lấy cát nắn thành hình Phật mà sau nầy cũng sẽ thành Phật. Còn tôi đã thành tâm nắn lên cả một tượng Phật như vậy mà bà con còn chê gì nữa v.v… Quả là có không biết bao nhiêu điều để nói và suy nghĩ. Ở vào những hoàn cảnh như vậy thì ta phải thuận theo như sao đây? Đem hình tượng đi chỗ khác hay phá vỡ tượng nầy và tội ai chịu cho đây? Trong trường  hợp nầy nếu không có một vị Thầy hiểu biết sâu sắc về cách tạo lập hình tượng để lễ bái tôn thờ để giải thích cho Phật Tử rõ biết ngọn ngành thì Hội Đoàn Phật Tử ấy có thể còn chia rẽ ra thành nhiều việc khác nữa. Quả là khó khăn, phức tạp vô cùng.

Vậy thì họ xưng Phật Tử để làm gì? Có thể vì danh, vì lợi hay vì quyền trong một Hội Đoàn Tôn Giáo? Có thể chỉ một trong 3 lý trên hay có đầy đủ cả 3 cũng không phải là một điều khách sáo. Tôi không dị ứng cho điều nầy, vì tôi biết rõ rằng có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra tại xứ Đức nầy. Đó là vào thời điểm năm 1978. Khi tôi đến Đức từ Nhật Bản một thân một mình với chỉ có y áo, chuông mõ và kinh sách vở. Ngoài ra không có ai đi cùng cũng như không có gì tùy thân nữa. Một hôm nọ tôi đi làm lễ tại một trường ở trong một trại tỵ nạn tại vùng Rotenburg, tôi thấy có một Đạo Hữu mặc một chiếc áo tràng màu lam, tôi mừng quá và hỏi thăm ở Việt Nam đã đi chùa nào và quy y Tam Bảo vớiPháp Danh gì v.v… Sau đó tôi làm chủ lễ và nhờ Đạo Hữu nầy gõ mõ để tôi tụng kinh cầu an cho mọi người; nhưng phải thú thật rằng: Đạo Hữu nầy có đi chùa và thấy người ta gõ mõ tụng kinh đó, còn mình thì hình như chưa cầm đến dùi mõ lần nào; nên đã gõ lên, tiếng nghe chát chúa và hầu như chưa có nhịp mõ nào của Đạo Hữu nầy đánh nằm ngay trên lời kinh cả. Đây chỉ là một thí dụ trong nhiều thí dụ khác mà thôi.

Lỗi nầy do ai? Có lẽ cả hai. Đó là cả phía chư Tăng Ni, lẫn phía Phật Tử. Ở Việt Nam thường nói rằng có 80% người Việt theo Phật Giáo; nhưng mới đây nhà nước Cộng Sản Việt Nam làm thống kê dân số, trong đó có phần điền vào chỗ thuộc dạng Tôn Giáo nào? thì ngay cả chư Tăng Ni (theo một bài nghiên cứu của Thầy Giải Hiền) cũng còn bỏ trống khoảng nầy không điền vào; còn Phật Tử ghi là không Tôn Giáo. Từ đó nhà nước cho rằng theo thống kê tại Việt Nam trong hiện tại chỉ có 15 triệu tín đồ trong 85 triệu dân ấy mà thôi. Có lẽ họ muốn kéo số lượng nầy xuống gần hay thấp hơn 4 triệu đảng viên của nhà nước thì họ mới vừa lòng? Một Đạo Phật có mặt với dân tộc Việt Nam hơn 2.000 năm lịch sử mà chỉ có chừng ấy người theo, còn một đảng phái như đảng cộng sản, mới có mặt tại Việt Nam 70 năm mà đã có 4 triệu người theo và Thiên Chúa cũng vậy. Họ rất rõ ràng ghi vào căn cước là Thiên Chúa Giáo. Hiện họ được trên 10 triệu người theo. Lý do đơn giản là họ có rửa tội và có tên Thánh. Còn Phật Tử? Người nào biết lạy ông bà, biết cắm nhang lên bàn thờ Tổ Tiên mà chúng ta gọp chung họ thành Phật Tử thì thật ra không đúng lắm. Những người nầy khi gặp những hoàn cảnh như trên đã nêu, thì gió chiều nào họ sẽ thuận theo chiều đó. Do vậy chúng tacũng không thể trách họ được. Từ đó chúng ta có thể nêu ra nhiều bài học để rút kinh nghiệm.

Khi các Phật Tử đã xây chùa xong rồi thì khó có vị Thầy hay Cô nào đến đó ở được, vì lẽ bây giờ Ban Trị Sự đã có quyền hành trong tay; nên thích vị nào là mời vị đó ở lại, không thích thì mời đi. Thỉnh thoảng cũng có một vài trường hợp đặc biệt là khả năng của Thầy trụ trì ấy nếu đa dạng thì có thể chinh phục họ và chùa họ sẽ giao lại cho vị Sư nầytrụ trì. Thế nhưng một khi quyền lợi đã mất đi rồi thì họ tìm mọi cách để khuynh loát chùa, Thầy và Hội ở nhiều hình thức khác nhau. Lý do chính ấy là ít tu, ít học, ít dụng công mà muốn thành quả nhiều người quan tâm và biết đến mình phải nhiều hơn hoặc giả phải được trọng dụng hơn v.v… Điểm tu là điểm chính ở trong một ngôi chùa; chứ không phải điểm hơn thua là điểm chính.

Tại Hoa Kỳ có nhiều chuyện cũng buồn cười là trong chùa Phật Tử chia ra làm nhiều phe nhóm khác nhau và nhóm nào cũng muốn Thầy trụ trì đứng về phía mình; nên họ đã dùng mọi phương cách chinh phục những người khác theo họ. Còn với Thầy trụ trì thì “mỹ nhân kế” vốn là thượng sách; nên họ đã chẳng ngại gì để xử dụng ngón đòn nầy và chỉ nhằm mục đích duy nhất là lôi kéo Thầy trụ trì về phía mình để nhóm của mình mạnh  hơn. Có những cái chết rất tang thương của quý Thầy tại Hoa Kỳ đã xảy ra trong gần 40 năm qua mà cảm thấy đau lòngHoặc giả có nhiều Thầy nhiều Cô ở không nổi với những chùa Hội, đành phải ra đời mà chúng tôi chỉ xin đơn cử, không ghi tên ai để khỏi phải thắc mắc; nhất là những việc gì chúng tôi đã biết.

Việc tự thiêu của một Thầy như sau: Nguyên chùa ấy do Hội thành lập nên và thỉnh Thầy về ở. Sau một thời gian thì trong Hội có hai, ba khuynh hướng khác nhau; nên nhóm nào cũng muốn rằng Thầy kia đứng về phía mình. Đây là tình huống nan giải nhất, Thầy phải tính ra sao đây? Trong khi Thầy chưa nghĩ ra được một phương pháp nào để giải quyết, thì một nhóm đã chọn giải pháp “hạ thủ vi cường”. Đó là mỹ nhân kế. Người ta cho một cô gái ăn mặc hở hang và trốn vào phòng Thầy, khi Thầy đi vắng; đến lúc Thầy về vừa mở cửa vào phòng thì cô kia ôm chồm lấy Thầy ấy vàthể hiện những động tác trăng hoa. Máy quay phim đã dựng sẵn đâu đó và cả hệ thống chụp hình nữa cũng đã chuẩn bị trước. Họ đã chẳng để lỡ một cơ hội nào cả trong vấn đề nầy và sau đó họ bắt buộc Thầy ấy phải đứng về phía họ để chống lại hai nhóm kia. Nếu không, họ sẽ trưng bằng cớ ra, thì Thầy ấy cũng khó bề mà chối cãi được. Trong nhiều ngày đêm suy nghĩ không lối thoát. Cuối cùng Thầy ấy đã tự thiêu với cả ngôi chùa luôn. Đúng là lửa tham, lửa sân và lửa si đã đốt cháy hết chùa chiền, thân xác mà cháy cả niềm tin của người học Phật hoặc theo Phật nữa.

Lỗi nầy tại ai? sau khi đọc xong, xin quý vị cứ tự trả lời dùm câu hỏi nầy cho thỏa đáng vậy. Điều tôi muốn tự hỏi mình ở đây rằng: Họ làm như thế để làm gì? Vì danh? Lợi? Tiền? Tình? Tất cả đều là một cái vòng lẩn quẩn không lối thoát.

Rồi cũng còn những chuyện tống tình, tống tiền lẩm cẩm khác đã xảy ra tại Hoa Kỳ như sau: Một Thầy sống tại Mỹ lâu năm, ăn học đàng hoàng; nhưng một mối tình khép kín của hai người đã 20 năm mà ít người biết đến. Vào cuối đời, theo  ý cô ta là không thể chờ đợi được mãi với cách sống nửa Đời nửa Đạo như vậy; nên cô ta muốn đi lấy chồng; nhưng Thầy ấy thì ngược lại không muốn, mà muốn cả hai; nghĩa là Đời, Thầy ấy vẫn muốn dự phần; và Đạo, Thầy ấy không muốn bỏ. Nhưng cuối cùng Thầy ấy phải tự chọn một cái chết để giải quyết vấn đề.

Theo tôi nghĩ thì câu chuyện nó chẳng phải đơn thuần là vậy. Nếu cô ta không có một yêu sách mạnh, một sự tống tiền quá đáng hay gì gì đó nữa, mà Thầy ấy không thể đáp ứng được; nên đã chọn cái chết để quên đi bao nỗi lụy phiền; nhưng cuối cùng rồi cũng đâu có giải quyết được một chuyện gì đâu? Đây là chuyện riêng của hai người; nhưng xã hội của Hoa Kỳ đa dạng như thế nào, thì cuộc sống của người tu hành tại xứ nầy cũng như thế ấy.

Chuyện sau cùng có liên quan đến Hội, Thầy về trụ trì một ngôi chùa nọ; nhưng trong một Hội thì phải có từ 3 đến 5 người, chấp hành một bản Nội Quy, thì Hội ấy mới hình thành được; nhưng ở đây chỉ có một mình Thầy là Tăng sĩ; nên phải cần đến 4 vị Cư sĩ nữa. Trong đó Hội Trưởng kiêm Trụ Trì là Thầy, Phó Hội Trưởng Nội vụ và Ngoại vụ. Một Tổng Thư ký và đa phần chọn Thủ quỹ là một người đàn bà cho tiện việc sổ sách. Người vợ chắc rằng những ngày chủ nhật sau  khi sinh hoạt ở chùa về nhà cũng thường hay kể lại cho chồng mình nghe về hiện tình sinh hoạt của chùa ra sao, kể cả vấn đề tài chánh chi thu; nhưng thật ra vấn đề nầy không được phép. Ở đây có điều muốn nói là anh chàng nầy không hiểu đạo gì cả; trong khi đó người vợ lại thành thật kể hết mọi chuyện chùa cho chồng nghe. Một hôm sau khi đánh bài thua trắng tay, rượu chè bê bết, trở lại nhà với một hình thức như con chim bị ủ dột vì mưa và lớn tiếng bảo vợ mình phải thực hiện kế hoạch của mình đề ra, thì mới cho đi chùa tiếp tụcHình thức tống tiền, tống tình nầy đại khái cũng giống như trường hợp đã nêu trên; nghĩa là người chồng đã ghi lại tất cả bằng chứng; nếu Thầy ấy không chịu chi tiền và nhất là ký giấy để lấy tiền trong ngân hàng của chùa ra thì hắn ta sẽ trưng tất cả những bằng chứng của vợ hắn ta đã cùng với Thầy kia, mà hắn đã có sẵn trong tay; nên vị Thầy kia đã đi đến quẩn trí và giải pháp cuối cùng là chọn tự thiêu để giữ tròn phẩm hạnh của một người xuất gia.

Cả 3 trường hợp trên, mỗi trường hợp mỗi khác. Tuy nhiên điều tôi muốn nói ở đây là ở xã hội Hoa Kỳ văn minh vật chất ở vào cao điểm như vậy, tìm một người phát tâm xuất gia đâu phải dễ. Họ đã không khuyên một người khác đixuất gia hay chính họ đã không thể phát tâm xuất gia được mà còn lôi kéo một người xuất gia thanh tịnh phải thực hành theo ý định thế gian của mình, nhằm giải quyết những chuyện tham sân tật đố, đã làm hại nhiều mạng người, mà chính họ cũng đã không góp công đào tạo được một ngày, để rồi tạo nên những đau thương bi lụy như thế. Cuối cùng rồi bên nào cũng chẳng có lợi gì cả. Nếu có, chỉ là sự tổn thương của Đạo Pháp mà thôi. Một điều chắc rằng: Nếu đã là một người xuất gia chân chính thì vị Thầy xuất gia kia phải biết nhân quả là gì? Không thể lấy của Tam Bảolàm của riêng mình được và nhất là chuyện ái tình lẩm cẩm như vậy.

Trên đây là một số trường hợp bi quan đã đưa đến những thảm cảnh như vậy; nhưng cũng có những trường hợp các Hội Đoàn Phật Giáo rất thành công trong việc xây chùa, lập Hội cũng như việc thỉnh Thầy trụ trì. Nghĩa là sau khi xây chùa xong Ban Trị Sự họp nhau lại và tìm cách thỉnh Thầy về chùa để tiếp tục đảm nhận chức vụ Trụ Trì và lãnh đạotinh thần của Hội, vì quý Đạo Hữu trong Hội nghĩ rằng: Dẫu sao đi nữa các Đạo Hữu cũng chỉ là những Cư sĩ tại gia, không trú tại chùa thường xuyên, không rành nghi lễ và không thể giảng pháp cho Phật Tử như quý Thầy; nên Hộihoan hỷ thỉnh Thầy về sinh hoạt với chùa một thời gian chừng 6 tháng đến một năm; nếu thấy thuận hòa trên dưới thì Hội sẽ trực tiếp với vị Thầy đó, hoặc giả làm đơn thỉnh nguyện lên các Tổ chức bên trên mà vị Thầy ấy đang sinh hoạtđể được công cử chính thức về Trụ Trì ngôi chùa kia.

Từ khi thành lập chùa ở Hoa Kỳ cho đến nay, có những Tổ chức lớn Phật Giáo được hình thành như sau: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ; Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ; Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ tại Hoa Kỳ; Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn trên thế giớiGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới v.v… và dĩ nhiên cũng còn nhiều Hội khác của Thiền học như Thiền Sư Nhất Hạnh hay Thiền Sư Thanh Từ hoặc giả các Hội đó không liên hệ với bất cứ một tổ chức nào lớn hơn và quy mô hơn như những Hội đã nêu trên.

Những vị Tăng sĩ được cái lợi thế là luôn ở chùa suốt tuần, suốt tháng; trong khi đó các vị Cư sĩ chỉ nghỉ được cuối tuần, còn trong tuần thì đi làm việc, ngày thứ bảy lo việc nhà, chỉ có ngày chủ nhật là ngày lo cho chùa và những việc làm công cộng. Vả lại nếu một Ban Trị Sự được bầu lên với một vị Cư sĩ làm Hội Trưởng thì cứ 2 hay 4 năm phải bầu lại thành phần Ban Chấp Hành một lần; nên đây cũng là cái khó khăn để phát triển cho liên tục được. Do vậy họ thỉnh được một vị Thầy hay một Sư Cô về ở hẳn tại ngôi chùa kia, quả là điều hạnh phúc vô cùng. Ở đây tôi cũng xin mở một dấu ngoặc để góp ý thêm về việc nầy. Nếu thỉnh được một vị Thầy như ý nguyện về Trụ Trì một ngôi chùa, thì đó là việc phước báu vô cùng của người Phật Tử tại địa phương đó; Nhưng nếu rủi thay, trước thì thấy được, mà sau khi về làm Trụ Trì thì Thầy, Cô ấy thay đổi tính tình khá nhiều như: Kinh không thường tụng; Pháp không hay giảng, hay bàn chuyện thị phi v.v… Chỉ ngần ấy việc thôi, cũng sẽ làm cho Ban Trị Sự cũ và mới sẽ bị đinh tai nhức óc khi nghe tiếng thị phi bên ngoài châm dầu vào lửa đang cháy. Thế là cả Thầy lẫn trò đều sẽ bị khổ lụy vào thân. Ngược lại nếu vị Thầy, Cô đó đầy đủ phẩm hạnh, tác phong, đạo đức thì Ban Hộ Trì hay Hội đó giao hẳn cho Thầy ấy mọi chuyện, kể cả việc tài chánh chi thu hằng tháng, hằng năm. Vì sự tin tưởng đã được thể hiện qua nhiều năm tháng rồi. Từ đó chùa tuy có Hội; nhưng vị Thầy trụ trì kia kiêm luôn tất cả mọi chức năng và nhờ đó mà ngôi chùa càng ngày càng phát triển nhiều hơn xưa.

Cũng có một số quý Thầy không đồng ý với sinh hoạt của Hội; nên ra lập chùa riêng và tự  xoay xở tiền điện, nước cũng như tiền thuê mướn nhà hằng tháng. Nhiều khi thiếu tiền, Thầy hay Cô đó phải đi làm thêm để trả nợ ngân hàng, đến một lúc nào đó nợ phiền não, nợ ái tình của nhiều đời nhiều kiếp về bủa vây Thầy, Cô ấy, khiến cho họ phải tự chiến đấu lấy mình và nếu không được, chỉ có con đường cởi áo nhà tu trả lại nhà chùa để sống một cuộc đời như các Phật Tử tại gia khác. Từ năm 1975 đến nay (2016) hơn 40 năm như thế, tôi có dịp dõi bước theo những sự kiệnnầy; nên cũng cảm thấy đau lòng. Vì đa phần quý Thầy, Cô không có kinh nghiệm về đường đời như các vị Cư sĩ tại gia; nên khi bị thả vào một môi trường phức tạp, rộng lớn như Hoa Kỳ, họ đều thất bại, vì không có chuyên môn lẫnkinh nghiệm; nên cái khổ vẫn hoàn là cái khổ như tự thuở nào. Điều nầy cũng dễ hiểu thôi, nếu mình không độ cho đời được, thì đời sẽ độ mình, để mình tiếp tục bị quay trong vòng sinh tửtử sinh ấy. Có ít nhất là 1.000 Tăng Ni đã đến Hoa Kỳ trong hơn 4 thập kỷ qua; nhưng bây giờ sau một thời gian dài chỉ còn độ 400 đến 500 vị. Người Phật Tửđã hùn phước xây dựng cũng như tạo mãi chùa viện, nhà thờ để làm chùa, đất đai để xây dựng v.v… trên dưới cũng 400 ngôi chùa tại Hoa Kỳ rồi; nhưng trong số 400 ngôi chùa ấy, chỉ độ chừng 300 ngôi chùa là có Tăng Ni, hầu như là nhứt Tăng nhứt Tự. Thỉnh thoảng lắm mới có chùa có đầy đủ điều kiện để 4 Thầy hay 4 Sư Cô (đủ một số lượng để gọi là Tăng) ở chung một nơi, cũng có vài cơ sở tại Hoa Kỳ có số Tăng Ni đông hơn 4 người như: Phật Học ViệnQuốc Tế ở Los Angeles, Chùa Đức Viên tại San Jose; Tu Viện Kim Sơn của Hòa Thượng Thích Tịnh Từ. Thiền Đường Lộc Uyển Vô Ưu, Bích Nham của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hoặc giả những Thiền Viện thuộc Phái Trúc Lâmcủa Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

Tuổi trẻ ở Hoa Kỳ bây giờ phát tâm xuất gia là việc hiếm có. Lâu lắm mới thấy được một vài người, vì nhu cầu tâm linh họ chưa nghĩ đến. Bởi lẽ sau khi học xong Trung Học thì đi Đại Học, sau khi xong Đại Học thì đi tìm công ăn việc làm, tậu nhà, mua xe và tìm một ý trung nhân nào đó để xây dựng gia đình; rồi sanh con đẻ cái v.v… ít ai quan tâmđến việc đi xuất gia. Vì người trẻ hay bảo rằng: Đó là việc của quý Thầy và quý Cô; nhưng họ đâu có biết rằng quý Thầy, quý Cô cũng phải bắt đầu từ những nhân tố lúc ban đầu gần chùa, rồi đi sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, hay có một nhân duyên nào đó họ mới đi xuất gia được và ngày qua tháng lại tu học tại các Phật Học Viện hay đi học ở cáctrường đời, sau khi tốt nghiệp, ra làm việc. Do vậy mới có họ hiện hữu ngày hôm nay. Quá khứ đã như vậy nên tronghiện tại đã được cái kết quả kia; còn cái nhân của những người trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ như vậy, không biết rằng cái quả mai sau của họ đối với sự sinh hoạt chùa chiền Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ ra sao nữa thì chẳng ai biết được như thế nào?

Cũng có một số người lớn tuổi, nhất là sau khi đã về hưu, nhiều người phát tâm đi xuất gia; nhưng sau 10 năm như thế, tuổi của họ cũng đã trên dưới 70 rồi. Cho nên khó khăn vô cùng. Nếu ai  khỏe mạnh thì vị Bổn Sư của vị ấy có thể cho đi thọ giới và cử đi trụ trì ở một nơi nào đó trong 5 hay 10 năm; nhưng đa phần kinh nghiệm Đạo ít hơn Đời; cho nên cũng không phải là không gặp khó khăn khi ra lãnh đạo quần chúng. Bây giờ (2016) một lượng Tăng Sĩ trẻ rất đông từ Việt Nam sang Hoa Kỳ; nhưng họ cũng chẳng thành công mấy, vì không có tổ chức nào vững chắc để họ nương tựa và từ đó họ tự lập rồi từ từ dẫn đến lo cho cá nhântư hữu hơn là một đoàn thể đúng nghĩa. Xứ Hoa Kỳ là vậy. Ai đã lọt vào vòng quay nầy rồi thì chỉ có thể tồn tại, nếu có đầy đủ mọi phương diệnnếu không, vòng quay ấy sẽ đánh bạt người kia ra khỏi trôn ốc bị xoáy lốc ấy, chứ không thể quay ngược lại để tạo cho mình một cơ hội hay một thế đứng nào khác nữa.

Ở Hoa Kỳ khi có một sự kiện quan trọng như tổ chức lễ Phật Đản quốc tế hay xây chùa, an cư, tổ chức khóa Tu HọcPhật Pháp v.v… các chùa đều có bán vé vào cửa ủng hộ tiệc chay và nhân buổi tiệc ấy sẽ bán đấu giá một phần việc nào đó hay xổ số để nhiều người lấy hên. Từ đó sẽ có một số tiền lớn để chi dụng vào những phạm trù trên. Nhìn chung, họ rất hào phóng, vì dẫu cho có đấu giá bức tranh kia có bị hớ đi một ít; nhưng cuối cùng xem như tiền ấy cúng chùa, để tự an ủi họ như vậy và đồng tiền nhân nghĩa nầy đã thành tựu không ít cho những hoạt động từ thiệncủa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Người Cư Sĩ có khả năng làm ra tiền bạc và việc ủng hộ chùa qua các bữa cơm từ thiện như vậy, quả là một việc đáng tán dương. Sự đấu giá một món đồ, nó không mang ý nghĩa đua đòi danh lợi, mà đua đòi sự thể hiện lòng từ bi để mình sớm có một ngôi chùa gần nhà để dễ bề thăm viếng cuối tuần hơn. Đó cũng là một ước vọng của nhiều người như vậy. Nếu không có sự đóng góp tự nguyện như vậy thì ngày nay trên đất nước Hoa Kỳ không có được 400 ngôi chùa như thế. Đơn cử một ngôi chùa độ 500.000USD mà thôi. Nếu lấy con số nầy để nhân lên bình quân cho 400 ngôi chùa lớn nhỏ thì ta sẽ có kết quả như sau: 500.000USD x 400 = 200.000.000USD; con số nầy không nhỏ. Tất cả đều từ số không mà có và từ cái có nầy nó sẽ đi về đâu là một câu hỏi không đơn thuần cho những thế hệ về sau nầy sanh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ cũng như làm sao để cho giáo lý của Đức Phật được phát triển trong cộng đồngngười Việt cũng như người Hoa Kỳ? thì đây là câu trả lời còn để trống, dành cho những thế hệ ngày nay đang hành đạo tại Hoa Kỳ, nên hay phải làm sao để duy trì cũng như phát triển mạng mạch của Phật Giáo tại xứ người nầy.

 

7
Những ngôi chùa hiện đại ngày nay tại Hoa Kỳ

 

Kể từ năm 1975 đến nay (2016) đã hơn 40 năm như thế, tại đất nước Hoa Kỳ nói riêng và khắp nơi trên thế giới nói chung, nơi nào có người Việt Nam sinh sống; nơi đó đều cố gắng để tạo lập nên được một ngôi Niệm Phật Đường hay một ngôi chùa, cốt làm chỗ lui tới cho các Phật Tử khi hữu sự để tổ chức các lễ lộc như: Quan, hôn, tang, tế v.v… Đây chính là những nhu cầu cần thiết nhất cho người Việt Phật Tử khi sống xa quê mẹ thân yêu của mình. Đã có không biết bao nhiêu ngôi Niệm Phật Đường được dựng lên và cũng đã có không biết bao nhiêu lần thay ngôi đổi chủ, vì lẽ phải bán đi cái cũ để mua cái mới lớn rộng hơn; hoặc giả không có đủ khả năng tài chánh nữa; nên phải dời đinơi khác; hoặc làm cách nào đó phải đủ sở hụi để trả tiền lời và vốn cho ngân hàng; nếu không giải quyết được món nợ nầy thì ngân hàng sẽ đòi nợ người mượn tiền bằng mọi cách để ngân hàng thu hồi vốn cho mượn lại. Có lần Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã nói rằng: “Hầu như các chùa Việt Nam tại Mỹ, đều là chùa của ngân hàng”. Thật vậy, nếuPhật Tử góp được chừng 20% vốn; thì 80% còn lại sẽ được ngân hàng cho mượn tiền và nếu chùa không có gì thếchấp thì những vị trong Ban Hộ Trì Tam Bảo hay Ban Trị Sự phải lấy tài sản của mình ra thế chấp, thì mới đứng vay tiền cho chùa được. Nếu trong vòng 3 tháng, chùa không trả tiền lời ngân hàng được thì những người đứng ra vay dùm cho chùa phải chịu trách nhiệm. Nếu cuối cùng cả những người đứng vay dùm không chịu trách nhiệm được; thì chùa ấy ngân hàng có quyền bán đấu giá để thâu lại tiền vốn đã cho vay. Ngân hàng bao giờ họ cũng cầm cái cán; còn người đi vay, phần thiệt thòi, chính mình phải chịu lấy. Cho đến bây giờ sau 40 năm sinh hoạt Phật sự tại ngoại quốc, tôi chỉ thấy một vài trường hợp đã xảy ra như vậy thôi; còn đa phần các vị Sư trụ trì theo chương trình “liệu cơm gắp mắm” hay “tích thiểu thành đa”; chứ ít có chùa nào phải đi mượn ngân hàng một số tiền lớn, vì tiền lời ngân hàng khiếp lắm. Ví dụ như tiền lời ngân hàng tùy theo lúc, giao dịch từ 3% đến 9% trong nhiều năm khác nhau; nhưng sau 15 năm vay ngân hàng phải trả cả vốn lẫn lời của 700.000 USD thành 1.400.000 USD; nghĩa là cả vốn lẫn lời phải trả gấp đôi cho ngân hàng, mà số tiền phải trả đó, cũng là tiền của Phật Tử phải đóng góp vào. Do vậy quý Thầy, quý Sư Cô chọn giải pháp là “mượn Hội Thiện không lời” của Phật Tử. Ví dụ như người có khả năng nhiều thì cho mượn nhiều; người có khả năng ít thì cho mượn ít; sau 5 hay 10 năm, chùa sẽ rút thăm trả lại. Có người cho mượn lại tiếp, nếu số tiền đó họ chưa cần đến; hoặc giả cũng có người cúng lại một phần, hay cúng hết lại số tiền đã cho chùa vay để tạo công đức cho bản thân và gia đình.

Các chùa tại ngoại quốc thường có giải pháp kêu gọi cúng dường một mét đất, một viên gạch, một bao xi măng, một viên ngói, một cái cửa sổ v.v… nghĩa là ai có bất cứ khả năng nào thì hãy cúng vào chùa khả năng của mình đang có. Người không có tiền của thì cúng công sức vào chùa như làm thợ hồ, thợ mộc, thợ điện v.v… tất cả mọi việc tự nguyện, chùa đều đón nhận cả. Có nơi còn xổ số Tombola hay tổ chức bán vé cơm chay gây quỹ để xây chùa v.v… nghĩa là trăm ngàn cách để ngôi chùa có thể hoàn thành nơi quê hương thứ hai mà mình đang ở. Nhân trong những bữa tiệc như vậy có những màn đấu giá nhiều bức tranh hay những tượng Phật hay các tràng hạt quý giá được tặng biếu để Ban Tổ Chức có điều kiện tạo ra khoản thu vào cho chùa và dùng tất cả số tiền nầy chi dùng vào việc xây chùa. Sau  khi xây chùa xong, việc chi thu hằng tháng cũng là vấn đề lớn. Nào tiền điện, Gas, nước, sưởi, sửa chữav.v… phải chu toàn. Do vậy quý Thầy nghĩ đến việc kêu gọi ủng hộ định kỳ hằng tháng 5 hay 10 đồng trong mỗi tháng cho một năm, hai năm hay nhiều năm liên tục. Có như thế mới có thể trả nợ chi tiêu hằng tháng cho chùa. Hoặc giảmỗi tháng quý bà, quý cô tập trung tại chùa làm công quả như nấu bánh tét, bánh chưng, làm đồ chay để phát hành vào cuối tuần, mỗi khi chùa có lễ. Nguồn lợi tức nầy không nhỏ. Đó là kế hoạch “kiến tha lâu đầy tổ” vậy.

Trong chương nầy tôi sẽ cố gắng trình bày chỉ 3 ngôi chùa tiêu biểu được xây dựng tại Hoa Kỳ rất quy mô. Đó là chùa Đức Viên tại San Jose, Tiểu Bang California thuộc miền Tây Hoa Kỳ. Thứ hai là chùa Việt Nam tại Houston, Texas thuộc miền Trung Hoa Kỳ và thứ ba là chùa Phật Ân tại St. Pauk l, thuộc tiểu Bang Mineapolis. Cả 3 chùa nầy tôi đã có mặt tại đó nhiều lần; nên tương đối biết rõ hơn những nơi khác.

a)    Chùa Đức Viên tại San Jose, California

Ngày nay ai đi qua vùng San Jose có dịp ghé thăm chùa Đức Viên sẽ thấy một ngôi chùa bề thế, to lớn, trang nghiêmđang ngự trị ở chốn ngả tư đường, ngay giữa thành phố nầy, cũng không thể nào không trầm trồ khen ngợi; nhưng đâu có ai ngờ rằng vào thuở ban đầu của gần 40 năm trước, ngôi chùa nầy nó đã chẳng phải có được một hình dángnhư ngày hôm nay. Người sáng lập ra ngôi chùa nầy. Đó là Sư Bà Thích Nữ Đàm Lựu.

Sư Bà xuất thân từ miền Bắc Việt Nam, xuất gia trước năm 1954 và khi đất nước Việt Nam bị chia đôi vào ngày 20.7.1954 tại sông Bến Hải thì Sư Bà đã bỏ miền chôn nhau cắt rốn nầy và chạy tỵ nạn cộng sản từ Bắc vào Nam. Đến năm 1968, Sư Bà sang Tây Đức du học ngành Xã Hội học tại Đại Học Freiburg (thuở ấy Đông và Tây Đức chưa thống nhất). Sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Đức, năm 1973 Sư Bà trở về lại Việt Nam thành lập Cô Nhi Viện Lâm Tỳ Nitại Sàigòn chăm sóc cho các trẻ em cô nhi bị chiến tranh cướp mất đi cha hoặc mẹ của chúng và Sư Bà đã tạo cho những đứa trẻ nầy một mái ấm tuổi thơ giống như tinh thần xã hội mà Sư Bà đã học được thuở bấy giờ tại Tây Đức; nhưng sau ngày 30.4.1975 người Cộng Sản miền Bắc đã thôn tính miền Nam và họ muốn làm chủ ở mọi phương diệntrên mảnh đất hình cong như chữ S nầy và kể từ ngày trên cho đến nay đã có hơn 4 triệu người bỏ quê hương đất Việt ra đi để tìm cho mình và gia đình mình hai chữ Tự Do thật sự. Đó là chưa kể đến gần cả một triệu người bị chết chìm trong biển cả hay bỏ xác nơi rừng sâu. Tự Do chính là nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng của một kiếp sống của con người đích thực là con người. Cho nên giá trị của Tự Do cao quý lắm. Đa phần khi con người đang sống trong Tự Do ít để ý hay chứng thực được ý nghĩa của hai chữ Tự Do nầy; chỉ khi nào con người mất đi sự Tự Do rồi, thì thấy sự Tự Do mới đáng quý.

Năm 1978 Sư Bà Thích Nữ Đàm Lựu đã tìm cách để trốn thoát chủ nghĩa cộng sản lần thứ hai, vì trước năm 1954 khi còn ở miền Bắc, Sư Bà đã rõ chủ nghĩa nầy đã tiêu diệt các Tôn Giáo như thế nào rồi; nên họ quyết chí ra đi khỏi chủ nghĩa nầy một lần nữa; trong đó có Sư Bà. Đến Mỹ với hai bàn tay trắng. Chỉ có một ý chí duy nhất và sắt đá mà Sư Bà đã mang  theo khắp các nẻo đường từ Bắc vào Nam; từ miền Nam Việt Nam thẳng qua Tây Đức; từ Tây Đức về lại Việt Nam và từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đó là phải kiến tạo một ngôi chùa, mà ngôi chùa ấy phải mang tính cáchđặc thù của một quê hương tận ngoài miền Bắc kia, mới là điều đáng quan hoài. Năm 1979 rồi năm 1980 tôi đã nhiều lần gặp Sư Bà trên đất nước Hoa Kỳ. Nhìn dáng của Sư Bà trông như một “Nam nhi chi chí”; chứ không phải là một người nữ “chân yếu tay mềm”. Sư Bà nói giọng Bắc chính hiệu; còn tôi thì nói giọng Quảng Nam đậm đặc; nên nhiều lúc nghe qua rồi chỉ cười, chứ chẳng hiểu gì cả. Thế mà hay! Đúng là ngôn ngữ hay nói đúng hơn là tiếng địa phương, mỗi miền, mỗi vùng đều có cách phát âm khác nhau; khiến cho ai đó mới lần đầu gặp gỡ, trao đổi cũng có chút ngần ngạirụt rè khi tiếp xúc với người đối diệnSư Bà ít chít khăn mỏ quạ màu nâu như những Sư Cô có xuất thân từ miền Bắc, mà lúc nào trên đầu Sư Bà cũng đội chiếc mũ len cũ kỹ, phai màu. Trên tay lúc nào cũng thấy những chồng báo cũ và trên xe vận tải của Sư Bà lái, lúc nào cũng thấy đầy lon trống Coca Cola và những chồng báo cũ. Tôi hay hỏi Sư Bà rằng:

- Để làm gì vậy?

- Ồ! Thầy Điển không biết đấy chứ! những thứ nầy đắc dụng lắm đó!

- Nhưng rồi sao nữa, thưa Sư Bà?

- Thì mình nhờ Phật Tử nhà nào có lon Coca Cola hay những chai nước đã uống rồi, hãy giữ lại đó cho tôi và sách báo cũ cũng vậy, sau khi đọc xong hãy gom lại vào một góc và mỗi tuần có nhiều ngày khác nhau, tôi sẽ chia ra từng khu vực và lái xe vận tải đến đó, chất lên xe, chở đến chỗ cân kílô để bán và các cơ xưởng nầy sẽ tái chế biến đồ phế thải đã dùng qua một lần; lấy tiền đem về góp vốn để xây chùa.

Vậy thì nền chùa Đức Viên ngày nay ở một ngày xa xưa nào đó của 40 năm về trước đã được xây nên trên thành quả của nhũng chồng báo cũ và những lon Coca Cola phải không Sư Bà?

Sư Bà nhoẻn một nụ cười, rồi kể sang chuyện khác.

Ngày đó tôi ghé thăm vùng nầy có gặp gia đình ông Tô Văn Tám; người mà đã giúp cho Sư Bà Đàm Lựu không ít ở giai đoạn lúc ban đầu và cô Tô Thị Ngọc Yến cũng đã giúp cho tôi không ít tiền bạc để trang trải tiền học phí ở Nhật vào năm 1973 và số tiền nầy Thầy tôi đã hoàn trả lại gia đình tại Việt Nam sau đó (xem thêm “Hương Lúa Chùa Quê” và “Nhật Bản Trong Lòng Tôi” để biết thêm những sự kiện chi tiết nầy).

Lúc xưa vào mùa Đông, trời ở San Jose cũng lạnh lắm; nhưng Sư Bà trên người chỉ có một chiếc áo ấm màu nâu duy nhất để mặc và chấp tác. Nhìn hai bàn tay của Sư Bà thấy sần sùi, vì phải lo chuyên chở giấy báo cũng như lon Coca Cola, thấy mà nể phục vô cùng. Ngay cả ngày Sư Bà tắt hơi thở cuốì cùng cách đây hơn 15 năm về trước, mặc dầulúc ấy chánh điện bây giờ đã xây xong; nhưng khi ra đi, Sư Bà vẫn trụ ở một ngôi nhà lạnh lẽo bên cạnh nhà bếp của chùa. Ni Chúng thuở ấy có chừng hai ba vị để lo những công việc thường nhật như tụng kinh và chấp tác tại chùa.Đặc biệt ở chùa Đức Viên thuở đó mỗi ngày đều có 6 thời khóa tụng và hình như mãi cho đến ngày nay Sư Cô Trụ TrìThích Đàm Nhật vẫn còn giữ lại truyền thống ấy? Lúc Sư Bà tắt hơi thở cuối cùng có cả tôi, Thầy Hạnh Tuấn, ThầyGiác Như, Thầy Quảng Chơn và Thầy Từ Lực đến hộ niệm từ chùa Từ Quang ở San Francisco. Ngày nhập liệm Sư Bà tôi cũng có mặt. Thuở ấy bên ngoài vườn chùa hoa Mai, hoa Đào đã nở, thời tiết ấm áp vào cuối tháng 3 dương lịch và theo nguyện vọng của Sư Bà thì suốt trong thời gian tang lễ, không ai được chia buồn hay khóc thương; ngoại trừ câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà”. Đúng như vậy! Cả một tuần lễ khi nhục thân của Sư Bà được quàn dưới tầng hầm của chánh điện bây giờ, suốt cả ngày lẫn đêm đều không ngưng tiếng niệm Phật và nếu Đoàn Thể nào có đến đi điếu, chỉ thực hiện nghi lễ ở trên chánh điện. Còn nơi tầng hầm chỉ nghe những tiếng niệm Phật duy nhất mà thôi. Sau khi thiêu xong thì mọi người thấy có xá lợi và đặc biệt là quả tim của Sư Bà vẫn còn; ngày nay đang thờ ở một gian nhà tưởng niệm Sư Bà ở gần nơi Sư Bà trú ngụ thuở xưa.

Ở đây cũng nên hiểu sơ qua về ý nghĩa tự thiêu, thiêu xác, xá lợi v.v… để chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về việc nầy. Đầu tiên nên hiểu nghĩa chữ tự thiêu có nhiều lý do như sau: Như 3 trường hợp tự thiêu tại Hoa Kỳ mà quý Thầy đã tự thiêu thân mình, vì vấn đề danh dự của một người xuất gia, cũng như khó khăn trong vấn đề điều hành Hội hay Chùa, không biết cách giải quyết như thế nào; cho nên đã tìm cách kết liễu chỉ cho riêng cuộc đời của mình và không muốn cho thanh danh của Phật Giáo bị ảnh hưởng lây. Tự thiêu như Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão (1963) để phản đối chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam vì lý do kỳ thị Tôn Giáo. Ngài điềm nhiên thiền tọa tại ngã tư đường Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt ở Sàigòn để thực hiện ý định của mình. Do vậy sau khi tự thiêu xong, mang nhục thân của Ngài về An Dưỡng Địa để thiêu lại 2 lần để lấy cốt về thờ. Lần đầu thiêu tại lò thiêu nầy nhiệt độ lên đến 1.000°C – nhưng kỳ lạ thay quả tim của Ngài cũng không cháy hết và lần thứ 2 ngọn lửa trong lò lên đến 2.000°C nhưng quả tim vẫn bất động. Sau đó Ngài Huyền Quang thỉnh quả tim nầy về chùaXá Lợi để tôn thờ và ngày nay quả tim bất diệt nầy của Ngài vẫn còn hiện hữu mãi với thời gia và năm tháng. Đây là quả tim của bậc Thánh Tăng thời đại. Nên quả tim của Ngài được gọi là “Quả tim bất diệt” hay quả tim của Bồ TátThích Quảng Đức.

Thật ra việc thiêu thân cúng dường chư Phật không phải là chuyện mới xảy ra đây, ngay cả thời Đức Thích Ca Mâu Nihay chư Phật trong quá khứ đã từng xảy ra, mà trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm thứ 23 phần Ngài Dược Vươngvà Ngài Dược Thượng Bồ Tát đã thể hiện việc cúng dường chư Phật bằng cách đốt 2 cánh tay của mình một cáchhoan hỷ để bày tỏ lòng thành của mình khi cầu pháp Đại Thừa. Còn ở đây với Sư Bà Thích Nữ Đàm Lựu sáng lập Trụ Trì chùa Đức Viên tại San Jose, California có lẽ vì tấm lòng của Sư Bà quá cao cả, vĩ đại nên những tâm nguyện ấy dồn lại nơi tâm thức và thể hiện qua quả tim đã nung cháy; nhưng không bị cháy sạch, nhằm để cho người đời saunhìn vào đó mà cố gắng tu hànhbuông bỏ những gì đáng buông  bỏ. Nói như Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng: “Khi bạn nắm chặt một vật gì đó trong tay thì bạn không thể nắm thêm những vật khác nữa, mà hãy buông bỏ nó thì ta có thể tiếp cận với nhiều thứ khác nữa”. Đó là tâm từ bi của các vị Bồ Tát đi vào đời nhằm để cứu độ chúng sanh; nên mới có những hành động cao thượng như vậy và Ngài cũng đã dạy rằng:

“Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.”[1]

"Tình yêu và lòng từ bi là điều cần thiết, không phải là điều dư thừaNếu không có hai điều nầy, nhân loạikhông thể tồn tại."

Sau khi thiêu xong một số các vị Sư hay những Cư sĩ còn lưu lại phần xương có nhiều màu; nên nhiều người gọi đây là xá lợi; nhưng thực ra chúng ta không nên nhầm lẫn với xá lợi của chư Phật và chư vị Bồ TátXá lợi của các Ngài có những đặc điểm như sau:

- Bỏ vào nước, xá lợi có thể chìm; nhưng sau đó vớt lên bỏ lại vào nước, xá lợi sẽ nổi.

Xá lợi có thể tự động di chuyển và cuối cùng hợp nhau lại.

- Nếu đưa lên kính hiển vi, sẽ thấy xá lợi có nhiều màu sắc.

Nếu là một người thường mà đạt được một trong ba hay hai trong ba đặc tính nầy, quả là điều hy hữu vô cùng và ngày nay ít ai có thể có đủ cả ba đặc tính như trên; ngoại trừ những vị đã chứng Thánh. Mục đích của sự tu học là giải thoát sanh tử luân hồi, chứ không phải tìm cho được những phép mầu kia.

Khi Sư Bà Đàm Lựu viên tịch thì mới chỉ xây được chánh điện theo lối kiến trúc miền Bắc Việt Nam; nghĩa là mái cong vút và lợp ngói âm dương cũng như trên nóc chùa đều có gắn những hình tượng Long, Lân, Quy, Phụng. Chùa gồm hai từng. Từng trên dùng để thờ Tây Phương Tam Thánh, thờ Tổ và chư hương linh quá vãng. Từng dưới dùng làm chỗ sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử cũng như các lớp dạy Việt ngữ cho các em Việt Nam sinh ra tại xứ Hoa Kỳ, đến chùa vào ngày chủ nhật để học thêm ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Ngày xưa là vậy, không biết bây giờ Sư Cô Đàm Nhật, người kế thế cho Sư Bà Đàm Lựu sau khi viên tịch, đã xây dựng nên Ni Xá, Trai Đường cũng như các lớp học Việt ngữ, thì chắc rằng từng trệt của chùa Đức Viên đang xử dụng cho mục tiêu khác?

Ngoài ra Sư Cô Đàm Nhật cùng quý Sư Cô cũng đã tạo mãi thêm những ngôi nhà bên cạnh để làm bãi đậu xe theo nhu cầu của thành phố; khiến cho diện tích của chùa càng ngày càng rộng rãi thêm ra, trông rất bề thế. Đây là một trong những cảnh già lam to lớn vào bậc nhất tại Hoa Kỳ. Như vậy mới xứng đáng với sự đóng góp miệt mài không ngừng nghỉ của những người Phật Tử hữu công đã đương và sẽ lo xây dựng cho ngôi nhà Phật Pháp càng ngày càng được hưng thịnh tại xứ người.

Rời California nắng ấm chúng ta có thể đến vùng Houston thuộc Tiểu Bang Texas để chiêm bái chùa Việt Nam do Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh xây dựng nên từ mấy chục năm nay tại vùng nắng ấm nầy. Người Việt chúng ta sinh ra từ xứ nhiệt đới; nên chỗ nào có nắng ấm quanh năm là họ thích tụ tập nơi đó để làm ăn, buôn bán cũng như nhữngsinh hoạt khác theo đó mà tồn tại để giải quyết những vấn đề tâm linh của con người như: Quan, hôn, tang, tế v.v…

b)   Chùa Việt Nam tại Houston, Texas

Như bên trên tôi đã viết về chùa Phật Quang tại Houston, Texas đã do các vị Cư sĩ lập nên lâu đời, kể từ năm 1975đến nay; chùa Việt Nam của Thầy Nguyên Hạnh mới thành lập sau nầy cũng tại Houston; nhưng ít nhất phải sau chùaPhật Quang từ 10 đế 15 năm là ít. Chùa nầy thuộc Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, văn phòng đặt tại chùaViệt Nam ở Los Angeles. Lúc sinh thời cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Hòa Thượng Thích Mãn Giác làm Chủ Tịch tổ chức nầy và chữ “Chùa Việt Nam” ở Houston, Texas không nhiều thì ít cũng đã có liên hệ với Tổng Hội và nhị vị CốHòa Thượng bên trên; nên hai Ngài mới cử Thầy Nguyên Hạnh về đây Trụ Trì.

Sau thời điểm năm 1975 tại ngoại quốc có cả hằng ngàn tờ báo Việt Ngữ ra đời để đáp ứng nhu cầu “hướng về quê hương” của người Việt; nhưng sau 40 năm đã hội nhập vào các xã hội Âu Mỹthế hệ thứ nhất đã theo Phật về Tây rất nhiều và thế hệ thứ hai ít rành ngôn ngữ tiếng Việt hơn là tiếng Anh; nên  nhu cầu ít dần đi. Do vậy mà những tờ báo tiếng Việt từ từ tự động giải tán, vì không có nhu cầu, cũng  như tài chánh không đủ chi tiêu trang trải cho việc in ấn cũng như gởi báo đi đến các nơi; trong đó có tờ báo Phật Giáo tại Nam California gọi là “Chấn Hưng”. Thuở ấy nhìn vào Ban Biên Tập thấy toàn là những tay gạo cội như: Giáo sư Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Phan Tấn Lê, Lê Hậu, Hồng Quang v.v… tôi đã đọc “Chấn Hưng” say sưa một thời như thế, sau nầy được biết Giáo sư Lê Hậu xuất gialại với Hòa Thượng Thích Mãn Giác lấy Đạo hiệu là Nguyên Hạnh và được cử về Houston để làm Trụ Trì chùa Việt Nam tại đây.

Chùa đã quy tụ một số người gốc Huế, giàu có tại Houston và khắp Tiểu Bang Texas ủng hộ; nên ngôi chùa Việt Namtại đây sau khi xây dựng rất nguy nga, bề thế; khiến ai khi mới nhìn cũng thấy khâm phục liền. Đầu tiên là đất đai rộng rãi. Từ  ngoài cổng Tam Quan đi vào chúng ta sẽ thấy một pho tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao vòi vọi đứng thẳng giữa mặt hồ nước nhân tạo. Nếu ai đó có cầu nguyện, sau khi đốt nhang khấn vái phải ngước mặt thẳng lêntrên trời, mới mong nhìn hết được từ dung của Ngài. Do vậy mỗi năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, lễ Vía của Ngài, chùa Việt Nam đã tổ chức những Lễ Hội Văn Hóa rất đặc biệt như: Tam bộ nhứt bái quanh tượng Ngài, thuyết giảng, hoa đăng, ca vũ nhạc kịch v.v… có cả mấy chục ngàn người về tham dự trong 3 ngày như vậy. Ngày xưa mỗi năm tổ chức một lần và quy tụ cả hằng 300 đến 500 Tăng Ni ở khắp mọi miền trên đất nước Hoa Kỳ về đây tham dự lễ hộitruyền thống nầy; nhưng ngày nay nghe đâu 3 năm mới tổ chức một lần quy mô như vậy. Điều nầy hẳn quý, vì lẽ văn hóa là biểu hiện cho văn minh và sự tiến bộ của một dân tộc, mà Phật Giáo đã dày công đóng góp phần mình vào chiều dài lịch sử của dân tộc kể từ ngày lập quốc đến nay.

Chánh điện xây theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế. Hai bên có hai lầu chuông trống Bát Nhã, giữa là điện Phật, sau là nhà Tổ. Chánh điện rất rộng, có thể chứa cả 400 người; nhưng cách đây 3 năm, do một cơn bão lớn thổi qua, chánh điện nầy đã bị sập và chùa đang lo giấy phép để xây dựng lại chánh điện nầy rộng rãi hơn xưa.

Phía sau có 2 dãy Đông Lan và Tây Lan nơi Tăng Chúng ở và dùng làm nơi tiếp khách thập phương cũng như văn phòng thường trực của chùa. Phía sau có một  ngọn tháp xinh xinh và bốn bề được xây những bức tường có chứa nhiều hộc tủ để đựng tro cốt của các thân nhân muốn ký tự tại chùa sau khi đã quá vãngNgoài ra mới đây chừng 2 năm (2014) chùa đã cho xây xong nhà sinh hoạt rất rộng rãi, có thể chứa cả 1.000 người. Đây có thể nói là một trong những giảng đường rộng rãi nhất của các chùa Phật Giáo Việt Nam hiện có tại Hoa Kỳ. Đây là một niềm hãnh diệnchung của người Việt cũng như của những Phật Tử đang sống tại xứ người.

Nhìn chùa Đức Viên và chùa Việt Nam nầy cả hai đều do chư Tăng, Ni đề xướng và Phật Tử khắp nơi đóng  góp vào; nên mới được như vậy. Vì lẽ Sư Bà Đàm Lựu và Hòa Thượng Nguyên Hạnh là những người có khả năng và đạo hạnh; nên Phật Tử phát tín tâm một cách dễ dàng, từ đó ngôi Phật sát mới được hình thành một cách quy mô và cóhệ thống tổ chức tinh vithành công tuyệt vời như vậy. Ngược lại nếu những ngôi chùa như thế nầy mà giao cho những vị Trụ Trì kém đức, thiếu tài thì chẳng chóng thì chầy chùa ấy sẽ có nguy cơ vỡ nợ. Do vậy tôi vẫn thường haynói rằng: “Một việc dầu xấu xa; nhưng qua tay một người hiền đức lãnh đạo; việc xấu ấy sẽ dần trở thành tốt. Nếu việc thật tốt mà đem giao cho một người không có khả năng và đức hạnh thì việc tốt kia cũng sẽ dễ trở thành xấu” là như vậy. Con người là nhân vật chính trong bao sự thịnh suy của cuộc đời; còn mọi việc chung quanh chỉ đóng vai phụ mà thôi.

Rời Houston, Texas chúng ta có thể đi dần về hướng Đông Bắc của Hoa Kỳ, đến Tiểu Bang Mineapolis thì chúng ta sẽ gặp được ngôi chùa đặc biệt do các vị Cư Sĩ hữu công xây dựng và tồn tại từ năm 1975 đến nay. Đó là Chùa Phật Ân.

c)    Chùa Phật Ân tại Mineapolis – Hoa Kỳ

Ở Sàigòn ngày xưa Chùa Xá Lợi đã do cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng Hội Tịnh Độ Cư Sĩ đứng ra kêu gọixây dựng. Thời chính quyền ông Diệm và ngay cả ông Thiệu sau nầy, Cụ cũng đã giữ một vị trí quan trọng trong xã hội. Đó là Quốc Vụ Khanh đặc trách về Văn Hóa. Chức vụ nầy có lẽ cũng ngang hàng với một Bộ Trưởng như Bộ Giáo Dục hay Bộ Xã Hội ngày nay; vừa là một người Phật Tử thuần thành vừa là một công dân ưu tú trong một xã hộinhư vậy; nên Cụ rất có uy tínNgoài ra Cụ còn giảng kinh, viết sách nữa. Chùa Xá Lợi có cho xuất bản một tạp chí ra định kỳ hằng tháng, có hình thức như tờ Phổ Thông, mà Cụ là Chủ Nhiệm. Trong tạp chí nầy bài viết đa phần là của những vị Cư Sĩ có trình độ nghiên cứu Phật học thâm sâu. Do vậy tờ tạp chí nầy tồn tại cho đến khi Cụ qua đời và tạp chí ấy gọi là: “Từ Quang”

Ở Sàigòn có rất nhiều chùa cổ trên 100 năm như chùa Giác LâmGiác Viên; hay dưới 100 năm như chùa Hưng Long,Ấn Quang, Bửu Đà, Từ NghiêmVĩnh Nghiêm v.v… Đa phần những ngôi chùa nầy ngày nay đã trở thành Tổ Đình, vì lẽ người sáng lập ra là một vị Tăng Sĩ. Trong khi đó chùa Xá Lợi do các vị Cư Sĩ lập ra và sau khi chùa hình thành rồi, quý vị Cư Sĩ trong Hội mới đi thỉnh Thầy về đây trụ trìHòa Thượng Thích Hiển Tu và Thượng Tọa Thích Minh Hạnh là những vị đã Trụ Trì ngôi đại tự Xá Lợi nầy trước năm 1963 và trước năm 1975 là những vị như vậy. Ở Việt Namnhững chùa thuộc Hội Cư Sĩ sáng lập rất ít và khi ra ngoại quốc sau ngày 30.4.1975, vì chư Tăng Ni rất hiếm đi cùng với đoàn người chạy nạn ấy; nên các vị Cư Sĩ đã đứng ra lập Hội; trong đó có chùa Giác Lâm ở Philadelphia, chùa Phật Ân ở Mineapolis v.v… Mặc dầu thuở ấy họ thỉnh Tăng về thuyết giảng trong các lễ lớn; nhưng lễ xong rồi, Thầy về chùa mình và Hội thì vẫn tiếp tục cai quản chùa theo tinh thần Nội Quy của Hội đã đề ra. Đó là một vị Hội Trưởng; một hay hai Phó Hội Trưởng; một Thủ Quỹ và một Thư ký. Hội Đoàn Cư Sĩ nầy có ghi danh nơi chính quyền để hoạt động như là một tổ chức Tôn Giáo bất vụ lợi.

Khi đến chùa Phật Ân, xem lại những hình ảnh sinh hoạt cũ của mấy chục năm xa xưa về trước, tôi đọc được tên của Cụ Vũ Khắc Khoan là người đứng ra kêu gọi sáng lập ngôi chùa nầy. Cụ là một nhà giáo, dạy ở Đại Học, khi đến vùng nầy vào năm 1975 Cụ đã lớn tuổi và nhờ với uy tín ấy mà Hội đã mua được một cơ sở của nhà quàn để lại với đầy đủphương tiện để thành lập một ngôi chùa. Dĩ nhiên, chùa trước đó đã mua một ngôi nhà nhỏ để làm nơi lui tới nguyện cầu, trước khi dời đến đây; nhưng có lẽ nơi chốn chật chội, bất tiện, không có chỗ đậu xe; nên phải tìm nơi khác có đầy đủ cho một sinh hoạt công cộng như chùa Phật Ân bây giờ; nên đó là lý do để thiên di về cơ sở mới nầy. Thuở ấycó Thầy Giác Đức và Thầy Thanh Đạm đến đây để giảng pháp. Nhìn những hình ảnh lúc ban đầu nầy mới thấy rằng: Ngay cả Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ thuở mới khai sơn lập tự vẫn còn thô sơ lắm, vì lẽ ít có người mặc áo tràngmàu lam, thay vào đó là những chiếc áo dài truyền thống và dĩ nhiên là nhiều người chưa quy y Tam Bảo; nghĩa là ở phần danh sách chỉ ghi tên người chịu trách nhiệm, mà không thấy Pháp Danh ở đâu cả. Sau nầy khi đời sống đã ổn định rồi, quý Thầy mới tổ chức những buổi lễ quy y Tam Bảothọ trì 5 giới cấm của Phật chế và ngày nay tại Hoa Kỳ nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, người Phật Tử không những chỉ có thọ Tam QuyNgũ Giới mà còn thọThập ThiệnBồ Tát giới tại gia, theo Ưu Bà Tắc giới kinh giữ 6 giới trọng và 28 giới nhẹ; hoặc giả Bồ Tát giới theo tinh thần đạo tục thông hành giới giữ 10 giới trọng và 48 giới nhẹ. Có nhiều nơi quý Thầy còn truyền cho y màu nâu để các Phật Tử nầy đắp khi có những lễ trọng như Bố Tát; những khóa tu Bát Quan Trai, hay những khóa tu miên mật v.v… trông rất trang nghiêm và thanh tịnh đạo tràng.

Sau khi về chùa mới sinh hoạt một thời gian, Hội đã cho xây dựng được chánh điện thờ Phật, nhà Tăng, Thư viện,nhà khách, phòng sinh hoạt công cộng v.v… dĩ nhiên là phải trải qua nhiều năm tháng; chứ không phải chỉ xây một lầnduy nhất và ngay cả sau nầy; nghĩa là cách đây chừng 8 năm, Hội đã xây chánh điện thực sự ở vào khoảng trống của chữ khẩu mà trước đây đã hình thành. Bây giờ chùa đã trở thành một ngôi Phạm Vũ trang nghiêm bậc nhất tại vùng Đông Bắc nầy do các vị Cư Sĩ chủ xướng, mà thời gian sau nầy Đạo Hữu Trí Viên là một trong những người có công sức đóng góp rất nhiều cho việc hình thành và phát triển của ngôi chùa. Thế nhưng chùa chưa có một vị Thầy nào về đây trú lại lâu cả. Lý do như đã trình bày bên trên, vì lẽ đây là Chùa Hội, do các vị Cư Sĩ sáng lập, khi có các vị Tu Sĩđến đây được thỉnh Trụ Trì thì chỉ chuyên lo về vấn đề giảng pháp, chủ trì các khóa lễ cầu an, cầu siêu, ma chay, cưới hỏi; còn những việc hành chánh cũng như tài chánh thì Hội đảm đang. Đứng về phương diện pháp lý thì một vị Thầy như thế thật đúng là “lãnh đạo tinh thần” như tiếng Mỹ vẫn thường gọi; nhưng khi đứng trên phương diện luật pháp thì vị Thầy nầy không có quyền gì khác như những quyền mà đã vừa được đề cập bên trên. Nếu là một vị Tăng Sĩ giỏi,trụ trì một ngôi chùa phải đúng với ý nghĩa là: Trụ Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng thì chữ Trụ và chữ Trì ấy mới xứng đáng của một người xuất gia đã cắt bỏ tất cả tình cảm gia đìnhcá nhânthân tộc để ở trong ngôi nhà Phật Pháp và gìn giữ kho báu của Như Lai. Nếu Trụ Trì chỉ ở để giữ chùa thì có nghĩa là làm Ông Từ ở chùa để mở vàđóng cửa chùa mỗi ngày hai buổi như thế, thì không còn gọi là Trụ Trì nữa. Cho nên sau một thời gian dài ở đó như:Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Thượng Tọa Thích Hạnh Đức v.v… rồi cũng phải ra đi nơi khác, để tự mình lập nên một cơ sở chùa viện độc lập hơn là dưới quyền của những vị Cư Sĩ đang lãnh đạo Hội tại đó. Phải nói ngay rằngthành phần cốt cán của Hội nầy đa phần là những người có chức vị cao trong chính quyền miền Nam Việt Nam, có vị là Bộ Trưởng và cũng có nhiều quân nhân ở cấp bậc Tá hay những Giáo sư Đại Học v.v… Về thế học, họ là những người tuyệt vời; nhưng về Phật học họ phải còn tu học nhiều hơn nữa, để họ có thể xuất gia thành Tăng sĩ hoặc giả là những Cư sĩ tại gia thuần thành để giúp Đạo hộ chùa.

Tôi nói lên những điều nầy không mang ý chê trách một ai hay tán thưởng một cá nhân riêng lẻ nào, mà tôi chỉ muốn trình bày rằng: Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và tại ngoại quốc ngày nay có những tổ chức được hình thành như vậy, mà trong nước ngày xưa rất ít được thấy. Khoảng chừng 15 năm trước, khi đi chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ, tôi đã gặp Cụ Cựu Hội Trưởng chùa Phật Ân nầy và Cụ đích thân mời tôi khi nào có dịp sang Hoa Kỳ thì ghé chùa Phật Ân đểthăm viếng và giảng pháp. Đây là lý do sơ khởi vậy và kể từ đó về sau nầy có lúc tôi đi một mình, có khi lại đi cả Phái Đoàn Hoằng Pháp từ 5 đến 10 vị đều trú ngụ tại chùa nầy cả tuần lễ hay 10 ngày; cho nên tôi đã quen biết với một sốĐạo Hữu tại đây cũng như những Phật sự của chùa nầy. Đã có lần Đạo Hữu Hội Trưởng muốn tôi đề nghị là thỉnh Thầy lãnh đạo tinh thần cho chùa, sau khi Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã về Sacramento cư ngụ vì tuổi cao và tôi đã giới thiệu Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Viện chủ chùa Phật Đà ở San Diego về đây lãnh đạo, vì lẽ tôi biết Ngàitương đối rõ, khi tham dự những cuộc họp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà Ngài đảm nhận phần Tổng Thư Ký của Hoa Kỳ và thuở ấy, tôi là Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Sau khi Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu nhận lời làm lãnh đạo tinh thần chùa Phật Ân thì Thầy đã công cử Thầy Hạnh Đức về đây Trụ Trì và Thầy Hạnh Đức đã trụ ở chùa Hội nầy được hơn 5 năm; sau đó ra lập Tu Viện Tây Phươngcũng ở tại địa phương nầy cũng vì những lý do tế nhị như tôi đã trình bày bên trên. Khi Thầy Hạnh Đức đến Hoa Kỳ là do tôi giới thiệu cho Ni Sư Minh Huệthuở ấy đang Trụ Trì chùa  Phật Bảo tại Chicago, lúc ấy nhân danh Hội với tư cách là Hội Trưởng đứng ra bảo lãnh và khi đến được Hoa Kỳ thì Ni Sư Minh Huệ đang gặp khó khăn với Hội; nên tôi đã nhờ Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu đứng ra bảo lãnh để có được thẻ xanh về sau nầy. Cả Thầy Hạnh Đức và Ni Sư Minh Huệ đều là những Tăng, Ni sinh du học tại Ấn Độ do tôi và chùa Viên Giác tại Đức giúp học bổng trong 187 học bổng ở cấp bậc Tiến Sĩ. Do vậy tôi đã quen biết hai vị nầy từ khi còn ở Ấn ĐộThời gian lâu như vậy có thể rõ được lòng người; nên tôi đã giới thiệu họ đến với các Hội và các chùa tại Hoa Kỳ ở thời gian mới đến, còn chân ướt chân ráo và về sau nầy thì họ tự phát triển lấy một mình.

Nhân việc nầy tôi cũng xin trình bày luôn việc Hòa Thượng Thích Thái Siêu đang Trụ Trì Niệm Phật Đường tại Fremont trong hiện tại, để quý Phật Tử có thể tỏ rõ ngọn ngành, về sử liệu của một số việc cần phải chính xác, chứ không phải là sự ức đoán để viết về một thời như thế. Dĩ nhiên là tôi không bị áp lực của bất cứ ai để viết nên tài liệunầy và tôi cũng không vì danh hay vì tiền mà cố bẻ cong ngòi bút để  làm vừa lòng thiên hạ; nhưng tôi chỉ muốn viết nên một sự thật; ít ra cũng là sự thật của chính mình đã gặp với sự kiện nầy trong một hoàn cảnh nào đó.

Một hôm tôi gặp Hòa Thượng Thích Thái Siêu tại chùa Bảo Tịnh của Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt tại Riveside thuộc miền Nam California. Hòa Thượng Thái Siêu trong khi du học tại Ấn Độ không nhận học bổng của chùa Viên Giác cấp; nên tôi đã không có duyên để biết Ngài trước đó; chỉ khi đến thăm Hòa Thượng Nguyên Đạt, vốn là vị Thầy xứng bậc đàn anh của tôi tại Nhật Bản đã du học trước năm 1975 và đây là cơ duyên cho mọi chuyện về sau nầy. Tôi thấy trong một ngôi chùa nhỏ như chùa Bảo Tịnh mà có đến hai vị Hòa Thượng đều là những học giả đương thời củaPhật Giáo mà việc gì cũng phải đảm đang những công chuyện thường nhật của chùa, mà lẽ ra những việc ấy phải có những người hộ tự hay những chú Tiểu cáng đáng thì đúng hơn. Tôi chỉ ghi nhận như vậy thôi, rồi một hôm tôi có dịp sang San Jose để giảng pháp. Lúc đó có cái gì đó bị trục trặc; nên Đạo Hữu Đồng Từ và Đạo Hữu Nguyên Như đề nghị tôi là nên về Niệm Phật Đường tại Fremont để nghỉ lại và giảng pháp tại đó. Hôm ấy có cả Phật Tử Thiện Trí đi đón nữa; nhưng tôi đã quen biết gia đình cô Từ Bi Nguyện trước đó; nên nhờ Phật Tử Thiện Trí chở tôi về nhà cô Từ Bi Nguyện và những ngày sau đó sẽ lên Niệm Phật Đường ở Fremont để giảng pháp. Khi đến đó, tôi biết rằng đã có Thầy Thông Lai trú ở đây một thời gian rồi; nhưng lúc ấy thì Thầy đã bỏ nơi đây để đi lập nhiều đạo tràng ở những nơi khác; nên Niệm Phật Đường chẳng có ai trông nom. Mới đọc 10 điều bắt đầu bằng chữ “không” tôi thấy hơi lạ. Đây có thể là một ngôi chùa có một không hai tại Hoa Kỳ. Vì lẽ chùa được cải đổi từ một hãng xưởng thật lớn, cả hai chiếc máy bay 747 đậu vào đó, chắc cũng còn dư chỗ nữa. Hãng nầy do Phật Tử Thiện Trí có hảo ý bỏ tiền hằng tháng ra để trả nợ ngân hàng và dâng cho quý Thầy quản lý và ngay cả quỹ điều hành chùa, Thiện Trí cũng cúng dường luôn. Do vậy mà Phật Tử đến đây sinh hoạt, không cần phải đóng góp một khoản tiền nào cả; ngay cả chuyện ăn uống và những phương tiện cần thiết của chư Tăng đang sinh hoạt tại chùa. Thiện Trí có hỏi tôi rằng:

- Bạch Thầy! Tâm nguyện của con là dâng hiến cơ sở nầy cho một vị nào đó có đức độ về đây trụ trì, không biết Thầy có thể giới thiệu cho con được vị Tăng sĩ nào chăng?

- Việc nầy đâu đơn giản, vì lẽ bao nhiêu Thầy giỏi, họ đã đi lập chùa và kiêm nhiệm nhiều chức vụ rồi, bây giờ để tôixem lại thử có vị nào chịu về đây chăng? Nhưng điều đầu tiên là Thiện Trí nên mời nhóm của cô Đồng Từ về đây tổ chức những buổi tụng kinh Pháp Hoa và các khóa Tu Bát Quan Trai rồi thỉnh Thầy về giảng pháp, có như vậy Niệm Phật Đường mới khởi sắc và theo tôi thì cô Đồng Từ cùng với Thiện Trí nên đến Riverside ở Nam Cali để thỉnh Hòa Thượng Thái Siêu về đây, chắc là Ngài sẽ nhận lời.

Sau đó thì họ đi thỉnh Ngài Thái Siêu lên giảng pháp và Phật Tử tại đây rất quý mến Ngài; nên Thiện Trí đã thỉnh Ngài ở luôn tại đây. Mới đó mà cũng đã hơn 10 năm rồi. Cái nhân duyên nầy chắc Ngài Thái Siêu không rõ; nhưng cô Đồng Từ, Đạo Hữu Nguyên Như, cô Từ Bi Nguyện và nhất là Phật Tử Thiện Trí rõ biết việc nầy hơn ai hết. Tôi không kể công ở đây, mà chỉ là một sự chứng minh của thuở ban đầu khi Ngài Thái Siêu bước chân đến vùng Fremont nầy trong những tháng ngày đầu tiên là như vậy. Ngay cả việc Thiện Trí quy y Tam Bảo với tôi cũng là một điều hy hữunhư sau:

Lần đầu tiên tổ chức khóa tu tại Niệm Phật Đường tại Fremont quý Phật Tử xin tôi cho thọ Bồ Tát giới tại gia; tôi đã thuận và cùng với quý Thầy trong Phái Đoàn Hoằng Pháp đã chủ trì buổi lễ truyền giới nầy, khi khuyến khích anhThiện Trí thọ thì anh có vẻ chần chờ, vì lúc ấy gia đình riêng của anh đang bị đảo lộn, chưa giải quyết xong. Cuối cùngrồi anh ta cũng thọ Bồ Tát giới; nhưng lúc ấy đã chưa quy y Tam Bảo, sau nầy tôi hỏi ra mới biết là Thiện Trí có người chị cũng như ông cậu đi xuất gia bên Khất Sĩ và Pháp Danh nầy có từ thuở còn nhỏ, lúc mới vào chùa lễ bái do ông cậu cho; chứ chưa chính thức nhận giới tướng lần nào. Do vậy tôi đã đề nghị rằng: Thiện Trí nên thọ giới đi và cuối cùng Thiện Trí đã thuận; nhưng lúc đó thì Ngài Thái Siêu đã có mặt tại Niệm Phật Đường ở Fremont rồi; nếu tôi cho anh ta một lễ quy y tại Niệm Phật Đường nầy làm đệ tử tại gia của tôi, trong khi có Thầy Thái Siêu tại đó, xem rakhông đúng cách; nên tôi đã đề nghị là Thiện Trí nên tìm cách hay qua Houston để tôi tổ chức một lễ quy y Tam Bảotrang trọng có sự chứng kiến của 10 vị giảng sư trong đoàn Hoằng Pháp tại chùa Trúc Lâm của Sư Chú Hạnh Hoa (tức Uncle Nine). Thuở đó Thiện Trí mới mổ ở cổ nên tôi cũng ngại cho sức khỏe của anh ta; nhưng cuối cùng thìThiện Trí đã đến và thọ Tam quy ngũ giới với tôi và tôi vẫn giữ Pháp Danh là Thiện Trí để ghi nhớ lại cái niệm lúc ban đầu mà cậu của Thiện Trí đã cho Pháp Danh nầy.

Tôi gặp Thiện Trí trong một sự tình cờ và Thiện Trí đã trở thành Đệ Tử quy y với tôi cũng chỉ đơn giản là như vậy. Nếungày xưa Đức Phật đã có những vị Cư sĩ hộ đạo nhiệt thành như Trưởng Giả Cấp Cô Độc và Nữ Tín Đồ Tỳ Xá Khưđể lo cho Tăng Đoàn thì ngày nay tôi là một nông dân xuất thân từ xứ Quảng nghèo nàn đã có những vị hộ pháp đắc lực suốt trong 25 năm (từ 1979-2004) như Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức, đặc trách về Văn Hóa, mà ông Dr. Geißler đã hỗ trợ cho tôi và chùa Viên Giác trong một phần tư thế kỷ như vậy. Ân tình ấy nói và viết cho mấy mới vừa đây. Thật là điều không thể và Thiện Trí một Cư sĩ giàu cóthuần thành, mỗi lần gặp tôi, Thiện Trí đều cúng dườngnhững món đồ quý giá mà lâu nay trên đường tu hành của tôi hơn nửa thế kỷ, chưa có ai thể hiện được điều nầy. Ân ấy và nghĩa nầy tôi xin ghi đậm vào lòng để một mai đây; nếu tôi có rời xa cõi thế gian nầy, khi có người nào đó đi tìm lại dấu vết của ngày trước, thì đây là một tài liệu về Niệm Phật Đường Fremont cần tham khảo đến.

Những vị sáng lập ra chùa Phật Ân ở Mineapolis đã lần lượt ra đi, tôi và quý vị trong hiện tại cũng sẽ ra đi trong một ngày nào đó và tôi chỉ mong rằng  làm sao Hội nên trao hết quyền lại cho chư Tăng cai quản lãnh đạo thì ngôi chùa Phật Ân mới có thể tồn tại qua thời gian và năm tháng. Nếu không có Tăng trụ trì thì tình hình nầy nó vẫn lại tiếp diễnnhư những năm ban đầu lúc mới sáng lập mà thôi. Những vị trong Ban Trị Sự của Hội, của chùa nên cung thỉnh một hay nhiều vị Tăng về đây Trụ Trì cũng như ở thường trú lâu dài hơn. Có như vậy ngôi chùa Phật Ân mới có thể trụ lại trong nhiều thế kỷ nũa. Nếu không là như vậy Phật Tử quanh vùng cứ nghĩ là chùa của Hội, họ sẽ chỉ đi những chùa nào có Thầy Trụ Trì để tham cứu và học hỏi giáo lý thêm; còn những chùa chỉ do Hội quản lý thì sự cúng dường cũnggiới hạn và sự phát triển không thể nào bằng chùa có Thầy Trụ Trì vĩnh viễn được. Mặc dù trong hiện tại chùa Phật Ân do các vị Cư Sĩ lãnh đạo cũng phát triển không ngừng, chẳng thua gì những chùa lớn tại Hoa Kỳ ngày nay; nhưng người Phật Tử tại gia chỉ làm Hội Trưởng trong một giai đoạn nhất định mấy năm rồi bầu lại; trong khi đó chư Tăng thì không cần thể lệ nầy.


 

8
Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose

 

Ở đâu cũng có những người Phật Tử thuần thành. Họ là những người đi đầu trong công việc kinh kệlễ bái và ngay cả vấn đề hoằng pháp nữa để trợ duyên cho quý Thầy, quý Cô tại các địa phương, trước khi quý Thầy, quý Cô đến. Dĩ nhiên là có rất nhiều vị; nhưng ở đây tôi chỉ nêu một vài vị tiêu biểu và đơn giản, để khi bước sang chương thứ 10 tôi sẽ kể lại chi tiết nầy rõ ràng hơn. Ví dụ như ở vùng Jacksonville thuộc miền Bắc của Tiểu Bang Florida có Đạo HữuMinh Quang Nguyễn Lê Đức. Ông ta vốn là một Bác Sĩ, có khả năng chuyên môn đã đành, gia đình ông vốn là mộtgia đình thuần thành, cả bà vợ là Đạo Hữu Châu Ngọc cũng như vậy, lại có sẵn căn bản Anh văn; Pháp văn cũng như khả năng tài chánh; nên Bác sĩ Minh Quang vẫn hay giảng bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh cho giới trẻ, khi nào không có quý Thầy hay Phái Đoàn Hoằng Pháp đến. Tại North Carolina có hai vợ chồng Đạo Hữu Thị Phước Phạm Nam Sơnvà Thị Hạnh Đỗ Ngọc Hiền, vốn đã quy y 5 giới với tôi từ năm 1979 tại Gainsville; bây giờ cả hai đều ăn chay trường, thuộc lòng kinh Lăng Nghiêm, thọ Bồ Tát giới tại gia cũng như hộ trì Tam Bảo cho Phật Giáo Tây Tạng tại vùng nầy không ít. Ở Santa Ana có Đạo Hữu Quảng Hương, Peter và Đạo Hữu Thiện Đạt & Thanh Hiền. Họ là những ngườidày công tô bồi cho nền Đạo ở vùng nầy và trợ duyên không nhỏ cho rất nhiều Phật sự ở khắp nơi. Tại San Jose cóĐạo Hữu Từ Bi Nguyện, Thiện Trí và đặc biệt là gia đình Đạo Hữu Nguyên Như - Đồng Từ.

Hôm nay tôi viết về Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose; nơi Đạo Hữu ĐồngTừ hướng dẫn cho chúng Phật Tử tại gia ở đây tu học.

Khi mới gặp Đạo Hữu lần đầu tiên do Thầy Hạnh Nguyện giới thiệu, có lẽ sau năm 2000; nghĩa là cách đây chừng 15 năm hay 16 năm gì đó. Khi nghe đến Pháp Danh chữ Đồng đứng đầu, tôi nghĩ ngay đến dòng kệ truyền thừa của Tổ Minh Hải khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh tại Hội An như sau:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị Đồng

Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu

Kỳ Quốc Tộ Địa Trường

Đắc Chánh Luật Vi Tuyên

Tổ Đạo Giải Hạnh Thông

Giác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

Bốn câu đầu dành để cho Pháp Danh. Ví dụ như Sư Phụ có Pháp Danh là Chơn sẽ cho Pháp Danh cho Đệ Tử là Như. Nếu người Đệ Tử ấy sau nầy xuất gia sẽ có Pháp Tự là Giải và nếu vị Đệ Tử có Pháp Danh là Như, Pháp Tự là Giải có Đệ Tử xuất gia thì họ cho Pháp Danh là Thị và Pháp Tự là Hạnh. Chỉ có dòng kệ truyền thừa của Ngài Minh Hải mới như vậy; còn những dòng kệ khác của Ngài Nguyên Thiều hay Ngài Liễu Quán thì chỉ có kệ cho Pháp Danh; chứ không có kệ cho Pháp TựNgoài ra một vị xuất gia đã thọ Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni thì Sư Phụ của mình hay vị Đàn Đầu Hòa Thượng của giới đàn mà mình thọ giới sẽ cho mình một Pháp Hiệu. Như vậy một người xuất gia, ngoài tên do cha mẹ mình đặt cho khi sinh ra, còn có 3 tên trong Đạo nữa. Đó là: Pháp DanhPháp Tự và Pháp Hiệu.

Pháp Danh khi thọ 5 giới.

Pháp Tự khi thọ 10 giới, và

Pháp Hiệu khi thọ 250 giới, hay 348 giới nếu là Ni.

Nhiều vị xuất gia chỉ xử dụng có hai đó là Pháp Danh và Pháp Tự hoặc Pháp HiệuDĩ nhiên đủ cả 3 càng có ý nghĩa; nếu có 2 cũng không phải là điều thiếu thốnTùy theo cách mà vị xuất gia ấy muốn dùng đến tên nào để gọi mà thôi.

Cô Đồng Từ ở San Jose là Đệ Tử tại gia của Cố Hòa Thượng Thích Phúc Hộ. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánhđời thứ 42 được truyền từ Quảng Nam vào Phú Yên từ xa xưa rồi. Pháp Danh của Ngài bằng chữ Thị và Pháp Tự của Ngài bắt đầu bằng chữ Hạnh. Cho nên Ngài đã đặt Pháp Danh cho cả Đệ Tử tại gia lẫn xuất gia đều bắt đầu bằng chữ Đồng là vậy.

Theo nghiên cứu có tính cách lịch sử của Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát thì Ngài Pháp Chuyên Luật Truyền đời thứ 36 và Ngài Toàn Nhật Quang Đài đời thứ 37 thuộc Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh từ Quảng Nam đã vào Phú Yên ở thế kỷ thứ 18, 19 và đã là những vị danh Tăng đương thời có soạn nhiều tài liệu Phật Học cũng như cho khắc, sao nhữngkinh điển bằng chữ Hán hay Hán Nôm, ngày nay vẫn còn được bảo tồn tại chùa Từ Quang ở Phú Yên, theo Thầy Lê Mạnh Thát thì giá trị của những bộ kinh sách nầy không thua gì nhà sử học Lê Quý Đôn đã soạn bộ Sử Ký cho Việt Nam chúng ta thuở bấy giờ. Như vậy ngoài việc tu hành, hoằng truyền chánh pháp tại đất mới nầy ở thế kỷ thứ 18, 19, các Ngài đều là những nhà Nho uyên thâm Hán học và sau đó xuất gia trở thành những vị Pháp Sư danh tiếngmột thời, mà ngày nay qua sử sách chúng ta vẫn còn hân hạnh để được biết đến như vậy.

Cố Hòa Thượng Thích Phúc Hộ là một vị danh Tăng của Phú Yên ở vào giữa thế kỷ thứ 20. Ngài tu hành rất mẫu mực; giới hạnh trang nghiêm; nên sau khi Đức Đệ Nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên viên tịchHội Đồng Viện Tăng Thống suy cử Ngài lên ngôi vị Đệ Tam Tăng Thống; nhưng một mực Ngài chối từ, vì cho rằng ngôi vị nầy Ngài không kham nhận nổi. Ngày xưa những bậc Cao Tăng thạc đức thường hay hành xử như vậy; còn ngày nay cả Tăng lẫn tục đều khó thấy được người nào có được phẩm hạnh như thế. Dĩ nhiên là mỗi thời mỗi khác; nhưng thời nay đa phần „ăn xổi ở thì“ chứ ít có công phu tu tập sâu dầy và đức độ như những bậc Trưởng Thượng thời xưa mà cái danh, cái lợi nó làm cho con người bị nhiễu nhương không ích.

Cô Đồng Từ là một Phật Tử tại gia nhưng rất trang nghiêm khi tác bạch bất cứ một Phật sự nào trước chư Tăng. Lời lẽ rõ ràng, đượm nhuần Phật học. Câu văn trong sáng, chữ tốt và đức hạnh; nên đã được nhiều Phật Tử tại gia kính mến và cả chư Tăng Ni quanh vùng cũng như từ các nơi xa đến đều phải công nhận điều nầy. Cô tụng kinh, dẫn chúng tụng cầu an, cầu siêu, Pháp HoaDược Sư v.v… không thua gì một vị Ni Cô thuần thục. Nay tuổi đã ngoài 70; nhưng Đạo Hữu Đồng Từ vẫn đang được mọi người tín nhiệm để làm Chúng Trưởng Chúng Phổ Hiền tại một Đạo Tràng  ở San Jose. Thành quả nầy không phải chỉ trong một ngày mà có được. Có lẽ trong nhiều đời Đạo Hữu Đồng Từ đã có nhân duyên với Phật Pháp từ lâu rồi; được làm Đệ Tử của vị danh tăng Phú Yên; được làm Chúng Trưởng dẫn Chúng tu học và nhất là được sự tin tưởng của mọi người ở nhiều phương diện như: Tu hành, tài chánh, thỉnhchư Tăng Ni về Đạo Tràng Phổ Hiền hay những Đạo Tràng khác để tu tập v.v… So ra ở Hoa Kỳ hay nhiều nơi trên thế giới với cả chư Tăng Ni, có khi cô Đồng Từ còn có uy tín hơn và làm nên được nhiều Phật sự hơn, trong khi cô vẫn còn là một tại gia cư sĩPhật Tử tại gia mà còn siêng năng tu tậplễ báihành trì; trong khi đó nhiều vị xuất gia còn lơ đễnh trong vấn đề trì tụng kinh Lăng Nghiêm mỗi buổi sáng và lễ Phật hằng ngày. Đây là những tấm gương sáng ngờiđạo hạnhchúng ta cần phải soi chung.

Tôi đến Hoa Kỳ từ năm 1979; nhưng đến năm 2000 mới có duyên trực tiếp gặp Đạo Hữu Đồng Từ cũng như ChúngPhổ Hiền; nên những gì đã xảy ra trước năm 2000 tôi không biết nhiều; nhưng tôi biết được rằng khởi đi từ chùa Đức Viên của Sư Bà Đàm Lựu rồi chùa Quan Âm của Hòa Thượng Chơn Minh, chùa Kim Cang của Hòa Thượng Thông Đạt, chùa An Lạc của Sư Bà Nguyên Thanh, chùa Quan Âm của Thượng Tọa Minh Bảo hay Niệm Phật Đường Fremont của Hòa Thượng Thái Siêu v.v… tất cả đều có sự trợ duyên của Cô Đồng Từ và Chúng Phổ Hiền lúc ban đầu. Khi nào chùa vững vàng ở phương diện tu tập và tài chánh rồi thì Cô và Chúng Phổ Hiền di dời đến những chùa nào mới thành lập để hỗ trợ. Đây cũng đúng là một trong 10 hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền vậy.

Phái Đoàn Hoằng Pháp của chúng tôi đến Hoa Kỳ nhiều lần và mỗi lần 10 vị Tăng Ni; nên đây cũng là cơ hội để Đạo Hữu Đồng Từ cung thỉnh chư Tăng Ni trong Phái Đoàn trao truyền Bồ Tát Giới tại gia cho họ. Tôi, dĩ nhiên là rất hoan hỷ. Vì nơi đâu có nhiều Phật Tử thuần thành thì nơi đó Phật Pháp được hưng thịnh. Tại Âu Châu ngày nay có hơn 1.000 vị Cư Sĩ tại gia đã thọ giới Bồ Tát nầy. Ngày xưa quý Thầy tại Âu Châu cho truyền 10 giới trọng và 48 giới nhẹ; nhưng ngày nay đa phần truyền giới Bồ Tát cho Cư Sĩ tại gia quý Thầy chỉ truyền 6 giới trọng và 28 giới nhẹ. Vì có nhiều giới mà các Phật Tử tại gia chưa giữ được, như giới ăn chay trường chẳng hạn. Tuy nhiên người muốn lãnh thọgiới pháp nầy ít nhất phải ăn chay 10 ngày trong tháng và phải phát nguyện theo Tứ Hoằng Thệ Nguyện là:

Chúng sanh không số lượng

Thề nguyện đều độ khắp

Phiền não không cùng tận

Thề nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không kể xiết

Thề nguyện đều tu học

Phật đạo không gì hơn

Thề nguyện được viên thành.

Những năm đầu tiên quý Phật Tử tại gia thọ Bồ Tát giới tại chùa Viên Giác Hannover hay tại các khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu các nước; hoặc giả trong các giới đàn lớn tại chùa Thiện Minh Lyon hay Khánh Anh Paris Pháp quốc đều chưa cho đắp y màu nâu. Sau nầy chính Hòa Thượng Nhất Chân và Hòa Thượng Thiện Huệ đã đưa ra ý kiếnnầy và chúng tôi gồm Hòa Thượng Minh TâmHòa Thượng Tánh Thiệt, Hòa Thượng Trí Minh cũng như tôi đã tán đồng việc cho những vị thọ Bồ Tát Giới tại gia đắp y màu nâu và y nầy chỉ được đắp khi có các khóa Tu Học cũng như ngày tụng giới Bồ Tát hay lễ Thọ Bát Quan Trai ở đâu đó mà vị Sư Trụ Trì đồng ý cho họ đắp y. Nếu chùa nào không chủ trương cho các Phật Tử thọ Bồ Tát Giới đắp y thì phải tùy thuận vậy. Ngoài ra y nầy không được đắp khi đi cúng đám cầu an hay cầu siêu hoặc những lễ lộc không liên quan đến những điểm đã quy định ở trên và nguyên tắc nầy mãi đến nay mỗi khi có truyền Bồ Tát giới tại gia, tôi đều nhắc đến và cũng nhắc cho họ nghe cái khởi đầu của việcđắp y nầy tại Âu Châu.

Chùa Hải Đức tại Jacksonville, tuy không có Thầy nào trụ trì từ xưa đến nay; nhưng theo Đạo Hữu Châu Ngọc thì nhờ những vị thọ Bồ Tát giới tại gia nầy cũng như nhờ thường xuyên tụng giới mỗi tháng 2 lần mà các Phật Tử lại gần gũivới nhau hơn, hiểu biết nhau hơn; nên việc hộ trì cho ngôi chùa được vững bền hơn. Ở Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose cũng nhờ như vậy mà lúc nào sinh hoạt chung cũng không dưới 100 người. Do số người tăng nhiều, tăng nhanh như vậy; nên đã có một số quý Phật Tử tại San Jose đã phát tâm tạo mãi một ngôi nhà biến thành Đạo Tràng để sinh hoạt hằng ngày cũng như mỗi khi có lễ lộc hay khi sám hối, tụng giới Bố Tát, dễ dàng hơn là đi đến các chùa khác; nhiều khi chùa đó có các Phật sự đã định trước, thì chúng Phổ Hiền cũng không thể cử hành được.

Ngày nay khắp nơi trên thế giới, không phải chỉ riêng có Hoa Kỳ mà bất cứ nơi đâu khi có đầy đủ điều kiện thì họ sẽ lập Đạo Tràng ra để tu học và thỉnh Thầy, Cô về đó thuyết pháp tùy theo sở thích của mình. Ví dụ như một số quýPhật Tử muốn tu Thiền hay tu theo Phật Giáo Tây Tạng mà xin phép chùa của Thầy A, Cô B không cho; nhưng họ vẫn muốn thực hiện nguyện vọng nầy, thì Đạo Tràng chính là nơi có thể giải quyết được những việc nầy mà không có gì trở ngại cả. Những lễ nào các chùa lớn ở địa phương tổ chức, các Phật Tử tại các Đạo Tràng nầy vẫn tập trung đến để tham gia lễ lộc và sau đó thì họ lui về Đạo Tràng của mình để sinh hoạt theo như những lịch trình đã định trước. Có những Đạo Tràng một năm chỉ tổ chức 5, 10 lần; nhưng cũng có những Đạo Tràng sinh hoạt như một ngôi chùa thực thụ; nghĩa là kinh kệ sáng chiều mỗi ngày 2 lần và vào cuối tuần thỉnh chư Tăng Ni về thuyết giảng, tu Bát Quan Traiv.v… Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose là một nơi như vậy.

Lần hoằng pháp nầy (2016) Phái Đoàn của chúng tôi có đến 11 vị đến từ Âu Châu, Mỹ Châu và Á Châu nhưng Đạo Tràng Phổ Hiền có đầy đủ chỗ ăn, chỗ nghỉ lại, chỗ lễ bái nguyện cầu cho từng ấy người không phải là chuyện đơn giản, nếu tổ chức tại tư gia hay một ngôi chùa đơn sơ nào đó, sẽ không đầy đủ tiện nghi cho Phái Đoàn.

Đối với người xuất gia câu: Hoằng Pháp thị gia vụđộ sanh vi sự nghiệp“; nghĩa là „Việc hoằng dương giáo lý Phật Đàlà chuyện nhà của người xuất gia và việc giúp đời, giúp người là sự nghiệp của những người xuất thế“. Tuy nhiên việctế nhị thường hay xảy ra khắp nơi mà tôi đã chứng kiến như sau: Ví dụ như vị Thầy ấy chỉ chuyên về nghi lễ cúng bái thì ít thích vị nào giảng hay đến chùa mình giảng, khiến cho Phật Tử chỉ thích vị Thầy kia, rồi kéo theo một số Phật Tửcủa chùa mình đi luôn theo ấy; nên sự chấp thủ càng có lý hơn để không cho Thầy nào hay Đoàn nào đến giảng cả. Từ đó Phật Tử họ bất mãn không đến chùa nữa, cũng là một sự thiệt hại cho chùa kia; nhưng vị Thầy hay Cô đã chấp thủ như vậy, đâu có biết rằng dẫu không cấm đi nữa thì họ vẫn không đến, vì không giải quyết được vấn đề tâm linhcho họ; nên họ tự động ra lập Đạo Tràng khác cũng là chuyện tự nhiên thôi. Điều nầy không phải là họ chống chùa, chống Thầy mà nhân duyên giữa Thầy trò chưa hội tụ; nên phải tìm phương pháp khác để được an ổn hơn là vậy.Phật Giáo không có giáo quyền như Thiên Chúa Giáo; nên không ai cấm ai được cả, ngoại trừ mình tự cấm mình không được làm một việc gì đó.

Có một câu chuyện xảy ra ở Đức, tôi xin kể để làm tin. Có một chùa Ni nọ thỉnh một Hòa Thượng danh tiếng tại Âu Châu về chủ lễ Phật Đản và sau đó có lễ truyền Tam Quy Ngũ Giới cho quý Phật Tử tại gia. Mỗi Phật Tử sau khi quy yđều nhận một Phái Quy Y Tam Bảo và một Pháp Danh theo dòng kệ truyền thừa như đã nên trên. Sau đó Phật Tửnầy vẫn đi lễ chùa Ni nầy đều đặn; nhưng một hôm giữa hai Thầy trò có chuyện không vui; nên Sư Cô bảo rằng:

- Anh quy y chùa nầy thì chỉ được quyền đi lễ chùa nầy, chứ không được đi chùa nào khác nữa cả.

- Bạch Sư – như vậy có nghĩa là con không học được bất cứ gì ngoài chùa nầy?

- Đúng như vậy.

- Nếu vậy thì con sẽ xin trả phái quy y lại cho chùa và con xin đi chùa khác vậy.

Sư Cô ngẩn ngơ. Thế là mất một Phật Tử thuần thành trung kiên với Đạo. Cách xử sự của chư Tăng, Ni cũng như sựhiểu biết về giáo lý nó rất quan trọng để hành xử trong những vấn đề tế nhị như vậy.

Giữa Thầy và trò, giữa người xuất gia và tại gia có nhiều vấn đề tế nhị lắm, nói sao cho hết đây. Do vậy khi thuyết giảng tôi vẫn thường hay ví dụ rằng: Người tại gia và người xuất gia đều giống như 2 cánh của một con chim Đại Bàng. Nếu Đại Bàng chỉ có một cánh thì không thể nào nhấc mình bay bổng lên không trung được. Cả hai đều phải hỗ tương và nương tựa vào nhau, lúc ấy mới có thể làm việc lớn được. Người Cư Sĩ có giỏi bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không thể thay thế chư Tăng Ni được và chư Tăng Ni có giỏi thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thay thế vị trí của người Cư Sĩ được, vì lẽ có những việc mà người Cư Sĩ vào đời trọn vẹn để thể hiện vai trò của mình được; trong khi đó người Tăng Sĩ không thể thực hiện việc nầy.

Có nhiều chùa hay Niệm Phật Đường hoặc Đạo Tràng các vị Cư sĩ muốn thỉnh chư Tăng, Ni về để Trụ Trì. Giai đoạn đầu để làm quen nhau và xem cách điều hành lãnh đạo của vị Tăng ấy như thế nào, Ban Trị Sự mới bàn giao chùa. Đằng nầy vị Tăng ấy nóng lòng quá muốn biết là Hội có giao chùa cho mình hay không; nên có những hành động vàlời nói có tính cách áp đảo Ban Trị Sự giao chùa cho nhanh. Phía Ban Trị Sự có người không đồng ý; nên tung tin ramọi nơi là Thầy đến để giựt chùa. Thế là mọi việc đều tan vỡ, Thầy đi một nơi và trò về một ngã. Điều nầy nó cũngtương tự giống như một bên đã sẵn sàng mang mâm đồ cúng dâng lên Tam Bảo và Thầy; nhưng Thầy quá nôn; nên đã cho người đến đoạt mâm đồ cúng trên tay Ban Trị Sự và nhiều khi ngay cả Thầy cũng chủ trương việc ấy nữa. Do vậy Ban Trị Sự đã thủ thế bằng cách giựt lại cái mâm đồ sắp hiến dâng ấy. Từ đó Ban Trị Sự nghi ngờ khả năng lãnh đạo của chư Tăng Ni; nên đã lần lữa từ đời Ban Trị Sự nầy đến Ban Trị Sự khác vẫn là các vị Cư Sĩ nắm quyền điều khiển Hội; còn chư Tăng Ni chỉ là những vị khách Tăng được mời đến cúng hay thuyết giảng xong một thời, lại trở vềnơi cư trú của mình.

Đây là tệ nạn của Phật Giáo trong hiện tại, vì lẽ Phật Giáo từ trung ương đến địa phương hầu như không có giáo quyền. Ai muốn làm gì thì làm. Người nào có khả năng tổ chức thì có chùa to, Phật lớn; người nào không thích nghivới hoàn cảnh sở tại thì ở chùa nhỏ, Phật nhỏ. Đã có lần quý vị Linh Mục bên Thiên Chúa Giáo đến chùa Viên Giácthăm tôi và trong khi đàm đạo, các Ngài nói rằng: „Quý Thầy mới là những người sung sướng, còn chúng tôi thì hay bị gò bó lắm“. Tôi hỏi tại sao? Quý vị Linh Mục nói:

- Quý Thầy muốn đem chuông mõ đi đến xứ nào gõ cũng được, chứ chúng tôi muốn đến giảng thuyết hay làm lễ ở một địa phương nào, thì phải được sự đồng ý của vị Giám Mục sở tại. Nếu không là như vậy thì có thể liên hệ đến việc tuyệt thông. Nghĩa là bị treo chén của Linh Mục.

Phật Giáo chúng tôi tất cả đều tự phát, không tập trung quyền lực hay tài chánh vào một nơi nào cả. Tất cả đều do tự phát mà thôi!

- Như vậy dễ dãi hơn chúng tôi nhiều.

- Đúng vậy! Nếu một ngôi chùa không tiếp tục xây dựng được hay phá sản thì chỉ ngôi chùa đó chịu thôi; chứ Giáo HộiTrung Ương hay những Giáo Hội bạn không bị ảnh hưởng.

Đây cũng là điều hay mà cũng là điều dở. Cho nên tôi vẫn thường hay nói rằng: „Trong cái dở nó có cái hay và trong những điều hay nó luôn luôn ngầm chứa những điều dở là vậy“. Ví dụ như trường hợp nầy của Phật Giáo không bịảnh hưởng dây chuyền bởi sự thịnh suy của ngôi chùa đó; nhưng không nhất quán từ trên xuống dưới; nên rất khó làm việc. Ngược lại bên các Giáo Hội Thiên Chúa hay Tin Lành họ có hệ thống giáo quyền rõ ràngrành mạch; ai không làm tròn trách nhiệm đã giao phó thì bị thuyên chuyển đi nơi khác và vì vậy cho nên cũng cứng nhắc, khó xoay xở, vì hành chánh trói buộc quá nhiều. Ngày nay ở ngoại quốc nầy, tất cả các Tổ chức Hội đoàn, Tôn Giáo đều phải khai báo rõ ràng cho chính quyền sở tại biết, kể cả vấn đề tài chánh chi thu của tổ chức mình. Nếu ngôi chùa ấy, hay Hội Đoàn ấy có giải tán thì tài sản sẽ được tặng vào một tổ chức từ thiện cao hơn ở bên trên để Giáo Hội tiếp tụccông việc điều hành quỹ chung ấy.

Tại Âu Châu chúng tôi có cách giải quyết khác, khi một ngôi chùa được xây dựng lên trong các nước tại đây. Công việc tuần tự như sau: Đại để là chùa nào trong Giáo Hội phát động việc xây dựng thì tự thân chùa đó và Thầy trụ trìcùng Ban Hộ Trì Tam Bảo địa phương vận động các Phật Tử chùa nhà lo đóng góp cúng dường xây chùa, sau đó là đến phần mượn Hội Thiện không lời để xây chùa cũng như kêu gọi đóng góp một bao xi măng hay một viên gạch, một miếng ngói v.v… cho đến khi nào không còn sức chịu đựng được nữa thì đánh tiếng nhờ các chùa khác hỗ trợ bằng cách cho mượn Hội Thiện; nếu chùa nầy không giúp được, thì chùa khác cũng có thể cưu mang; nếu chùa đó đã xây xong; hoặc giả chưa xây và chưa cần đến số tiền đã tích lũy xưa nay, thì cho chùa đang xây mượn đỡ để xoay xởtrong lúc ngặt nghèo. Nhờ vậy mà chùa nào ở Âu Châu cũng tương đối khang trang và rộng rãi, có nhiều không gianrộng rãi, thoáng mát để cho Phật Tử về tu học và ở lại nhiều ngày thoải mái dễ dàng. Ví dụ như chùa Ni Linh Thứu tại Berlin hiện có thể chứa 150 người ở lại và có đến 120 giường ngủ. Ngoài ra phương tiện công cộng rất đầy đủ, thoải mái xử dụng một lúc cho nhiều người như nhà tắm, nhà vệ sinh v.v… hầu như không có vấn đề cho số lượng ngần ấy người. Nhiều khi lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết âm lịch Phật Tử về chùa cả mấy ngàn người; nhưng tất cả đều hanh thông. Từ khâu nhà bếp cho đến chánh điện. Từ ngoài sân chùa cho đến Hội Trường v.v… nơi nơi đều đâu vào đó cả.

Chùa Viên Giác tại Hannover được chính thức xây dựng từ năm 1989, khánh thành năm 1991, lễ hoàn nguyện năm 1993. Từ đó đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua; nhưng mọi khâu tổ chức để đón tiếp số Phật Tử Việt và Đức về chùa mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày hay những lễ như trên, có cả hằng trăm, hằng ngàn, hằng mấy chục ngàn người đi lễ mà mọi việc đã không có một chuyện gì xảy ra cả. Ví dụ như tai nạn hỏa hoạn hay đánh lộn, hay té gãy tay chân v.v… hình như đều chưa xảy ra, mà mọi người từ lớn đến nhỏ tự bảo vệ cho nhau để tham dự những lễ hội cổ truyền như thế. Chùa Viên Giác khi xây xong có tất cả là 56 phòng lớn nhỏ; 16 nhà tắm công cộng và 32 nhà vệ sinh. Có như vậy mới giải quyết được hằng ngàn người đi lễ vào những ngày có đông người như từ Tết đến Rằm Tháng Giêng độ 15 ngàn người đi lễ. Lễ Phật Đản và Vu Lan, mỗi lễ như vậy số người về chùa không dưới 8.000 người đểtham dự trong 3 ngày cuối tuần như thế. Ngoài ra còn người Đức tham gia học Phật trong tuần cũng như có những khóa tu miên mật dành cho người Việt cũng như Gia Đình Phật Tử. Mỗi lần như thế Phật Tử ở lại chùa từ 100 đến 400 người là chuyện thông thường.

Chùa Khánh Anh được xây dựng tại Pháp quốc vùng Evry bởi Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Chùa khởi công từ ngày 18.6.1995 và đến ngày 16.8.2015 là trên 20 năm mới hoàn thành, với tổng kinh phí là 21 triệu rưởi Euro, độ chừng 30 triệu USD. Có tổng cộng 60 phòng lớn nhỏ, trong mỗi phòng đều có phòng vệ sinh công cộng cũng như nhà tắm. Ở đây có thể đặt 350 giường ngủ và diện tích xử dụng hơn 3.000 m2 và nhà nước Pháp cho phép mỗi lần sinh hoạt cho diện tích bên trong ngôi chùa có thể chứa đến 1.600 người. So ra với những chùa bên Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu thì ngôi chùa Khánh Anh tại Paris trong hiện tại đang chiếm ưu thế đầu tiên. Có như vậy mới xứng đáng là mộtbiểu tượng tâm linh cao vòi vọi của cộng đồng Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu như tâm nguyện của Cố Hòa ThượngThích Minh Tâm đã đề xướng ra kể từ khi bắt đầu xây dựng ngôi Đại Tự Khánh Anh nầy.

Thực sự ra tìm lực nhân sự và tài chánh của Âu Châu không thể nào so sánh được với Hoa Kỳ, vì lẽ hơn 1.500.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất cũng là 1.000.000 người Phật Tử. Trong 1.000.000 người ấy giới trí thức cũng cao; những người tốt nghiệp Đại Học so với những nơi khác nhiều hơn và khả năng làm ra kinh tế cũng lớn hơn những châu lục khác. Kế đến những thương gia buôn bán giàu có đều tập trung tại Hoa Kỳ nhất là hai miền Nam Bắc California cũng như Houston và Washington DC cũng như một số thành phố khác. Vì vậy tôi có ý tưởng rằng những Đạo Tràng được thành lập đó đây như: Đạo Tràng Phổ Hiền ở San Jose, Đạo Tràng Liên TrìĐạo Tràng Ngọc Sáng ở Santa Ana, Mắt Thương nhìn đời ở Westminster hay những Đạo Tràng khác tại các nơi do các Phật Tử tạo dựng nên, cứ vẫn duy trì để cho những Phật Tử đi lễ xa không được, thì gần nơi nhà mình đã có Đạo Tràng và Niệm Phật Đường để đi lễ. Quả là một diễm phúc vô cùng. Những ngôi chùa ngày nay tại Hoa Kỳ đã tạo mãi xong hay đã cất lên thành khoảnh như các chùa Đức Viên, Phật Tổ, Cổ Lâm, Phật Đà, Từ Đàm Hải Ngoại, Phật Ân, chùa Việt Namv.v… hãy giữ nguyên như vậy; nhưng tôi mong rằng tại Hoa Kỳ nên có 3 hay 4 ngôi chùa tiêu biểu thật to lớn, rộng rãi, khang trang được xây dựng nên tại các miền Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Ương Hoa Kỳ phải lớn gấp đôi, gấp balần chùa Khánh Anh tại Pháp thì mới xứng đáng là người Việt Nam cao thượng và mới xứng đáng với tầm vóc của 1.500.000 người Việt Nam hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. Vì tôi tin rằng với các Dân Biểu, Nghị Sĩ, khoa học gia, chính trị giagốc người Việt bây giờ đã có mặt khắp nơi tại các Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ, biết đâu nay mai Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ là một người gốc Việt sinh ra tại Hoa Kỳ thì tiếng nói của lương tâm, của tri thức và của Phật Giáo Việt Namphải cần biểu trưng qua những ngôi chùa cao chót vót với những tòa tháp uy nghi trải qua không gian và thời giannhư thế. Như vậy mới xứng đáng vị trí của người Việt Nam đang tỵ nạn ở xứ người.

Tại Nam Úc, Tiểu Bang South Australia, thủ phủ Adelaide đã có ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu sinh trưởng từ Việt Nam, chỉ dưới quyền của Nữ Hoàng Elizabeth của Anh và có nhiều quyền lực chính trị tại Tiểu Bang Nam Úc nầy. Nước Đức và dân Đức rất văn minh cũng như thông minh như vậy mà có lần Phó Thủ Tướng của nước nầy ông Dr. Philipp Rößler vốn là một cô nhi sinh ra tại Việt Nam đã nắm được vị trí thứ nhì trong một dân tộc có 85.000.000 người da trắng, thì điều ấy người Việt Nam ở Hoa Kỳ cái gì mà họ không làm được và tôi biết không có điều gì nằm ngoài tầm tay của người Việt cả. Nếu người Việt có thiếu, đó là thiếu tinh thần liên kếttôn trọng người khác, biết lắng nghe v.v… thì hơn 4.500.000 người Việt Nam hiện sống tại ngoại quốc sẽ đóng góp được nhiều việc cho các nước sở tại đang cưu mang giúp đỡ mình và tôi chắc rằng người Việt Nam sẽ không thua người Đức và người Nhật bao nhiêu đâu.

Với tinh thần nầy tôi mong rằng Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose do Đạo Hữu Đồng Từ hướng dẫn nói riêng và những Đạo Tràng khác được thiết lập tại Hoa Kỳ nói chung sẽ cố gắng ngồi lại như hình thức là một Teamwork của Hoa Kỳ; nghĩa là phần ai nấy làm; ai chuyên môn việc gì thì làm việc ấy, không chóng thì chầy người Việt Nam sẽthành tựu nhiều hơn nữa như xưa nay vốn đã có; nhưng đó chỉ là những cá nhân đơn lẻ thành công ở nhiều lãnh vực, chứ không phải là lãnh vực Hội Đoàn hay Tổ Chức Tôn Giáo, mà điều nầy tôi mong mỏi sẽ được thành tựu tại Hoa Kỳ.

 

9
Washington DC, Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

 

Ai trong đời lại không muốn có một lần đặt chân đến xứ Hoa Kỳ, trong đó có cả tôi vào những năm đầu của cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Lúc ấy Mỹ đã tiến bộ rất nhiều; nhưng những năm về sau nầy thì Hoa Kỳ trở nên vượt bực, luôn dẫn đầu các khối tự do ở mọi bình diện như: Chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật v.v… cho nên đến được Hoa Kỳ như nhiều người đã tuyên bố là “đến được thiên đường của hạ giới”. Điều nầy hẳn đúng khi chúng ta so sánhvới những nước còn kém văn minh như các bộ tộc đang sinh sống tại Phi Châu hay Ấn Độ và ngay cả Việt Nam vào thời bao cấp nữa; nhưng so với Nhật Bản, Đức, Pháp thì Hoa Kỳ cũng không khác xa bao nhiêu. Nếu có thì các xứ Á, Âu khác có nền văn hóa lâu đời mấy ngàn năm; trong khi đó Hoa Kỳ chưa đạt được điều nầy.

Một điều chúng ta phải hãnh diện rằng: Kể từ khi lập quốc đến nay (1789-2016) hơn 200 năm như thế, trải qua 44 đời Tổng Thống được nhân dân trực tiếp bỏ phiếu để chọn người từ Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ ra làm người lèo lái con thuyền quốc gia, mà chưa trải qua một thể chế quân chủ nào. Đây là điều đặc biệt chúng ta cần lưu tâm. Nếu ai đó đến được Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh do Kiến Trúc Sư người Việt Nam tên là Nguyễn An vẽ kiểu từ đời nhà Minh bước qua nhà Thanh, chúng ta sẽ được nghe các hướng dẫn viên du lịch kể lại rằng: Thiên Tử làm vua trên trờicó đến 1.000 bà vợ; còn vua của Trung Hoa chỉ được phép có 999 người vợ; trong đó có một Chánh cung Hoàng Hậu và những vị còn lại là Phi Tần. Vua Trung Hoa không dám qua mặt Thiên Tử trên cõi trời. Như vậy Hoa Kỳ theo thể chế dân chủ, cấm đa thê; nên kể từ khi lập quốc đến nay hầu như mỗi vị Tổng Thống chỉ có một đệ nhất phu nhân và chưa thấy Tổng Thống Hoa Kỳ nào có đệ nhị phu nhân đi kèm. Đây là điểm lịch sử khó có trên thế giớiVì vậy khi một vị Tổng Thống thuộc Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ ra tranh cử chức vị nầy, đời sống bản thân và gia đìnhtương đối hoàn hảonếu không sẽ bị đối thủ vạch mặt chỉ tên để hạ uy tín về đường tình cảm cho công chúng xem, thì đây cũng là một hình ảnh thiếu sự tin tưởng của người dân và số phiếu bầu sẽ không còn cao nữa.

Thế nhưng trên thế giới nầy có những vị làm Vua mà không có Chánh cung Hoàng Hậu đi kèm. Đó là 14 đời Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Ngài là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và trị vì xứ Tây Tạng từ thế kỷ thứ 14 đến đầu thế kỷ thứ 21 nầy qua 14 đời như vậy. Đây cũng là điều mà thế giới thường quan tâm đến thế quyền và Tăng quyền tại xứ lạnh nằm cao trên dãy Hy Mã Lạp Sơn nầy. Bên Thiên Chúa Giáo cũng vậy, chính thức theo Giáo Luật của La Mã thì các vị Giáo Hoàng sống độc thân, không có vợ con, đa phần là như vậy. Ở thế kỷ thứ 21 nầy vị Giáo Hoàng của Thiên Chúa Giáo La Mã đứng đầu trên một tỷ rưỡi tín đồ tin theo Chúa; nhưng vị chủ chăn ấy cũng không có Chánh cung Hoàng Hậu như vua chúa của Trung Hoa hay Nhật Bản. Đây cũng là điểm đặc biệt của Tôn Giáo nầy.

Với Đạo Phậtthực ra việc lấy vợ lấy chồng không phải là một chuyện xấu xatục lụy. Nếu nói điều nầy là xấu thì cả sáu, bảy tỷ người hiện đang sinh sống trên quả địa cầu của thế giới Ta Bà nầy là xấu hết sao? – không phải vậy. Lý dochính là người xuất gia muốn thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi thì họ không bao giờ muốn quay trở lại làm người nữa; nên không muốn tiếp tục con đường đó nữa trong kiếp nhân sinh nầy. Đây là lý do chính; nên các chư Tăng, Ni ở các xứ Nam Tông và Bắc Tông ngoại trừ Nhật Bản và một phần của Phật Giáo Đại Hàn hầu như những người đã đixuất gia rồi thì không còn muốn quay lại con đường sinh tử nữa.

Wasington chữ Hán dịch theo âm là Hoa Thịnh Đốn; lại thêm chữ DC đi kèm phía sau; chắc ít người lưu tâm đến. Đây là tên của vị Tổng Thống đầu tiên của xứ Hoa Kỳ. Ông sinh năm 1732 và mất năm 1799. Thọ 67 tuổi. Ngày xưa tuổi thọ ít hơn bây giờ; nhưng trong đời họ làm được không biết bao nhiêu công việc, làm hiển danh cho Đời cũng như cho Đạo. Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ năm 1966 đến năn 1973, cũng như cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh là một chiến lược gia của Giáo Hội; hay cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân, Viện Trưởng Viện Đại Học Đông Phương (Oriental University of Studies) ở Los Angeles v.v… Các Ngài đều có thọ mạng dưới 60 năm của trần thế; nhưng các Ngài đã để lại các công hạnh và những trước tác khiến cho nhiều đời sau phải cúi đầu khâm phục, chưa chắc gì có một người thứ hai sinh ra và có một hành hoạt hiển hách như vậy.

Chữ D.C có nghĩa là District of Columbia; có nghĩa là đặc khu hay quận Columbia. Ở miền Tây nước Hoa Kỳ cũng có một thành phố Washington; nhưng tại đó gọi là Washington Seattle và ở miền Đông nầy có chữ D.C đi phía sau đểphân biệt hai địa danh nầy. Quận hạt nầy được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790 bên bờ sông Potamac. Từ thời xa xưa ấy chính phủ Hoa Kỳ đã lấy một phần đất của Virginia và một phần của Maryland, tạo thành một không gian rộng độ 16 Km (10 miles x 10 miles) chiều ngang lẫn chiều dài. Đây là một mảnh đất hình vuông và được chọn làm Thủ Đô cho cả nước Hoa Kỳ. Về sau nầy phải trả lại Arlington cho Virginia thành ra thành phố từ chỗ vuông vức, bây giờ hơi méo một chút. Một địa hạt chỉ rộng 16 km x 16 km với 600.000 dân cư ngụ so với các Tiểu Bang khác như Texas hay Alaska thì Washington D.C không đáng vào đâu để nói cả, ngay cả về vấn đề diện tích cũng như dân số; nhưng thành phố quận hạt nầy độc lập hoàn toàn với những Tiểu Bang khác và họ có quyền lực ngang như những Tiểu Bang khác về chính trị, kinh tế cũng như những quyền lợi khác. Về hành chánh quận hạt nầy được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Quốc Hội.

Thành phố nầy cũng không khác La Mã là mấy. La Mã nằm trong nước Ý to lớn như vậy; nhưng người ta biết La Mã nơi có Đức Giáo Hoàng đang ngự trị hơn là Tổng Thống Ý hay nước Ý. Vị Giáo Hoàng cai trị hơn một tỷ rưởi dân Chúa cũng có nghĩa là vị Giám Mục của nhà thờ chính tòa tại La Mã. Điều nầy cũng có thể so sánh vị Tổng Thống của Hoa Kỳ đang ở tại quận hạt Washington D.C vậy. Tuy ở một nơi nhỏ nhoi như vậy mà quyền lực của ông như là mộtChuyển Luân Thánh Vương trong kinh Phật. Người được gọi là Chuyển Luân Thánh Vương có nghĩa là Vua trên tất cả các vì Vua và chính ông ta đã tạo ra phước và đức; trí và lực từ bao đời nay nên mới trở thành một người lãnh đạocủa thế giới như thế. Trong kinh Nikaya, Đức Phật thường hay đưa ra một số sự kiện để đề cập đến những vấn đềnầy. Đó là:

Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc

Sức mạnh của người đàn bà là sự hờn giỗi

Sức mạnh của một vị Vua là uy quyền

Sức mạnh của người xuất gia là sự nhẫn nhục.

Trong sự nhẫn ấy có mang đến những hòa khí an vui; người xuất gia mà đi làm não phiền người, ấy chẳng gọi là Sa Môn Thích Tử. Do vậy mỗi một trách nhiệm và bổn phận, chúng ta lại có sức mạnh khác nhau và sức mạnh của một vị Vua là như thế. Thử hỏi một Chuyển Luân Thánh Vương có uy lực đối với thế giới là dường nào?

Thành phố Washington D.C có rất nhiều dân da màu; đúng ra là màu đen hay màu đã pha loãng qua nhiều đời đã sinh sống tại đây và kết hôn với người da trắng. Thật ra trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ cấm vấn đề kỳ thị chủng tộc; không được phân biệt màu da, mà mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau cho cả nam và nữ quyền cũng vậy. Thế nhưng trên thực tế; những nơi nào có người da đen ở thì người da trắng dọn nhà đi nơi khác; nếu có thì ban đầudân da vàng mới đến xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ cũng mua nhà hay chùa tại các khu da đen để sinh hoạt; nhưng sau mộtthời gian sống chung, người da vàng khi ăn nên làm ra, họ cũng bỏ khu da đen nầy tìm đến các khu da trắng để sống. Ngày nay mặc dầu Hiến Pháp Hoa Kỳ được đảm bảo nam nữ bình quyền, không được phép đối xử kỳ thị; nên Tổng Thống Obama đời thứ 44 của Hoa Kỳ và cả bà vợ Michelle cũng người da màu được chọn làm người đứng đầu lãnh đạo quốc gia của Hiệp Chủng Quốc nầy đến cả 2 nhiệm kỳ từ năm 2009-2017. Đây là vị Tổng Thống đầu tiên da màu của Hoa Kỳ lên lãnh đạo quốc gia cũng như thế giới, do vì khả năng lãnh đạo cũng như cách hành xử của ông ta.

Cách đây 2.600 năm về trước, sau khi Đức Phật đã chứng được ngôi vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài thấy rằng trong mỗi con người đều có khả năng giác ngộ. Cho nên  Ngài thốt lên rằng: Kỳ lạ thay! Mỗi chúng sanh đều có tánh Phật” và với Phật tánh nầy ai siêng năng tu tập, bất kể là nam hay nữ; người cùng màu da hay khác màu da v.v… tất cả đều có thể thành tựu đạo quả. Do vậy Ngài đã nói: “Không có sự phân biệt giai cấp và Tôn Giáo khi trong máu người cùng đỏ và nước mắt người cùng mặn”. Thật ra ít có một vị giáo chủ của Tôn Giáo nào có được cái thấy xa nhìn rộng như Đức Phật. Dẫu cho bạn thuộc các sắc tộc da vàng, da đỏ, da trắng, da đen đi chăng nữa thì máu của chúng ta đều đỏ; không vì màu da mà máu của bạn bị đỏ theo và nước mắt cũng vậy. Không có ai có nước mắt khác là vị mặn của muối, dầu cho đó là người thuộc màu da và chủng loại nào đi chăng nữa.

Mới đây có một em bé Phi Châu mới 11 tuổi; nhưng đã được thế giới biết đến rất nhiều qua bài thơ đơn giản của em về đề tài “da màu” và tượng của em cũng đã được dựng chung với các danh nhân thế giới tại Oakland Hoa Kỳ như: Thánh Gandhi, Mẹ Théresa, Đức Đạt Lai Lạt MaMục Sư Martin Luther King, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh v.v…

Da màu

Khi người Âu Mỹ sinh ra họ màu đỏ

Khi lớn lên họ màu hồng

Khi đi dưới ánh mặt trời, họ màu sạm nắng

Khi bịnh họ màu nhợt nhạt

Khi chết họ màu tím.

Còn tôi:

Khi sinh ra, tôi màu đen

Khi tôi lớn lên, tôi cũng màu đen

Khi đi dưới ánh mặt trời, tôi cũng lại màu đen

Khi tôi bịnh, tôi cũng màu đen

Khi tôi chết, tôi cũng màu đen

Thế mà họ gọi tôi là người da màu.

Bài thơ thật là tuyệt vời. Tuy không có một chữ nào được dùng qua từ ngữ của Phật Giáo cả; nhưng tinh thần Phật học được phảng phất đâu đây như khi Đức Phật còn tại thế, lúc Ngài đã ứng xử với các Giáo sĩ Bà La Môn hay các phái ngoại đạo khác.

Tới Washington du khách nên đến thăm công viên The National Mall. Đây là trái tim của Thủ Đô được xây dựng từ 200 năm trước, có chiều dài 4,8 km, chiều rộng 500 m. Nơi đây lưu dấu lịch sử của Hoa Kỳ cũng như lịch sử của thế giới với vô số Bảo tàng viện, đài tưởng niệm cũng như những kiến trúc đồ sộ thuộc cơ quan chính quyền như Quốc Hội (Capital); Tòa Bạch Ốc (White House). Tôi đã nhiều lần đến đây và mỗi lần được đi xem một nơi khác nhau. RiêngBảo tàng viện chắc phải đi cả tuần mới hết. Tôi chọn Bảo tàng viện trưng bày chiến tranh Việt Nam và những người lính Mỹ cũng như lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu gian khổ như thế nào để chiến thắng Việt Cộng vào Tết Mậu Thân ở Huế vào năm 1968 hay Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 ở Quảng Trị v.v… Đến đây để nhớ một thời oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ để chống lại người Cộng Sản phương Bắc là vậy. Cũng có lần tôi đến thăm bức tường cẩm thạch màu đen, trên đó có khắc tên của mấy chục ngàn chiến sĩ người Hoa Kỳ đã hy sinh thân mạng của họ để bảo vệ thế giới tự do của miền Nam Việt Nam. Đến đây để cúi thấp đầu xuống để tưởng nhớ những sự hy sinh cao cả ấy và ngẩng đầu cao lên với Thế Giới Tự Do và để chứng minh cho nhân loạithấy rằng: Chỉ có Tự Do mới là điều đáng sống.

Đây là một nơi quan trọng của Hoa Kỳ, nếu bạn đến mà không thăm Washington D.C quả là một điều thiệt thòi cho bạn. Dĩ nhiên Washington D.C còn nhiều nữa; nếu bạn đến vào mùa Hoa Anh Đào nở ở giữa tháng 4 mỗi năm. Những hoa nầy do chính phủ Nhật Bản hiến tặng cho chính phủ Hoa Kỳ, có đẹp đó vào mùa hoa nở; nhưng làm sao so được với hoa đào gốc tại Kyoto!

Xứ Nhật Bản một năm có 4 mùa rõ rệt gồm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khi Đông đến không có một cây nào còn lá xanh ngoại trừ cây tùng và cây bách. Hoa Anh Đào hay nói đúng hơn là Cây Anh Đào cũng chịu chung số phận ấy, bị phủ tuyết trắng suốt một mùa đông dài 3 tháng như thế. Đến Xuân sang cuối tháng 3 và bắt đầu từ mồng 8 tháng 4 đến 15 tháng 4 dương lịch mỗi năm, Hoa Anh lại khoe sắc thắm, đủ loại, đủ màu. Thật là muôn hình ngàn tía. Ở Trung Hoa có lễ Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch khí trời mát dịu để đi tảo mộ hay đi  lễ chùa, thì ở Nhật, Lễ Hội Hoa Anh Đàocũng còn gọi là Lễ Xem Hoa. Bất luận là người theo Tôn Giáo nào, hoa vẫn đẹp với mọi người và ngày mồng 8 tháng 4 là ngày Hanami cũng là lễ kỷ niệm Đản Sanh của Đức Thích Ca Mâu Ni; nên ngoài việc đi chùa lễ bái ra, người Nhật còn ra những công viên để ngắm hoa và uống rượu, hát những bài hát dân ca và quây quần bên gia đình cũng  như bạn bè rất là đầm ấm, vui vẻ. Từ đó tỏa đi khắp nhiều phương trời trên thế giới; nơi nào có khí hậu gần giống nhưNhật Bản, thì chính phủ Nhật, qua Bộ Ngoại Giao sẽ chính thức tặng những cây Anh Đào con để trồng và từ đó HoaAnh Đào cũng có mặt tại Washington D.C là vậy.

Vào năm 1912, nghĩa là trước Đệ nhất thế chiến 2 năm; ông Thị Trưởng thành phố Tokyo là Yukio Ozaki (Đại Kỳ Hùng) đã gởi tặng 3.000 cây cho thành phố Washington D.C và được trồng bên dòng sông Potomac cạnh bên hồ Tidal Basin. Ở đây, nếu bạn đến thăm Thủ đô Washington vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch thì bạn cũng sẽ nhìn ngắm được những cây hoa Anh Đào tại đây nở rất đẹp, không khác gì ở Tokyo hay Kyoto là mấy. Nếu có khác chăng, đó chỉ là khung cảnh thiên nhiên mà thôi. Ở mảnh đất vuông, bằng phẳng như Washington D.C thì không thể tìm ra những rặng núi thấp hay những khe, hồ, ao như tại Nhật Bản được. Cho nên hoa vẫn nở, mà thiếu đi khung cảnh thiên nhiên thì hoa không thể sánh bằng nơi đã sản sinh ra nó. Có một năm vào mùa Hoa Anh Đào nở đầu tháng tư, tôi đã đến viếng thăm chùa của Hòa Thượng Vân Đàm, sau khi giảng pháp cho các Phật Tửnghe, Thầy đã cho tôi đi xem Hoa Anh Đào nở bên dòng sông Potomac. Trông rất thi vị; nhưng cái gì đó vẫn còn chưa đủ. Bởi lẽ bao nhiêu mùa xuân ở Nhật từ năm 1972 đến năm 1977 tôi đã thưởng ngoạn hoa Anh Đào trong vườn chùa Bổn Lập, ở công viên Ueno hay nhiều nơi tại Kyoto; nên có nhiều sự so sánh, cũng là chuyện bình thường thôi.

Thông thường khi hoa Anh Đào ra hoa, không có một lá nào xen vào đó cả. Có những hoa đến 5 cánh hay 8 cánh; hoặc đôi khi cả chùm hoa tua tủa được kết thành, không biết bao nhiêu là cánh cả. Nhưng tất cả đều có màu hồng lợt; đôi khi cũng có hoa màu nhạt hơn hay đậm hơn một tí; nhưng không có hoa đào nào sặc sỡ quá như bông hồng hay màu đậm quá như hoa lan, hoa huệ. Nó là nó; nên người ta quý cái vẻ đẹp quý phái ấy là vậy. Không có hương thơm hay sặc sỡ sắc màu; nhưng là một loài hoa thanh thoát, không bị nhiễm bất cứ một loại sắc hương nào. Nên hoa được mọi người yêu mến, có lẽ nhờ vào đặc tính nầy vậy. Cái giống nhau của hoa Anh Đào ở Đà Lạt hay Washington D.C hay Úc Châu với hoa Anh Đào ở Nhật Bản là khi ra hoa, cây không bao giờ có lá xen vào hoa, mà sau độ mộttuần lễ đầu xuân hoa nở và chờ cho đến khi hoa tàn, những nụ xanh mới bắt đầu nhú ra khỏi cành, vươn cao lên trổ thành những chiếc lá xanh mơn mởn để đùa giỡn với gió trăng suốt một mùa hè nắng ấm, rồi thu sang lá Anh Đàocũng vàng như bao cành lá khác. Cuối cùng là rụng và cây Anh Đào cũng chịu chung số phận như bao cây cỏ khác tại những vùng có tuyết băng, để rồi mùa xuân sang năm lại tiếp tục khoe sắc màu để cho mọi người thưởng ngoạnSở dĩ Hoa Anh Đào đẹp, vì lẽ nhờ cái lạnh và cái ấm giao thoa với nhauNếu không có cái lạnh buốt của mùa đông thì Hoa Anh Đào nở sẽ không đẹp khi xuân sang với những nước có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ hay Phi Châu; ngoại trừ những vùng có núi cao tuyết phủ.

Quốc Hội của Hoa Kỳ gồm Lưỡng Viện. Đó là Hạ Viện và Thượng Viện. Cả 2 Viện nầy đều có trụ sở đặt trên một ngọn đồi của Thủ Đô; tên đồi nầy là Capitol. Do vậy tòa nhà Quốc Hội nầy cũng được gọi là điện Capitol. Từ ngữCapitol bắt nguồn từ tiếng La Tinh Capitolium là tên của một ngọn đồi ở thành phố Rom tại Ý. Nơi đây cũng đã từng làtrung tâm quyền lực của đế chế La Mã và cũng là nơi thờ thần Jupiter chúa tể của vũ trụ và là vua của mọi vị thần. Điều nầy ngầm cho ta hiểu rằng mức quan trọng của quyền lập pháp, nó quan trọng như thế nào rồi. Hiến Pháp của Hoa Kỳ dựa trên tam quyền phân lập; đó là quyền Lập Pháp, quyền Hành Pháp và quyền Tư Pháp. Cả 3 cơ quan nầy đều độc lập với nhau và có trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau. Điều đáng lưu tâm về quyền Lập Pháp đã chế định là tại Thủ Đô nầy kể từ năm 1910 không có một tòa nhà nào được xây dựng cao hơn 88 m, là chiều cao của điện Capitol. Do vậy mà ngày nay chúng ta thấy Washington D.C không có nhiều tòa nhà nào cao như những tòa nhà chọc trời tại New York hay một số lớn thành phố khác tại Hoa Kỳ.

Nằm trên công viên The National Mall là Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court of the United States) và Tòa Bạch Ốc (White House) là nơi cư ngụ của Tổng Thống; nơi đây mới đích thực là chốn quyền lực của Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến Anh Mỹ năm 1814, Tòa Bạch Ốc đã bị quân đội Anh đốt cháy chỉ còn trơ lại mấy bức tường đen và sau đó được trùng tu lại. Một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam Cộng Hòa, Nam Hàn, Phi Luật Tân v.v… quyền hành nằm trong tay Tổng Thống và phải thông qua 2 viện còn lại. Trong khi đó ở Đức, Tổng Thống vẫn có; nhưng Thủ Tướng tại Đức, Anh, Úc, Thái Lan có quyền hơn Tổng Thống hay Vua. Vì các nước nầy có thể chế tam quyền khác hơn tam quyền của Tổng Thống chế như tại Hoa Kỳ.

Tại Washington D.C, Bảo tàng viện Smithsonian (The Smithsonian Institution) là một Viện bảo tàng đặc biệt. Có tổng cộng 18 Viện bảo tàng và trong đó có 15 cái nằm ở Washington D.C. Viện bảo tàng Smithsonian là Viện bảo tàng lớnnhất thế giới; nơi ấy trưng bày đến 142 triệu vật phẩm của thế giới về văn hóalịch sử và khoa học. Bảo tàng không gian (National Air and Space Museum); Bảo tàng quốc gia lịch sử tự nhiên (National Museum of Natural History); nhàtriển lãm nghệ thuật quốc gia (National Gallery of Art) … nằm rải rác khắp nơi tại National Mall. Viện Smithsonian được thành lập và được tài trợ bởi một người Anh tên là James Smithson (1765-1829) và sau nầy tặng lại cho Hoa Kỳ. Điều đặc biệt là ông Smithson chưa bao giờ đặt chân đến xứ Hoa Kỳ; nhưng ông đã tặng hết gia tài của mình cho chính phủ Mỹ. Điều nầy cũng dễ hiểu. Vì người hiến tặng thường hay suy nghĩ xem xét lại thử ai hay quốc gia nào đáng thừa hưởng để bảo tồn cũng như phát huy nền văn hóa cổ đại cũng như hiện đạinếu không phải là quốc giahùng mạnh bậc nhất như Hoa Kỳ thì có lẽ ông Smithson cũng còn ngần ngại. Kể từ thế kỷ thứ 14, 15, 16 người Anh, người Tây Ban Nha, người Hòa Lan, người Pháp, người Ý v.v… đã đóng những chiến thuyền to lớn, nhằm đi chiếm cứ các thuộc địa tại Mỹ Châu, Úc Châu, Phi Châu và Á Châu; nên họ đã biết rất rành rẽ quốc gia nào là quốc gia sẽ phát triển mạnh vào tương lai; nên mới có được những hành động hùng vĩ như vậy.

Như bên trên tôi đã trình bày: “Đất nước Á Châu già nua, cằn cỗi sánh với một bà lão 70 tuổi; không còn có khả năng phát triển mạnh được như mấy ngàn năm trước nữa. Còn Âu Châu cũng giống như một người thiếu phụ tuổi trung niên, đã đến thời kỳ dừng lại để chiêm nghiệm cuộc đời của mình. Chỉ có Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, những lục địa mới nầy giống như những cô gái 18 tuổi, còn xuân xanh năng động và khả năng phát triển còn lâu dài hơn những lục địa kia”; cho nên ông Smithson suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định tặng hết tài sản của mình cho Hoa Kỳ từ năm 1829 đến nay; nghĩa là đã gần 200 trôi qua; nhưng tên tuổi của ông vẫn còn được nhắc đến; nếu ông chỉ gìn giữnhững đồ vật quý giá ấy, thì chưa chắc con cháu hay gia tộc của ông vẫn còn giữ lại mãi được cho đến ngày hôm nay.

Ở đầu của công viên là điện Capitol, ở cuối là đài tưởng niệm Lincoln và ở giữa là đài tưởng niệm Washington màu trắng, cao vút lên tận trời xanh. Đài tưởng niệm Washington, chúng ta thường gọi là tháp bút chì, được xây dựng từ năm 1848 để vinh danh George Washington, vị Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ. Mặc dầu tổ tiên của ông đến từ nước Anh; nhưng ông vẫn cầm quân chống lại người Anh để giành lại độc lập cho nước Mỹ. Ông đã trở thành mộtbiểu tượng của các phong trào nổi lên giành độc lập trên thế giới. Trong cương vị là Tổng Thống, ông đã tạo nên nền móng vững chắc cho một nền Cộng Hòa còn son trẻ của Mỹ và ông đã thành công trong việc kết nối những Tiểu Bang trong công cuộc xây dựng chung của đất nước thành Liên Bang Hiệp Chủng Quốc của Hoa Kỳ hiện có ngày nay. Ông cũng là người đã phải xóa bỏ đi tất cả những ràng buộc có tính cách địa phương để hướng chung về Tổ Quốc Hoa Kỳ.

Nếu ai đó đã có lần đi Ai Cập nằm bên dòng sông Nils thuộc Bắc Phi Châu để thăm những Kim Tự Tháp ở đây; hay ai đó đã đến công trường Concorde ở Paris cũng sẽ được thấy những hình bút tháp xưa cũ bằng đá tảng chồng lên với nhau. Đây là những hình ảnh biểu trưng cho văn minh văn hóa Phi, Âu của những thế kỷ trước; nên có lẽ khi người Âu Châu đã chính thức cư trú tại Hoa Kỳ họ đã cố công xây dựng Đài Tưởng Niệm Washington giống như những biểu tượng xưa cũ kia để chứng minh cái vượt thời gian và không gian cho hậu thế soi chung.

Đài tưởng niệm Lincoln được xây từ năm 1914. Abraham Lincoln (1809-1865) là Tổng Thống thứ 16 của nước Mỹ. Ông là người có công trong việc giải phóng dân nô lệ da đen. Năm 1862 ông ra bản “Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ”. Đây là một tuyên ngôn rất quan trọng để xác định xóa bỏ chế độ nô lệ là một mục tiêu chiến đấu của quân đội miền Bắc. Ông được coi như một vị Tổng Thống có những hành vi cư xử khôn ngoan. Sau khi chiến thắng Nam quân, thay vì trả thù, ông đã đưa ra chính sách hòa giảixóa bỏ hận thù giữa Nam Bắc.

Trong năm lục địa hiện còn có mặt trên quả địa cầu nầy. Đó là Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Châu Mỹ. Ngày nay các nhà khảo cổ học nhận định rằng ngày xưa giữa các lục địa của Bắc Phi và Âu Châu gắn liền với nhau; nhưng sau một cơn địa chấn nào đó chấn động, đất 2 bên bờ biển bị tách ra và cứ mãi mãi xa nhau như ngày naychúng ta đang thấy. Đứng về phương diện nhân chủng học thì người Châu Phi có trước, sau đó họ mới di cư dần lên Âu Châu và Á Châu, tiếp đến là Úc Châu và Mỹ Châu. Như vậy phải xác định rằng Phi Châu có một nền văn hóa cổ lâu đời; nhưng nền văn minh thì ngày nay ít thấy còn để lại, ngoại trừ Kim Tự Tháp ở Ai Cập thuộc miền Bắc Phi Châu ngày nay. Ngày xưa cách đây hằng chục ngàn năm ông bà tổ tiên họ phải thông minh lắm mới xây dựng được nhữngKim Tự Tháp bằng đá cao ngất trời như vậy, khiến cho ai đó nếu có dịp đi đến xứ sở nầy phải cúi đầu thán phục.

Sau khi Hạnh Giả tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Hannover, tôi đã thưởng cho Hạnh Giả một chuyến đi Ai Cập vào năm 2009 rất là tuyệt vời. Thầy trò chúng tôi đã có những ngày tham quan các Viện bảo tàng tại đây và khi mặt trờilặn xuống, chúng tôi ghé đến những tượng nữ thần đầu người mình thú, để chiêm nghiệm về một kiếp của nhân sinh. Thật là tuyệt diệuThời gian ấy rồi cũng qua đi và trôi vào dĩ vãng.

Nó cũng giống như người đa đen, tuy xuất hiện đầu tiên trên quả địa cầu nầy; nhưng không may nắng cháy đã thiêu đốt quê hương họ và họ phải tìm đường vượt biển, vượt biên để đi tìm lối sống mới khác, nhằm nuôi thân và nuôidòng họ. Đó cũng là lý do vì sao ông Lê Kim là người Việt Nam đầu tiên theo các tàu buôn của Hòa Lan và Pháp rời khỏi Việt Nam, rồi trôi giạt mãi qua Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ thứ 19 để tìm vàng. Thuở ấy cũng chỉ đi làm thuê thôi. Có thể ông Lê Kim không bị coi là nô lệ, vì lẽ ông có khả năng nói nhiều thứ tiếng như: Hòa Lan, Pháp, Việt Nam và dĩ nhiên cả Anh văn nữa; nên ông có thể làm thông dịch cho nhiều người; nên không bị xem là nô lệ; nhưng những người đến từ Phi Châu, không học vấn, chỉ có thể làm công cho những ông chủ giàu có, họ bị sai khiến và bị bóc lộtbởi sức lao động đến tận cùng; nên Tổng Thống Lincoln sau khi chiến thắng quân phía Nam, thì ông đã đưa ra chính sách hòa giải và giải phóng nô lệ từ năm 1862. Đây là thời điểm quá sớm để cho những đất nước đi chiếm cứ các xứ khác làm nô lệ và thuộc địa phải tự đặt câu hỏi lại cho chính quyền quân chủ của mình đến từ Âu Châu và giăng bủa khắp mọi mặt trận trên thế giới. Đến nỗi nước Anh có một câu tục ngữ là: “Nước Anh, mặt trời không bao giờ lặn”; nghĩa là ở quê hương Anh quốc mặt trời đang mọc thì ở Úc mặt trời đang lặn và ngược lại cũng như vậy. Ngoài ranhững thuộc địa của Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan v.v… hiện hữu khắp nơi tại các châu lục trênquả địa cầu nầy.

Hòa giải hòa hợp dân tộc của Tổng Thống Lincoln mang lại sự thịnh vượng của Hoa Kỳ cho ngày nay sau hơn 154 năm (1862-2016); trong khi đó vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc của đất nước Việt Nam đã chẳng mang lại một mục đích gì cả, mà nó chỉ là cái cớ tạo nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam để cho Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975. Kết quả của chiến tranh Nam Bắc Việt Nam là hơn 2 triệu người chết trên đất liền; một triệu người chết trên biển cả rừng sâu khi vượt biên và vượt biển tìm tự do sau ngày 30.4.1975 và hiện nay có 4 triệu người Việt Nam phải sống xa quê hương xứ sở chưa có ngày về; vì nơi đó sau hơn 40 năm thống trị miền Nam, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn ngự trị trên dãy đất hình cong như chữ S ấy; nên đa số người Việt ly hương vẫn còn chần chờ, chưa muốn quy hồi cố quốc. Đây là lần đầu tiên số người Việt ra đi khỏi nước nhiều nhất kể từ những lần ra đi vào năm 1224, 1402, 1786, 1954; chỉ có năm 1975 là năm đặc biệt sau sự hòa hợp hòa giải bị thất bại qua Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 17.1.1973. Kể từ ấy đến nay dân tộc Việt Nam vẫn còn đau khổ. Do vậy Đức Phật dạy chochúng ta rõ biết pháp duyên sanh là vậy. Nghĩa là cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy không nên cái kia không. Nếu không có nguyên nhân của ngày 30.4.1975 thì không có hơn 4 triệu người bỏ nước ra đi và nếu không có người ra đi thì việc tạo nên chùa viện hay cộng đồng người Việt ở ngoại quốc nó cũng chẳng cần thiết. Do vậy quyển sách nầy nó cũng sẽ không thành hình, vì chẳng có gì để viết và để nói về người Việt Nam ở ngoại quốc và đặc biệt là tại Hoa Kỳ,nếu không có những nhân duyên như trên.

Vũ trụ nầy cũng do pháp duyên sanh mà tồn tại, rồi bị hủy diệt qua hằng vạn thời gian của năm tháng, chúng ta không thể dùng con số để tính đếm được, mà chỉ dùng sự ức đoán về thời gian mà thôi. Ngày nay khoa học thiên văn đã làmsáng tỏ thêm lời Phật dạy. Nghĩa là ngoài cái nầy còn có cái khác; ngoài cái khác kia, còn thêm nhiều cái khác nữa, mà mắt thường chúng ta khó thể trông thấy được. Cho nên Đức Phật hay dùng trong kinh tạng Nikaya nói bằng mộttừ ngữ ”hằng hà sa số” để chỉ cho các thế giới mà con người khi chưa giác ngộ, không thể nào hiểu nổi, hay nhìn thấy được một thế giới hải hay một vũ trụ nào nữa cả; ngoại trừ vũ trụ mà chúng ta đang sống. Ngày xưa Đức Phật đã nói trong “Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới” rằng: Có những thế giới có một mặt trời; có những thế giới 2 mặt trờimà cũng có những thế giới đến 7 mặt trờiMới đây các nhà thiên văn học của Hoa Kỳ đã tìm ra được một vũ trụ khác, gần vũ trụ nơi chúng ta đang ở; nơi ấy cũng đang có sự sống và theo các nhà thiên văn học, độ xa của nó từ đây kể đi là con số 1 và 1.000 con số 0 đi kèm phía sau, chúng ta mới có thể đặt chân đến đó được. So ra từ địa vị Bồ Tát đếnquả vị Phật, chỉ cần tu hành trong thời gian là con số 1 và 52 con số không đi kèm phía sau, mà chúng ta đã thấy nhiều rồi. Còn ở đây gấp hằng trăm hằng ngàn lần như vậy mới đi đến được vũ trụ thứ 2. Khi có vũ trụ thứ 2 chắc chắn sẽ có vũ trụ thứ 3, thứ 4, thứ 10, thứ 100 v.v… nghĩa là không cùng tận. Cái nầy sinh thì cái kia sẽ diệt; cái nầy còn thì cái kia sẽ bị mất; cái nầy sống thì cái kia sẽ chết. Chết đi để cái kia được sống, được tồn tại là định luật vềduyên sanh của Đạo Phật là vậy. Không ai trong chúng ta có thể tồn tại độc lập được, kể cả vũ trụ mà chúng ta đang sống.

Khoa học phát triển, chứng minh được lời Phật dạy trong kinh A Di Đà là tuyệt vời; trong kinh Hoa Nghiêm là siêu đẳng; trong kinh Bát Nhã là tối thượng thừa. Vì lẽ không ai có thể chứng được Phật trí như Phật, để khi nói ra “trùng trùng duyên khởitrùng trùng biến hiện là một sự cấu thành của vũ trụ vạn hữu, không phải là một giả thuyết hay mộtđịnh đề như thuyết “Big Bang”; nghĩa là có một sự bùng nổ lớn và vũ trụ được hình thành; nhưng ngày nay có thể dùng viễn vọng kính để đo được cả thời gian được tồn tại trước thời gian “Big Bang” cả hằng 400.000 năm như thế. Cho nên nói rằng thế giới nầy vô cùng tận, cũng không sai một mảy may nào. Từ đó nhà Bác học Albert Einsteintuyên bố rằng: „Phật Giáo không cần thẩm định lại giá trị khoa học của mình nữa, vì những gì Đức Phật dạy đã vượt lên trên cả sự chứng minh của khoa học từ lâu rồi”. Một người đại diện cho hơn 6 tỷ người đang hiện hữutrên quả địa cầu nầy, mà ông cũng là một nhà Bác Học; cha đẻ của thuyết tương đối đã tuyên bố như vậy, thì những ai là Phật Tử theo tu học giáo lý Phật Đà lâu nay không có gì ngần ngại để phân tích giáo lý trong những phạm trù về khoa học nữa. Vì việc ấy sẽ thừa, lý do là đã có những đại khoa học gia như ông Albert Einstein đã khẳng định rồi.

Nằm phía Nam tháp bút chì là đài tưởng niệm Jefferson. Tượng đài trông thật hùng vĩ với những cột đá cẩm thạch cao lớn bao quanh và rất đẹp, vì nằm bên bờ hồ Tidal Basin. Từ trên cao có thể nhìn thấy hoa Anh Đào đang trổ bông. Thomas Jefferson (1743-1826) là vị Tổng Thống thứ 3 của nước Mỹ; ông là tác giả của bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” ra ngày 4 tháng 7 năm 1776. Nghĩa là trước cả Cách Mạng Pháp thành lập nền Đệ nhất Cộng Hòa Pháp vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Như vậy Hoa Kỳ đã đi tiên phương; hay nói đúng hơn là Tổng Thống Jefferson đã làm nên được lịch sử nầy. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất mà nhiều quốc gia đã phải sao chép lại (trong đó có cả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Bản tuyên ngôn xác nhận quyền bất khả xâm phạm con người, trong đó có quyền, sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một bản văn tuyệt vời trong thời điểm con người còn quá nhiều mơ hồ về nhân quyền. Do vậy vào ngày 24 tháng 5 năm 2016 vừa qua khi Tổng Thống Obama đời thứ 44 của Hoa Kỳ đọc một bài diễn văn ngắn chỉ trong vòng 45 phút tại cung văn hóa Mỹ Đình ở Hà Nội đã làm cho thế giới phải ngưỡng mộ và cho đến nay bài diễn văn nầy vẫn đang còn được nhiều người bình luận đánh giá cao. Ông nêu ra việc Hai Bà Trưng giữ nước như thế nào. Lý Thường Kiệt đã có bài thơ gởi cho quân nhà Tống ra sao vào thế kỷ thứ 11. Rồi cụ Phan Chu Trinh trong Phong trào Đông Du năm 1905; cho đến Trịnh Công Sơn trong nhạc phẩm “Nối Vòng Tay Lớn” hay Văn Cao ở miền Bắc; Thiền Sư Nhất Hạnh qua việc đối thoại chân thành giữa hai bên, rồi Giáo sư Ngô Bảo Châu và những người thành công ở thế hệ mới trong nước cũng như hải ngoại ngày nay. Đặc biệt khi nhắc đến HồChí Minh, ông Obama đã nói qua về Hiến Pháp của Việt Nam có từ thời ông Hồ, phần mở đầu cũng đã rập khuôn theo bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hoa Kỳ do Tổng Thống Jefferson soạn vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 trong đó có nói về những quyền tự do căn bản của con người phải được tôn trọng như: Quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong 3 quyền nầy cả miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến nay; nghĩa là hơn 60 năm phân chiađất nước, người dân miền Bắc chưa có được một quyền căn bản nào mà chính quyền đảng cộng sản Việt Nam thật sự tôn trọng cả. Ngày nay cả nước Việt Nam hầu như không có những bảo hiểm y tế công cộng; không có bảo hiểmxã hội v.v… thì làm sao sống yên ổn được khi về già không còn lao động được nữa. Còn quyền được tự do của tín ngưỡngbáo chí, hội họp v.v… chưa bao giờ thấy được tôn trọng dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam cả vàquyền mưu cầu hạnh phúc thì còn xa vời hơn nữa. Nếu người dân muốn đi từ khu vực nầy đến khu vực khác chính quyền vẫn còn theo dõi, xét giấy tờ. Đó là chưa nói đến việc đi ngoại quốc để du học hay trao đổi nghề nghiệp v.v… quả là những vấn đề trọng đại mà hơn 4 triệu đảng viên họ đã chẳng làm nên được một công cán gì cho hơn 60 năm ở miền Bắc và hơn 40 năm tại miền Nam Việt Nam. Nếu có, họ chỉ là những người ăn bám vào xã hội, đục khoét đất mẹ Việt Nam để bán rẻ cho Trung Quốc kiếm lời và thu lợi vào túi của mỗi cá nhân; chứ hơn 85 triệu dân Việt Namcòn lại đang sống trên quê hương mình mà cũng đang mất dần mọi sự tự do căn bản như trong bản Hiến Pháp Việt Nam mà ông Hồ đã đạo văn của bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Tổng Thống Jefferson soạn từ năm 1776. Nghĩa là chỉ như một cái bánh vẽ to tướng về quyền tự do, Cộng Sản họ cho dân Việt Nam ăn bao giờ mới hết đây?

Khi nhắc đến ông Ngoại Trưởng Kerry của Hoa Kỳ trong hiện tại vốn là một tù nhân phi công dội bom Hà Nội trước năm 1975. Ông đã gặp tướng Giáp mấy lần và ông Obama nói rằng: Đó là sự hàn gắn chiến tranh, bỏ qua những cái cũ để hướng về tương lai lo cho vận hội mới của hai nước. Chắc là nhân dân Việt Nam chẳng hưởng được mối lợinào trong khi giữa hai quốc gia ký kết hiệp ước bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và sau khi ký kết xong, ông Obama đã nhắc lại mối tình giữa Kim Trọng và Thúy Kiều cho Nguyễn Phú Trọng nhớ rằng:

“Rằng trăm năm cũng từ đây

Của tin gọi một chút nầy làm ghi”

Dạo bờ hồ Tidel Basin chúng ta sẽ gặp đài tưởng niệm Mục sư Martin Luther (1929-1968) khánh thành năm 2011. Ông là người tranh đấu cho dân quyền da màu, được giải thưởng Nobel Hòa Bình 1964. Cách đây trên 50 năm ông đã đi tuần hành cùng với 250.000 người ở thủ đô nước Mỹ và đọc một bài diễn văn để đời “Tôi có một giấc mơ” (I have a Dream) là có được một cuộc sống bình đẳng với mọi ngườiMục sư Martin Luther King bị ám sát bằng súng năm 1968. Ông là người chủ trương tranh đấu bất bạo động.

Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ thế nào là Thiên Chúa Giáo; thế nào là Tin Lành. Thế nào là Linh Mục và thế nào là Mục Sư?

Thiên Chúa Giáo là danh từ để chỉ chung cho những ai thờ một vị chúa tể, lấy Chúa Jesus làm gốc để tôn thờ; trong đó có Chính Thống Giáo, Thiên Chúa Giáo La Mã, một phần của Do Thái Giáo và ngay cả Tin Lành cũng tách ra từThiên Chúa Giáo. Những vị lãnh đạo tinh thần bên Thiên Chúa Giáo gọi là Linh Mục, sống đời độc thân, không lập gia đình và chỉ có nam Tu Sĩ mới được thụ phong Linh Mục rồi được thụ phong Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y, rồi được bầu làm Giáo Hoàng; trong khi đó người Nữ Tu bên Thiên Chúa Giáo thì không có được quyền nầy, nhiều lắm là chức Mẹ Bề Trên của các dòng tu bên nữ mà thôi.

Riêng Tin Lành thì khác, các Mục Sư được quyền lập gia đình, có con cái và không những chỉ có người Nam làm Tổng Giám Mục, mà cả người Nữ có gia đình cũng được làm Tổng Giám Mục nữa. Về vấn đề tín lý, họ có nhiều điều khác nhau; nên mới chia ra nhiều giáo phái trong một tôn giáo như thế.

Ngay cả danh từ Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Khất Sĩ cho đến nay vẫn còn nhiều người lầm tưởng là một. Xin thưa là không! Riêng Phật Giáo Khất Sĩ chỉ Việt Nam mới có, do Ngài Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập từ đầu thế kỷ thứ 20; chứ trên thế giới, các nước khác không có hệ phái Khất Sĩ như Việt Nam chúng ta. Còn Phật Giáo Nguyên Thủy chúng ta dịch từ tiếng Pali sang; đó là Theravada Buddhismus hay còn gọi là Thượng Tọa Bộ. Trong khi đó Đại Thừa Phật Giáo (Mahayana Buddhismus) được gọi là Đại Chúng Bộ.

Phật Giáo từ Ấn Độ được truyền qua Trung Hoa, Việt NamNhật BảnĐại HànTây Tạng v.v… sau hơn 2.600 nămlịch sửPhật Giáo đã thay đổi khá nhiều để khế hợp với các căn cơ của người địa phương. Ví dụ như chư Tăng Ni các xứ Phật Giáo Nguyên Thủy đều không thành lập gia đình riêng, sống đời thanh tịnh; nhưng nếu khi tu giữa chừng mà thấy không thích hợp nữa, trở về lại đời sống thế tục để lập gia đình, xả giới xuất gia. Điều ấy giới luật cho phép.

Trong khi đó chư Tăng Nhật Bản ngày nay, kể từ sau thời kỳ vua Minh Trị Duy Tân (1868) tất cả chư Tăng trong các hệ phái Phật Giáo tại Nhật Bản đều được có quyền lập gia đình và sinh con đẻ cái ngay ở trong chùa; họ chỉ giữ Bồ Tát giới và không thọ giới Tỳ Kheo. Trong khi đó chư Ni Nhật Bản vẫn sống đời sống độc thân thanh tịnh, không lập gia đình và thọ giới Tỳ Kheo Ni như các nước Trung Hoa, Đại Hàn và Việt Nam. Riêng phái Tịnh Độ Chân Tông của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn (Shinsan Shonin) thì chư Tăng đã lập gia đình từ thế kỷ thứ 13 đến nay.

Đại Hàn cũng có một phái mà chư Tăng được thành lập gia đình và ngay cả Tây Tạng có cả thảy 4 phái (Gelugpa, Kagyu, Sakya, Nyingma) thì ngày nay chỉ còn phái Gelupa vẫn còn giữ giới thanh tịnh, không lập gia đình; trong khi đó cả 3 phái kia chư Tăng hầu như đều có gia đình và họ gọi những vị nầy là Rimpoche hay Tulku (có nghĩa là hóa thân) chứ không gọi là Lạt Ma (Tăng Sĩ) nữa.

Một điều đáng ngạc nhiên là cho đến ngày nay cả Bhutan lẫn Tây Tạng, Sikkim đều theo Kim Cang Thừa; nhưng họ không có dòng truyền thừa của Ni Giới; nên Chư Ni theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng sau khi xuất gia thọ Sa Di Ni Giới đều tìm cách qua các hệ phái truyền thừa Chư Ni Bắc Tông của Việt NamĐại Hàn và Trung Hoa theo tinh thần Tứ Phần Luật để thọ giới Tỳ Kheo Ni.

Trên đây là một số việc căn bản mà Chư Tăng Ni cũng như Phật Tử Việt Nam cần am hiểu để khi có dịp đến thăm các nước nầy; chúng ta có thể ứng xử kịp thời và không có gì thắc mắc cả. Vì Phật Giáo tại đó là như vậy. Nó cũng giống như từ một Đức Chúa mà Thiên Chúa Giáo đã có nhiều hệ thống giáo hội khác nhau như vậy. Nếu có ai đó hỏi tại sao thì không thể chỉ trong một sớm một chầy mà có thể trả lời hết câu hỏi nầy được. Hãy để cho thời gian trả lời vậy.

Về Mục Sư Martin Luther King thì có nhiều việc để trình bày. Thứ nhất là tinh thần bất bạo động. Đây là tinh thần Bà La Môn Giáo của Ấn Độ đã có tự ngàn xưa và Phật Giáo do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập cũng đã lấy giáo lý của Bà La Môn làm giáo lý của mình không phải là ít; trong khi đó phải kể đến tinh thần bất bạo độngăn chaythiền địnhv.v… Đến khi người Anh sang chiếm Ấn Độ từ thế kỷ 18 đến thế kỷ thứ 20, người dân Ấn không chịu đựng nổi sự đô hộ hà khắc nầy nữa; cho nên sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Luật tại Anh Quốc, ông Gandhi đã qua Phi Châu để vận động cho sự trao trả độc lập từ người Anh qua tinh thần bất bạo động nầy; rồi tinh thần đấu tranh kiên cố ấy đã lan rộng về quê hương Ấn Độ của ông, khiến cho mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ ông hết mình và cuối cùng năm 1948 người Anh phải trao trả quyền tự do cũng như độc lập lại cho Ấn Độ.

Từ những năm 1948 đến năm 1964 rồi 1968 ông Mục Sư Martin Luther King đã rút ra nhiều bài học từ Thánh Gandhi người Ấn Độ; nên tại Hoa Kỳ ông đã chủ trương bất bạo động để tranh đấu cho quyền làm người, hay nói cho đúng hơn là quyền bình đẳng giữa người da trắng và người da đen đang sinh sống tại một nước tự do dân chủ như Hoa Kỳ, mặc dầu Tổng Thống Jefferson trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã được đề cập đến 3 quyền căn bản của con người là: Quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Thế nhưng sau 188 năm (1776-1964) như vậy, cả 3 quyền nầy vẫn còn để trống và người da đen vẫn bị xem thường, do vậy Mục Sư mới cùng với 250.000 người đứng lên tranh đấu cách đây 50 năm về trước. Đây là kết quả mà giải Nobel về hòa bình tại Thụy Điển đã phát cho ông. Giải nầy chỉ phát mỗi năm một lần vào ngày 10 tháng 12 (ngày quốc tếnhân quyền) tại Oslo, thủ đô nước Na Uy và chỉ những mục tiêu tranh đấu rõ rệt mới nhận được giải nầy; ngoài ra là những giải của Y khoa hay Kinh tế; nếu có những phát minh mới mà nhân loại cần đến, cũng được phát trong thời điểm nầy. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã nhận được giải nầy, vì lẽ Ngài tranh đấu cho một đất nước Tây Tạngđộc lập tự trị trên tinh thần bất bạo động. Cố Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cũng đã được Mục Sư Martin Luther King giới thiệu cho những phần thưởng giải Nobel hòa bình nầy; nhưng tiếc rằng Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 hòa bình vẫn không được vãn hồi tại Việt Nam mà chiến tranh càng ngày càng leo thang; nên các giải thưởng cao quý nầy vẫn chưa đến tay của quý Ngài. Tuy nhiên đây là một sự đề nghị có tính cách lịch sử, dẫu rằng các Ngài chưa hân hạnh được Hội Đồng bình chọn giải Nobel Hòa Bình tán đồng.

Thứ đến là những quyền căn bản bình đẳng giữa con người và con người phải được thực hiện. Trên thực tế những quyền nầy không ai có thể ban phát cho mình cả, mà tự mình phải giành lấy, cố gắng vươn lên để đạt được. Ở thời điểm của năm 1964, 1968 Mục Sư Martin Luther King đã chưa đạt được; nhưng những tiếng nói của ông, sự suy tư về một nước Mỹ thịnh vượng v.v… không phải chỉ có người da trắng đóng góp, mà cả những người da màu; trong đó có cả những người da đen, da vàng và da đỏ cũng không thể thiếu phần mình trong việc xây dựng một quốc gia dân chủ tự cường được và điều ấy đã thành tựu cho một Tổng Thống Obama da màu làm Tổng Thống đến 2 nhiệm kỳ trong 8 năm (kể từ năm 2009-2017); trong đó viên gạch lót đường tranh đấu bất bạo động và nhân quyền mà Mục SưMartin Luther King đã đấu tranh bền bỉ, không thể thiếu được trong thể chế dân chủ ngày nay tại Hoa Kỳ. Điều quan trọng là chính ông Obama và bà Michelle phải nỗ lực tự bản thân mình; nên mới được như vậy và trong 44 đời Tổng Thống của Hoa Kỳ hầu như không ai cả vợ lẫn chồng đều tốt nghiệp Tiến Sĩ luật học như vợ chồng ông Obama. Đây cũng là một trong những điểm chính mà ông Obama đã thành công trong vấn đề cai trị nước Hoa Kỳ cũng như thế giới trong suốt 2 nhiệm kỳ trong 8 năm của ông ta. Nước Mỹ chắc chắn vẫn còn thay đổi nhiều nữa, nếu bà Clinton đắc cử Tổng Thống kỳ nầy và có lẽ đây cũng sẽ là lần đầu tiên người nữ nắm quyền hành số 1 trong tay để cai trị thế giới như là một vị Chuyển Luân Thánh Vương trong kinh Phật đã được nhắc đến nhiều lần.

Nếu quý vị đi thăm Thủ đô Washington D.C mà không đi đến nghĩa trang quốc gia Arlington nơi gặp gỡ Nam Bắc, quả là điều thiếu sót. Nơi đây là nơi chôn cất của 290.000 mộ phần của các binh sĩ, sĩ quan Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Nam Bắc. Nghĩa trang nầy được xây dựng từ năm 1864, rộng 2,53km2 và trong nầy không những chỉ chôn cất những người đã hy sinh cho chiến tranh Nam Bắc mà còn cho những binh sĩ đã hy sinh trong Đệ nhất thế chiến (1914-1918), Đệ nhị thế chiến (1939-1945) cũng như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam v.v… Trong chiến tranh Việt Namđã có 58.209 người Mỹ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam và hài cốt của họ đã được mang về đây để chôn trong nghĩa trang nầy (Arlington National Cementery). Trong nghĩa trang nầy còn có ngôi mộ của Tổng Thống F. Kennedy được xây năm 1967. Bên cạnh nơi ông nằm còn có mộ của vợ ông, bà Kennedy Onassis và hai người con nữa. Thời gian ông Kennedy làm Tổng Thống là thời gian nền Đệ nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam được hình thành và những ngày cuối đời của ông Ngô Đình Diệm cũng như ông Ngô Đình Nhu, số phận của họ hay nói đúng hơn là củadòng dõi Ngô triều được quyết định tại Washington D.C qua sự đồng ý của Tổng Thống Kennedy cũng như Quốc Hội của Hoa Kỳ; nhất là sau vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt ở Sàigòn vào ngày  20 tháng 4 năm Quý Mão (nhằm tháng 6 năm 1963). Sau việc tự thiêu bi hùng của Bồ Tát Quảng Đức ấy, chính quyền Kennedy xét lại vấn đề viện trợ cho chế độ Ngô Đình. Vì đây là một chế độ kỳ thị Tôn Giáo. Họ đã đàn áp Phật Giáo để cấy vào đó một chủ thuyết Nhân Vị của Ngô Đình Nhu chủ trương và họ mong rằng sẽ Thiên Chúa hóa hết cả miền Nam Việt Nam; nên hậu quả là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do tướng Dương Văn Minhđứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và cả hai ông Diệm – Nhu bị chết vào đêm 30.10 rạng sáng 1 tháng 11 năm 1963. Sau đó không lâu thì Tổng Thống Kennedy cũng đã bị ám sát tại Oklahoma. Quả thật vấn đề nhân quả cũng chẳng biết đâu mà lường. Có cái nầy cho nên cái kia có và cái nầy không có; cho nên cái kia sẽ không có là vậy. Không một nhân nào mà không mang theo quả cả. Có thể là cái quả ấy sẽ đồng thời xảy ra cùng lúc mà cũng có thể xảy ra khác lúc và nhiều khi còn kéo dài ra mãi về sau trong nhiều đời nữa, thì cái quả ấy mới xảy ra. Cho nên là mộtPhật Tử chúng ta nên cố gắng làm những điều lành nhiều hơn, để cái quả kia xảy ra, dầu ở dưới bất cứ hình thức nào đi nữa cái ác, cái xấu nó phải lánh mặt đi, thì tương lai của chúng ta mới rạng rỡ được.

Điều đáng nói ở nghĩa trang nầy là nơi không phải chỉ chôn binh sĩ của Bắc quân mà cả Nam quân nữa; không phải chỉ có mộ phần của kẻ chiến thắng mà cả của kẻ chiến bại nữa. Đây là điều đáng học hỏi cho chiến tranh Việt Namcủa chúng ta. Mãi cho đến ngày nay sau 40 năm thống nhất đất nước, những nghĩa trang của người lính Việt NamCộng Hòa hầu như bị bỏ phế, chính quyền hiện tại không quan tâm gì; nếu có, chỉ là những quân nhân cũ khi ra đi định cư tại nước ngoài, họ nhớ về quê hương, có một số tổ chức gây quỹ lấy tiền và về Việt Nam tu bổ lại các mộ đã xuống cấp. Trong khi đó những liệt sĩ miền Bắc được chôn cất trong những nghĩa trang có nhà nước hỗ trợ xây dựng. Khi còn sống, người ta có thể phân chia tư tưởng, hệ phái, quan điểm v.v… nhưng khi chết, tất cả đều bình đẳng, nghĩa là hơi thở cuối cùng đã hy sinh cho tổ quốc rồi, thì sự hy sinh nào cũng đáng ca ngợi cả. Dầu đó là họ chết như thế nào đi nữa, chúng ta những người còn sống không có quyền phân biệt. Họ là những chiến sĩ, là người Việt Namhay Hoa Kỳ cũng thế thôi. Quân miền Bắc Hoa Kỳ theo sự chỉ đạo của Washington, chiến đấu cho một nước Hoa Kỳđộc lậptự dodân chủ. Phe Nam quân chiến thắng cho người Anh và nếu thắng trận, người Anh sẽ mãi mãi có mặt tại Hoa Kỳ; nhưng cuối cùng ở nghĩa địa nầy cả hai bên thắng thua đều cùng nằm chung một lòng đất. Quả là điềuđẹp đẽ biết bao nếu Việt Nam chúng ta cũng sẽ được như vậy.

Tổng Thống Lincoln đã đọc một bài diễn văn rất nổi tiếng ở Gettysburg năm 1863; nơi Bắc quân đã đánh bại Nam quân và buộc Nam quân sau đó phải đầu hàng. Đây là trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nội chiến của người Mỹ; hai bên có số tử vong lên đến 50.000 quân sĩ. Bài diễn văn chỉ cô đọng trong 272 chữ và kéo dài chưa đến 3 phút và ông đã khẳng định cuộc tranh đấu là để giành cho tự do và bình đẳng. Ông đã không nhắc tới danh từ Nam Bắc, nô lệgiải phóng, ta và thù. Ông cũng đã không phân loại người chết, mà ông chỉ vinh danh những người lính đã nằm xuống hy sinh mạng sống của mình để cho Tổ Quốc được sinh tồn.

Nội chiến Nam Bắc đã kéo dài 5 năm (1861-1865) và đã lấy mất đi gần  1.000.000 sinh mạng. Tưởng chừng như nỗi đau ấy không thể hàn gắn lại được; nhưng nhờ Tổng Thống Lincon không phải chỉ là người đứng lên xóa bỏ nô lệ, mà ông còn muốn đi xa hơn nữa là lấp đi hố chia cách giữa Nam và Bắc. Nghĩa trang Airlington đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần hòa giải dân tộc và xóa bỏ hận thù.

Nhìn lại chiến tranh Việt Nam mà chúng ta tủi hổ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954 qua Hiệp định Genève, Việt Nam chính thức bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 thuộc sông Bến Hải. Miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản, miền Nam theo chủ nghĩa dân chủtự do, pháp trị. Trong năm đầu sau Hiệp định được ký kết đã có hơn 1.000.000 người từ miền Bắc di cư vào miền Nam; trong khi đó những người bỏ đi tập kết ra Bắc, số lượng nầy chẳng là bao. Họ, đảng Cộng Sản miền Bắc đã cài người ở lại miền Nam để thực hiện chương trình Nam tiến của Bắc Bộ Phủ.

Năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập tại Miền Nam. Mọi người dân miền Nam cũng như thế giớiđều nghĩ rằng: Đó chính là những người từ miền Nam đã bất mãn chế độ của ông Diệm và ông Thiệu; nên họ mới lập ra mặt trận nầy; nhưng trên thực tế, không phải như vậy (hãy xem tác phẩm Về Cục R thì sẽ rõ hơn). Hầu hết mặt trận nầy đều được điều động ở Hà Nội. Mọi chỉ thị đều được nhận lịnh trực tiếp ở ngoài Bắc, chứ không phải trong Nam. Nếu ai thuở bấy giờ sinh trưởng tại miền Nam Việt Nam cũng đều nghĩ rằng qua Mặt Trận Giải Phóng, cả 3 bên, 4 phía đều có thể đàm phán với nhau trong tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc là một sự lầm lẫn lớn và quá ấu trĩ; nhất là mặc dầu Hiệp định Paris đã ký kết từ năm 1973 ngưng chiến cả 2 mặt trận của chiến trường; nhưng miền Bắc đã leo thang chiến tranh. Người Nga, người Tàu đã hỗ trợ cho Cộng Sản miền Bắc không ít, cốt để thôn tính miền NamViệt Nam; trong khi đó miền Nam bị viện trợ của Hoa Kỳ cắt ngang, không thể nào tiếp tục chiến đấu được nữa; nên mới dẫn đến kết quả của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nếu thuở ấy mà Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng có được cái nhìn như Tổng Thống Lincoln của Hoa Kỳ thì đâu có cái họa của dân tộc kéo dài mãi cho đến ngày nay sau 40 năm vẫn còn cái nạn kỳ thị Nam Bắc như vậy.

Người Đức đã chia đôi đất nước vào năm 1949 và ngày 9.11.1989 họ đã đập vỡ bức tường Bá Linh để ngày 3.10.1990 cả hai miền Tây Đông hòa nhau về một mối; không một mảnh bom rơi; không một viên đạn lạc; không chết một người. Đó là tinh thần Dân Tộc của chủ nghĩa Tự Do. Còn Cộng Sản? Cộng sản nói vậy nhưng không phải vậy. Do vậy đã 42 năm rồi tôi chưa về lại thăm quê hương là điều mà nhiều người cũng đã biểu đồng tình với tôi như thế. Xa quê không phải bỏ quê, mà là hướng về quê để nhớ lại một thuở xa xưa như thế; nơi đó mình đã được sinh ra, lớn lên và ít nhất là được sống cũng như hưởng được đời sống tự do từ năm 1954 đến năm 1972, mặc dầu giữa hai chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam có những giới hạn nhất định của nó; nhưng so với miền Bắc thuở ấy thì tại miền Nam có tự do gấp nhiều lần và bây giờ nghĩ lại số phận của dân tộc mình thật là hẩm hiubạc phước. Nếu chúng taso sánh với Đông Tây Đức, thì Việt Nam chúng ta được gì sau 41 năm (1975-2016) gọi là thống nhất? Người Đông Đức theo chủ nghĩa Cộng Sản, đồng Mark Đông Đức bằng giá trị một phần 7 của Tây Đức; nhưng khi thống nhất hai miền chính quyền Tây Đức đã cho đổi giá tương đương để nâng giá trị cuộc sống của người dân Đông Đức sống lâu năm dưới xã hội cộng sản không được quyền hưởng đến. Trong khi đó giá trị đồng tiền miền Bắc vào thời điểm của năm 1975 chỉ bằng 1 phần 500 của đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Thế mà khi bị đổi tiền họ xử ép dân miền Nam; nghĩa là một đồng miền Bắc ăn đến 500 đồng miền Nam, cho nên nhiều người miền Nam thuở ấy có tiền khối, mà đổi ra tiền ông Hồ chẳng còn lại bao nhiêu; nên nhiều người đã tự tử; hoặc đốt tiền miền Nam cho hả giận; chứ không chịu đổi ra tiền miền Bắc.

Người dân Đông Đức làm việc cho xã hội bên Đông; nhưng sau khi thống nhất Đông Tây Đức vào năm 1990 rồi thì quyền được làm việc, đi lại cũng như lãnh hưu trí, bên Tây Đức cấp cho người dân Đông Đức gần bằng lương hưu với dân Tây Đức. Trong khi đó ở Việt Nam thì sao? Sau khi người cộng sản chiếm miền nam Việt Nam đã có hằng triệu Quân Nhân Cán Chính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị bắt đi học tập cải tạo không ngày về; có người chết đói nơi chốn rừng thiêng nước độc; người nào được ra khỏi tù thì cũng bị thân tàn ma dại; được cái may là chính phủ Hoa Kỳ có chương trình ODP nên những quân nhân bị đi học tập cải tạo trong trại tù cộng sản như vậy được xét đơn cho đi Hoa Kỳ để sống trong những ngày còn lại ở một xã hội thật sự tự do, có nhân bản pháp trị như vậy, để bù lạinhững ngày chịu tù đày lao lý nơi chốn rừng sâu kia.

Khi bức tường Berlin do dân Đông Đức tự đập vỡ ngày 9 tháng 11 năm 1989 thì  ở Tây Berlin các cửa tiệm đều phát không cho những người chạy sang bên Tây một kí-lô chuối già, một ly cà phê; một bữa ăn v.v… Còn người cộng sản từ Bắc vào Nam chỉ có vào đây vơ hết của cảitài sản của dân Nam mang về miền Bắc. Họ đã chẳng cho gì cho người miền Nam Việt Nam; ngoại trừ một chủ nghĩa ngoại lai, cái đầu thì tư bản, cái chân thì cộng sản, mà họ gọi làchủ nghĩa xã hội. Cái chủ nghĩa nầy Liên Xô đã liệng vào thùng rác sau 70 năm sống cùng nó; nghĩa là sau cách mạng của Nga Hoàng vào năm 1917 đến năm 1990. Đông Âu cũng vậy, hầu hết các nước theo chủ nghĩa cộng sản, bây giờ chẳng còn lại một nước nào và họ đã đối xử với nhau như người trong nhà, sau khi đã giải thể chế độ cộng sản. Như vậy mới gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc như Đông Âu đã thể hiện. Hòa bình tự chọn bằng hai bàn chân cũng như khối óc của mình như người cộng sản Đông Đức và hòa hợp hòa giải đúng nghĩa như chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ.

Người Việt chính thức đến Hoa Kỳ bằng con đường ngoại giao, đó là Bùi Viện (1839-1878). Ông làm quan triều nhà Nguyễn và ông được vua Tự Đức cử qua Washington D.C gặp Tổng Thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876) và nhờ Hoa Kỳ can thiệp để lấy lại 6 tỉnh miền Tây thuộc Pháp chiếm đoạt; nhưng vì không có quốc thư mang theomặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đồng ý giúp; nhưng không quyết định được. Ông trở lại Việt Nam 1874 và năm 1875 ông lại phụng mệnh vua Tự Đức đến Hoa Kỳ lần thứ hai; nhưng lần nầy tình hình đã thay đổi, Mỹ và Pháp trở lại bắt tay với nhau. Công việc bất thành ông trở lại quê hương và năm 1878 ông đã qua đời tại quê hương đất Việt. Thuở ấy chắc rằng ông phải giỏi tiếng Pháp và nếu có mang theo quốc thư thì cũng bằng chữ Hán, vì Vua Tự Đức theo cái học củaNho giáo từ ngàn xưa còn để lại và nhà vua không chấp nhận người Pháp chiếm cứ quê hương của mình; nên có lẽ nhà Vua không nói cũng như đọc được tiếng Pháp như Bảo Đại sau nầy và phái đoàn của ông sang Mỹ lần đầu năm 1875 chắc chắn phải có nhiều thông dịch viên dịch sang tiếng Anh. Do vậy việc thưa qua gởi về nó rất là nhiêu khê.

Nhìn quay về lịch sử của Việt Nam, Trung Hoa, Hoa Kỳ hay của thế giới về vấn đề ngoại giao, cầu viện, cầu hòatriều cống v.v… ở một giai đoạn như vậy có nhiều cách khác nhau, cũng giống như vấn đề ngoại giao ngày nay của các nước trên thế giới qua việc điện đàm viễn liên giữa hai nguyên thủ quốc gia hay ký những hiệp ước thương mại, quân sự v.v… để từ đó những cơ quan liên hệ căn cứ những hiệp tước trên mà thi hành. Bây giờ gọi là “đối thoại” hay “hiệp ước”; nghĩa là quyền lợi của hai nước phải ngang nhau; cho nên ông Obama đã lấy tư tưởng của Thiền Sư Nhất Hạnh bày tỏ trong bài diễn văn của mình ở cung Văn Hóa ở Mỹ Đình Hà Nội vào ngày 24.5.2016 như sau: In true Dialoges, both side are Willing to change (trong sự đối thoại chân thành, cả hai bên đều mong muốn có sự thay đổi).Nếu không là vậy thì ngoại giao để làm gì?

Tổ Tiên ta thời Lý cũng như thời Trần (1010-1400) gần 400 năm sống với lịch sử oai hùng như vậy; nhưng sau khi thắng trận quân Nguyên Mông, vua tôi các triều đại nầy đều cho người sang cầu hòa hay nhận tư cách triều cống; nghĩa là mỗi năm phải mang phẩm vật sang Trung Quốc như ngà voi, sừng tê giác, quế, trầm, vàng v.v… để cầu đượcan ổn cho muôn dân, vì mỗi lần chiến tranh như thế, dân quân cả hai bên đều phải hy sinh chết chóc, không phải là ít. Đó là cái “mưu sĩ” của đời xưamặc dầu đất Việt và nhân dân Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ lâm trận mà thua quân phương Bắc của Trung Quốc cả. Còn đi Sứ thì khác. Có nghĩa là những Sứ Thần hay Đại Sứ đại diện cho một nước đến nước khác trình Ủy Nhiệm Thư để được đặt trụ sở tại nước đó, để cho việc ngoại giao cả hai bên về sau nầy được tiện lợi. Nó khác với cầu viện. Cũng là Sứ giả; nhưng đến nước mạnh hơn để xin tiếp tế lương thực hay súng đạn cho quê hương mình. Cũng có thể được toại ý, mà cũng có thể bị chối từ.

Hiện tại người Việt Nam ở Washington D.C độ 70.000 người, đa số sang đây từ năm 1975 và bây giờ sau hơn 40 năm họ đã có một cuộc sống ổn định; con cái ăn học thành tài, có nhiều người làm chức cao trong chính quyền sở tại. Người Việt Nam tuy nghèo hơn người Nhật, người Hoa, người Đức; nhưng cha mẹ bao giờ cũng luôn muốn đầu tư cho con cái học hành những ngành như Y khoa, Dược khoa, Kinh tế v.v… Vì họ nghĩ rằng: Ở một địa vị cao trong xã hội lương bổng sẽ khá hơn, đỡ nhọc mệt bản thân như những người đi làm lao động bằng chân tay hằng ngày, mà điều đặc biệt của những người làm cha, làm mẹ người Việt Nam là hãnh diện, nở mặt nở mày với hàng xóm, bạn bè và người thân. Cái sĩ diện người Việt Nam xem ra trọng lắm; trong khi đó người Đức, người Pháp hay người Mỹ chuyện học vấn cũng là chuyện bình thường như bao nhiêu công việc khác, miễn sao người đó giàu có, đầy đủ tư cách là được rồi. Bây giờ ở Hoa Kỳ đã có Tổng Thống người da đen thì chúng ta cũng có thể hy vọng rằng trong thời gian tới không bao lâu sẽ có người da vàng lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ; nhất là những ai được sinh ra, lớn lên vàthành tựu học vấn tại xứ cờ Hoa nầy. Theo thống kê chung chung của các quốc gia có người Việt định cư trên thế giớithì sau khi xong bằng Tú Tài tỷ lệ của các em học sinh Việt Nam thi vào Đại Học sở tại cao hơn tất cả những dân tộc khác đang sống tại đó; chỉ thấp hơn người địa phương mà thôi; chứ không thua kém một dân tộc nào cả. Ở Đức là 29% vào Đại Học so với 39% người Đức chánh gốc và hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Tây Ban Nha rất nhiều phần trăm. Chỉ có một điều đáng nói ở đây là người Việt Nam không chịu khuất phục ai cả; cho nên cứ biện luận, cãi cọ nhau liên miêntrong những buổi họp. Do vậy mà cái kết nó không có hậu. Hy vọng với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc ngày nay sẽ học được cái hay cái đẹp của người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Anh để ứng xử vàocộng đồng của mình, thì sẽ tuyệt vời hơn cả người Nhật và người Đức nữa. Nghĩa là “việc ai nấy làm, đừng bao giờxen vào chuyện của người khác, vì đó không phải là chuyên môn của mình”. Có nghĩa là nếu người Việt Nam làm việc theo kiểu Team-Work của Hoa Kỳ như ai có khả năng nào thì nên làm việc theo khả năng của mình, nằm dưới một nhóm trưởng. Ví dụ như nhóm đó có 10 người; mỗi người làm một việc. Cuối cùng gom lại kết quả cùng nhau báo lên nhóm trưởng; nhóm trưởng thâu thập thành quả, ý kiến chung, sau đó đệ trình lên bên trên nữa. Có như vậy chúng tamới có thể “tận lực tri thiên mệnh” được. Bằng ngược lại thì cũng giống như con Dã Tràng đã tốn bao nhiêu công sức để chở chất đầy thành nhiều ụ cát cao; nhưng khi thủy triều đến, sẽ làm cho ụ cát kia không còn tồn tại nữa. Tôi hy vọng rằng những thế hệ Việt Nam sau nầy sẽ làm nên được lịch sử vậy.

Người Việt đi đến đâu cũng tạo cho nếp sống của mình được an ổn trước, sau đó mới nghĩ đến những chuyện khác như; Xây chùa, nhà thờ, du lịch, thương mại v.v… Câu “an cư lạc nghiệp” chính là tiêu đề tiêu biểu, mà trong đầu óc người Việt Nam nào cũng có sẵn cả. Họ ăn tiêu dè xẻn; nên dễ sắm được xe cũ khi mới định cư để làm phương tiệndi chuyển đó đây tại xứ Hoa Kỳ rộng rãi như vậy; nhưng người Mỹ đen và người Mễ Tây Cơ thì ganh tị, vì ông bà, cha mẹ họ đã ở tại Hoa Kỳ cả một hai thế kỷ nay; nhưng họ đâu có để dành được tiền mà tậu nhà mua xe như vậy. Có lẽ họ quan niệm rằng có bao nhiêu, ăn bấy nhiêu. Còn người Việt lại khác, họ thường hay lo cho đời sống lâu dài để hợp với câu:

“Tích cốc phòng cơ

Dưỡng nhi đãi lão”

Nghĩa là:

“Chứa thóc phòng đói

Nuôi con chờ già”

Điều nầy có thể đúng với ngày xưa chứ bây giờ ở xã hội văn minh như Hoa Kỳ chắc không còn thiết thực nữa; vì những người già ở Hoa Kỳ ngày nay được xã hội cưu manglo lắng nuôi sống qua tiền bảo hiểm hưu trí hay tiền xã hội cấp cho của chính phủ; chứ cha mẹ già không cực nhọc chờ con cái nuôi dưỡng lại mình như ngày xưa nữa. Bởi vì những gì đã trở thành thói quen như phong tục, tập quán v.v… thì khó bỏ trong một ngày. Dẫu sao đi nữa thì đây cũng là một sự lo xa tốt, không bị ảnh hưởng ai, cũng không làm cho người khác bực mình; nên người Việt Nam rấtthành công về phương diện chịu khó hy sinh đời mình cho các thế hệ tương lai là vậy.

Tại Santa Ana chúng ta thấy có Little Sàigòn là một thành phố nhỏ có đông đúc dân cư buôn bán. Có cả Chợ Bến Thành và Thương xá Eden. Ở đây có thiết kế các khu chợ, khu phố như vậy không khác gì ở Sàigòn là mấy để hồi tưởng lại quê hương mình bây giờ nằm khỏi tầm tay với tới; nhưng người Việt xa quê, vốn không bao giờ quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Theo tôi được biết ở Hoa Kỳ hiện có nhiều chỗ xây các khu phố, khu chợ giống như Chợ Bến Thành ở Sàigòn gồm có các nơi như: Santa Ana, San Jose, Houston, Washington D.C v.v… Trong đó có chợ Việt Nam bán đủ loại từ thượng vàng đến hạ cám để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người Việt mình đang sinh sống tại vùng thủ đô nầy. Theo tôi nghĩ trong tương lai những nhà trí thức Việt Nam cũng có thể xây dựng cả những Đại Họctư, Bệnh Viện tư, Ngân Hàng tư, Khách Sạn lớn v.v… vì tất cả những điều kiện nầy không nằm ngoài tầm tay với của hơn một triệu rưỡi người Việt đang làm ăn sinh sống và học hành tại Hoa Kỳ.

Ở Mỹ cái gì cũng có. Giỏi nhất về vấn đề không gian như những trung tâm của NASA ở Houston hay Florida, thế giớirất ngưỡng phục và nhờ ơn ấy mà nhân loại được hiểu rõ sâu xa hơn là ngoài thế giới nầy ra rồi, còn có nhiều thế giới khác nữa, qua chứng minh của nhà Bác Học Albert Einstein để làm hiển thị lời dạy của Đức Thế Tôn là chắc thật, là chánh kiến, không phải hư ảo hay ngụy tạo như một số học giả hay ngay cả chư Tăng Ni có học; nhưng chưa khảo sát hết những Tạng Kinh Nam Truyền và Bắc Truyền đã vội kết luận là không có cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà hay không có cõi địa ngục v.v… tất cả đều có đủ để chứng minh, khi mà khoa học đã tìm ra mọi thứ củavũ trụ hai chiều song phương. Có nghĩa là một con mèo đang chết ở cõi nầy thì một con mèo ấy cũng đang sống ở cõi khác. Cho nên trong Nikaya các vị Bà La Môn hỏi Phật rằng:

Vậy thì Ngài chết hay Ngài không chết?

- Ngài sau khi chết rồi thì Ngài còn hay mất?

- Ngài vừa còn, vừa mất hay không còn gì cả?

 

Đức Phật đã mỉm cười, không trả lời những câu hỏi ấy. Vì nếu ngày ấy cách xa đây hơn 2.600 năm về trước, Ngài cótrả lời cho người Bà La Môn kia thì người ấy cũng sẽ chẳng hiểu gì; chỉ có ngày nay khi khoa học đã tiến bộ và đã tìm ra không gian đa chiều cũng như những vũ trụ khác đang tồn tại ở ngoài vũ trụ của chúng ta, thì những câu hỏi kiaĐức Phật không cần trả lời, mà ngày nay mọi người đã thật sự hiểu rõ ràng một cách rất khoa học.

Tổng Thống Washington người có công gọp các Tiểu Bang để thống nhất giang san về một cõi. Tổng Thống Jefferson ông có công soạn ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho nước Mỹ. Tổng Thống Lincoln có viết bản “Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ” và hòa giải hòa hợp dân tộc sau khi quân Bắc chiến thắng quân Nam. Mục Sư Martin Luther King có công trong việc chủ trương bất bạo động đòi hỏi quyền bình đẳng giữa những người khác màu da. Ngày nay mặc dầunhững quyền nầy đã được tôn trọng; nhưng sự ứng dụng không đồng nhất; cho nên trong 3 quyền tự do đầu tiên trong Tuyên Ngôn Độc Lập vẫn còn phải thể hiện ở nhiều nơi nữa trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Vì lẽ “quá tự do sẽ dẫn đến mất tự do”. Ví dụ như tự do tàng trữ vũ khí trong nhà với mục đích để tự vệ; nên Hoa Kỳ ngày nay phải đối diệnvới hàng loạt sự kiện đau lòng khi bị giết chết học sinh vô tội tại học đường; nơi công cộng hay thù oán nhau cũng đem súng ra xử dụng v.v… Mới đây chính phủ Hoa Kỳ muốn ban hành một đạo luật nhằm cấm tàng trữ vũ khí cá nhân; nhưng theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 thì điều ấy không quan trọng bằng là hãy: “Ngăn chận ngay những người sản xuất vũ khí, thì thảm họa sẽ không còn nữa”. Diệt tham, sân, si phải ngay từ nơi gốc rễ của tâm thức; chứ không thể chỉ chữa trị bề ngoài hay trên mặt nổi, thì độc tố ấy vẫn còn rồi lại lây lan mãi về sau nữa.

Vẫn còn đó những người ăn xin trên đường phố tại xã hội Mỹ và cũng có những người giàu có nhất cũng tập trung tại Mỹ. Những nhà Bác Học mà Hoa Kỳ có ngày hôm nay là do họ tự tạo ra những con người thượng đẳng ấy; nhưngđồng thời đất nước Hoa Kỳ cũng là mảnh đất màu mỡ nhất trên thế giới nhằm thu hút những trí tuệ có được ở mọi nơimà họ mang về đây để xử dụng, rồi tái tạo, sản sinh ra những sản phẩm đặc biệt. Vì chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ khả năng tài chánh và chiến lược để thu phục nhân tâm và con người như vậy. Cho nên mặc dầu đây là Hiệp Chủng Quốc; nhưng mọi người đều lấy việc thượng tôn pháp luật làm đầu, như họ đi xuống máy bay hay tàu lửa. Tất cả đềutuần tự, thuận chiều, không ai chen lấn với ai để được đi hay đến trước. Vì họ nghĩ rằng: Trước sau rồi cũng sẽ đến cùng một mục đích. Họ thông minh thiết kế bằng những con đường bằng số 1 đến 50 hay tên của các danh nhân theo thứ tự A, B, C. Họ thật là khoa học khi nhìn lên bảng giờ đi và giờ đến của những chuyến bay cũng đều theo thứ tự A, B, C. Thật là dễ nhìn và dễ tiếp nhận. Nó đơn giản như đồng US Dollar có hình của Tổng Thống Washington, mà chắc rằng hơn 6 tỷ người trên hành tinh nầy không ai mà không biết đến.

Riêng chương thứ 9 nầy tôi xin cảm ơn Đạo Hữu Lương Nguyên Hiền đã có bài “Washington D.C - Thủ đô của lịch sử” đã cho đăng lên báo Viên Giác số 213 xuất bản tại Hannover, Đức Quốc năm thứ 37 vào tháng 6 năm 2016 đãbiên tập quá tuyệt hảo và đa phần những dữ liệu trong chương nầy tôi đều lấy ra từ tài liệu trên; vì tác giả đã tra cứurất kỹ càng, tôi không cần phải vào trang Wikipedea để tham cứu nữa. Nhiều lúc tôi đã chép lại nguyên văn của Tác giả để minh chứng sự kiện tiếp theo. Kính xin Đạo Hữu Lương Nguyên Hiền hoan hỷ chấp nhận cho việc nầy để bà con khắp nơi cùng đọc và cùng hiểu về một giá trị lịch sử đã qua cả hơn 250 năm mà nước Hoa Kỳ đã hiện hữu như vậy.

 

10
Những chuyến Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ

 

Từ năm 1979 tôi đã bắt đầu đi Hoa Kỳ và lần vừa rồi năm 2016 là lần thứ 49 trong 37 năm liên tục như vậy. Điều ấy có nghĩa là mỗi năm một lần và nếu có năm không đi Hoa Kỳ thì phải có năm đi hơn 2 lần đến 3 lần như thế. Do vậy mà kể từ khi tôi có Fremden Pass màu xám trong tay (1978) rồi sau đó màu xanh nước biển có 2 gạch chéo bên tay trái (Passport tỵ nạn năm 1979) rồi sau đó 10 năm tôi vào quốc tịch Đức. Giấy tỵ nạn nầy tôi cũng đã đi khắp nơi trênthế giới và những con dấu đóng vào đó cũng đã tốn hơn 2 cái Passport như vậy và năm 1987 trở đi tôi đã vào quốc tịch Đức. Kể từ đó đến nay gần 30 năm, tuy có nhiều nước không cần xin Visa nhập cảnh, thế mà chỉ đóng dấu vào đó không thôi, tôi cũng đã xử dụng đến 4 cái Passport màu nâu như vậy. Tôi không biết mình sinh ra với nhiệm vụ gìtrong đời nầy; nhưng tất cả những điều đến với tôi trong suốt gần 70 năm qua (1949-2016) tôi chưa bao giờ sắp đặttrước, hay có ý mong cầu. Vì làm sao sắp đặt trước cho được, khi mình gốc chính hiệu là một nông dân của xứ Quảng Nam nghèo nàn. Tuy không bị đói khổ; nhưng ai tin rằng sau khi đi xuất gia lại có con đường được rộng mở như vậy. Khi vào chùa học đến đoạn văn Cảnh Sách của Ngài Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư, mới ngẫm nghĩ lại thân phận của mình là đúng:

“Phù xuất gia giả

Phát túc siêu phương

Thân hình dị tục

Thiệu Long Thánh Chủng

Chấn nhiếp ma quân

Thượng báo tứ ân

Hạ tế tam khổ

Nhược bất như thử

Lạm xí tăng luân”.

Nghĩa:

Phàm kẻ xuất gia

Phương trời cao rộng

Thân hình khác tục

Hưng long giống Thánh

Trừ khử ma quân

Trên đền bốn ân

Dưới cứu ba cõi

Nếu không là vậy

Phạm phải luật Tăng”.

Quả là hay tuyệt vời, mà ai có sống trong Thiền Môn rồi mới biết. Cuộc đời của người xuất gia muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi. Nhờ không có bầu đàn thê tử; nên nhẹ gánh tang bồng. Không ai cản ngăn được ý chí của những người sống đời thoát tục cả. Thế mà có những người thật lấy làm tiếc, đã đậu được bao nhiêu cái bằng Thạc SĩTiến Sĩ, mà đã chẳng cố gắng chịu đựng thêm chút nữa để vượt qua những thử thách của đường tu, đành trả lại y áo cho Thầy Tổ, trở về sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu kẻ khác. Thật ra chẳng có gì đặc biệt cả. Thật là đáng lấy làm tiếc lắm. Hy vọng những người như thế, họ sẽ có cơ hội tìm lại đời sống xuất gia ở kiếp nầy hay kiếp khác, nhằm nối lại ý nguyện của thuở ban đầu. Ngài Long Thọ (Nagajuna) là Tổ Sư của nhiều tông phái lớn của Phật Giáo Ấn Độnhư: Tịnh ĐộThiền Tông Trung QuánHoa NghiêmDuy Thức v.v… Ngài đã dạy rằng: “Mọi cơn dục trong thế giannầy nó giống như những cơn ngứa mà thôi. Nếu càng cố gắng gãi bao nhiêu thì mình sẽ bị ngứa bấy nhiêu”. Điều nầy hãy cố gắng kham nhẫn, cắn răng chịu đựng một chút là cơn ngứa ấy sẽ qua ngay, rồi mình sẽ quên đi tất cả. Hay nóigọn hơn là: Các loại dục vọng trên thế gian nầy nó cũng giống như một cơn đói hay cơn khát nước. Nếu chúng ta cố gắng nhịn, thì đói và khát ấy sẽ không còn lai vãng trong tâm thức của chúng ta nữa. Điều quan trọng ở đây là hãychịu đựng, đừng gãi khi ngứa và đừng quan tâm đến sự đói và sự khát thì mọi việc sẽ trở nên bình thường. Đó là sựkham nhẫn vậy.

Niên khóa 1960-1961 tôi đã học lớp Nhất thuở ấy; còn bây giờ gọi là năm cuối của bậc Tiểu Học. Ở trường làng Xuyên Mỹ có 35 học sinh, tôi ra trường xếp hạng thứ 34 và chỉ có một lần duy nhất được xếp hạng 5 trong niên khóa 1959-1960 thuộc lớp Nhì của Thầy Tải dạy. Những người bạn ngày ấy bây giờ vẫn còn đây; nên họ rõ biết điều nầy. Trong đó có Nguyễn Thông và Phan Đức Lợi. Thông sau khi tốt nghiệp Đại Học Vạn Hạnh đã làm cho tờ Thời Báo Kinh Tế Sàigòn và đã qua đời cách đây mấy năm. Phan Đức Lợi du học ở Nhật năm 1970 và cũng đã qua đời chừng 5 năm về trước. Họ là những người bạn thân của tôi từ quê nhà Xuyên Mỹ, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và ngay cả sau nầy cho đến khi họ quá vãngthời gian mấy chục năm ấy vẫn còn liên lạc với nhau qua thư từ hay điện thoại. Từ năm 1961 đến đầu 1964 tôi nghỉ học ở nhà làm thợ mộc, thợ hớt tóc, thợ may và làm nông để giúp cho cha mẹ khi tuổi về già. Đến ngày 15 tháng 5 năm 1964 tôi chính thức được phép gia đình cho đi xuất gia với Thầy tôi, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí trụ trì chùa Viên Giác tại Hội An, Quảng Nam thì cuộc đời tôi có quá nhiều biến đổithông suốtlạ thường. Từ một đứa bé khù khờ hiền lành, học dốt như vậy đã trở thành một chú Tiểu học giỏi ít ai bằng vào năm Đệ Tứ Trung Học ở trường Bồ Đề Hội An, Quảng Nam niên khóa 1967-1968. Cuối năm ấy tôi lãnh 3 phần thưởng một lần. Đó là phần thưởng nhất lớp; phần thưởng hạnh kiểm toàn trường và phần thưởng học lực toàn trường của hơn 500 học sinh kể từ lớp Đệ Thất cho đến lớp Đệ Nhị (thuở ấy trường Trung Học Bồ Đề Hội An chưa mở lớp Đệ Nhất – tương đương với lớp 12 hiện nay). Thế rồi vận may cứ đến liên tục. Niên khóa 1968-1969 những ai đứng từ 1 đến 5 được tuyển chọn qua học trường Trung Học công lập Trần Quý Cáp cũng tại Thị Xã Hội An và tôi cùng với Thầy Phạm Phú Chín (Hòa Thượng Như Phẩm ngày nay), Dương Hứa Nguyên, Huỳnh Thị Xuân Hương và Phùng Rân là 5 người được cái hân hạnh ấy. Thế mà ngày nay mỗi người mỗi ngã; kẻ sống người chết; kẻ thành công người thất bại và con đường ở đoạn cuối của cuộc đời chưa chấm hết; chỉ chấm phết mà thôi. Riêng tôi, tôi đã mãn nguyện lắm rồi, kể từ khi đặt bút viết những dòng chữ nầy. Bên trên có chư Phật, chư vị Bồ Tát chứng giám; bên dưới có mọi ngườiđều rõ; nghĩa là những gì tôi đã làm được cho đến ngày hôm nay, cả cho Đời và cho Đạo tôi đều xin cống hiến cả; không đòi hỏi phải bù đắp lại một điều gì, mà tất cả tôi đều xin hướng lên Tam Bảo để tạ ân Tam Bảo đã cho tôi có cơ hội, thể hiện khả năng nhỏ bé của mình để giúp đời, giúp đạo.

Những năm 1977 đến năm 1980 khi tôi đã có mặt ở Đức và chùa Khánh Anh tại Bagneux Pháp Quốc đã hình thành;lúc ấy chỉ có một mình Hòa Thượng Minh Tâm; nên mỗi khi Thầy ấy đi đâu một hay hai tháng thì Thầy nhờ tôi qua Paris để coi chùa dùm Thầy. Vào những ngày cuối tuần tôi đã chỉ chuông mõ cho các Cư sĩ học; trong số họ ngày nay có Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, đương kim Trụ trì chùa mới Khánh Anh tại Evry và Ni Sư Diệu Trạm đương kimTrụ trì Tổ Đình Khánh Anh tại Bagneux. Rồi những khóa lễ tụng kinh cầu siêu, cầu an, sau đó là giảng một đề tài gì đó cho Phật Tử nghe và cứ thế người nghe thấy thích hợp thì đề nghị giảng tiếp. Hiểu đâu nói đó, biết gì nói nấy. Thế rồi thành giảng sư lúc nào chẳng hay, vì việc diễn giảng tôi chưa bao giờ học cả. Đến tháng 8 năm 2013 nhân khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 tổ chức tại Phần Lan, Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã đột nhiên ra đi ở tuổi 75.Hòa Thượng Tánh Thiệt và tôi tiếp tục cán đáng công việc của Giáo Hội Âu Châu cũng như trợ duyên cho việc xây chùa mới Khánh Anh tại Evry thành tựu viên mãn, để ngày 16.8.2015 làm lễ khánh thành chính thức sau 20 năm xây dựng (18.6.1995 - 16.8.2015). Thế nhưng một năm sau, sau mùa Phật Đản Phật lịch 2560 (2016) mới được giấy phépchính thức đi vào hoạt động công cộng. Thế rồi tôi cũng phải trở lại Paris mỗi năm nhiều lần như cái thuở lúc ban đầuđể giúp cho Phật sự của hai chùa mới và chùa cũ.

Một hôm sau lễ Thọ Bát Quan Trai tại chùa Khánh Anh cũ  ở Bagneux vào ngày 13.8.2016 (thứ bảy), anh Nguyễn Quang Thạnh vào phòng cũ của Hòa Thượng Minh Tâm gặp tôi và hỏi rằng:

Bạch Thầy! Sau khi đậu Tú Tài II năm 1971 thì đầu năm 1972 Thầy đã sang Nhật Bản du học rồi. Vậy thì Thầy học giáo lý ở đâu mà Thầy thông kinh sử như vậy?

Câu hỏi thật là khó trả lời. Vì lẽ quý Thầy Cô xuất thân từ Phật Học Viện thì học Kinh, Luật, Luận suốt trong nhiều năm học là chuyện đương nhiên; còn tôi chỉ học chương trình thế học; còn Phật Học chỉ học tại các trường hạ trong nhữngmùa an cư thôi và điều chắc chắn là tôi đã học từ sách vở. Trong đầu của tôi giờ nầy chắc cũng đã đọc chừng mấy chục ngàn cuốn sách, mấy chục ngàn tạp chí cả Đạo lẫn Đời và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và nhờ cái là tôi học đâu nhớ đó, nên không cần phải tốn thời giờ để gạo bài nhiều, mặc dầu khi còn ở Việt Nam, tôi đã tốt nghiệp Tú Tài 2 ban A; nghĩa là ban gạo bài đó! Điều quan trọng là tôi đã đọc Đại Tạng Kinh được khoảng 16.000 trang rồi. NàoTrường A HàmTrung A HàmTạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm tôi đã dạo qua rồi. Hy vọng trong những ngày còn lại của cuộc đời, nếu sức khỏe còn cho phép, tôi sẽ cố gắng đọc cho hết bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh nầy đã được Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương cho dịch sang tiếng Việt và đã cho xuất bản tại Đài Loan, in thành 203 tập gồm 250.000 trang kinh với tên là: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Như vậy cũng sẽ mãn nguyện lắm rồi.

Cũng ngày hôm ấy 13.8.2016 trong khóa Tu Bát Quan Trai, có nhiều người mới nghe tôi giảng lần đầu họ tấm tắc khen là trí nhớ của Thầy sao mà tuyệt diệu quá, nhất là sau khi họ nghe tôi đọc bài thơ dài hơn 50 câu về cuộc đờicủa Đức Phật từ khi sơ sanh cho đến nhập Niết Bàn và nhất là bài “Trần Bình Trọng”. Đa phần ai cũng nhớ 2 câu sau cùng của bài thơ nầy là: “Thà làm quỉ nước Nam; còn hơn làm vương đất Bắc”. Thế nhưng bài thơ ấy bắt đầu như sau:

Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước

Đem tấm thân bảy thước chống sơn hà

Mãi lo đền nợ nước bỏ tình nhà

Trong tâm khảm nặng tình yêu Tổ Quốc

Nhưng than ôi! tài trai dầu thao lược

Hùm thiêng kia không địch được bầy hồ

Vì sa cơ nên bị bắt cầm tù

Tan mộng đẹp anh hùng đành thất thế

Lũ giặc thấy người tài nên rất nể

Đem quan sang, tước trọng dụ Ngài hàng

Quân bây lầm dầu dâng cả ngai vàng

Khó lay chuyển vì lòng ta thờ cố quốc

Hễ bắt được ta, thôi chớ nói gì lâu

Cứ đem chém ta không hề than tiếc

Thà làm quỉ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.

Khuyết danh

 

Bài nầy tôi thuộc lòng từ khi còn học Tiểu Học ở trường làng; nghĩa là cách đây hơn 55 năm là ít; nhưng khi mở miệng ra là tôi có thể đọc liên tục như vậy. Tôi biết có nhiều người thuộc thơ của cụ Nguyễn Khuyến; nhưng chỉ có 2 câu thôi. Đó là:

“Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua”.

Thật ra 2 câu thơ nầy cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến đã viết trong bài “Khóc Dương Khuê” có đến 38 câu kia; chứ không phải chỉ có 2 câu đó mà thôi. Hoặc giả 2 câu của Thi Sĩ Huyền Không, tức cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác, mà ai là người Phật Tử Việt Nam đều biết ngâm nga cả:

“Mái chùa che chở hồn Dân Tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

Nhưng chẳng ai ngờ là bài thơ nầy có tựa đề là “Nhớ Chùa” cả bài dài đến 32 câu, mà đa phần chỉ nhớ có 2 câu quan trọng nầy mà thôi. Bài thơ nầy đã được Hòa Thượng Thích Mãn Giác làm năm 1949; nghĩa là cùng tuổi với tôi, mà sau nầy có duyên tôi đã học thuộc và mỗi khi bị hay được đề nghị ngâm thơ thì tôi chọn bài nầy. Sau đó có Phật TửNguyễn Văn Sỹ vốn là Phật Tử của chùa Khánh Anh chạy lên hỏi tôi là: Thầy có bao giờ đo chỉ số IQ chưa? Tôi hỏi để làm gì? Thì Sỹ bảo: Chắc chỉ số của Thầy phải trên 100. Đây là chỉ số thông minh mà ngày nay khi muốn chứng minhlà đứa trẻ hay người lớn nào có trí óc đặc biệt, họ đem ra đo thử, thì đều như vậy cả. Tôi bảo Sỹ rằng: Chưa bao giờđo, mà đo để làm gì? Sỹ chỉ cười và cúi đầu chào tạm biệt.

Cái học và cái tu của tôi nó tự nhiên giống như uống nước, ăn cơm vậy thôi! Không cầu kỳ, không ép uổng và cũng không bắt buộc trí óc phải nhớ lại. Đó chỉ là điều tự nhiên, chứ không có gì lạ hết. Thế mà đã có nhiều người quên và tôi khi giảng hay pha trò rằng: “Đó là nhờ tôi nhớ những gì đáng nhớ và hay quên những gì đáng quên. Còn quý vị thì ngược lại. Đó là hay quên những gì đáng nhớ và hay nhớ những gì đáng quên”. Mọi người thấy có lý và vỗ tay; nhưng với tôi thì thực ra chẳng có gì đặc biệt ngoài việc dùng chay tịnh và nhất là sống điều độ, giờ nào việc ấy; không xử dụng thái quá về thời gian cho mọi việc, mà tất cả đều chừng mực là đủ để được sống trên trung bình của cuộc sống rồi.

Nếu ai đó có hỏi tôi rằng: Thầy bắt đầu đi giảng từ lúc nào? Câu trả lời chắc cũng không chính xác mấy. Bởi vì không có cái bắt đầu thì làm sao mà trả lời là lúc nào được. Có thể là từ khi thuyết trình trong lớp ở Trung Học những quyển tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn như: Hồn Bướm Mơ Tiên, Anh Phải Sống, Loan, Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió, Tiêu Sơn Tráng Sĩ v.v… nhờ vậy mà từ Trung Học tôi đã biết đứng nói chuyện trước nhiều người và khi học Đại Học ở Nhật Bản tôi đã giảng tiếng Anh cho các học sinh Trung Học đệ nhị cấp tại trường Teikyo ở Hachioji bằng ngôn ngữ Nhật Bản như là tiếng mẹ đẻ của mình. Để từ đó rong chơi trong muôn vạn dặm của chữ nghĩa. Từ dịch bài thử,trở thành dịch thiệt. Rồi viết văn; chỉ không biết làm thơ mà thôi, mặc dầu tôi thuộc rất nhiều thơ của nhiều tác giả. Thơ Đời cũng như thơ Đạo. Do vậy mà có nhiều người cho tôi là nhà văn, vì cũng đã có mấy tập tiểu thuyết và có tiểu thuyết đã được Soạn giả Dương Kinh Thành ở Việt Nam chuyển thể cải lương thành tuồng “Liên Hoa Hòa Thượng”; nhưng tôi thì cứ luôn bảo rằng: Tôi nghĩ sao viết vậy; biết đâu nói vậy; không là một văn sĩ mà chỉ là một Tăng Sĩ bình thường biết chuyên chở những điều mình muốn nói, đã nghe và đã đọc cố gắng viết lên thành lời; nhằm chuyên chở cho Đời cho Đạo được lợi lạc mà thôi. Đơn thuần chỉ là vậy và tất cả những tác phẩm của tôi đều không giữ bản quyền. Nếu ai đó thấy có sự lợi lạc cho mọi người thì cứ xử dụng đến, không có gì trở ngại cả.

Mỗi lần đến Hoa Kỳ tôi đều có giảng pháp hay ít nhất là có quy y Tam Bảo cho một số quý Phật Tử tại gia ở rải rác nhiều nơi tại Hoa Kỳ, sau nầy Bồ Tát Giới tại gia thì đông hơn và hầu như địa phương nào cũng có. Ban đầu thì đi một mình, sau đó là 2 hay 3 Thầy đi cùng. Tôi nhớ có lần đã có Thầy Seelawansa người Tích Lan, làm Giáo sư phân khoaTôn Giáo học tại Đại Học Wien, Áo Quốc, đã cùng với Thầy Hạnh Giới và Hạnh Hảo sang giảng tại chùa Đức Viên ở San Jose bằng tiếng Việt và tiếng Anh cũng như tiếng Đức và hai Thầy Hạnh Giới, Hạnh Hảo đã dịch ra Việt ngữ chođồng hương người Việt nghe. Mỗi lần đi như vậy thường kéo dài 1 đến 2 tháng và vì đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ; nên sau nầy chúng tôi kết hợp thêm quý Thầy bên Úc như: Thượng Tọa Thích Nguyên TạngĐại Đức Thích Phổ Huân cùng với quý Thầy tại Âu Châu cũng như quý Thầy, Cô tại Mỹ Châu; nên tạm gọi là: Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu, Mỹ, Úc. Nghe rất là lạ tai đối với một số quý Thầy ở Hoa Kỳ; nhưng đó là sự thật. Khi Phái Đoàn đi qua, nhiều Phật Tửmong rằng sẽ trở lại; nhưng một số các chùa và quý Thầy dường như không quan tâm mấy và cũng ít hài lòng khi cácPhật Tử địa phương mượn chùa của quý Thầy, quý Cô để Phái Đoàn của chúng tôi đến giảng; do vậy mà sau nầy để tránh những sự phiền hà ấy; các Phật Tử tại các địa phương đã thuê chỗ bên ngoài công cộng hay giảng tại các Đạo Tràng mà các Phật Tử đã tự động lập nên để không làm phiền đến quý Thầy, quý Cô. Tuy nhiên có một số chùa cũng rất hoan nghinh Phái Đoàn của chúng tôi đến giảng nhiều lần trong năm nữa; nhưng làm sao có thể thực hiện được điều đó, khi tổ chức cho 10 vị giảng sư đi, đến, ăn, ở cùng một lúc ở một nơi và từ đó tỏa đi nhiều nơi khác nữa đểđáp ứng nhu cầu của Phật Tử tại các địa phương tại Hoa Kỳ. Do những tiếng vào lời ra nầy mà đã đến tai Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi đang là Phương Trượng chùa Pháp Bảo tại Úc nên đã khuyên rằng:

Mình đâu có thiếu thốn gì mà phải đi như vậy, khiến quý Thầy, Cô không vui.

Khi nghe như vậy tôi trả lời rằng: Đâu phải mình thiếu tiền bạc mà phải cần đi để có thêm nhiều tiền, mà ở đây ngược lại người Phật Tử tại Hoa Kỳ ham tu và đi hoằng pháp chỉ là nhu cầu của Phật Tử, chứ đâu phải do mình. Tuy nghĩ và nói vậy; nhưng để vui lòng Thầy và quý Thầy, Cô tại địa phương tại Hoa Kỳ, tôi và đoàn đã nghỉ trong vài năm và thay vào đó Phái Đoàn sang Âu Châu để hoằng pháp. Ở đây cũng không khác gì tại Hoa Kỳ mấy; nên tôi hay có kết luậnrằng:

“Người nói thì chẳng làm được gì cả và người làm thường thì ít nói. Nó cũng giống như người hay cúng dường thì ít có lời ra tiếng vào; trong khi đó những người chưa bao giờ cúng chùa, mà đã bàn tán nhiều chuyện huyên thiên”.

Bây giờ chúng ta phải học lời Phật dạy như trong kinh Nikaya định nghĩa về Như Lai như sau:

“Như Lai nói những gì mà Như Lai đã làm và Như Lai đã làm những gì mà Như Lai đã nói”.

Thật là tuyệt vời, còn chúng sanh như chúng ta trong thời kỳ mạt pháp nầy nó chẳng phải đơn giản chút nào cả. Thôi thì hãy chấp nhận tất cả như vậy để mọi việc được bình yên trôi qua một cách nhanh chóng là được rồi.

Vào tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 vừa qua Phái Đoàn của chúng tôi gồm 11 Thầy Cô như sau:

- Đến từ Âu Châu có 4 vị. Đó là tôi (Thích Như Điển), Thầy Hạnh Bảo, Thầy Pháp Trú và Thầy Viên Giác.

- Ở Hoa Kỳ có 6 vị. Đó là: Thượng Tọa Hạnh Đức, Thượng Tọa Thông Triết, Đại Đức Thiện ĐạoĐại Đức Thánh Trí,Đại Đức Hạnh Tuệ và Ni Sư Minh Huệ.

- Từ Việt Nam có Ni Sư Thích Nữ Tịnh Vân.

Trong Phái Đoàn chúng tôi mỗi vị giảng một đề tài chuyên môn khác nhau về cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền, về Thiền, Tịnh, Mật đều có thể cưu mang được cả. Những địa phương mà Phái Đoàn đã đi gồm Nam California để từ đó đi Las Vegas và những vùng phụ cận của Santa Ana. Sau đó đi San Jose và từ San Jose đi giảng tại Fremont cũng như Sacramento. Tiếp theo là Houston. Từ Houston đi Austin và những vùng phụ cận. Tiếp đến đi Oklahoma rồi Philadelphia. Từ Philadelphia đi đến Washington D.C cũng như giảng các vùng phụ cận. Tiếp đến đi Atlanta và Jacksonville. Từ Jacksonville đi Orlando hay Gainsville. Điểm cuối cùng là Mineapolis. Nếu không có sức khỏe thì sẽ không thể chịu đựng được trong 8 tuần lễ liên tục như vậy được. Điều quan trọng là Phái Đoàn chúng tôi không đặt ra giá cả của những thời giảng pháp. Chỗ nào có khả năng bao nhiêu thì cúng bấy nhiêu, không ấn định bất cứ một cái gì cả; ngoại trừ việc mong cho mọi người hiểu và hành trì được Pháp của Phật là đủ. Ăn uống khiêm nhường hay cao sang, không là vấn đề chính; ở đâu cũng được, miễn là có chỗ nghỉ lưng qua đêm là được rồi. Do vậy mà Phái Đoàncủa chúng tôi vẫn được Phật Tử yêu cầu đến Hoa Kỳ thêm nhiều lần nữa là vậy; chứ thật ra trong thâm tâmchúng tôimuốn ngơi nghỉ từ lâu rồi; nhất là phần tôi ở tuổi gần 70 các bệnh duyên đã bắt đầu xuất hiện và báo hiệu cho tôi biết rằng những chuyến đăng trình dài ngày như vậy phải cần suy nghĩ lại. Mới đây, sau khi chuẩn bị rời Hoa Kỳ, Phái Đoàn định năm 2017 sẽ viếng thăm hành hương và giảng pháp tại các nước Á Châu như: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Đại Hàn và Nhật Bản từ giữa tháng 3 cho đến cuối tháng 4. Thế nhưng Phật Tử tại Hoa Kỳ cũng đề nghị là Phái Đoàn nên đến năm 2017 một lần  nữa; nhưng chúng tôi đã hẹn với họ là năm 2018 sẽ đến Hoa Kỳ và năm 2019 Phái ĐoànHoằng Pháp Âu Mỹ sẽ dừng chân tại Âu Châu, vì năm đó tôi đã tròn 70 tuổi và sẽ tổ chức những sự kiện lớn tại đây, nếu tôi còn sống trên thế gian nầy.

Đến Âu Châu cũng như Mỹ Châu như vậy và rồi đây năm 2017 Phái Đoàn sẽ sang Á Châu có lẽ cũng thế thôi. Vì ở đâu cũng là những con người bình thường trong cõi dục giới nầy. Họ có đầy đủ những đức tính của một con ngườibình thường, vốn dĩ là chuyện đương nhiên rồi. Tôi không vui khi được khen nhiều, mà cũng chẳng buồn khi bị chê, vì tôi quan niệm rằng: Nếu mình xấu mà họ có đánh bóng mình để thành tốt, thì mình cũng không thể tốt hơn được. Ngược lại nếu mình thật sự tốt, chẳng có tì vết gì; nhưng họ có nói xấu, nói đâm thọc hay bôi bẩn mình, thì mình cũng không thể xấu hơn được. Điều nầy nó cũng giống  như vàng thật, nếu bị chôn chặt dưới bùn sâu cả hằng trăm thước, sau 10 hay 100 năm vớt lên, thì vàng ấy vẫn là vàng. Tại sao phải sợ? Ở đây việc Hoằng Pháp lại làm lợi lạc cho người khác, mà cũng lại có kẻ thích người không; nên tôi phải chấp nhận thôi. Bây giờ quan niệm sống của tôi là: Không giận, không hờn, không thương riêng ai, không ghét riêng ai và sống tự tại với chính  mình, để những ngày còn lại với đời sẽ có nhiều ý nghĩa hơn và mình nên nhìn cuộc đời nầy với những điều tốt đẹp, không nên chỉ nhìn đến cái dở xấu của nó. Có như vậy thì tâm ta sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Nếu mình làm được một việc mà không mong cầu gì hết; những việc gì đến, nó sẽ đến tự nhiên và ta sẵn sàng chấp nhận, thì không có gì để phải khổ tâm cả. Ngay cả bệnh tật cũng thế thôi! Nếu mình chấp nhận nó thì cảm giác của mình sẽ an ổn hơn, còn nếu ta tìm cách chạy trốnnó thì nó sẽ đến cận kề hơn.

Với tôi trong hiện tại là như vậy. Mọi việc còn mất, hơn thua đã qua rồi một thời của tuổi trẻ như thế. Bây giờ ở tuổi gần 70 rồi, còn gì phải luyến tiếc nữa đâu. Cho nên năm 2019 sẽ là năm tôi kỷ niệm 70 tuổi Tây (71 tuổi ta), tôi sẽ cố gắng làm cho xong một số việc như lạy Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2 phải cho xong, để hoàn thành tâm nguyện của mình trong 35 năm (1984-2019) vào mỗi mùa An Cư Kiết Hạ trong 3 tháng ấy, cứ mỗi tối đều cố gắng lạy từ 300 đến 350 lạy và trong năm 2016 nầy vì bệnh duyên nên mỗi tối tôi và Đại Chúng chỉ còn lạy có 250 lạy cho đến 270 lạy. Hy vọng sang năm 2017 An Cư Kiết Hạ đến 4 tháng (vì là năm nhuần) khi sức khỏe cho phép, tôi sẽ cố gắng lạy nhiều hơn, để cho Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ năm 2019 khi qua đây tham dự những khóa thuyết giảng tại Âu Châu cũng  như ngày sinh nhật của tôi, mọi việc sẽ đâu vào đó rồi. Hy vọng là như vậy; còn được hay không lại là chuyện khác nữa.

Khi tôi đến một địa phương nào tại Hoa Kỳ hay Âu Châu, chúng tôi phải liên lạc trước cả năm và chọn thời điểm thích hợp để ghi vào lịch sinh hoạt của mình. Nếu chỗ nào không thích hợp thì tìm chỗ khác để thay thế vào. Vì lẽ Đoàn đi cũng đông người, vé máy bay phải đặt trước mới rẻ được. Cho nên chuyện lên kế hoạch từ lâu là lý do cần thiết vậy. Trong Phái Đoàn đi Hoằng Pháp của chúng tôi đa phần là chưa Trụ Trì chùa nào nhất địnhhoặc giả nếu đã Trụ Trì rồi thì cũng đã có người tạm thế làm lễ hay giảng pháp vào những cuối tuần mà vị ấy vắng mặt ở chùa mình. Do vậy thời gian bỏ chùa đi 2 tháng là thời gian thử thách cho một vị Trụ Trì có trách nhiệm với chùa mình. Ở Mỹ thỉnh thoảng mới thấy có một vài Phái Đoàn Hoằng Pháp đi chừng 4 tuần lễ là nhiều và ít người hơn chúng tôi. Trong quá khứ ĐoànHoằng Pháp đông nhất là của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, mỗi lần Ngài đi có cả 50 hay 70 vị đi theo; nhưng điều khác với Đoàn của chúng tôi là chỉ có một mình Ngài giảng là chính. Do đó rất mệt; còn Đoàn của chúng tôi, hầu như ai cũng giảng được cả. Cả Tăng lẫn Ni và không  những chỉ biết giảng pháp mà còn bạt độ chư hương linh, cúng vong, đám tang v.v… tất cả mọi người trong Phái Đoàn của chúng tôi đều cũng có thể chủ lễ được. Đây là cái lợi thế của người Trưởng Đoàn. Tôi chỉ cần sắp xếp thời gian cho hợp lý theo thời khóa biểu của chùa đó trong một cái cuối tuần hay trong tuần và phần tôi cũng chỉ giảng một đến hai thời trong suốt cả tuần đó mà thôi. Thời gian còn lại tôi lo tham cứu bài vở, đọc kinh, sách; hoặc giả đi thăm viếng những vùng lân cận khi cần thăm.

Ngày trước chúng tôi hay mua vé máy bay chung cho cả Đoàn; nên giá thành rất rẻ. Lý do là mua trước cả 6 tháng. Nhiều khi đi máy bay cả 9 hay 10 Tiểu Bang tại Hoa Kỳ mà vé vẫn rẻ hơn nhiều chuyến đi xa. Đó là biết cách tính trước; nếu khôngchúng ta chỉ làm lợi cho hãng máy bay mà thôi. Sau nầy thì một số quý Thầy, Cô trong nội địa HoaKỳ có những việc đột xuất như đám tang của Đệ Tử xảy ra trong khoảng thời gian đi hoằng pháp ấy thì bắt buộc vị ấy phải trở về lại trụ xứ của mình để lo tang lễ cho Đệ Tử xong, sau đó mới tiếp tục đi cùng Phái Đoàn; nên vé máy bay phải mua đi riêng từng chặng. Thật là đắt đỏ vô cùng; nhưng chẳng biết làm sao hơn, khi mà những sự bất thường hay xảy ra như vậy. Kinh nghiệm cho thấy nếu một chuyến đi từ San Jose mà đi thẳng Houston thì giá thành rất đắt; nếu đổi máy bay ở Phoenix hay Salt Lake (tùy theo hãng hàng không) thì giá rẻ gần gấp đôi. Đó  là tính theo vấn đềkinh tế thị trường. Nếu không có thời gian thì đành phải bay thẳng và chịu trả tiền vé đắt hơn; nhưng chúng tôi không chọn giải pháp nầy. Vì lẽ chúng tôi chọn thời gian của mỗi cuối tuần là lúc giảng pháp bận rộn hơn những ngày trong tuần. Ngày thứ hai để cho Đoàn thư giãn, ai muốn đi thăm viếng nơi đâu hay mua sắm cái gì thì ngày ấy là ngày tự dođể thực hiện những việc nầy. Chúng tôi chọn ngày thứ ba vào buổi chiều cho những chuyến đi và đến  như vậy; nên có cả một ngày để chọn lựa những chuyến bay đi hai đoạn đường cho rẻ và làm sao đến vào chiều tối, để quý Phật Tử tại các địa phương đi đón dễ dàng hơn; nhất là lúc tan sở ra về, tiện thể ghé đón quý Thầy, Cô về chùa sắp giảng tại đó, là giải pháp hay nhất. Quý Đạo Hữu và quý Phật Tử rất vui để đón Phái Đoàn và lo cho tất cả mọi việc của “tứ sự cúng dường”. Đó là các bữa ăn sáng, trưa và tối cũng như ốm đau thì có thuốc men, chỗ ngủ và y, áo v.v… Sau những buổi thuyết pháp như thế vào cuối khóa thường có phần giải đáp những thắc mắc cho quý Phật Tử và xen vàođó là những bài ca tự phát hay ngâm thơ, vọng cổ để cổ võ cho không khí bế mạc của một khóa tu sống động hơn.

Có nơi tổ chức những Đàn Bồ Tát Giới tại gia như ở Đạo Tràng Phổ Hiền tại San Jose (nhiều lần) hay Thiền ViệnChánh Pháp ở Oklahoma của Thượng Tọa Thích Thông Triết và nhiều nhất có lẽ là chùa Hải Đức tại Jacksonville thuộc miền Bắc của Tiểu Bang Florida. Mỗi nơi đều có cho các giới tử đắp y màu nâu và có cả Bồ Tát giới danh nữa. Ví dụ như chùa đó tên là chùa Quang Minh thì tôi hay lấy chữ Quang hay chữ Minh đứng đầu cho giới danh của vị xin thọ Bồ Tát tại gia ấy và tên phía sau sẽ thuận hợp với Pháp Danh ngũ giới của người đã xin thọ giới. Theo Đạo HữuChâu Ngọchiền thê của cố Đạo Hữu Bác sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức chùa Hải Đức tại Jacksonville cho biết rằng: Chính nhờ những vị thọ Bồ Tát giới tại gia nầy biết hành trì tụng giới mỗi tháng 2 lần; nên việc hộ trì ngôi chùa Hải Đức, vốn chưa có Thầy trụ trì, vẫn đứng vững trong nhiều năm tháng. Năm 2016 vừa qua Phái Đoàn Hoằng Pháp đãchính thức công cử Thầy Thích Thánh Trí về vùng nầy chăm lo Phật sự theo sự yêu cầu của Đạo Hữu Châu Ngọc(bây giờ là Hội Trưởng) cũng như đồng bào Phật Tử nơi đây; nên hy vọng rằng khi chùa Hải Đức có vị Sư trụ trì chính thức, thì chùa sẽ khởi sắc hơn.

Mặt trời bao giờ cũng mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây, dầu cho chúng ta có ở xa cách mấy múi giờ trong 24 tiếng đồng hồ ấy đi nữa. Thật sự ra quả đất tròn, xoay chung quanh mặt trời; nên ta thấy mặt trời có lặn và có mọc; nhưng trên thực tế thì chính ta bị động nên mới thấy vậy, còn bản tính của mặt trời thì vẫn khứ lai tự tại; không vì cái nầy có mà bỏ cái kia. Nó chỉ là hình tướng của trong cái kia, vì nó tồn tại trong cái nầy và do sự đối đãi phân biệt; nênchúng ta mới cảm nhận như vậy. Riêng tôi phải nói là quá phước báu vì đã bao lần đi và bao lần đến xứ Hoa Kỳ; nơi nào cũng được mọi người hoan nghinh tiếp đón niềm nở. Chỉ một lần duy nhất tại Sana Ana và Fremont tôi là người trong Phái Đoàn Hoằng Pháp bị biểu tìnhLý do là sau Giáo Chỉ số 9 (2005) mọi người lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại bị chụp mũ là Cộng Sản theo chiêu bài của những người ném đá giấu tay và bây giờ sau 8 năm họ đã lộ nguyên hình. Bây giờ ở năm thứ 10 (2016) thì họ không còn gì để nói nữa cả. Do vậy tôithường hay nói rằng: “Một Tăng sĩ chân chính không bao giờ là Cộng Sản được, vì họ đã tôn thờ Tam Bảo làm Thầy rồi. Chỉ có những người Cộng Sản đội lốt Tôn Giáo để phá hoại Tôn Giáo thì có; chứ người Tăng sĩ chân chính không bao giờ đi ném đá giấu tay cả. Đây cũng là một trong những lý do tôi không tin người Cộng Sản là vậy. Còn những kẻ cơ hội, thừa gió bẻ măng thì thế gian nầy bao giờ mà không có những hạng người như vậy. Nếu lấy thúng mà úp voi và dầu cho có “cả vú lấp miệng em” đi chăng nữa thì cũng không thể nào làm được. Vì sự thật vẫn là sự thật. Tiếng Pháp cũng có câu tục ngữ là: Cái gì của César thì nên trả về lại cho César” là vậy. Mình không thể nhân danh người có quyền lực để đi hại người khác được, mà điều giả danh thì bao giờ cũng dễ bị phơi bày; cho nên trong Kinh Pháp Cú có nói rằng: “Kẻ ác hại người hiền như tung bụi ngược gió; bụi không bay đến được người hiền, mà ngược lại sẽ bay trở lại người đã tung bụi kia”; hoặc giả có câu khác cũng đã minh thị cho điều nầy là: “Kẻ ác hại người hiền như ngửa mặt phun nước miếng lên trời. Nước miếng không bay đến được người hiền muốn hại, mà rơi ngược trở lại trên chính mặt của mình vậy.

Ai rồi cũng có một ngày phải ra đi, không ai sống vĩnh viễn được hằng trăm năm nơi cõi đời nầy. Những thị phi tốt xấu,thành công, thất bại v.v… rồi nó cũng sẽ quên lãng theo thời gian; nhưng những gì người đời muốn nhắc lại ở những chuyến đăng trình ấy không phải là những việc gì to lớn lắm, mà là những bài pháp họ nghe được đâu đó để ứng dụng vào cho cuộc đời của họ, hay những đoản văn thật ngắn nằm rải rác trong những sách mà tôi đã viết, họ trích rahọc thuộc lòng, rồi những đoạn văn  hay họ đọc đi đọc lại nhiều lần trước mặt tôi, như để minh chứng rằng: Đó là lời của Thầy dạy, của Phái Đoàn Hoằng Pháp đã đi qua nơi địa phương của chúng con giảng dạy, mà chúng con đã học hỏi được. Đó là những thời kinh khuya tụng Lăng Nghiêm cùng chư Tôn Đức, chúng con không thể nào quên. Đó là những món chay tịnh thanh khiết, đượm đầy tình nghĩa quê hương ở nơi xứ lạ quê người. Rồi những cái nhoẻn miệng cười hay cười thật lớn khi nghe pháp, vì đã vỡ oà được những điều chưa hiểu lâu nay, mà nay đã lãnh hội được.

Ân nghĩa thật là nghìn trùng, do vậy dầu cho có còn ở tại cõi nầy trong bao nhiêu lâu nữa, hay một mai nầy thân thểnầy của tôi, của quý vị sẽ trả lại cho cát bụi, thì những nghĩa cử cao đẹp của quý Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, củachư Tôn Đức Tăng Ni cũng như của những người Hoa, người Nhật, người Mỹ v.v… đã làm cho tôi thật an lòng khi thấy những người con Phật lúc nào cũng luôn hướng về nội tâm và muốn làm cho tâm mình luôn thăng hoa trong cuộc sống đầy cám dỗ vật chất như xứ Hoa Kỳ nầy. Cũng chính điều đó là một yếu tố nối kết lại chúng ta với nhau, vìPhái Đoàn không cầu lợi dưỡng gì cho riêng mình, mà cho tất cả, cho tha nhân và cho những ai quan tâm với nhautrong cuộc sống tâm linh tại xứ người nầy.

 

 

 

 

11
Lời cuối sách

 

Quyển sách nầy là quyển thứ 66 của tôi đã viết trong thời gian từ ngày 9 tháng 6 năm 2016 và hôm nay ngày 22 tháng 8 năm 2016 tôi đã chấm hết với 192 trang viết tay của mình cho những khổ giấy A4. Như vậy nghĩa là hơn 2 tháng mới viết xong. Tuy nhiên ở khoảng giữa của thời gian nầy tôi vẫn làm việc với Thầy Hạnh Giới, cũng tại Vô Học Cốc nầy mỗi ngày 2 hay 3 tiếng đồng hồ để sửa chữa lại văn dịch của tôi từ bảng tiếng Anh dịch sang tiếng Việt, nhan đề là: The Zen of Living and Dying của Ngài Philip Kapleau người Hoa Kỳ. Tiếng Việt nghĩa là Thiền Sống và Chết hay Thiền Sanh Thiền Tử - Cẩm nang hướng dẫn thực hành. Đây là tác phẩm thứ 67 của tôi và sẽ được xuất bản vàocuối năm 2017. Sách nầy tôi dịch nửa phần sau của quyển sách và Thượng Tọa Thích Nguyên TạngTrụ trì Tu ViệnQuảng Đức ở Melbourne, Úc Châu dịch phần đầu sang tiếng Việt. Quý Thầy đệ tử của tôi như Thầy Hạnh Tấn, Thầy Hạnh Giới, Hạnh Giả đã tốt nghiệp Cao Học hoặc Tiến Sĩ Tôn Giáo học và Ngôn Ngữ học tại Đại Học Hannover, Đức Quốc nên cũng đã giúp tôi san định lại cho đúng những từ  ngữ cũng như những câu văn để người Việt mình dễ hiểuvà khi đọc xong, dễ nắm bắt vấn đề mà tác giả muốn truyền trao cùng với những sự kiện liên hệ; nên mùa hè năm nay, trong mùa An Cư Kiết Hạ, tôi vẫn miệt mài với hai tác phẩm cùng một lúc như vậy. Niềm vui của tôi là đọc sách cũng như viết lách, ghi chép lại những gì đã xảy ra một thời như thế để ngày sau nếu có ai đó muốn tìm hiểu tất cả những ngọn ngành của một sự việc, thì chỉ cần giở sách ra là đã có rồi, đỡ tốn công phải tra cứu nhiều nơi. Có những việc mới xảy ra ngày hôm qua như mình đã ăn những món gì, hôm nay nhắc lại còn không nhớ rõ, huống gì một sự kiện, dầu việc ấy nhỏ hay lớn mà ta không quan tâmhoặc giả không sao chép lại, chờ cho đến một ngày nào đó đầy đủ cơ hội mới thực hiện, thì chúng ta đã quên hết phân nửa rồi.

Vô Học Cốc là cái tên tôi đặt cho cái vườn nho nhỏ gần chùa Viên Giác nầy. Hồi đó, nếu tôi không lầm là năm 2002 tôi đã mua cho Thầy Hạnh Giới cái nhà có sẵn trong vườn độ 4.000 Euro và tiền thuê đất của chính phủ cho 600 m2, mỗi năm chỉ trả có 200 Euro; cộng thêm tiền điện, nước chừng 100 Euro nữa, cũng không phải là số tiền quá tốn kém cho một Hoppy Garden như vậy để mùa hè chúng tôi có được rau xanh, cải ngọt, bí, bầu, khổ qua để dùng. Ngoài ra còn có mận, lê Nhật Bản (Nashi), lê của Đức, cherry v.v… nhìn chung quanh thất toàn là một màu xanh mát dịu; nên tư tưởng cứ dạt dào để tải qua ngòi bút, rồi cứ thế hết dòng này đến dòng khác, hết trang nầy đến trang khác, tôi vẫn mãi viết với một khung trời trong sáng và một hoàn cảnh xung quanh nên thơ như vậy. Khi nào không muốn xử dụng nữa thì chỉ bán lại cái nhà và vườn cây cho chủ mới, còn đất đai của chính phủ, mình trả lại cho chủ vườn là xong. Tôi vẫn chưa muốn trả lại nơi đây vì hơn 10 năm qua đã có không biết bao nhiêu là kỷ niệm cho những buổi nói chuyệntrao đổi; những lúc thiền trà và nhất là nơi thật yên tĩnh để Thầy Hạnh Giới ra đây viết luận án Tiến Sĩ từ năm 2002 đến 2003 trong điều kiện tốt nhất và rồi những tháng ngày Hạnh Giả làm luận án Tiến Sĩ vào năm  2011-2012, tôi cũng đã cho Hạnh Giả ra đây để viết luận án; trong khi ở chùa thì quá bề bộn công việc, không thể nào không để mắt vào. Đây cũng là những lý do chính đáng mà tôi muốn giữ lại cái Cốc Vô Học của những người có học như vậy. Ngoài rakhi Thu sang hay Đông về, tôi một mình ra đây để ngồi đọc sách và đốt lò lên để đỡ lạnh. Nhìn những hạt bụi lửa bắn tứ tung qua những cành gỗ khô được đốt trong lò, tôi liên tưởng đến những sự vô thường của nhân thế và sự tạm bợ của cuộc đời. Thật ra chẳng có gì là chắc thật hết, kể cả thân thể nầy, thì đòi hỏi làm gì những lời hứa hẹn hay những câu nói một thời, dầu có ý nghĩa đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là những giả danh mà thôi.

Ngày 22 tháng 2 năm 2016 vừa qua là ngày đánh dấu tôi đã rời quê mẹ 44 năm không dư không thiếu một ngày. Ngày ấy tôi chọn làm ngày xuất gia cho chú Đồng Tín (bây giờ là Thông Giáo) là Đệ Tử đầu tiên của Thầy Hạnh Giới. Chú nầy xuất thân từ Đan Mạch, sau khi học xong Cao Học, quyết tâm đi xuất gia và cầu Thầy ấy làm Thầy và chính ngày nầy sau khi làm lễ xuất gia cho Chú xong, tôi một thân một mình xách valise ra nhà gare xe lửa Hannover nhắm hướng Ravensburg để đi nhập viện tại Bệnh viện St. Elizabeth. Đây là một bệnh viện mới, mới xây độ 4 hay 5 năm nay; nên phòng ốc còn rất tươm tất. Mỗi phòng có 2 người và đầy đủ tiện nghi; nên khi ra về (26.2.2016) họ bảo tôi điền vào tờ Frage Bogen về những câu cần trả lời, tôi đều cho “rất tốt” cho mọi khoản bằng nhiều thứ tiếng như: Việt, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hoa và Nga ngữ. Tôi viết rằng: Ở đây chẳng khác nào khách sạn 5 sao. Tôi nằm ở tòa nhà dành cho những người bị liên quan đến Urologie (tiết niệu học). Tôi đã bị bịnh nơi tiền liệt tuyến hay nói theo xưa là bàng quang. Những người xuất gia cả Phật Giáo và nhiều Tôn Giác khác, hay nói chung nhiều người đàn ông hay bị chứng bịnh nầy, ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Ngài cũng phải đến Hoa Kỳ để chữa bịnh nầy.

Chiều 22 tháng 2 năm 2016 tôi đã có mặt tại Bệnh viện để nghe Bác sĩ giải thích về cách gây mê (Naköse) như thế nào và sáng ngày 23 tháng 2 năm 2016 thì lên bàn mổ. Sau 2 tiếng đồng hồ Bác sĩ Nebel báo tin là: “Sie haben einen guten Karma” (Thầy có một cái nghiệp lành). Tôi hỏi tại sao thì ông ta bảo rằng: Tôi đã lấy ra 2 cục bướu, cái đầu 4 cm và cái thứ hai 2 cm. Sau đó họ chở tôi về phòng để điều trị. Mỗi ngày Bác sĩ, Y tá, người giúp việc để đo Tension, thử máu, mang thức ăn v.v… chắc cũng không dưới 20 người như vậy. Thật là tuyệt diệu. Thật là nhân bản và thật là con người!

Đến ngày 26 tháng 2 năm 2016, Bác sĩ thấy nơi mổ của tôi đã tạm lành nên đã cho Y tá cắt băng, lấy dây nhợ ra khỏi những nơi đã gắn vào và sáng đó tôi xuất viện, không phải đóng một viện phí nào cả, chỉ nộp 50 Euro cho năm ngày nằm viện; nhưng trước khi về, Bác sĩ bảo rằng: Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều Tumor (cục bướu nhỏ), xin hãy gặpBác sĩ chuyên khoa để hẹn ngày vào đây mổ lại một lần nữa. Tôi nghe vậy không vui mà cũng chẳng buồn. Mấy ai đã ra khỏi chỗ khổ rồi, còn muốn trở lại đó một lần nữa để làm gì; nhưng điều ấy đã đến với tôi. Tôi nhờ văn phòng kêu cho một chiếc Taxi chở thẳng đến văn phòng Bác sĩ chuyên khoa và đưa kết quả cho ông ta xem; sau đó tôi chọn thời điểm ngày 13 tháng 6 năm 2016 sẽ vào Bệnh viện lần thứ 2 để mổ những gì còn lại. Vì lẽ từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 16 tháng 5 năm 2016 tôi phải đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ. Khi đến Mỹ lần này ít Thầy nào biết tôi đang bị bịnh và đã mổ lần thứ nhất. Tôi vẫn cố gắng làm xong bổn phận chuyến đi của mình. Vì lẽ chưa biết tốt, xấu, lành, dữ ra sao qua lần mổ thứ hai; nên tôi không cho ai biết cả, ngay như những người Đệ Tử gần gũi nhất của mình.

Từ 13 đến 16 tháng 6 năm 2016 tôi đã phải phẫu thuật như lần đầu và lần nầy chỉ nằm tại Bệnh viện St. Elizabeth 4 ngày, rồi xuất viện. Lần nầy thì có Thầy Hạnh Tuệ, Thầy Hạnh Bổn và Thầy Hạnh Tâm cùng đến và cùng chăm sóc cho tôi. Tôi không cho báo tin cho bất cứ ai biết, cũng như không xử dụng điện thoại và E-Mail trong thời gian nầy; nên nhiều người cũng nghi là tôi đang bị gì đó. Có người biết tôi bịnh (Hạnh Nhơn) gọi vào bệnh viện và tìm cáchthăm tôi, tôi lại càng phiền hơn nữa, vì tôi muốn có những ngày ngơi nghỉ, không muốn làm phiền đến ai và cũng không muốn ai thăm mình; ngoại trừ quý Thầy bên trên cũng như Phật Tử Thiện Kính tại Ravensburg. Kết quả là bệnh tiền liệt tuyến nầy thuộc loại trung tính đang hoạt động mạnh. Vì vậy sau khi lấy hết những cục bướu lần thứ hai ra rồi, mỗi tháng một lần trong 3 tháng liên tiếp như vậy tôi phải đến ông Bác sĩ Nebel để làm Mito (tiêm thuốc diệt trùng vào bàng quang) và sau lần thứ 3 của tháng 9 năm 2016 thì súc bàng quang (Blaser spielgelung) và cứ mỗi năm đi đếnBác sĩ chuyên khoa khám lại một lần liên tục trong vòng 5 năm như vậy. Đây là kết quả căn bệnh của tôi, vì có nhiều người muốn hỏi và muốn biết Thầy bị bệnh gì. Tôi cũng xin cảm ơn quý vị đã quan tâm với căn bịnh không chờ đợi của tôi trong thời gian qua.

Cũng vì bịnh như vậy; nên năm nay mỗi tối trong mùa An Cư Kiết Hạ tôi chỉ lạy chừng 250 lạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn với mỗi chữ mỗi lạy như những năm trước; chứ không dám lạy 350 lạy như xưa nữa. Xuất viện ngày 16 tháng 6 năm 2016, đến ngày 23 tháng 6 năm 2016 Thượng Tọa Nguyên Tạng từ Úc gọi qua cho hay Hòa Thượng Thích Như Huệ đã viên tịch tại Adelaide, Úc Châu ở tuổi 83. Thầy là vị Thầy dạy học cũ cho tôi ở Hội An từ những năm 1964 đến năm 1968; nên bắt buộc tôi phải có mặt và đã nhờ Đồng Pháp lo vé máy bay sang Adelaide ngày 26 tháng 6 để tối ngày 28 tháng 6 năm 2016 mới đến nơi. Năm nay tôi đã không dự được sinh nhật của mình do chùa Linh Thứu ở Berlin tổ chức, mà đến đây để cùng với quý Thầy Cô trong Giáo Hội Úc Châu lo cho Cố Hòa Thượng. Tối 30 tháng 6 năm 2016 tôi về lại Sydney cùng với Hòa Thượng Thích Bảo Lạc để thăm chùa Pháp Bảo và nhất là Đa Bảo ở Blue Mountain lần cuối. Vì nơi đây đã được bán lại, để chỉ tập trung cho Thiền Lâm Pháp Bảo ở gần Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, mà nơi đây tôi đã có được 2 lần tịnh tu nhập thất khi mới dời về Blue Mountain từ Capelltown. Tất cả chỉ lànhân duyên thôi.

Ngày 4 tháng 7 năm 2016 chúng tôi có mặt tại Tu Viện Quảng Đức của Thượng Tọa Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng để dự lễ tác pháp An Cư Kiết Đông trong 10 ngày từ ngày 5 đến ngày 15 tháng 7 năm 2016 và ngày 10 tháng 7 năm 2016 sau khi dự lễ chúc thọ niệm ân Hòa Thượng Trưởng Lão Thích Huyền Tôn, tôi lại lên máy bay A380 để bay về Dubai, rồi Hamburg và đi xe lửa về Hannover. Đó là những chuyến đăng trình và nội dung của căn bịnh, tôi xin tường thuật đến quý vị tường và xin niệm ân tất cả; nhất là những Đạo Hữu Phật Tử trong chúngPhổ Hiền tại San Jose trong năm nầy (2017) cũng như quý Phật Tử tại Hoa Kỳ sẽ đóng góp tịnh tài để ấn tống tác phẩm thứ 66 nầy. Ân nghĩa ấy tôi xin ghi trọn vào lòng và dĩ nhiên sau khi đọc tác phẩm nầy sẽ có kẻ khen người chê. Tôi xin chấp nhận những lỗi lầm nếu có và xin quý Ngài cũng như quý vị chỉ giáo cho những nơi thiếu sót; hoặc sai tráiv.v…

Từ ngày 19 đến 21 tháng 8 năm 2016 tại chùa Viên Giác Hannover, sau khi chư Tăng Ni làm lễ Tự Tứ của mùa An Cư năm nay, quý Phật Tử đã lần lượt về chùa tham dự Lễ Hội Quan Âm cũng như Lễ Vu Lan đến 7.000 lượt người và có 60 chư Tăng Ni từ khắp nơi về tham dự Đại Lễ và hôm nay ngày 22 tháng 8 năm 2016 tôi đã trở lại Vô Học Cốc để viết lời cuối của quyển nầy.

Kính xin tạ ân Tam Bảo đã cho con có một sức khỏe bền bỉ như vậy, mặc dầu bệnh duyên và tôi cũng xin niệm ân tất cả chư vị đã quan tâm đến quyển sách nầy.

Viết xong vào lúc 16 giờ 30 phút

ngày 22 tháng 8 năm 2016 tại Vô Học Cốc.

 

 

Cùng Một Tác Giả

  1. Truyện cổ Việt Nam 1 & 2, Nhật ngữ, 1974-1975
  2. Giọt mưa đầu hạ, Việt ngữ, 1979
  3. Ngỡ ngàng. Việt ngữ, 1980
  4. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm, 1975 Việt & Đức ngữ, 1982
  5. Cuộc đời người Tăng Sĩ, Việt & Đức ngữ, 1983
  6. Lễ nhạc Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1984
  7. Tình đời nghĩa đạo, Việt ngữ, 1985
  8. Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1985
  9. Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc, Việt & Đức ngữ, 1986
  10. Đường không biên giới, Việt & Đức ngữ, 1987
  11. Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo VN tại Tây Đức, Việt & Đức ngữ, 1988
  12. Lòng từ Đức Phật, Việt ngữ, 1989
  13. Nghiên cứu giáo đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II, III, dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ, 1990, 1991, 1992
  14. Tường thuật về Đại Hội Tăng Già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I. Việt, Anh & Đức ngữ, 1993
  15. Giữa chốn cung vàng, Việt ngữ, 1994
  16. Chùa Viên Giác, Việt ngữ, 1994
  17. Chùa Viên Giác, Đức ngữ, 1995
  18. Vụ án một người tu, Việt ngữ, 1995
  19. Chùa Quán Âm (Canada), Việt ngữ, 1996
  20. Phật Giáo và Con Người, Việt & Đức ngữ, 1996
  21. Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9, Việt & Đức ngữ, 1997
  22. Theo dấu chân xưa. Việt ngữ, 1998 (Hành hương Trung Quốc I)
  23. Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1998
  24. Tiếp kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Việt &Đức ngữ, 1999
  25. Vọng cố nhân lầu, Việt ngữ, 1999 (Hành hương Trung Quốc II)
  26. Có và Không, Việt & Đức ngữ, 2000
  27. Kinh Đại Bi, dịch từ Hán văn sang Việt &Đức ngữ, 2001
  28. Phật thuyết Bồ Tát hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2001
  29. Bhutan có gì lạ? Việt ngữ, 2001
  30. Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2002
  31. Cảm tạ nước Đức, Việt & Đức ngữ, 2002
  32. Thư tòa soạn Báo Viên Giác trong 25 năm (1979-2004)
  33. Bổn Sự Kinh, dịch từ Hán văn sang Việt Ngữ, 2003
  34. Những đoản văn viết trong 25 năm qua, Việt & Đức ngữ, 2003
  35. Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2004
  36. Đại Đường Tây Vức Ký, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2004
  37. Làm thế nào để trở thành một người tốt, Việt ngữ, 2004
  38. Dưới cội Bồ Đề, Việt ngữ, 2005
  39. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2005
  40. Bồ Đề Tư Lương Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2005
  41. Phật nói Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2006
  42. Giai nhân & Hòa Thượng, Việt ngữ, 2006
  43. Thiền Lâm Tế Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ,  2006
  44. Luận về con đường giải thoát, dịch từ Hán Văn sang Việt ngữ, 2006
  45. Luận về bốn chân lý, dịch từ Hán văn sang Việt ngữ, 2007
  46. Tịnh Độ Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2007
  47. Tào Động Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2008
  48. Phật Giáo và Khoa Học,  Việt ngữ, 2008
  49. Pháp ngữ, Việt ngữ, 2008
  50. Những mẫu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2009
  51. Nhật Liên Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt ngữ, 2009
  52. Nhật Liên Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2010
  53. Chết an lạc tái sanh hoan hỷ, dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, cùng với TT Nguyên Tạng, 2011
  54. Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng, Việt ngữ, 2011
  55. Tư Tưởng Tịnh Độ Tông, Việt ngữ, 2012
  56. Những bản văn căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, dịch từ Đức ngữ sang Việt ngữ, 2012
  57. Dưới bóng đa chùa Viên Giác, Việt ngữ, viết chung với Trần Trung Đạo, 2012
  58. Hương lúa chùa quê, Việt ngữ, viết chung với HT Bảo Lạc, 2013
  59. Pháp Hoa Văn Cú, dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ, 2013
  60. Hiện tượng của tử sinh, Việt ngữ, 2014
  61. Nhật Bản trong lòng tôi, Việt ngữ, 2015
  62. Nước Úc trong tâm tôi, Việt ngữ, 2016
  63. Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến, Việt ngữ, 2017
  64. Thiền Quán Về Sống và Chết - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, chung với TT Thích Nguyên Tạng, 2017
  65. Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa, Việt ngữ, sẽ xuất bản năm 2018

Nếu quý vị nào muốn liên lạc với Hòa Thượng Thích Như Điển hoặc muốn vào Website của chùa Viên Giác, xin truy cập địa chỉ như sau:

Chùa Viên Giác

Karlsruherstr. 6

30519 Hannover – GERMANY

Tel. 0511 / 879630 - Fax 0511 / 8790963

Homepage: http://www.viengiac.de

E-mail: [email protected]

 


 

Phương Danh Phật tử phát tâm
Ấn Tống

Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến

Hoa Kỳ:

Chúng Phổ Hiền (Đồng Từ) – Quán Âm Tịnh Xá, San Jose, California USA bảo trợ.

Phật Tử Thiền Viện Chánh Pháp (Oklahoma) 1.000USD.

Âu Châu

Li Stefan 25€, Li Mike 25€, Lý Hương (Bad Iburg) 55€, Võ Kim Hoa (Bad Kreuznach) 50€, Nguyễn Lucas Bảo Vinh (Berlin) 100€, Trịnh Tú Khanh (Bissendorf) 20€, Trần Thị Kim (Bremen) 50€, Nguyễn Thị Thu Hà (Bruchköbel) 30€, Đặng Đức Huyền Vi (Esslingen) 50€, Vannaxay Hồng (FRANCE) 20€, Võ Văn Thắng (FRANCE) 50€, Staron Jennifer Ngọc Phươong (Hamburg) 10€, Lê Ngọc Thanh (Hamburg) 20€, Thích Nữ Thông Chân (Hannover) 50€, Âu Thị Mỹ Phương (Helmstedt) 30€, Huỳnh Tú Dung (Helmstedt) 30€, Phạm Karolin Ngọc Trâm (Hildesheim) 10€, Trần ThịThiên Hương (Italia) 25€, Huỳnh Lai Dân (Köln) 50€, Mai Thị Hưng Nguyên (Ludwigshost) 20€, Dương Siêu (Lüneburg) 30€, Lâm Kim Khánh (Mönchengladbach) 30€, Nguyễn Thị Vân Loan (München) 50€, Đặng Giang Toàn (Ostfildern) 20€, Đào Thị Huệ (Papenburg) 50€, Vũ Việt Anh (Plauen) 20€, Lý Tùng Phương (Schermbeck) 50€, Dương Vinh (Schramberg) 20€, Đỗ Tín (Stuttgart) 50€, Nguyễn Thị Nguyệt (Viernheim) 50€, Nguyễn Thị Hoàng Giang (Norderney) 50€

Tổng cộng: 1.140€

 

In lần thứ nhất tại Đài Loan 1000 cuốn


Nước Mỹ

Bao Lần Đi Và Bao Lần Đến

 

 

Tác giả

Hòa Thượng Thích Như Điển

 

Trình bày bìa: Đạo hữu Hữu Phú Quảng Pháp Ân

Layout: Đạo hữu Như Thân

Đánh máy: Đạo hữu Lương Hiền Sanh

Sửa bản in: ĐĐ. Thích Hạnh Lý

Lo việc in ấn: ĐĐ. Thích Hạnh Bổn

 

 

Quý vị muốn download những bài giảng pháp của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover thì xin vào trang:

www.wiphatgiao.de; www. quangduc.com; www.viengiac.de; hoặc www.hoavouu.com.

 

Sách ấn tống, không được bán.

This book is for free distribution, not to be sold.



[1] Dalai Lama Quote, trích dẫn lời của Đức Dalai Lama



ht thich nhu dien

pdf-icon
Nước Mỹ Bao Lần Đi Bao Lần Đến – HT Thích Như Điển










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2017(Xem: 14347)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
06/09/2017(Xem: 7481)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
31/08/2017(Xem: 5108)
Vào một buổi tối mùa đông cách đây hơn 30 năm, tại thủ đô Washington của nước Mỹ, một quý bà không may đánh rơi chiếc cặp tài liệu trong bệnh viện. Chồng của quý bà là một thương nhân giàu có. Ông đã vội vã quay lại bệnh viện giữa đêm hôm để tìm kiếm, bởi vì trong chiếc cặp không chỉ là rất nhiều tiền mà còn có cả một tập tài liệu mang thông tin mật của thị trường tài chính. Vị thương nhân đang đảo mắt tìm kiếm thì thấy một đứa trẻ rách rưới đứng ở hành lang bệnh viện. Cô bé đứng dựa vào tường, người vẫn còn co rúm trong bộ quần áo mỏng manh. Và trên tay cô bé chính là chiếc cặp mà vợ ông đánh mất.
29/08/2017(Xem: 6853)
Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có. Đứa Con Trai Hoàn Hảo, Sharon Drew Morgan, Quảng Tịnh dịch
21/08/2017(Xem: 4730)
Tại Sao Tôi Đi Tu ? Thích Từ Lực và Trần Mạnh Toàn, Thường ngày, cảm giác của người bị phong tỏa, rình rập và đe dọa từng giây từng phút khiến anh thấy như quên mất con người riêng của mình. Nỗi buồn, vui, rung động trước ngọn gió cuối năm như đã xa rời anh. Tiếng súng và trọng pháo vắng hẳn trong buổi chiều hưu chiến. Anh không nghĩ có thể tạm quên được sự nguy hiểm, báo động thường xuyên nhưng sự vắng lặng của chiều cuối năm khiến cho những xúc động trong lòng dậy lên như âm binh được điều động. Ngọn gió nơi chân đồi bỗng làm anh thấy gờn gợn đôi tay trần. Ngọn gió y hệt như lúc vi vu bên hàng chè trước nhà vào chiều ba mươi tết, lúc mà anh giúp mẹ đặt nồi bánh chưng lên bếp lửa. “Tết ni được no rồi.” Bấy giờ, anh chẳng để ý để hiểu hết câu nói của mẹ, vừa nói, đôi tay chai sạn vừa đẩy mấy gộc tre vào lòng bếp.
09/08/2017(Xem: 4314)
Tôi về ở trong appartement này đã hơn 20 năm, một khoảng thời gian dài đủ để chứng kiến bao cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời. Bóng xế hoàng hôn ảm đạm dàn xuống chung cư này nhiều hơn là ánh sáng rực rỡ của những buổi bình minh... Những năm đầu khi tôi mới đến, vợ chồng ông Damhart ở tầng 1 là một cặp vợ chồng đã được nhiều người yêu mến về tính tình cởi mở, luôn luôn hòa nhã với mọi người. Bà rất siêng năng mẫu mực, làm việc nhà không biết mỏi mệt, lúc nào cũng mang sẵn một cái tablier trước ngực. Tôi có cảm tưởng như công việc nhà của Bà làm không bao giờ hết được. Và gặp ai cũng vui vẻ dừng lại, hỏi thăm đôi ba câu rồi mới chịu đi. Ông chồng lại rất vui tính với nụ cười hiền hòa thật dễ thương. Rồi dần dà, Bà bị đau, không còn nhớ gì, đi gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, có khi quên cả lối về! Cuối cùng thì không còn đi được n
28/07/2017(Xem: 4475)
Sau những cơn nắng luộc da vào Hạ, trời Hà Nội có vẻ dịu hẳn, phố phừng dập dìu xe cộ. Căn nhà nằm sâu trong đoạn đường vừa khai phóng, đối diện với một cao ốc, tầng dưới là siêu thị đơn điệu vài mặt hàng không đủ cho khách vãng lai dán mắt nhìn. Căn nhà của cô Chung, trưởng đoàn từ thiện, là cứ điểm để nhóm Từ Tâm - Hiểu và Thương hàng năm vê đây làm nơi phát xuất chuyến lữ hành mãi tận vùng Tây Bắc, cận biên Việt-Trung. Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km. Đây là cửa ngõ để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
04/07/2017(Xem: 10610)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
02/07/2017(Xem: 5912)
Tống Văn đời Đường được bổ nhiệm làm tri phủ Tô Châu. Là người nổi tiếng thanh liêm, chính trực nhưng lại trọng Nho, khinh Thích. Khi về trấn nhậm Tô Châu nghe nói sự cụ Chùa Hàn Sơn là bậc tu hành đắc đạo nhưng không tin. Tống Văn lý luận rằng: Tụng kinh gõ mõ, lóc cóc leng keng ai làm chẳng được. Người tu hành không quyền thế, không binh lính trong tay, không hiền lành thì hung dữ với ai. Lại nữa, có tỏ ra hiền lành thì thập phương mới cúng kiếng chứ hung dữ thì chỉ có nước bỏ chùa đi ăn mày…cho nên tìm cách thử.
16/06/2017(Xem: 9447)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]