Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát Đâu Xa?

11/02/201203:57(Xem: 3244)
Bồ Tát Đâu Xa?

red_rose_46

 

     Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.

     Sau 30.4.1975 đồng bào miền Nam đã sống trong sợ hãi kinh hoàng. Bằng cấp của những người trí thức không còn giá trị nữa. Đào, bạn tôi là một trong thành phần nói trên phải xếp bằng Bác sĩ vào xó tủ rồi ra chợ bán từng gói bánh kẹo để kiếm sống. Đào và tôi là đôi bạn thân từ thời tiểu học tóc cột đuôi gà, rồi suốt mấy năm liền gắn bó với nhau trong thời trung học. Sau khi Tú Tài xong thì mỗi ngưới mỗi ngả, hai đứa chọn ngành riêng biệt nên xa nhau từ dạo đó.

     Mười năm bao cấp từ 1975, người dân không đủ gạo nên mỗi bữa ăn phải độn thêm bo-bo, mì sợi. Nhu yếu phẩm phải xếp hàng mua theo hộ gia đình tính từ trăm gram. Đời sống quá đói khổ, viễn ảnh tương lai thì mờ mịt. Người dân miền Nam, nếu không phải là „con cháu Bác“ thì bị chụp trên đầu chiếc mũ „ngụy quân, ngụy quyền“. Không còn lối thoát nào nữa, vợ chồng bạn tôi cũng tìm đường vượt biển. Gia đình tôi cũng vậy, nhưng „mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“ dự tính bất thành, tôi đành ra chợ trời kiếm sống.

     Tình cờ một buổi sáng nọ hai vợ chồng bạn tôi đang đi lang thang ở chợ Bình Tây, Sài Gòn bất ngờ gặp lại nhau vừa mừng vừa tủi. Bạn tôi hỏi ngay:

      - Mày làm gì ở đây?

      - Tao bán hàng tạp hóa, nhưng không có vốn nhiều vì trong chuyến vượt biên, tụi tao bị cướp sạch vàng bạc rồi. Đây là sạp của tao chỉ tư vuông 2 mét thôi. Ở trên sạp bày hàng, ở dưới để cất hàng…

     - Mày bán loại hàng này nặng nề vất vả quá. Tại sao không tìm thứ khác mà bán?

     - Đây là cái sạp do hai chị em bạn thân cùng dạy chung trường thuở trước sang giúp cho mình để ngồi gần nhau cho vui vì đã cùng chung số phận vượt biên thất bại trở về. Nhiều lúc mình cũng rất buồn vì ở đây người ta nhiều vốn có sạp lớn, còn mình… thì hết vốn!

     - Sạp nhỏ xíu như vậy làm sao bồ cất hàng đủ?

     - Khi nào có nhiều hàng thì gởi trong sạp Liễu bạn thân của mình, nhưng bột ngọt và đường hóa học là đồ quốc cấm nên mình không gởi được…

     - Bồ yên tâm, nếu quản lý chợ cho tao sạp bán bánh kẹo thì tao sẽ cho mày giấu đồ trong sạp của tao.

     - Ủa, những chiếc sạp có cửa sắt kéo trong chợ chỉ dành cho gia đình cán bộ, cách mạng, liệt sĩ mà làm sao mày được?

     - Như mày biết đó, anh Bê, chồng tao là Bác sĩ chuyên trị bệnh tim. Bệnh viện họ rất cần, anh ấy đã đi làm lại vài tháng nay và đang chữa trị cho một cán bộ cao cấp thoát chết. Họ thấy ông xã mình hiền lành, từ tốn và hết lòng săn sóc chữa trị cho họ mà không có một điều kiện nào hết, nên ông ta hứa sẽ giúp đỡ cho tụi mình có một chỗ mua bán kiếm sống thêm mới đủ. Ông xã mình chán quá vì lương bác sĩ chỉ có „ba cọc, ba đồng“, nên anh ấy giấu không giới thiệu mình là Bác sĩ Nội Khoa để mình ở ngoài mua bán thêm mới đủ lo cho cả nhà.

     Sau đó không lâu, bạn tôi được nhận một sạp rộng lớn trong chợ Bình Tây. Bạn tôi giấu tông tích như vậy thế mà những bạn hàng trong chợ lại biết được nghề thật, nên mỗi khi gia đình có người đau ốm hay bệnh tật họ đều đến nhờ, vì thời đó phòng mạch tư rất hiếm, đến bệnh viện thì phải xếp hàng dài chờ đợi và tốn nhiều tiền. Bằng tất cả tấm lòng của vị lương y bạn tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ họ mà không nhận một thù lao nào cả. Từ đó bạn tôi trở thành vị „bác sĩ tư“ cho những bạn hàng trong chợ, khám và viết tên thuốc cho họ tự đi tìm mua lấy. Sạp bán bánh kẹo trở thành „phòng mạch kín“.

     Để tránh tai mắt của đám cách mạng „30 tháng Tư mang băng đỏ“ kiểm soát, hằng ngày tôi giả vờ đến sạp để tâm tình với Đào, nhưng thực tế là để lấy hàng „quốc cấm“ giấu trong sạp. Hai đứa chỉ trao đổi những chuyện cần thiết. Có chuyện vui mà cũng có chuyện buồn, rồi nghe thấy thêm nhiều chuyện thương tâm làm cho lòng người chùng xuống. Đào than:

     - Ông xã mình muốn mở phòng mạch tư bên quận 8 để sau mỗi chiều ra khỏi bệnh viện là đến phòng mạch luôn và phải mướn một cô y tá phụ giúp. Mình có hỏi anh ấy tiền đâu để trả lương cho y tá. Anh bảo sẽ bán thuốc thêm rồi lấy tiền lời đó để chi trả.

     Tôi hỏi:

     - Sao ông xã mày không mở phòng mạch ở mấy quận gần đây mà phải qua bên quận 8 xa xôi vậy?

     - Anh ấy bảo ở quận 8 có nhiều người dân nghèo khổ, cần sang đó để tìm cách mở phòng mạch giúp đỡ bà con. Mình cũng bằng lòng để anh ấy làm đúng theo ước nguyện của ảnh. Thôi thì cũng đành thử vài tháng xem kết quả thế nào, cuối tháng trả tiền thuê phòng và lương y tá có còn dư lại hay không?

     Sau đó Đào có tâm sự, mấy tháng đầu tiền khám bệnh và bán thuốc đủ tiền trả lương cho y tá và chỉ dư chút xíu thôi. Phòng mạch mới mở, bà con chưa biết nhiều, nhưng dần dần tiếng đồn lành về bác sĩ Bê lan rộng ra, nên nhiều bệnh nhân ở xa cũng tìm đến ngày càng đông, ngược lại tiền thu vào thì lại ít đi. Cuối tháng anh ấy phải xin tiền bán bánh kẹo của mình để bù đắp vào phòng mạch và đi mua thuốc thêm. Mình thắc mắc hỏi tại sao? Anh ấy cho biết, phần đông bệnh nhân thuộc thành phần lao động  nghèo khổ, thân gầy còm, quần áo tả tơi nên anh ấy không nỡ lấy tiền khám bệnh mà chỉ lấy đủ tiền vốn mua thuốc thôi. Thỉnh thoảng có người quá nghèo khóc lóc, than thở không có tiền để trả tiền thuốc nên anh cũng cho luôn. Bởi vậy mình đề nghị anh ấy nên đóng cửa phòng mạch, nhưng anh nài nỉ xin giữ lại phòng mạch để giúp đỡ dân nghèo. Mình đồng ý, nhưng phải cho cô y tá nghỉ việc; thay vào đó mình phải đóng cửa sạp bán bánh kẹo sớm hơn để cùng anh ấy đến phòng mạch. 

     Không hiểu sao, từ khi mình ra phụ phòng mạch thì gian hàng bánh kẹo của mình lại bán đắt hơn. Khách hàng ở đâu xa cũng đến mua, còn lò bánh ngon cũng ưu tiên giao hàng cho sạp mình. Nhờ vậy mình có tiền lời khá hơn để đắp vào phòng mạch. Phải chăng Trời Phật, Chư Thiên thương tấm lòng của vợ chồng mình mà đưa đẩy tài lộc đến cho. Thường thường buôn bán ở chợ, muốn đông khách thì phải biết giành giựt cạnh tranh, nhưng riêng mình chẳng muốn hơn thua gì cả, chỉ dành bớt thì giờ để khám bệnh cho bạn hàng chung quanh. Âu đó cũng là lý do người ta giúp đỡ lại mình…

*

*   *



anh be

 

    Anh Bê ơi,

    Tôi không làm sao quên được thiện tâm của anh thể hiện qua cuộc sống giản dị với nét mặt hiền hòa lúc nào cũng tươi cười, nhẹ nhàng, đằm thắm.

     Nhớ những lần về Việt Nam thăm gia đình, anh và Đào đón tôi về nhà bằng chiếc thuyền nan nhỏ. Anh chở tôi và Đào từ bờ bên này của vùng nước ruộng mênh mông đầm lầy sang thăm cái nhà nho nhỏ của anh bên quận 8, chung quanh có cây ăn trái đủ thứ xoài, mận, ổi, dừa… Thật là thú vị và rất dễ thương khi ngồi ăn cơm ngoài vườn với mẹ của Đào là bác Mộng Cầm, bác già rồi mà vẫn còn đẹp, tên tuổi của bác đã đi vào văn chương thi phú. Hình ảnh đó vẫn còn in sâu trong lòng tôi một tình bạn qua nhiều biến chuyển của thời gian -chung lớp, chung trường, rồi chung chợ- vẫn còn đậm đà như ngày nào và vô cùng sâu lắng thiết tha, không dễ gì quên được!

      Trong cõi hư vô, nhân lễ giỗ lần thứ năm của anh với lòng ngưỡng mộ và tôn kính về sự hy sinh cao cả của người thầy thuốc, thật đúng với nghĩa „lương y như từ mẫu“. Ở đời cũng có nhiều người làm từ thiện là lúc người ta có dư hoặc có phương tiện. Trong thời buổi „gạo châu, củi quế“ người ta tranh nhau từng đồng bạc để kiếm sống, còn anh cố nhẫn nhục với vợ bằng cách này hay bằng cách nọ để có phương tiện mà cứu độ dân nghèo. Bồ Đề tâm của anh thật là kiên cố. Con người càng ngày càng nhiều kiến thức, nhưng cũng càng dễ thờ ơ; có những bác sĩ đã bán rẻ lương tâm, lường gạt bệnh nhân mà không sợ hậu quả. Họ đã quên lời thệ nguyện với thần Hippocrate và Hải Thượng Lãn Ông trước khi ra trường. Thật mỉa mai thay! Theo nhà Phật, nhân quả rành rành, đã có nhiều trường hợp bác sĩ bị bệnh nhân báo oán ngay hiện tiền.

     Anh Bê ơi,

     Anh đã sống và thực hiện lời thề đúng theo tiếng nói của trái tim mình, không tính toán thiệt hơn và cũng không vì danh lợi. Anh đã trang trải tấm lòng tử bi cứu độ vô bờ cho những người nghèo khổ bất hạnh. Anh ra đi biết bao nhiêu người thương tiếc. Những người anh giúp quá bần hàn cơ cực chẳng có gì để đền ơn anh, nhưng trong lòng họ luôn nhớ nghĩ đến anh là vị Bồ Tát tại thế.

      Mặc dù anh không đi trọn con đường dài của kiếp sống này với bạn tôi, nhưng tôi thầm cảm ơn anh đã để lại cho bạn tôi một trái tim chan chứa tình yêu thương bất biến vẫn còn lưu mãi trên cõi đời này. Giờ đây vợ con anh đang sống an nhàn, phước lộc đầy nhà tự dưng đến, không lấy của ai và cũng không bon chen mà được. Lòng bác ái và từ bi độ lượng của anh đã đưa gia đình anh đến cõi phúc.

     Tôi đã trôi đi trong những dòng suy nghĩ, chắc chắn anh là một vị Bồ Tát đã thị hiện trở lại cõi Ta Bà trên trần thế để tiếp tục con đường cứu độ cho những người bất hạnh. Quê hương ta còn dẫy đầy sự bất công, nhiều mảnh đời đáng thương tâm, bệnh tật và đói khổ đang sống trong các vùng xa xôi hẻo lánh ở quê nhà. Chư vị Bồ Tát tùy yêu cầu cứu độ mà thị hiện nhiều hình tướng khác nhau. Chúng sanh bao nhiêu loài với nỗi khổ niềm đau, thì Ngài thị hiện với bấy nhiêu thân tướng tương ứng để cứu độ tất cả.

     Tôi mường tượng rằng, nơi nào cần cũng sẽ có anh thị hiện tại đó để làm lành vết thương thân thể và xoa dịu nỗi đau tinh thần của bà con.

     Qua cuộc đời hành thiện của anh, tôi càng thấm nhuần thêm sự nhiệm mầu thâm sâu trong lời Phật dạy về niềm an lạc cao cả nhất của con người là:

 

„Đêm ngày hành thiện thâm công

Phước lành quả báo tương đồng chẳng sai“.

 

Hamburg, 30.02.2015

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

(Viết để tưởng nhớ đến một người bạn)

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2011(Xem: 13646)
Phần 01: 1/ Hồn ma nhà đạo sĩ 2/ Chiếc cầu muôn thuở 3/ Tôn Giả tí hon 4/ Không đau ruột bằng . . . 5/ Dạy khỉ nói Phần 02 : 6/ Mục Kiền Liên 7/ Bát cơm cúng dường 8/ Vườn Nai 9/ Duyên xưa nghiệp củ
23/01/2011(Xem: 3058)
Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật.
20/01/2011(Xem: 2533)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
20/01/2011(Xem: 3617)
Tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng chim hót líu lo líu rít bên ngoài: - “Ôi! Tiếng chim hót ở đâu, sao giống miền quê mình đến thế...” Vươn vai đứng dậy, tôi nói trong tiếng ngáp dài rồi chợt im bặt lại khi kịp nhớ ra... đây chẳng phải là những nơi mà mình từng đến từng đi trong suốt mấy chục năm qua.
19/01/2011(Xem: 17100)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
15/01/2011(Xem: 4697)
1- Vậy là chỉ còn ba ngày nữa, đúng chiều hai mươi ba tháng Chạp, sẽ diễn ra trận chung kết bóng đá tranh ngôi vô địch. Đây là cúp bóng đá dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi được tuyển chọn từ các Nhà Mở, Làng S.O.S, và các gia đình vô gia cư sống lây lất trên vỉa hè trên địa bàn thành phố.
15/01/2011(Xem: 3388)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa đã làm cho nó mất ăn mất ngủ suốt một tuần qua. Tìm ra được là một chuyện, còn giải được hay không là chuyện khác, phải tùy thuộc vào… ông nội. Thằng Thạch quyết định về quê
15/01/2011(Xem: 4084)
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
15/01/2011(Xem: 3121)
Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang trước nhà, đôi mắt nó long lanh ngấn lệ. Nó đâu có muốn khóc, vì nó căm ghét nước mắt lắm. Nó đâu có ưa gì chuyện khóc lóc, vì nó cho đó là yếu hèn, và khóc lóc kể lể là đặc tính chỉ nên dành cho phụ nữ. Mình là con trai thì nhất quyết không được khóc
14/01/2011(Xem: 3538)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]