Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồ Biểu Chánh (1884–1958)

12/09/201102:34(Xem: 3623)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958)


Hồ_Biểu_Chánh
Hồ Biểu Chánh (1884–1958)



Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi.

Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Sự nghiệp văn chương

Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.

Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.

Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

Các tác phẩm
Dịch thuật:

Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)

Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)

Tùy bút phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)

Hồi ký:
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)

Hài kịch:
Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)

Hát bội:
Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)

Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)

Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935)

Truyện ngắn:
Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)

Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Địa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)

Tiểu thuyết:
Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot)
Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
Chút phận linh đinh (Càn Long –1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)

Dây Oan (1935)
Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)
Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
Dây oan (Sài Gòn –1935)
Đỗ Nương Nương báo oán (SG 1954)
Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
Khóc thầm (Càn Long – 1929)
Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
Nặng gánh cang thường (Càn Long-1930)
Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
Người thất chí (Vĩnh Hội –1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
Tơ hồng vương vấn (1955)
Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
Người vợ hiền (?)*

Phim chuyển thể từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, có:

Ngọn cỏ gió đùa (1989)
Con nhà nghèo (1998)
Ân oán nợ đời (2002)
Nợ đời (2004)
Cay đắng mùi đời (2007)
Tại tôi (2009)
Tân Phong nữ sĩ (2009)
Tình án (2009)
Khóc thầm (2010)
Lòng dạ đàn bà (2011)
Ngọn cỏ gió đùa (2013)
Lời sám hối (2014)
Hai khối tình (2015)
Con nhà giàu (2015)











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2013(Xem: 10727)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
01/01/2013(Xem: 5594)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6936)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3296)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6100)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14518)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13721)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17228)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11026)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4180)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]