Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưới Bóng Từ Bi

04/08/201008:13(Xem: 3470)
Dưới Bóng Từ Bi

bia_duoi_bong_tu_bi-thien_xuan

Tác-giả Thiện Xuân Inna Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.

Mới đây, tôi nhận được món quà từ chị, cuốn Dưới Bóng Từ Bi trong ấn-bản năm 2015. Khi ấn-bản đầu tiên của cuốn này do nhà Văn Nghệ của anh Võ Thắng Tiết in ra năm 1999, tôi đã say mê đọc vì bao nhiêu thông-tin trong đó đều rất mới đối với tôi. Nay được một ấn-bản mới in thật đẹp và có bổ sung nhiều tin tức cập nhật, tôi lại một lần nữa bị cuốn hút vào trong sách.

Có thể nói cuốn sách có ba đề-tài lớn: Một là điều gì đã dẫn một công-dân Nga lớn lên trong xã-hội vô thần của CS đến với Phật-giáo và nhất là Phật-giáo VN, hai là hành-trình dẫn một con người vĩ-đại của nước Nga, nhà văn Lev Tolstoi, cũng đã tìm đến Phật-pháp như một giải-đáp tâm-linh cho con người hiện-đại (một điều CS đã giữ kín, không cho ai biết trong hơn 70 năm), và thứ ba là giới-thiệu ngành Việt-học khá phát triển ở Nga. Cả ba đề-tài đều vô cùng hấp dẫn và đan xen vào trong đó đều có những kinh-nghiệm bản-thân của tác-giả, quy y Phật-pháp với Hòa-thượng Thích Như Điển vào năm 1993 cùng với chồng là ông Nguyễn Minh Cần Alikanov, một nhà báo, một nhà làm từ-điển Nga-Việt lừng danh, một trí-thức hàng đầu của Việt-nam ở cái nôi của CS thế-giới mà nay cũng là một tiếng nói dân-chủ hàng đầu ở xứ này. Ngoài việc kể lại những bước “trần ai” để tạo dựng nên Hội rồi Niệm Phật Đường Thảo Đường ở Moscow, cuốn sách cũng là một tập ký-ức rất hào hứng về việc thành-lập được một cơ-sở Phật-giáo đầu tiên của Việt-nam ở xứ Chính-thống-giáo Cơ-đốc này. Hiện tác-giả Thiện Xuân Inna Malkhanova, mặc dầu đã cao tuổi và có nhiều bệnh tật, vẫn cùng chồng và các Phật-tử VN ở Nga tìm cách xúc-tiến việc xây chùa sau khi đã mua được một miếng đất 890 mét vuông. Cuốn sách, do đó, được Chùa Viên Giác ở Đức “tái bản để gây quỹ lấy tiền xây ngôi Tam Bảo tại Moskva.” Đâu những tấm lòng, xin hưởng ứng!

Tiểu sử tác-giả THIỆN XUÂN INNA MALKHANOVA


inna_malkhanova_2

Sinh năm 1941, Giáo-sư Inna Malkhanova đến với ngành Việt-học một cách khá ngẫu-nhiên. Thực ra, bà theo học ngành Địa-lý và đã chọn Việt-nam làm đề-tài luận-án cho mình. Chính việc đi nghiên cứu thực-địa đã dẫn bà tới VN và đưa bà đến chỗ học tiếng Việt ở ngay VN. Sự lưu loát tiếng Việt của bà đã đưa bà đến thành một phó-giáo-sư giảng dạy tiếng này ở Trường Đại-học Quan-hệ Quốc-tế ở Moscow. Là một nhà giáo, bà đã có nhiều sách giáo-khoa về dạy tiếng Việt, về tâm-lý-học, về thuật hùng-biện, cũng như là tác-giả mấy bộ từ-điển Nga-Việt lớn cùng với chồng và vài tác-giả khác.


DƯỚI BÓNG TỪ BI
Chùa Viên Giác (Đức) tái-bản, 2015 – 211 trang – Không ghi giá bán
Liên-lạc: E-mail viengiactu@viengiac.de

Nguyễn Ngọc Bích
Nguồn: Tác giả gửi bài và ảnh bìa sách





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 2071)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 2278)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 42251)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 2170)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 1971)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 3653)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 7278)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 2578)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 1771)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 1744)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567