Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Tôi và Thiền Khán Thoại Đầu

31/07/201123:07(Xem: 2631)
Ba Tôi và Thiền Khán Thoại Đầu
hoa_sen

BA TÔI VÀ THIỀN KHÁN THOẠI ĐẦU (*)
Cao Ngọc Hồng Ân (Australia)


Hồi đó, mỗi đêm trước khi đi ngủ, mẹ thường dạy cho thuộc ca dao tục ngữ. Mẹ hay ê a hát cho thằng con bé tí bập bẹ nói theo: “Còn cha gót đỏ như son. Đến khi cha mất, gót con đen sì”.


Tôi ngô nghê hỏi mẹ, vậy là không có cha kỳ gót chân cho hả mẹ. Mẹ nói ừ, được kì gót chân cho là cả một hạnh phúc. Còn nhỏ xíu, tôi chẳng biết gì… chỉ biết mỗi cuối tuần ba về, chở hai mẹ con đi ăn, đi ngắm phố. Ba hay cõng tôi lên tận 4 tầng chung cư nhà cậu mợ. Ba giấu mẹ, lén mua cho tôi nho, táo… những thức ăn xa xỉ thời bấy giờ. Chỉ biết ba từ mỏ đá về nhà trên chiếc môtô màu đỏ pha vàng đất của những con đường lầy lội, áo ba cũng vàng và người nồng nặc mùi đất núi, và bụi đường xa.

Từ bé đến giờ, tôi không có thói quen đợi Tết, mà chỉ đợi đến hết tuần. Những ngày cuối cùng sót lại của một tuần, gia đình tôi vui như hội… Tôi chỉ nhớ còn nhỏ, mặc cộc một chiếc quần đùi, hai răng sún, cắt đầu ngố như lấy cái muỗng dừa úp lên. Hễ lần nào nghe tiếng động cơ xe réo ì ì ngoài cổng, tôi tưng tưng, tơn tơn chạy ra… hét lên inh ỏi: “Mẹ ơi! Ba về! Ba về kìa!”.

Lúc bé, trong tôi, vẽ lên rõ nhất hình ảnh về ba như thế này. Ba rất nóng tính, nên đừng bao giờ đem bài vở hỏi ba chỉ cho. Ba cũng rất dễ dụ, nên đồ chơi nào mẹ không mua mà nói với ba thì sẽ có tất cả. Nghĩ như vậy, nhưng ít khi nào tôi nói ba mua con cái này, cái kia. Tôi tập theo mẹ, im lặng… nhưng ba là một ông tiên, ba lúc nào cũng đoán trước những suy nghĩ, những mong muốn của thằng con bé tẹo, tròn trĩnh. Ba là vậy. Lúc nào cũng vậy, đừng nói gì hết, vì ba đã tính toán xa rất xa rồi.

Khi bọn trẻ cùng trang lứa mải mê với trò công an bắt cướp, đá banh, bắn bi…, tôi ở trong nhà với mẹ. Hồi ấy, nhà tôi nằm sâu trong Quân khu 7, giữa mịt mù cỏ, bông lau, cây mắt mèo, và những hàng xoài xanh xa xa, những hàng cây bạch đàn xào xạc. Thi thoảng có vài anh bộ đội đi tuần ngang nhà, hát vu vơ vài câu nhạc từ chiến khu xa xăm.

Mỗi đêm mưa, là bầy dế, cào cào, châu chấu rên lên rĩ rả. Trò vui nhất là được cầm kiếm gỗ đánh nhau với mẹ, tập theo mấy bộ phim chưởng thời bấy giờ. Hay tha thẩn bắt cào cào bỏ vào rổ nuôi. Vớt nòng nọc sống trong cái xe bồn rỉ sét đem chơi trò bán hàng. Hôm nào đó thì nắn đất sét thành con này, con nọ rồi ngồi chơi một mình.

Nghĩ lại, thời ấy người ta chưa phát hiện bệnh tự kỷ rầm rộ như bây giờ, chứ nếu không mẹ cũng đã lo sốt vó thằng con trai cưng bị bệnh gì liên quan đến thần kinh. Và mỗi lần ba về, là ánh nắng chiếu qua những ngày tháng chầm chậm trôi ấy. Ba chở 2 mẹ con về thăm ngoại, xách nước tưới cây, nuôi gà, nuôi khỉ… Ba làm mọi thứ để không gian ấy không trôi chậm nữa, mà sinh động lên.

Ba không muốn thằng con trai quen theo cách sống của mẹ cứ lầm lũi chịu đựng, hay phải buồn buồn nhìn theo những món hàng đắt tiền chưng bày trong mấy tủ kiếng sáng choang. Ừ, ba cho con gót chân son để bước nhẹ tênh giữa đời.

Tôi không hiểu ba. Giống như chưa bao giờ hiểu. Vì ba xa quá, giống như ông Phật trên bàn thờ vậy. Mình chỉ cầu xin Phật, chứ chưa bao giờ mình tự hỏi mình có hiểu cái ông bằng cát đá, xi măng kia có ẩn ý, hay buồn khổ gì không. Đến bây giờ, khi lớn lên, vững vàng hơn trước, tôi mới hiểu ba sau khi đã tìm hiểu ông bằng cát đá trên chùa ấy ổng dạy điều gì…

Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật, người ta hay thờ bằng tượng ngồi trên một chiếc bè nhỏ xíu giữa bát ngát sóng cuộn mà gương mặt vẫn y nguyên, không vui không buồn, mình gọi là bình thản… Mấy Thầy dạy, đó mới thật là An Nhiên.

Nhưng hiểu là một chuyện, còn bước vào cảnh giới ấy thì là một chuyến đi rất dài. Có lẽ, tôi chỉ vừa dợm chân bước trên con đường hiểu ba. Có hiểu mới có thương. Còn thương trước, rồi hiểu sau, chắc chỉ duy nhất thằng tôi này đang làm. Nhưng vì tình thương để mình cố gắng hiểu một ai đó để rồi thương cho đúng cách, đúng nghĩa là thương. Chắc như vậy cũng được.

Ai cũng có nội kết, ba cũng vậy. Đời tặng ba chút đau khổ, đạo tặng ba chút bình yên. Bù trừ, đôi khi công bằng, đôi khi bất công.

Người ta tin rằng có một vị Phật, nguyện hoá thân là quỷ dữ để độ chúng sanh. Tôi cũng tin như vậy trong ngày chân ướt chân ráo vào với bể Phật mênh mông. Người ta tin Phật hoá ra quỷ dữ chứ ít thấy ai đi tìm Phật trong quỷ.

Ngay cả ba, đến bây giờ tôi mới nhận ra ba là người khéo phương tiện, khéo giáo hoá, khéo độ đời. Đứng giữa biển, là Phật lớn thì an nhiên, tĩnh tại, còn Phật nhỏ hay Phật vừa vừa thì thoáng chút sóng gió, cũng thoáng chút nhẹ nhàng.

Mẹ là hình ảnh để quán Từ Bi, còn đối với tôi, ba là một dạng thiền công án. Lúc choáng váng, ngợp thở, khó hiểu, gút mắc lúc thì mênh mông, hiền hoà, giản dị. Một dạng khởi đầu từ hiểu mà thương, dạng kia lại từ thương mà hiểu. Nhưng cuối cùng vẫn là hơi thở… Hơi thở cho tôi tiếp xúc với mẹ tôi, ba tôi vừa thương vừa hiểu.

Tôi tin vào Phật Ngàn Tay bao nhiêu, thì giờ tôi lại tin ba bấy nhiêu. Vị Phật nhỏ, vừa vừa đang ở bên tôi. Sao không vén lớp bèo tấm mỏng tanh là những quạu quọ, cộc cằn, khó chịu để thấy bên dưới, mặt nước trong vắt đến mê người.

Rồi từ sự trong veo ấy, tôi thấy ba dịu dàng ngồi xức thuốc đỏ cho vết thương của mẹ mau lành, thấy ba sừng sững như núi và vui như hội khi dẫn vợ con đi ăn sáng, uống cà phê, thấy ba thông tuệ như một vị Đạo sư khi giảng cho hai mẹ con nghe về Thập nhị nhân duyên, lục căn lục trần…

Vị Đạo sư ấy kỳ lạ đến duyên dáng khi cứ miệt mài hỏi hai “đệ tử”: Có ai hỏi Đạo gì không? Làm ơn hỏi đi!

Thấy ba như một cánh chim lớn, một tàn cây vững vàng mỗi lần con nghĩ về chuyến đi lên phố lạ, thấy ba luýnh quýnh đến tội nghiệp khi mỗi lần mẹ truyền dịch mà bình nước sắp hết, thấy ba ung dung rãi thóc cho chim trời và cùng mau nước mắt mỗi khi thấy ai đó có hoàn cảnh khó khăn, thấy ba chi li từng đồng cho bản thân mà cũng hào phóng đến bất tận với vợ con…

Còn nhiều lắm, ba tôi đứng giữa 2 khoảnh trời trái ngược nhau. Tìm ba giữa đạo đế thấy ba mênh mông hiểu biết, tìm ba giữa đời để hiểu ba từng trải, trôi nổi bể dâu.

Ba giữ cho con trai ba gót đỏ như son, để đôi tay con chưa từng chai sạm, để con hãnh diện với bạn bè cùng lứa, để môi con không ngớt nở nụ cười… Rồi ngày kia, con vô tình nhận ra, chân ba cứng như đá, đôi bàn tay như gọng kềm (mẹ và con hay nói vậy), môi ba cười đôi lần méo xệch.

Ai đó có lần khen, con có nụ cười trong veo, và đầy từ bi… nhưng không ai biết rằng ba chở bao sương gió, chở bao nhiêu nhọc nhằn để nụ cười ấy còn mãi trên môi con. Ai đó có lần khen, con viết văn hay, suy nghĩ sâu sắc… nhưng không ai biết rằng ba trằn trọc bao đêm giữa chợ đời để những suy nghĩ cao xa cứ tuôn mãi theo những ngón tay con bay trên bàn phím. Không ai biết cả, chỉ có mình con biết. Vậy mà có lúc, con tưởng chừng đã quên.

Mùa Vu lan, mọi người hay viết về mẹ. Tôi cũng đã viết, rất nhiều về mẹ. Vì tôi gần mẹ, trong từng khoảnh khắc trưởng thành, mẹ luôn bên cạnh. Có lần, tôi còn bảo mẹ là vị Phật nào đó trên chùa, thương tôi mà xuống ở cạnh bên để chăm lo, nhắc nhở.

Trong kinh Vu Lan Báo Hiếu, Ngài Mục Kiền Liên chỉ quán tìm mẹ giữa vòng trần lao, chứ không thấy nhắc đến cha. Rồi kinh Báo Hiếu cũng dạy về công ơn của mẹ nặng hơn cha gấp bội lần đến nỗi xương mẹ nhẹ hơn xương cha, vì mẹ phải sinh nở đớn đau. Đó là những điều có thật. Và hình ảnh người mẹ dễ làm người ta xúc động. Vì mẹ thui thủi bên con, lo con từng miếng ăn giấc ngủ. Đến quê người ta cũng dành quê của mẹ, chứ không phải của ba:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Như vậy, hình ảnh mẹ dễ làm hành giả phát khởi tâm từ bi trong các pháp quán niệm. Có vị Thầy dạy rằng, hãy quán chúng sanh trong nhà lửa đau khổ khôn cùng là mẹ ngươi trong muôn ngàn kiếp - kẻ đã từng mang nặng 9 tháng 10 ngày ròng rã rồi tách da xẻ thịt sanh ra ngươi rồi nuôi nấng chăm bón ngươi từng muỗng sữa, chén cháo, bát cơm .v.v. Mẹ là hình ảnh để quán Từ bi, còn đối với tôi, ba là một dạng thiền công án. Lúc choáng váng, ngợp thở, khó hiểu, gút mắc, lúc thì mênh mông, hiền hoà, giản dị. Một dạng khởi đầu từ hiểu mà thương, dạng kia lại từ thương mà hiểu. Nhưng cuối cùng vẫn là hơi thở… Hơi thở cho tôi tiếp xúc với mẹ tôi, ba tôi vừa thương vừa hiểu.

Cao Ngọc Hồng Ân(Australia)

________________

(*) Toạ thiền khán công án hay thoại đầu Phương pháp tu nầy gọi là ‘’lấy độc trừ độc’’. Vì có một nghi vấn trong đầu thì mọi vọng tưởng đều lặng mất. Cho nên người khán công án hay thoại đầu, phải tin tưởng tuyệt đối thầy mình đến thọ giáo, ông dạy một câu như ‘’trước khi cha mẹ chưa sanh là gì’’ v.v..., liền phải sống chết với câu ấy, cho đến ngày ngộ đạo mới thôi. Khi khán thoại, nên đề khởi câu thoại đầu lên, sau chữ gì? Một sức mạnh nghi kéo dài im lặng, khi sức nghi yếu dần liền đề khởi nữa, cứ như thế mãi. Câu nói đặt thành nghi vấn là thoại, cái nghi kéo dài im lặng là đầu. Hay nói cách khác hơn, trước khi chưa đặt nghi vấn là đầu, nghi vấn dấy lên là thoại. Chủ yếu dùng cái nghi đập chết mọi vọng tưởng. Khi cái nghi đã thành khối, khỏi cần khởi mà lúc nào cũng nghi, gọi là ‘nghi tình’. Một khi khối nghi tan vỡ ra là ngộ đạo. Thế nên nói ‘’đa nghi đa ngộ’’. Song tu khán thọai đầu phải gan dạ chết sống với câu mình nhận nơi thầy, cho đến ngộ đạo, không được học kinh sách hay hay lý luận gì cả. Tu khán thoại đầu, khi tọa thiền khán thoại đầu, lúc ra ngoài hoặc làm công tác cũng vẫn khán thoại đầu, không đổi thay pháp nào khác. (HT.Thích Thanh Từ)

(Giác Ngộ)

Ý kiến bạn đọc
16/11/201607:33
Khách
Bài viết rất hay, thật sâu lắng nội tâm. Tôi có thể liên lạc với bạn được không ([email protected])
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11202)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9377)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7756)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3778)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6336)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87232)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6633)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4863)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]