Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấm trà phúc đức

30/07/201108:44(Xem: 3450)
Ấm trà phúc đức

 

binh tra khong lo 5
Truyện cổ Phật giáo tập 2
Tác giả : Thích Minh Chiếu sưu tầm

Ấm trà phúc đức

Tác giả: Phạm Ngọc Khuê

Chánh Trí Diễn đọc






Tương truyền 500 năm về trước, tại huyện Mỹ Nùng có một vị tu hành đức hạnh tên là Chánh Thông pháp sư, nhân muốn lập một tòa tùng lâm tại nơi này, đã đặt chân khắp nơi để tìm địa điểm mà vẫn chưa tìm thấy.



Có một đêm, pháp sư ra suối tắm, khi trở về qua khu rừng, dưới ánh trăng trong vằng vặc, bỗng nghe có tiếng nho nhỏ gọi: 


- Lão Pháp sư! Lão Pháp sư!

Người dừng bước trông chung quanh không thấy một bóng ai cả, trong lòng lấy làm kỳ quái tưởng là mình nghe lầm nên cứ thản nhiên tiến về thảo am. Nhưng vừa đi được vài bước, lại nghe có tiếng gọi: 
- Pháp sư! Lão Pháp sư!

Chánh Thông pháp sư liền theo hướng tiếng gọi phát lên mà tìm đến coi thử thì thấy trong đám cỏ dại um tùm trước hoang viện, hiện ra một người giống hệt dáng hồ ly, chắp tay vái pháp sư.

Pháp sư hoan hỷ hỏi:
- Thế ra nhà ngươi gọi ta? 
- Dạ đúng! Người đó trả lời. 
- Vậy ngươi có chuyện gì muốn nói cùng ta Pháp sư hỏi. Người đó chớp chớp đôi mắt nói : 
- Có phải lão Pháp sư định tìm một địa điểm để xây dựng tu viện? 
- Làm sao ngươi lại biết? 
- Dạ, con là người ở xứ này, có biết một chỗ rất thích hợp cho việc kiến trúc tu viện. Nếu Pháp sư bằng lòng con xin đưa Pháp sư đi coi.

Pháp sư nở một nụ cười sung sướng: 
- Nguyên lai như thế. Vậy địa điểm ở nơi nào, xin ngươi đưa ta coi một phen!

Thế là hai bóng đen, ngay trong đêm đó, một trước một sau, thoăn thoắt băng rừng lội về nẻo Châu Quán Lâm, ở đây có một khu rừng rộng lớn, cây cối u nhàn, cảnh sắc tuyệt đẹp. Chánh Thông pháp sư rất lấy làm mãn ý quyết định lập một tòa Tùng Lâm tại chốn rừng này, lấy tên là Mậu Lâm Tự.

Sau khi thành lập ngôi chùa Mậu Lâm rồi, người khách chỉ đường ấy lại đến nói với Chánh Thông pháp sư: 
- Con hy vọng được ở chốn này với Pháp sư để tu học Phật, vậy xin lão Pháp sư mở lòng từ bi thu làm đệ tử, phỏng có được không?

Lẽ dĩ nhiên là Chánh Thông pháp sư gật đầu ưng ngay và đặt tên người đó là Thủ Hạc. Từ đó, Thủ Hạc ngày ngày quét chùa, lên hương, tụng kinh, thổi cơm, sớm hôm chăm chỉ thật là tinh tiến.

Quang âm thấm thoát trôi mau. Chánh Thông pháp sư cũng viên tịch, kế đến vị Hoà Thượng thứ hai, thứ ba… vị nào cũng là bậc cao tăng đại đức kế tiếp trụ trì chùa này, tới vị thứ sáu lên Niết bàn thì Nguyệt Chu pháp sư thay thế là vị thứ bảy mà Thủ Hạc vẫn thường thọ và mạnh khỏe như xưa tưởng chừng sống mãi không chết. Thủ Hạc đối với bảy vị Hòa Thượng, thủy chung vẫn tỏ rất trung thực, thành kính một lòng, không hề xao lãng một phút những việc quét tước chùa, lên hương, tụng kinh, thổi nấu ăn, nhất là đối với khách thập phương cùng dân làng chung quanh, Thủ Hạc thường thường hết lòng giúp đỡ những việc khốn khó.

Năm đó vào năm Phật lịch 2113 pháp sư Nguyệt Chu sửa soạn cử hành một đại quy mô pháp hội tại Mậu Lâm Tự, dự ước tín đồ thập phương lại nghe giảng có tới ba, bốn ngàn người, và lúc này tiết trời về tháng hạ, tất nhiên phải lo vấn đề về nước uống cho chu toàn. Pháp sư bù đầu suy nghĩ chưa tìm đâu ra được chiếc ấm trà nào to, dung lượng có thể thỏa mãn nước uống cho bấy nhiêu người.

Thủ Hạc nhìn thấu tình hình ấy liền nói với Nguyệt Chu pháp sư: 
- Thưa Pháp sư! Ấm đựng trà trong chùa chỉ có thể đủ 50 người uống thôi. Ngày mai có thể tới mấy ngàn người thì làm thế nào? 
- Đúng, đúng! Ngày mai nhất định có nhiều người mà ta chưa chuẩn bị được đủ số ấm đựng nước… (Pháp sư thở dài tiếp) không biết tính sao đây??? 
- Nếu vậy con xin đến xứ Giang Hộ, mượn một chiếc ấm trà thật lớn về đây, sư phụ tính sao? 
- Đến xứ Giang Hộ, cha chả! Đường xa mấy ngàn dặm, làm sao mà tới được trong một đêm? Vả chăng, dù có đi tới xứ Giang Hộ đi nữa, chắc gì đã mang được ấm trà về? 
- Xin pháp sư phóng tâm! Nhất định con mang về được. Bây giờ còn sớm con xin đi ngay, kẻo muộn không kịp.

Thủ Hạc nói xong, mặc giầy cỏ vào chân, thoắt một cái đã bước ra khỏi chùa. Còn pháp sư trong lòng vẩn vơ nghĩ, nếu Thủ Hạc có mượn được ấm cũng chẳng thể đem về kịp ngày mai…

Sớm hơm sau, Nguyệt Chu pháp sư còn đang tọa thiền trong phòng bỗng cánh cửa phòng hé mở, thấy Thủ Hạc đã chắp tay bạch: 
- Bạch Pháp sư, con đã về.

Pháp sư trông qua song cửa ra ngoài hiên thấy chiếc ấm to lớn để thù lù ngăn cả lối đi thì kinh ngạc chưa kịp hỏi, bỗng Thủ Hạc đã trỏ ấm trà cười bảo: 
- Có chiếc ấm này rồi, tất không còn sợ nhiều khách hay ít khách nữa.

Nguyệt Chu pháp sư tấm tắc khen ngợi Thủ Hạc: 
- Thật là chiếc ấm khổng lồ, to quá! to quá! 
- Chắc vác về vất vả lắm đấy!

Thủ Hạc đem ấm trà xuống phòng, đổ nước vào đun sôi thì lạ thay trong ấm bốc ra một hương thơm lạ lùng, ai uống vào cũng thấy nhẹ nhàng, dễ chịu, mà chẳng còn nóng nực chút nào. Nhân thế, người người xúm lại xin nước uống lấy uống để: 
- Cho tôi một chén! 
- Tôi… tôi… một chén nữa!

Thực ra, Thủ Hạc đem chiếc ấm trà này về chẳng khác gì đem về một ngọn suối, cứ việc đậy chặt nắp lại là nước tuôn ra bất tuyệt, dùng bao nhiêu cũng không hết và uống xong là hết khát liền. Các người thấy lạ, thì cho là chuyện hết sức huyền bí liền hỏi Thủ Hạc: 
- Thủ Hạc sư phó! Ấm trà này thật là kỳ diệu, tại sao lại được như thế, hử sư phó?

Thủ Hạc nở nụ cười vui sướng nói với quần chúng: 
- Ấm trà này gọi là Phúc Đức Hồ, trong có tám món công đức nên khi uống vào thấy:

1/ Không sanh bệnh. 
2/ Thêm sức 
3/ Không sợ sệt. 
4/ Sanh trí tuệ. 
5/ Có nhân duyên. 
6/ Được người tôn kính. 
7/ Trừ tai nạn; và sau hết. 
8/ Được trường thọ. Nhân có công đức như vậy Phật tử nên uống nữa đi! Uống nhiều càng tốt.



binh tra khong lo 7



Sau khi pháp hội viên mãn, chiếc ấm trà này trở nên một vật trân bảo của chùa Mậu Lâm.

Thủ Hạc với một tuổi thọ phi thường dài lâu, ông còn sống tới vị trụ trì thứ 10, là pháp sư Thiên Nam, mà thân thể vẫn tráng kiện như còn trẻ. Tất cả người trong vùng ai cũng tỏ vẻ cung kính ông. Nhất là bàn đến chiếc ấm Phúc Đức Lồ, tức ấm trà không ai là không ngớt tán tưởng và nổi lên nghị luận xôn xao.

- Thủ Hạc sư phó chẳng phải là người tầm thường phổ thông như ai!

- Đúng, đúng! Nếu không giỏi thì sao một mình mang nổi chiếc ấm to như thế?

- Theo ý tôi, sống tới hơn 100 năm không chết mà còn mạnh khỏe như thế, tất nhiên là hồ ly…




Tới năm Phật lịch thứ 2130, ngày 28 tháng 2, một buổi nọ trời xuân ấm áp, trăm hoa đua nở, con hoàng oanh trong bụi cất tiếng hót líu lo làm thức tỉnh cảnh u tĩnh của chùa Mậu Lâm. Thủ Hạc ngồi tắm ánh dương quang ở hành lang chùa, trong lòng cảm thấy khoan khoái êm đềm, bất giác ngủ đi lúc nào không biết. Vừa lúc đó, có một vị Sa di đi tới, bỗng hoảng nhiên trông thấy một chú cáo già đang ngon giấc, phát lên tiếng ngái khò khò, thì thất kinh tán đảm kêu lên: 
- Hồ ly! Hồ ly!...

Thủ Hạc bị Sa di làm kinh động liền tỉnh dậy chưa kịp thu hình thì tứ phía đã xúm lại đông nghịt cùng xỉa xói xỉ vả:

- Bây giờ mới rơi mặt nạ nhé! Thì ra mi là một con hồ ly! Cứ tưởng mi lại đây nương nhờ Chánh Thông pháp sư giáo huấn tu hành học Phật để thoát cái nghiệp chướng súc sinh nào ngờ ngày nay hồ lại hoàn hồ!!! Thôi nhé! Từ nay trở đi biết đường biết nẻo thì cút, nghe chưa!


am tra phuc duc-ho ly




Tiếng lao xao vang đến tai Pháp sư trụ trì. Người liền ra tận nơi, Thủ Hạc thấy Pháp sư liền cung kính bạch:

- Bạch Pháp sư cùng chư đồng đạo! Đã từ lâu, tôi được ơn dày chiếu cố, thật cảm kích bội phần. Nay vì báo đáp từ ân đem lực thần thông ra diễn một đoạn việc xưa, vậy toàn thể hãy nhìn vào phía rừng rậm kia.

Mọi người nghe xong liền trông thẳng vào rừng, thấy hiện ra một cảnh giới trang nghiêm không đâu sánh kịp, trong đó có hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên núi Linh Thứu đang thuyết pháp, tại tọa có tới 1250 cao cấp đệ tử và mấy nghìn vạn Thiên Long Bát Bộ, ai cũng tâm niệm niệm nghe Phật thuyết pháp. Mọi người thấy thế đều kinh lạ phép Phật thì cùng thụp lạy.

Thủ Hạc đợi mọi người ngẩng đầu lên, liền cất tiếng từ biệt:

- Giờ đây, tôi xin từ biệt quý vị. Chiếc ấm trà Phúc Đức Lồ lưu lại chùa này để làm kỷ niệm, dám xin quí vị bảo vệ cho! Thôi, xin chào quí vị ở lại!

Nói xong, Thủ Hạc lao thân như chớp vào rừng biến mất.

Tuy mang xác thân cầm thú mà tư tưởng đầy lòng từ bi, vị tha… Đó tức là người… Trái lại, hình hài là người mà tâm địa đầy dẫy lòng ích kỷ, tham lam độc ác, dã man vô nhân đạo, kẻ ấy đã là thú.

Thượng Tọa Thích Minh Chiếu Sưu Tập




Xem truyện thơ về câu chuyện này

am tra phuc duc-ho ly


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2013(Xem: 19946)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 6228)
Em là đóa hoa đứng bên hàng giậu, có chàng trai trẻ ngắm em rồi làm thơ bảo rằng em cười với chàng, đã thấy em trong tiền kiếp. Chỉ có thế thôi mà bài thơ của chàng được một Thiền Sư viết văn trứ danh liệt vào loại thơ Thiền, nhờ đó loài hoa nhà quê như em trở thành nổi tiếng. Một đóa hoa Dâm Bụt đứng bên hàng giậu.
11/10/2013(Xem: 5459)
Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ? Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời. Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!
10/10/2013(Xem: 4451)
Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.
10/10/2013(Xem: 5349)
Khi tôi biết sẽ định cư tại Thụy Sĩ, cái xứ nhỏ xíu, diện tích chỉ 41.300 cây số vuông, dân số khoảng hơn 7 triệu người, trong đó đã có gần hai triệu người ngoại quốc, tôi thật nản.
25/09/2013(Xem: 8213)
Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân: - Đi ...tu không? Tôi phều phào: - Chùa nào? - Tu viện Viên Đức. - A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả? - Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không? - O.K.
25/09/2013(Xem: 11050)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
25/09/2013(Xem: 6847)
Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]