Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Hạt Đậu Biết Nhảy

22/10/201007:37(Xem: 3881)
Những Hạt Đậu Biết Nhảy

NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY
Tác giả: Lâm Thanh Huyền
Dịch giả: Phạm Huê

Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên. Cuối cùng thì bà được một người hành hương tốt bụng truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu thần chú gồm có sáu chữ Om Ma Ni Bay May Hôm(1) được gọi là Lục Tự Đại Minh Chú, có thể dùng để giải trừ những nghiệp chướng. Tội nghiệp cho bà già thôn dã đã dốt nát lại không biết chữ, trên đường về nhà bà lẩm bẩm cố học thuộc lòng, nhưng đã nhớ lộn cách phát âm trở thành Om Ma Ni Bay May Khuya.

Để khích lệ cho việc đọc câu kinh sám hối này, bà bày ra hai cái chén, một cái chén không, còn một cái thì để đầy những hạt đậu nành. Mỗi khi đọc xong một câu thần chú, bà nhặt một hạt đậu từ trong chén đầy bỏ sang cái chén không, đến khi cái chén không đã đầy đậu thì bà làm ngược trở lại. Bà lão đã không ngừng nghỉ, thành tâm tụng niệm suốt 30 năm. Lòng thành kính của bà đã ứng hiện cho nên sau này những hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấu, cứ một câu thần chú vừa được phát âm ra thì một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự động nhảy nhót, cộng hưởng với âm điệu của câu thần chú thì biết rằng sự tu hành đã đúng đường và giai đoạn sám hối sắp sửa chấm dứt cho nên bà càng phấn khởi tụng niệm hăng say hơn nữa.

Hôm nọ có vị cao tăng từ Tây Tạng vân du qua đó, khi đi ngang qua chiếc lều tranh lụp sụp của bà, nhà sư thấy có ánh hào quang tỏa ra rực rỡ. Vị cao tăng này lấy làm kinh ngạc, ông nghĩ rằng bên trong chiếc lều tranh thế nào cũng có một vị chân tu đắc đạo. Ông vội vã ghé vào thăm hỏi. Bà lão lấy làm vui mừng khi thấy vị cao tăng đến thăm, bà quì xuống đảnh lễ, mà miệng thì vẫn cứ tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya. Vị cao tăng lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu ánh hào quang rực rỡ mà ông thấy phía bên ngoài phát xuất từ nơi đâu? Ông lần lần hỏi thăm:

-Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?

-Thưa ngày, ở đây chỉ có một mình tôi sống cô độc hơn 30 năm nay. Bà lão đáp.

-Thật tội nghiệp, bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?

-Không đâu, tuy chì ở một mình, nhưng hàng ngày tôi tu hành và tụng niệm kinh sám hối để kiếp sau có thể hưởng được nhiều phúc đức của kiếp này, nhờ vậy mà tôi không cảm thấy buồn khổ. Nhất là từ lúc được một người hảo tâm chỉ cho cách tu luyện thì tôi càng có can đảm để sống hơn.

-Bà đang tu luyện kinh sách nào vậy?

-Ồ, tôi không biết chữ, cho nên chỉ tụng niệm duy nhất một câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya.

Nhà sư thở dài tiếc nuối:

-Bà lão ơi, bà đã đọc sau câu thần chú đó rồi, phải phát âm là Om Ma Ni Bay May Hôm mới đúng.

Đến lúc này thì bà lão mới biết là đã đọc sai câu thần chú hơn ba mươi năm. Bà rất đau buồn vì sự nhầm lẫn trọng đại này, như vậy thì công trình 30 năm tụng niệm coi như se cát biển đông. Tuy nhiên bà cũng cảm ơn sự cải chính của nhà sư:

-Dù sao thì ngài cũng đã đính chính kịp lúc, bằng không thì tôi còn tiếp tục sai mà không biết cho đến bao giờ mới điều chỉnh đúng được.

Nhà sư từ giã bà lão để tiếp tục con đường truyền đạo của ông. Bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm của bà mà lần này với câu thần chú mới. Om Ma Ni Bay May Hôm. Thế nhưng tâm tư của bà còn hỗn độn vì sự việcc vừa rồi cho nên ý chí của bà không được tập trung. Mỗi câu thần chú của bà đã không còn làm cho những hạt đậu hứng khởi nhảy sang cái chén bên cạnh như lúc trước. Bà lão vừa tụng niệm mà nước mắt ứ tuôn rơi, bà thầm tiếc cho công trình ty luyện hơn ba mươi năm như trôi theo dòng nước vì đã đọc sai câu thần chú.

Nhà sư đi được một đỗi xa, ông ngoái đầu nhìn lại thấy căn nhà của bà lão không còn hào quang chói sáng. Bây giờ túp lều tranh hiện hình dốt nát mà lại âm u buồn bã. Nhà sư giật mình và nghĩ rằng chính ông đã làm hại người Phật Tử này không còn tập trung được tư tưởng như lúc trước. Ông vội vã trở lại túp lều tranh và nói với bà lão rằng:

-Lúc nãy ta chỉ đùa với bà thôi, câu thần chú của bà tụng mới thật là đúng.

-Nhưng tại sao sư phụ lại dối gạt tôi như vậy?

-Ta muốn thử xem lòng thành kính của bà đối với Tam Bảo (2) như thế nào vậy thôi. Từ nay về sau, bà cứ tiếp tục tụng niệm y như cũ là phải phép rồi.

-Cám ơn Phật, vậy mà con cứ tưởng rằng công lao 30 năm tụng niệm đã trôi theo dòng nước, đa tạ sư phụ chỉ điểm.

Sau khi nhà sư ra đi, bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm, mỗi một câu Om Ma Ni Bay May Khuya được niệm ra thì tâm hồn bà rộn rã tươi vui và một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Nhà sư đi lên đến đỉnh núi ông ngoái đầu nhìn trở lại thì thấy hào quang phát ra từ túp lều tranh của bà lão đã làm sáng rực cả một góc trời.

Trên đây là một câu chuyện đã được lưu truyền rất rộng rãi trong thế giới Phật Giáo, tôi chỉ sửa đổi lại một vài chi tiết nhỏ. Nhớ lại lần đầu tiên khi đọc xong câu chuyện này tôi rất lấy làm cảm động. Cảm động vì tấm lòng thành kính của bà lão đối với Tam Bảo. Câu chuyện này nói lên rằng âm điệu của thần chú tuy quan trọng, thế nhưng lòng thành kính, sự tín ngưỡng, và ý chí chân thành trong lúc niệm thần chú còn quan trọng hơn nhiều.

Thật ra sáu chữ trong Lục Tự Thần Chú này khó có thể lấy một từ ngữ nào để diễn đạt cho được trọn vẹn ý nghĩa. Miễn cưỡng thì ta có thể hiểu được đại ý là “Cầu xin tự tâm thanh tịnh, Liên Hoa Phật nở rộ trong lòng”. Từ chỗ này chúng ta thấy rằng triết lý nhà Phật luôn cho rằng khi muốn tâm hồn đạt được sự thanh tịnh, tất cả phải do sự tự phát từ đáy lòng của con người mà ra. Khi bà lão tụng Lục Tự Thần Chú, tâm địa của bà trong sạch, quang minh lỗi lạc như bầu trời không vướng bận một áng mây, vì vậy mà cách phát âm đúng hay sai của câu thần chú lúc đó không còn là một yếu tố quan trọng. Dĩ nhiên, đối với những người phàm phu tục tử chúng ta khi mà sự chân thành tôn kính chưa đạt đến một trình độ có thể làm cho những hạt đậu nhảy được thì âm điệu chính xác của thần chú và kinh kệ hãy còn là một qui luật phải được thực thi đúng đắn.

Hiện nay Lục Tự Thần Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát đã trở thành một câu chân ngôn được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc của câu thần chú này. Nếu như chúng ta biết được rằng Lục Tự Thần Chú đã nở ra từ hàng ngàn mảnh xương sọ của Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên và rúng động hơn nữa.

Quán Thế Âm Bồ Tát là một đệ tử của đức phật A Di Đà, ngài đã phát nguyện trước đức Phật Đà một lời thề vĩ đại: “Tận hết sức lực, thần thông để phổ độ tất cả chúng sinh. Nếu như còn một chúng sinh nào chưa được siêu thoát, đệ tử sẽ quyết không thành chánh quả. Nếu như tất cả chúng sinh chưa siêu thoát mà đệ tử nửa đường bỏ cuộc, thì xương sọ của đệ tử sẽ nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh.”

Sau khi lập xong lời trọng thệ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tất cả mọi thần thông, háo thân thành trăm, ngàn, vạn hình hài cứu độ được vô số chúng sinh. Trải qua vô lượng kiếp luân hồi, chúng sinh được độ đã nhiều như Hằng hà sa số (3). Thế nhưng khi nhìn lại thế gian, ngài vẫn thấy hãy còn thiên vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong si mê, trầm luân, trụy lạc; vẫn hãy còn vô số chúng sinh đang chịu những khổ nạn tai ách; và những chúng sinh đang tạo ác nghiệp cũng động như cỏ kiến. Từ đó ngài suy diễn ra, nếu cứ tiếp tục luân hồi mãi mãi, thì nỗi đau đớn của chúng sinh sẽ còn tái diễn liên miên, sự việc độ trì chúng sinh do đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, Quán Thế Âm Bồ Tát cảm thấy phiền não. Ngài nghĩ rằng: “Cái khổ của chúng sinh là do chúng sinh mà ra. Khi thế gian còn tồn tại thì nỗi khổ của chúng sinh sẽ không bao giờ chấm dứt mà ta thì sẽ không bao giờ độ cho hết được. Lời thề ngày nào là do ta tự làm khổ lấy ta thôi. Nếu như đối với chúng sinh không có ích lợi, thì ta còn kiên trì với lời thề làm chi?”

Thương thay, khi ý nghĩ thối lui của Quán Thế Âm Bồ Tát vừa chợt xuất hiện thì lời thề của ngài tức thì phản ứng. Xương sọ của ngài tự nhiên nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh, tản mác ra như một đóa hoa sen trăm cánh. Đồng thời Phật A Di Đà cũng từ trong chiếc sọ rạn nứt này hiện thân (4) ngài nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:

“Thiện tai Quán Thế Âm, lời thề không thể bỏ, nuốt lời là đại tội. Những việc thiện trước đây, đều trôi theo dòng nước. Khuyên ngươi tiếp tục tu, nguyện ước tự nhiên thành. Tam thế cùng thập phương (5), chư Phật cùng Bồ Tát, sẽ hết sức giúp cho, thành công đã đến gần”.

Sau đó Đức Phật A Di Đà đã truyền cho ngài khẩu huyết Lục Tự Thần Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát sau khi nghe niệm Lục Tự Chân Ngôn, ngài đạt được đại trí tuệ, sinh đại giác ngộ, và tiếp tục giữ lấy lời thề mà không lùi bước. Chúng ta biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi, là vị Bồ Tát có thiên thủ thiên nhãn, cứu khổ cứu nạn, linh cảm, linh ứng. Lực lượng của ngài có được là nhờ vào quyền năng Lục Tự Chân Ngôn của Phật A Di Đà truyền cho. Cũng từ sự tích này mà Lục Tự Chân Ngôn còn được gọi là Quán Âm Tâm Chú.

Đây là một huyền thoại rất cảm động, não bộ nứt ra trăm ngàn mảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát nở thành đóa hoa sen ngàn cánh. Đó chính là sự tượng trưng đẹp đẽ nhất của Lục Tự Chân Ngôn. Trong số chúng sinh chúng ta, có bao nhiêu người nuôi được ý chí hủy hoại thân xác phàm trần hiện hữu thành tro bụi để nuôi dưỡng cho một đóa hoa sen được ung dung nở trong tim óc mọi người.

Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe xướng âm Lục Tự Chân Ngôn, thanh âm trầm hùng, trang nghiêm đơn thuần, thanh tịnh đó đã khiến cho tôi cảm động rơi nước mắt. Có thể nói rằng trên thế gian không có một thanh âm nào dõng dạc, tràn đầy lực lượng như câu thần chú này. Thật là:

Một tấm lòng trong sáng,
Hoa sen nở rộn ràng,
Sen nở vùng đất sạch,
Trên ngự một Như Lai.

Chú thích:

(1) Om Ma Ni Bay May Hôm: câu thần chú trên đây đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo, nhất là trong phái Mật Tông vùng Tây Tạng. Câu thần chú này đã được phiên âm ra Việt Ngữ là Án Ma Ni Bát Mê Hồng. Người ta luyện câu thần chú này như một phương thức rèn luyện nội công thiền định. Trước hết, tìm một nơi không khí lưu thông, đứng thẳng người, hai tay lật ngửa để ngang bụng, bàn tay trái đặt trên lòng bàn tay phải. Bắt đầu hít vào lồng ngực một hơi thật dài, khi lồng ngực đã chứa đầy dưỡng khí thì mở miệng thở từ từ, đồng thời phát ra âm thanh om và tưởng tượng như luồng chân khí đang ở đỉnh đầu, kế tiếp theo phát âm ma và cố gắng đưa luồng hơi xuống đến mũi. Tiếp theo đến âm ni thì luồng hơi được chuyển xuống đến cổ họng. Tương tự đến âm bay thì luồng hơi được đưa đến lồng ngực, âm may thì chân khí trong người đã được đưa đến đan điền (bụng), tiếp tục đến âm hôm thì luồng hơi được chuyển đến hậu môn và thoát ra bên ngoài cơ thể. Nên nhớ là trong lúc sáu chữ trong câu thần chú này được phát âm thì luồng hơi của cơ thể đang ở trong trạng thái thở ra. Sau đó, sự tập luyện bắt đầu tái diễn bằng cách hít hơi vào lồng ngực…Với hình thức vừa đọc thần chú vừa vận dụng đưa làn hơi trong người tuần hoàn khắp châu thân rồi thoát ra ngoài cơ thể sẽ khiến cho cơ thể con người được giữ ở một trạng thái sạch sẽ và minh mẫn. Những lúc cơ thể mệt mỏi hoặc tinh thần cảm thấy bồn chồn không được an tâm, quý vị có thể thực hiện như lời chỉ dẫn trên đây để lấy lại được sự bình thản trong tâm hồn.

(2) Tam Bảo: Phật Pháp Tăng gọi chung là Tam Bảo. Phật tượng trưng cho từ bi chánh nghĩa. Pháp là lời của Phật dạy hay còn được ghi chép lại thành kinh điển. Tăng là người tu hành, có nhiệm vụ diễn dịch và giảng dạy những ý nghĩa trong kinh điển cho tín đồ.

(3) Hằng hà sa số: Hằng Hà là tên một con sông lớn của xứ Phật Ấn Độ. Hạ lưu dòng sông này cũng là nơi Phật Giáo khai sinh và phát triển. Phù sa sông Hằng nhiều vô số kể và đã nuôi dưỡng không biết bao nhiêu dân chúng Ấn Độ. Vì vậy kinh điển Phật Giáo thường dùng số lượng phù sa của sông Hằng để nói lên cái số nhiều không đếm xuể được.

(4) Hiện thân A Di Đà Phật: Từ sự tích trên đây, mà bây giờ những hình tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát đều đội mão, và chính giữa chiếc mão có một tượng Phật A Di Đà. Đây cũng là cách nhìn vào để phân biệt giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.

(5) Thập phương: từ chữ thập phương thế giới, thập phương chỉ đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên và dưới. Phật Giáo chủ trương có thập phương vô số thế giới gọi là Thập phương thế giới. Trong số thế giới đó có chư Phật và chúng sinh nên còn gọi là Thậop phương Chư Phật và Thập phương chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5689)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4624)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4233)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37105)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5303)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8688)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4396)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13219)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20956)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6569)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]