Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cạn tàu ráo máng

21/08/201506:24(Xem: 4218)
Cạn tàu ráo máng
Cạn tàu ráo máng
 
Trần Mộng Tú
21.08.2015



Tuy vườn sau nhà tôi ở hướng tây, mùa hè nóng thế mà góc vườn vẫn không đến nỗi nào, nhờ có vách tường đá dựng cao và cây mộc lan cổ thụ với những tán lá rộng che kín hai phần ba khu vườn. Chim, thỏ, sóc và nai vẫn tìm đến mỗi ngày. Nhất là nai, sáng sớm chim chưa kịp hót, người chưa ai dậy đã nghe tiếng chân nai bước lạo xạo trên đásỏi. Chúng vào tìm ăn những nụ hồng.

Hè năm nay tự nhiên xuất hiện một vị khách không mời, lạ hoắc.Vị khách này làm chim, sóc và thỏ phải chạy xa, trừ nai. Đó là một con chuột núi.

Gọi nó là chuột núi vì một buổi sáng từ trong bếp ngó ra vườn sau, giữa khe của những phiến đá tôi thấy nó chui ra. Nó không lớn lắm, chỉ bằng một quả dưa chuột, (hóa ra dưa chuột bằng nó chứ không phải nó bằng dưa.) Khi nó xuất hiện mấy con thỏ, con sóc tự nhiên không thấy nữa. Cái máng thức ăn treo trên cành mộc lan cho chim,đôi khi gió đung đưa hoặc chim ăn làm vung vãi xuống gốc, thỏ hay sóc thường tới ăn. Khi nó chạy ra chạy vào thì sóc và thỏ không còn dám bén mảng, cái màu lông đen nhánh của nó đã làm mấy chú này phát sợ. Nó đặc quyền ăn hết những hạt ngũ cốc rơi xuống.

chim-hot-hay-mua-xuan

Nó chạy rất nhanh, chỉ nghe tiếng tôi kéo cánh cửa ra vườn là nó phóng ngay vào một cái khe giữa hai vách đá gần nhất.

A, hôm nay thật lạ, ở trong phòng ăn nhìn qua khung cửa kính, tôi thấy nó đang chễm chệ ngồi trên cái máng ăn của chim, chúi cái mỏ vào, hì hục ăn, trông thật là xấu. Nó làm tôi liên tưởng ngay đến sự so sánh với cách ăn rất thong thả của chim, những con chim cúi xuống, mổ đôi ba hạt, lại ngửng lên, nghiêng nghiêng cái đầu chíp chíp gọi bạn tới chia xẻ. Mới nên thơ làm sao!

Con chuột hôm nay, không thèm đợi thức ăn rơi xuống gốc cây nữa. Thấy mà hoảng! Tôi gọi chồng ơi ới, ra mà xem con chuột tinh khôn này. Làm sao mà nó lên đâyđược. Nó làm tôi liên tưởng đến những ông Làng, ông Xã ở thôn quê ngày trước. Bắt đầu còn lấn loanh quanh vòng ngoài thửa ruộng, rìa đất của dân nghèo, dần dần chiếm luôn cánh đồng, chiếm luôn cả vườn đất hương hỏa mấy đời của cha ông người ta để lại. Cái cách nó hì hục ăn ngũ cốc của chim chẳng khác chi các ông to bàlớn ngày nay ở quê nhà, khi đã ăn được của dân, là ăn cho cạn tàu, ráo máng.

Chúng tôi đập tay vào khung kính cửa sổ gây tiếng động, nó chạy thoắt ngược lên sợi giây thép treo cái máng, chuyền sang cành, chạy ra thân cây, tuột xuống thật nhanh, phóng ngay vào một cái khe đá.

Tôi nói: Anh đặt cho em cái bẫy, em không muốn nó ăn thức ăn của chim và em muốn mấy con sóc, con thỏ hiền lành của em trở lại vườn.

Chồng tôi đi tìm cái bẫy, anh đặt một miếng pho-mai vào trong bẫy, đặt ngay dưới chân vách đá. Tôi hỏi thật kỹ liệu nhỡ thỏ và sóc chui vào có chết không? Anh nói chỉbắt thôi, nghĩa là chui vào không chui ra được. Như thế mình có thể thả ra hoặc mang đi nơi khác. Tôi yên tâm. Chờ mãi không thấy con chuột núi chui vào bẫy, thỏ sóc vẫn chưa dám tìm đường về. Điều giận là con chuột không coi tôi ra gì cả, vẫn thỉnh thoảng nó chễm chệ ngồi trên cái máng thức ăn của chim. Chim không dám về nữa. Bây giờ một mình nó làm chủ khu vườn.

Cả khu vườn vắng bặt tiếng chim ca.

chuot

Tôi bàn với chồng nên dùng mồi khác. Anh không những dùng mồi khác, anh còn dùng bẫy khác. Cái bẫy này nhỏ hơn, nhưng không phải cái lồng như bẫy cũ mà là cái bẫy mở, đặt miếng mồi có ngũ cốc trộn với bơ đậu phộng (peanut butter) vào giữa bẫy. Con vật nào mà bước vào, chạm tới miếng mồi, thì cái bẫy sẽ xập xuống, hai cái chân hoặc cái đầu sẽ bị giữ lại. Cái bẫy này bằng gỗ mỏng, cái lò so để xập xuống cũng rất đơn sơ. Nó sẽ không chết, nhưng không ra được nếu không có ai gỡ nó ra. Cái bẫy này cốt không tổn thương đến con vật.

Tôi hạ cái máng thức ăn của chim xuống, chỉ còn một chút hạt ngũ cốc vương lại. Tôi vứt cái máng vào thùng rác. Sẽ thay cái máng mới cho chim vì đoán là mùi chuột không thôi, cũng đủ làm chim sợ, không dám trở về vườn cũ.

Chúng tôi chờ hai,ba, ngày chưa thấy con chuột sập bẫy, cứ hồi hộp chỉ sợ sóc hay thỏ bị nạn.

Đến ngày thứ năm, cái bẫy mất tích. Chúng tôi đi tìm chung quanh vườn, không thấy đâu cả. Leo lên đồi, ra sau bức tường, nhìn vào những bụi lau, bụi hoa dại, bụi dâuđen (black berry), đi suốt dọc con đường mòn trên đỉnh đồi không hề tìm ra cái bẫy.

Cả tuần kế tiếp không thấy cái quả dưa chuột đen thui xuất hiện. Thỏ, sóc vẫn chưa thấy trở lại. Tôi với chồng tôi cứ đặt ra bao nhiêu giả thuyết: con nào sập bẫy rồi lôi cả cái bẫy đi? Tôi chắc chỉ là con chuột, vì chỉ có con chuột tinh quái mới biết lôi cái bẫy, sóc hay thỏ hiền lắm, chúng sẽ mắc kẹt luôn ở đó cho tới khi được giải cứu.Vậy con chuột lôi cái bẫy đi tới đâu, xa tới thế nào mà chúng tôi tìm không ra?

Sáng sáng, trưa trưa, lại chiều. Khi rảnh rỗi, tôi nhìn ra vách đá, nhìn suốt chiều dài bức tường, nhìn ở gốc cây mộc lan, nhìn dưới chân chậu cúc trắng. Mong như mong một người đi xa về.Tuyệt nhiên, không thấy cái màu lông đen bóng trên thân hình như quả dưa chuột xuất hiện nữa. Nó đi đâu?

Những con thỏ, con sóc đã mon men tìm về vườn, chim đã bắt đầu đập cánh, ríu rít gọi nhau trên cành. Đó là dấu hiệu con chuột đã bỏ đi thật xa. Nó đi xa với cái bẫy trên người?

Nó đi đâu? Chắc chắn nó phải mang theo cái bẫy. Hai chân trước hay cái đầu vướng trong bẫy mà nó vẫn lôi đi đến một nơi nào xa tới nỗi chúng tôi không tìm được thì nó giỏi lắm.

Tôi hình dung ra nó mang theo cái bẫy đi giật lùi, vì đầu và hai chân trước bị kẹt trong bẫy, đi tìm đồng loại ở một nơi nào đó. Chuột là loài gậm nhấm hay lắm, nếu chúng thông minh, xúm vào gậm rách miếng gỗ mỏng, có thể cái bẫy sẽ bung ra, bạn chuột sẽ cứu được nửa thân mình nó ra khỏi bẫy.

Hay nó là một con chuột ở trong một nhóm chuyên phản bội nhau, nên không cứu nó, nó phải đi tìm một cái hốc nào trong bụi rậm, chui vào đó, rồi chết mỏi mòn vì đói.

Tôi thật sự không muốn nó chết, chỉ không muốn nó xuất hiện ở nơi không thuộc về nó, làm những con thú hiền lành như chim, thỏ, sóc sợ hãi phải bỏ khu vườn mà đi.

Bây giờ tôi chỉ muốn nghĩ một đoạn kết tốt đẹp về con chuột núi này, như nó là một con chuột khôn ngoan, đã tìm được cách thoát khỏi cái bẫy, biết hối hận và bỏ đi thật xa.

Nó đủ thông minh để hiểu rằng khu vườn này là của muông chim, của thỏ hoang và sóc, nó không nên quay trở lại.

Đất đai này, cây cỏ này, thực phẩm này, chưa hề là của chuột bao giờ. Nó không nên bắt chước loài người, kẻo phải trả cái giá cho sự chiếm đoạt những cái gì không thuộc về mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4311)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4472)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3845)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4802)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5758)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4629)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5619)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4538)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9579)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
10/04/2013(Xem: 4539)
Sừng sững trên cánh đồng lúa chiêm vùng bắc ngạn sông Đuống, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tụ hội năm ngọn núi khôi vĩ Ma Khám...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]