Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày tháng xót xa

05/03/201508:45(Xem: 3288)
Ngày tháng xót xa
 
hoa cuc 3a

   Ngày tháng xót xa!
 
 
Nguyên Hạnh HTD


 

 

      Có những kỷ niệm tưởng rằng sẽ mờ nhạt theo tháng ngày tất tả, trôi xuôi đến tận cùng triền dốc của cơm áo xứ người. Nhưng không, mỗi khi trời đất đổi mùa thì lòng người lại bâng khuâng, ký ức lại hiện về rõ nét, dù đó là một khoảng thời gian đã qua, một ký ức đã xa... Chỉ còn lại trong tim nhưng cũng đủ xót xa lòng khi nhớ đến!

      Hình ảnh bà cụ già nua ốm yếu, ngồi cô đơn trong căn chòi tranh rách nát, vào một buổi chiều âm u buồn thảm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi, nhớ đến là bồi hồi xao xuyến cả tâm can. Buổi chiều ở Đồng tháp Mười buồn quá sức, buồn đến não nuột xót xa, một chòi tranh nằm chơ vơ bên con lạch nước đục ngầu, không người qua lại, xung quanh chỉ có tiếng ếch nhái than van!

      ...

      Ngày đó, thăm con trong trại giam, ra về đã hết đò. Gọi là đò nhưng đó chỉ là những chiếc "tắc ráng" rất hẹp, lót ngang bằng những thanh gỗ nhỏ, phải ngồi co chân lại mới đủ chỗ. Đã vậy những khi tắc ráng chạy trong các kinh lạch nhỏ, gặp lúc nước rút xuống lại càng khổ thân hơn, hành khách phải trụt xuống lội sình từng bước; còn tắc ráng phải neo lại chờ con nước lên mới tiếp tục chạy được. Tắc ráng thì nhỏ mà lại chuyên chở quá nhiều, có lúc phải ra sông lớn thật nguy hiểm, do đó cứ mỗi chuyến đi tôi hay

dặn dò đứa con trai còn lại ở nhà: " Lỡ me đi không về thì sao!? ".

 

      Ngồi bó gối hơn nửa ngày trời, tứ chi ê ẩm quá chừng! Con đường vào Đồng tháp Mười gian truân vô cùng! Thăm xong thời mới thấy lo, đò đâu mà trở về, đường bộ không có; xin ngủ lại nhà khách vãng lai trong trại, họ không cho làm con tôi trở về trại giam, chân đi không đành, ánh mắt nhìn tôi lo lắng xót xa đến não lòng!

      Tôi lại lang thang, thất tha thất thểu, chân bước vô hồn, chưa biết sẽ qua đêm ở đâu khi chiều tối đang xuống dần. Quanh tôi không một bóng người! Đến khi đi ngang qua một chòi tranh xác xơ, chỉ có một bà cụ già ngồi trên một cái chỏng tre, không mùng mền; tôi đánh liều xin vào tá túc qua đêm, không ngờ bà cụ gật đầu ưng thuận ngay. Chòi tối om, chẳng thấy đèn đuốc gì cả, hỏi thăm tình hình mới biết cụ đang sống với con dâu, đi mót lúa chưa về.

      Khi hỏi mua lại một ít gạo để nấu cơm tối, than ôi! Nhà chỉ có một chum muối hột mà thôi; thì ra ngày nào con dâu ra đồng kiếm được cá mới có gạo mà ăn, còn không thì đành nhịn đói. Tôi đã đi khắp xóm tìm mua một ít gạo hoặc nếp cũng được nhưng họ chỉ có toàn khoai sắn. Dân làng nghèo quá, không làm sao tả xiết được, từng chòi tranh xơ xác nằm hai bên con kinh nước đục ngầu nhưng là nguồn nước mạch sống của họ.

      Những tưởng sẽ nhịn đói qua đêm, may sao có một chiếc đò dọc bán hàng rong đi ngang qua, tôi mua được một ít nếp đậu, nấu một nồi xôi thật lớn để dành cho bà cụ được no trong vài ngày.

      Trời càng về chiều quang cảnh càng thê lương ảm đạm, tiếng ếch nhái than van nghe càng não nuột, lại thêm mỗi nhà chỉ thắp một ngọn đèn leo lét trông như ánh ma trơi giữa đồng không mông quạnh. Chao ôi! đến thế kỷ 20 rồi mà ánh sáng văn minh chưa hề len lỏi về đây. Cuộc sống

của người dân quá tăm tối lầm than, họ nghèo quá rách tươm như những tàu lá chuối tả tơi trong gió.

     Đêm đến chỉ biết đập muỗi liên hồi, ngủ không được tôi lại ra sau chòi ngó vọng vào trại giam. Tôi đứng nơi này lòng nát tan từng mảnh, con tôi trong đó phải chịu đựng bao cực hình; biết bao nỗi buồn phiền cứ gặm nhấm tâm hồn tôi đến mõi mòn!

      Giã từ bà cụ ra về, tôi nhét vội vào tay bà cụ một ít tiền mà nước mắt cứ muốn ứa ra. Tôi quá xót xa cho hoàn cảnh nghiệt ngã của cụ và cũng không biết đến bao giờ tôi mới trở lại nơi đây để nói thêm một lời cám ơn cụ đã cho tôi tá túc dù chỉ một đêm thôi! Và thời gian vẫn không làm xóa nhòa được hình ảnh bà cụ đứng tựa cửa trông theo bước chân tôi cứ xa dần...

      Con ở tù, mẹ làm sao an tâm được. Rồi tôi lại tiếp tục lặn lội đi thăm con. Mỗi lần đi là một lần ê chề cay đắng, chen chúc giành giựt rồi cũng chỉ mua được vé xe đò với giá chợ đen, dù rằng đã đi từ lúc 3 giờ sáng mà nhiều lúc chỉ bám vào hông xe, hai vai mang nặng, sinh mạng con người rẻ như bèo!

      Có một lần cứ yên chí sẽ đi và về trong một ngày nên tôi không dự trữ thức ăn cho các con ở nhà. Không ngờ khi đến nơi, chỉ đọc được một tờ thông báo là đã đưa tù nhân về một trại giam khác ở vùng Đồng tháp Mười sau khi đã kêu án 3 năm tù về tội vượt biên. Tôi dò hỏi dân chúng ở vùng đó, họ cho hay cứ hai người còng chung tay lại và đưa đi hồi 2 giờ sáng. Tôi nhất quyết đi tìm con vì nếu phải đợi đến nửa tháng sau mới đến kỳ thăm nuôi, con tôi sẽ lấy gì mà ăn? Vậy là tiếp tục cuộc hành trình, lần mò qua đò qua sông, họ chỉ cho tôi hãy tìm cách về đến Cao Lãnh rồi sau đó sẽ có "tắc ráng" là phương tiện duy nhất để đi vào trại

 

giam. Lặn lội ngược xuôi, khi đến nơi thì đã hết đò vì mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. 

      Cho đến bây giờ mỗi lần nghe tiếng lá cây xào xạc trong gió là tôi lại nhớ đến bến đò hiu hắt năm xưa với hình ảnh một ông già mù ngồi kéo cây đàn cò não nuột dưới gốc cây bàng xơ xác lá.

      Dân hàng quán ở hai bên cũng xót xa cho hoàn cảnh của tôi nên đã chỉ dẫn cho tôi đến trình diện phường công an gần đó rồi nhờ họ giới thiệu cho phòng trọ để ngủ qua đêm chứ không được ở khách sạn hạng sang vì chỉ dành cho cán bộ cao cấp mà thôi.

      Gọi là phòng trọ nhưng trời ơi! Khi bước vào mới thấy xây xẩm cả mặt mày. Họ chỉ cho tôi một tầng trệt nhỏ xíu, dơ dáy không thể tưởng tượng được; mùng thì cũ rích với một cái giường tre ọp ẹp! Tôi không dám đặt lưng xuống, chỉ lấy cái áo mưa lót mà ngồi, đến khi buông mùng xuống, tôi muốn chết khiếp luôn, rệp bu đen cả cái mùng! Thế là tôi đành ngồi bó gối suốt đêm, không dám nhúc nhích vì sợ chạm vào cái mùng là rệp bu tới ngay. Lâu nay chúng thiếu hơi người mà! Đã thế, chuột lại chạy rần rần, chúng cứ muốn chui vào lục lọi các giỏ thức ăn.

      Thật chưa bao giờ tôi mong cho trời mau sáng từng giây từng phút như cái đêm hãi hùng đó!

      Trời chưa sáng tỏ, sương đêm còn phủ ướt cỏ cây, hơi lạnh còn bàng bạc trong không gian, tôi lại thất thểu ra đi, bước thấp bước cao trên những nẻo đường lầy lội!

      Chính trong cái im vắng của đất trời mới cảm thấy lòng mình chùng xuống và cô đơn đến tận cùng!

      Những ngày vui bao giờ cũng qua mau còn những ngày buồn cứ kéo dài dai dẳng theo tháng năm!

      Làm sao quên được hình ảnh gầy gò, ốm yếu, ghẻ lở của con tôi nắm chặt tay mẹ không muốn rời xa khi tôi phải ra về! Lặn lội mong cho đến nơi để được gặp con, khi thấy con bằng xương bằng thịt, núm ruột mà tôi banh da xẻ thịt sinh ra, nước mắt tôi đã trào ra như nước vỡ bờ! Còn con tôi nhìn lại mẹ mặt mày bơ phờ, hốc hác quần áo lấm tấm vấy sình bùn biết mẹ phải lặn lội cực khổ; qua đò qua sông, lội mương lội sình, nhịn đói nhịn khát không dám rớ đến giỏ đồ ăn mang cho con mới đến được trại giam nên càng xót xa đến sa nước mắt!

      Lòng tôi lại càng nặng trĩu u hoài vì hình ảnh cô đơn của bà cụ trong nhà tranh, đúng là một mảnh đời rách nát tả tơi. Không làm sao trở về thăm bà cụ dù chỉ một lần và cũng không biết nhờ ai trở về nơi đèo heo hút gió đó để thăm bà cụ giùm tôi!

 

      Tháng ngày xa xưa ấy mỗi khi chợt trở về trong ký ức là mỗi lần tôi lại suy ngẫm để xót xa cho thân phận những bà  mẹ Việt Nam trong bối cảnh tang thương của đất nước; không phải chỉ riêng bà mẹ như tôi mà còn biết bao hoàn cảnh những bà mẹ khác phải bôn ba lặn lội gian nan vì con; kẻ xách mang thăm con tù tội nơi heo hút hoang vu vì vượt biên tìm Tự do, người gồng gánh thăm nuôi con trong lao tù Học tập chốn rừng thiêng nước độc và trên bước đường phiêu bạt ấy đôi khi bắt gặp những ân tình tuy nhỏ nhoi như hình ảnh bà cụ già nua ốm yếu trong mái tranh nghèo xơ xác bên dòng kinh ngầu đục, nhưng nó thể hiện được tình người còn sót lại trong cái xã hội biến chất tưởng rằng đã đảo điên!

 

 Nguyên Hạnh HTD

  ( 2015)   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4555)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5180)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11629)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9795)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7861)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3856)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6448)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 88151)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6699)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4936)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]