Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng

27/06/201311:44(Xem: 3498)
Chương 17: Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng

-Với tư cách một người vợ hiền Ấn Độ, chị không phiền trách chồng chị, nhưng chị mong ước làm sao y từ bỏ những quan điểm duy vật của y. Y thường chế diễu những hình ảnh treo trong phòng tham thiền của chị! Em hỡi, chị tin tưởng chắc chắn rằng em có thể giúp chị.

Roma, chị cả tôi, nhìn tôi với cặp mắt van lơn. Tôi đến viếng chị tôi trong giây lát tại nhà chịở Calcutta. Lời yêu cầu của chị làm tôi cảm động vì chị tôi từ thuở nhỏ vẫn gây cho tôi một ảnh hưởng tâm linh rất lớn và từ khi mẹ tôi mất, chịđã cố gắng điền khuyết sự trống trải đó trong gia đình bằng tình thương của chịđối với chúng tôi.

-Thưa chị, lẽ tự nhiên em sẽ cố gắng hết sức để giúp chị.

Tôi mỉm cười để tìm cách dẹp tan sự buồn rầu hiện trên gương mặt chị, trái hẳn với nét mặt bình thản và vui tươi hàng ngày.

Một năm trước đây, chị tôi đã yêu cầu tôi chỉ dẫn pháp môn thiền định và chị đã thực hiện những tiến bộ đáng kể trên con đường đó.

Bỗng nhiên tôi có ý kiến:

-Ngày mai tôi sẽ đi viếng thăm ngôi đền thờ đức Phật Mẫu Quan Âm ở Dakshineswar. Chị hãy cùng đi và cố gắng thuyết phục chồng chị cùng đi với chúng ta. Tôi cảm thấy rằng tại nơi đền miếu trang nghiêm đó, đức Phật Mẫu sẽ cảm động được lòng y, nhưng chị đừng bao giờ hoàn y biết lý do hành hương này.

Chị tôi nhận lời với tấm lòng tràn đầy hy vọng. Sáng ngày hôm sau, tôi sung sướng mà tháy chị và anh rễ tôi sẵn sàng lên đường. Trong khi chiếc xe ngựa của chúng tôi dong ruỗi trên đường lộ trực chỉ Dakshineswar, anh rễ tôi Satish Chandra Bóe buông lời diễu cợt những vị Chân Sư của quá khứ, hiện tại và vị lai. Tôi nhận thấy Roma khóc thầm trong im lặng. Tôi an ủi chị:

-Chị hãy can đảm lên. Đừng cho y có sự thỏa mãn mà thấy chúng ta bực tức những lời nói chế nhạo của y.

Satish nói mỉa mai: -Mukunda, làm sao cậu có thể bị hấp dẫn bởi những kẻ bịp đời giả mạo đó? Chỉ nội một cái hình dáng của người tu sĩ cũng làm cho ta dội ngược; có người gầy đét như bộ xương, có người lại to béo như một con voi!

Tôi bất giác bật cười vang lên, sự phản ứng này làm cho Satish cụt hứng, y trở nên im lặng trầm ngâm. Khi cổ xe vừa tới Dakshineswar, y bèn đùa cợt và nói với giọng châm biếm:

-Có phải chăng cuộc đi chơi này có dụng ý để thuyết phục tôi?

Tôi không nói gì nhưng y lại nắm lấy tay tôi:

-Này ông tu sĩ, ông đừng quên thương lượng trước với nhà chùa về bữa cơm trưa nay của chúng ta!

-Bây giờ tôi phải tham thiền. Anh đừng lo lắng về bữa cơm trưa. Đức Phật Mẫu sẽ đảm nhiệm việc đó.

-Tôi không cần biết đức Phật Mẫu là ai! Nhưng cậu phải chịu trách nhiệm về bữa cơm trưa của tôi!

Giọng nói của Satish có vẻ như một sự hăm dọa. Tôi đi một mình về phía hành lang có nhiều cột của ngôi đền thờ đức Quan Thế Âm. Tôi chọn một góc có bóng mát gần một cây cột và ngồi xếp bằng theo tư thế liên hoa. Tuy lúc ấy mới khoảng bảy giờ sáng nhưng ánh nắng mặt trời có vẻ sắp sửa nóng gắt. Quên hẳn sự vật ngoại cảnh, tôi sửa soạn ngồi thiền. Tâm trí tôi tập trung vào đức Phật Mẫu Quan Thế Âm mà vị tu sĩ Ramakrishna trước đây đã từng chiêm ngưỡng một cách nhiệt thành tại Dakshineswar. Đáp ứng những lời kêu gọi khẩn thiết của tu sĩ, pho tượng đức Phật Mẫu đã cử động và đã nói chuyện với tu sĩ ở chính ngôi đền này.

Tôi cầu nguyện, “Hỡi đức Phật Mẫu Quan Thế Âm từ bi vô lượng, hằng im lặng trong pho tượng bằng đá, ngài đã cử động, sinh hoạt trước sụ khẩn cầu của đức Ramakrishna, xin ngài cũng chiếu cố đến lời cầu xin khẩn thiết của con hằng khao khát được chiêm ngưỡng sự có mặt của ngài.”

Sự nhiệt thành của tôi mỗi lúc càng tăng, kèm theo với một sự bằng an thiêng liêng trong tâm hồn. Tuy nhiên, năm tiếng đồng hồ đã trôi qua, đức Phật Mẫu mà tôi ghi khắc hình dáng trong tư tưởng vẫn không đáp ứng; tôi cảm thấy hơi thất vọng. Đôi khi Thiêng Liêng cũng thử thách người hành giả bằng cách chậm ứng đáp lời cầu nguyện của y. Nhưng Ngài thường xuất hiện trước mắt người tu sĩ kiên tâm bền chí dưới một hình thức mà y thường chiêm bái. Người Gia Tô có khi nhìn thấy Phật Thích Ca hoặc đức Quán Âm, người Phật Giáo nhìn thấy đức Giê Su, hoặc thấy một vầng hào quang từ từ nới rộng, nếu sự chiêm bái của y khoác lấy một hình thức trừu tượng.

Tôi mở đôi mắt một cách luyến tiếc và thấy một vị tăng lữ bước tới đóng cửa đền vào giờ trưa như thường lệ. Tôi bèn đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi và bước ra sân. Mặt trời giữa trưa rọi thẳng xuống nền gạch như thiêu đốt làm cho hai bàn chân của tôi rất đau đớn như bị phỏng. Tôi vừa đứng giữa sân day mặt vào chánh điện vừa cầu nguyện một lần cuối cùng, "Ôi, Phật Mẫu, ngài đã không xuất hiện trong linh ảnh trước nhãn quang của con và bây giờ thì ngài đã khuất dạng trong đền thờ, phía sau những cánh cửa đã đóng. Hôm nay con đặc biệt cầu xin Phật Mẫu độ cho anh rễ con.”

Lời cầu nguyện đó tức khắc được đáp ứng. Trước hết một luồng từ điển mát rượi, tốt lành từ trên đi xuống dọc theo xương sống sau lưng tôi, xuống dưới tận hai bàn chân và đem cho tôi một cảm giác khoan khoái dễ chịu vô cùng. Kế đó tôi vô cùng ngạc nhiên mà thấy ngôi đền dường như từ từ nới rộng đến những kích thước khổng lồ không thể tưởng tượng! Những cánh cửa vĩ đại từ từ mở rộng để lộ pho tượng đá của đức Phật Mẫu, lúc đầu còn đứng yên, sau đó ngài từ từ cử động và nở một nụ cười tiếp đón làm cho tôi say sưa ngây ngất. Hơi thở toát ra từ hai buồng phổi của tôi dường như bị thương hút bởi một thứ đá nam châm khổng lồ. Toàn thân tôi vẫn yên tịnh nhưng không phải là bất động.

Tâm thức tôi đắm chìm trong cơn đại định, đã nới rộng một cách kinh khủng; tầm nhãn quang của tôi phóng ra xa đến mấy dặm đường cho thấy sông Hằng ở bên tay trái, phía bên mặt là khung cảnh bao quát của vùng Dakshineswar. Những vách tường của ngôi đền đều trong suốt, xuyên qua đó tôi nhìn thấy ở đằng xa những người nông dân đang cầy bừa trên những đồng ruộng diễn ra tận chân trời. Tuy tôi không mất hơi thở và toàn thân tôi đắm chìm trong một sự yên tĩnh lạ lùng nhưng tôi vẫn có thể cử động tay chân. Trong nhiều phút tôi chỉ mở mắt và nhắm mắt, trong cả hai trường hợp tôi đều nhình thấy rõ ràng khung cảnh bao quát của vùng Dakshineswar. Cũng như quang tuyến X, nhãn quang tâm linh soi thấu mọi vật vì con mắt thần thông đặt trung tâm ở khắp chốn nhưng không đặt chu vi ở đâu cả. Tôi lại hiểu thêm một lần nữa, trong sân đền nóng như thiêu đốt dưới ánh nắng gắt của mặt trời, rằng chỉ khi nào con người không còn say mê vật chất, đắm chìm trong cơn mơ ảo vọng của cuộc đời thế gian, chừng đó y mới co được sự sống trường cửu muôn đời.

Trong cái linh ảnh của tôi tại Dakshineswar, những vật duy nhất được phóng đại lạ thường là ngôi đền và pho tượng đức Phật Mẫu, kỳ dư đều hiện ra dưới hình dáng bình thường, tuy rằng bao bọc trong một ánh hào quang lạ lùng, với đủ tất cả các màu sắc rực rỡ của chiếc cầu vồng. Thể xác tôi dường như mỏng như sương và sẵn sàng bay bổng! Hoàn toàn ý thức được cảnh vật ở chung quanh, tôi nhìn chung quanh tôi và thậm chí bước đi vài bước mà không làm gián đoạn giây phút huyền diệu đó. Bên ngoài các bức tường của ngôi đền thình lình tôi thấy anh rể tôi ngồi dưới bóng mát của một cây đại thọ. Tôi theo dõi một cách dễ dàng giòng tư tưởng của y: bầu không khí thiêng liêng của ngôi đền làm cho y có đôi chút giảm bớt những ý nghĩ trần tục nhưng y lại có ý nghĩa oán trách tôi. Tôi bèn quay lại pho tượng khổng lồ của đức Quán Thế Âm:

-Bạch Phật Mẫu! Xin Ngài hãy cứu độ tâm linh cho anh rể con!

Pho tượng từ trước vẫn câm lặng bèn thốt ra những lời này, “Lời cầu nguyện của con đã được đáp ứng.”

Tôi sung sướng nhìn Satish. Dường như một giọng nói bí mật nào đã cho y biết rằng y đang chịu ảnh hưởng của một quyền năng thiêng liêng, y bèn đứng dậy và đi tới ngôi đền. Hầm hầm nét mặt, y đến gần tôi với hai bàn tay nắm chặt.

Cái linh ảnh thiêng liêng liền biến mất. Tôi không còn nhìn thấy đức Phật Mẫu: ngôi đền lúc nãy vấn toàn lớn vĩ đại, nay đã trở lại bình thường và không còn trong suốt nữa. Một lần nữa thân thể tôi lại quằn quại dưới những tia nắng gắt của mặt trời. Tôi lao mình vào bóng mát của dãy hành lang nhiều cột. Satish bèn giận dữ đuổi theo tôi. Tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy vừa đúng một giờ trưa! Cái linh ảnh thiêng liêng đã kéo dài đúng sáu mươi phút.

-Thằng ngốc! Anh rể tôi la lên. Thế là mày vẫn ngồi khoanh tay khoanh chân ở một chỗ suốt sáu tiếng đồng hồ không nhúc nhích! Tao bắt gặp mày tại trận đó nhé! Bữa cơm trưa của tao đâu? Bây giờ đền đã đóng cửa, mày đã không dặn trước cho họ nấu cơm, thế là chúng ta phải ngồi trơ mõm ra đây phải không?

Sự xuất hiện của Đức Quan Thế Âm trong linh ảnh của tôi lúc này hãy con làm cho tôi say sưa ngây ngất. Tôi bèn đáp:

-Đức Phật Mẫu sẽ cho chúng ta ăn no.

Satish nổi cơn thịnh nộ đến cực điểm:

-Đây là lần chót, tao muốn xem thấy đức Phật Mẫu dọn cơm cho chúng ta ăn mà không cần có sự thỏa thuận của nhà chùa.

Y vừa nói dứt lời thì một vị tăng lữ đi ngang qua sân đền và đến gần chúng tôi:

-Con hỡi, ta đã nhìn thấy ánh hào quang hiện trên gương mặt con trong những giờ tham thiền vừa rồi. Sáng nay, khi các con vừa đến, ta cảm thấy cần để phần cơm dành cho bữa trưa của các con. Thật là trái luật lệ nhà chùa mà mời khách dùng bữa khi họ không dặn trước, tuy vậy ta cũng vui lòng dành một ngoại lệ cho các con.

Tôi cảm ơn vị tăng lữ và nhìn Satish thẳng vào đôi mắt y. Sự cảm xúc làm cho y đỏ mặt và cúi đầu. Khi một bữa ăn thịnh soạn được dọn ra cho chúng tôi, thậm chí có cả xoài ngon và trái mùa, tôi nhận thấy ông anh rể tôi chỉăn lấy lệ nhưng tâm hồn y vơ vẩn ở đâu đâu. Y có vẻ đắm chìm trong cơn suy tư thâm trầm. Trong chuyến trở về Calcutta, Satish lòng đã lắng dịu, nhìn tôi như có ý xin lỗi. Nhưng y vẫn lẳng lặng không nói gì kể từ khi vị tăng lữ mời chúng tôi dùng cơm trưa, việc này có cái tác dụng như một phép mầu nó đảo lộn tất cả những ý nghĩ duy vật của y.

Ngày hôm sau, tôi đến thăm chị tôi. Chịđón tiếp tôi một cách nồng nhiệt và nói:

-Này em, thật là một phép lạ! Tối hôm qua, Satish đã khóc trên đầu gối của chị. Y vừa khóc vừa nói: “Em yêu quí, anh thật là sung sướng vô bờ bến mà thấy rằng Mukunda đã thành công trong ý định muốn hoán cải anh. Anh sẽ sửa chữa lại tất cả những điều lầm lỗi của anh đối với em. Kể từ nay, buồng ngủ của chúng ta sẽ dành riêng cho sự cầu nguyện mà thôi, còn em sẽ ngủ trong phòng tham thiền nhỏ của em. Anh cảm thấy vô cùng hối tiếc mà đã diễu cợt Mukunda. Anh sẽ cứu chuộc lại tội lỗi bằng cách sẽ giữ im lặng đối với Mukunda cho đến khi nào anh đã tiến bộ khá nhiều trên đường Đạo. Kể từ ngày nay, anh sẽ tôn thờ đức Phật Mẫu Quan Thế Âm và hy vọng một ngày kia sẽ được đức Phật Mẫu ban phước lành!”

Nhiều năm sau, tôi đến viếng anh rể tôi ở Delhi. Tôi lấy làm vô cùng vui sướng mà thấy y đã đạt tới một trình độ tâm linh khá cao, và đức Phật Mẫu đã hạ cố mà xuất hiện trong những linh ảnh của y. Trong những ngày tôi tạm trú tại nhà y, tôi nhận thấy Satish dùng phần lớn thời giờ mỗi đêm để tham thiền trong vòng bí mật, dẫu trong những khi đau ốm và ban ngày còn phải làm việc tại văn phòng.

Đó là câu chuyện lạ lùng của anh rể tôi, từ một người duy vật đã trở thành vị tu sĩ thánh thiện.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7721)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4249)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4764)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6184)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7684)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5210)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5273)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4356)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 8622)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 10042)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]