Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng

27/06/201311:44(Xem: 3509)
Chương 17: Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng

-Với tư cách một người vợ hiền Ấn Độ, chị không phiền trách chồng chị, nhưng chị mong ước làm sao y từ bỏ những quan điểm duy vật của y. Y thường chế diễu những hình ảnh treo trong phòng tham thiền của chị! Em hỡi, chị tin tưởng chắc chắn rằng em có thể giúp chị.

Roma, chị cả tôi, nhìn tôi với cặp mắt van lơn. Tôi đến viếng chị tôi trong giây lát tại nhà chịở Calcutta. Lời yêu cầu của chị làm tôi cảm động vì chị tôi từ thuở nhỏ vẫn gây cho tôi một ảnh hưởng tâm linh rất lớn và từ khi mẹ tôi mất, chịđã cố gắng điền khuyết sự trống trải đó trong gia đình bằng tình thương của chịđối với chúng tôi.

-Thưa chị, lẽ tự nhiên em sẽ cố gắng hết sức để giúp chị.

Tôi mỉm cười để tìm cách dẹp tan sự buồn rầu hiện trên gương mặt chị, trái hẳn với nét mặt bình thản và vui tươi hàng ngày.

Một năm trước đây, chị tôi đã yêu cầu tôi chỉ dẫn pháp môn thiền định và chị đã thực hiện những tiến bộ đáng kể trên con đường đó.

Bỗng nhiên tôi có ý kiến:

-Ngày mai tôi sẽ đi viếng thăm ngôi đền thờ đức Phật Mẫu Quan Âm ở Dakshineswar. Chị hãy cùng đi và cố gắng thuyết phục chồng chị cùng đi với chúng ta. Tôi cảm thấy rằng tại nơi đền miếu trang nghiêm đó, đức Phật Mẫu sẽ cảm động được lòng y, nhưng chị đừng bao giờ hoàn y biết lý do hành hương này.

Chị tôi nhận lời với tấm lòng tràn đầy hy vọng. Sáng ngày hôm sau, tôi sung sướng mà tháy chị và anh rễ tôi sẵn sàng lên đường. Trong khi chiếc xe ngựa của chúng tôi dong ruỗi trên đường lộ trực chỉ Dakshineswar, anh rễ tôi Satish Chandra Bóe buông lời diễu cợt những vị Chân Sư của quá khứ, hiện tại và vị lai. Tôi nhận thấy Roma khóc thầm trong im lặng. Tôi an ủi chị:

-Chị hãy can đảm lên. Đừng cho y có sự thỏa mãn mà thấy chúng ta bực tức những lời nói chế nhạo của y.

Satish nói mỉa mai: -Mukunda, làm sao cậu có thể bị hấp dẫn bởi những kẻ bịp đời giả mạo đó? Chỉ nội một cái hình dáng của người tu sĩ cũng làm cho ta dội ngược; có người gầy đét như bộ xương, có người lại to béo như một con voi!

Tôi bất giác bật cười vang lên, sự phản ứng này làm cho Satish cụt hứng, y trở nên im lặng trầm ngâm. Khi cổ xe vừa tới Dakshineswar, y bèn đùa cợt và nói với giọng châm biếm:

-Có phải chăng cuộc đi chơi này có dụng ý để thuyết phục tôi?

Tôi không nói gì nhưng y lại nắm lấy tay tôi:

-Này ông tu sĩ, ông đừng quên thương lượng trước với nhà chùa về bữa cơm trưa nay của chúng ta!

-Bây giờ tôi phải tham thiền. Anh đừng lo lắng về bữa cơm trưa. Đức Phật Mẫu sẽ đảm nhiệm việc đó.

-Tôi không cần biết đức Phật Mẫu là ai! Nhưng cậu phải chịu trách nhiệm về bữa cơm trưa của tôi!

Giọng nói của Satish có vẻ như một sự hăm dọa. Tôi đi một mình về phía hành lang có nhiều cột của ngôi đền thờ đức Quan Thế Âm. Tôi chọn một góc có bóng mát gần một cây cột và ngồi xếp bằng theo tư thế liên hoa. Tuy lúc ấy mới khoảng bảy giờ sáng nhưng ánh nắng mặt trời có vẻ sắp sửa nóng gắt. Quên hẳn sự vật ngoại cảnh, tôi sửa soạn ngồi thiền. Tâm trí tôi tập trung vào đức Phật Mẫu Quan Thế Âm mà vị tu sĩ Ramakrishna trước đây đã từng chiêm ngưỡng một cách nhiệt thành tại Dakshineswar. Đáp ứng những lời kêu gọi khẩn thiết của tu sĩ, pho tượng đức Phật Mẫu đã cử động và đã nói chuyện với tu sĩ ở chính ngôi đền này.

Tôi cầu nguyện, “Hỡi đức Phật Mẫu Quan Thế Âm từ bi vô lượng, hằng im lặng trong pho tượng bằng đá, ngài đã cử động, sinh hoạt trước sụ khẩn cầu của đức Ramakrishna, xin ngài cũng chiếu cố đến lời cầu xin khẩn thiết của con hằng khao khát được chiêm ngưỡng sự có mặt của ngài.”

Sự nhiệt thành của tôi mỗi lúc càng tăng, kèm theo với một sự bằng an thiêng liêng trong tâm hồn. Tuy nhiên, năm tiếng đồng hồ đã trôi qua, đức Phật Mẫu mà tôi ghi khắc hình dáng trong tư tưởng vẫn không đáp ứng; tôi cảm thấy hơi thất vọng. Đôi khi Thiêng Liêng cũng thử thách người hành giả bằng cách chậm ứng đáp lời cầu nguyện của y. Nhưng Ngài thường xuất hiện trước mắt người tu sĩ kiên tâm bền chí dưới một hình thức mà y thường chiêm bái. Người Gia Tô có khi nhìn thấy Phật Thích Ca hoặc đức Quán Âm, người Phật Giáo nhìn thấy đức Giê Su, hoặc thấy một vầng hào quang từ từ nới rộng, nếu sự chiêm bái của y khoác lấy một hình thức trừu tượng.

Tôi mở đôi mắt một cách luyến tiếc và thấy một vị tăng lữ bước tới đóng cửa đền vào giờ trưa như thường lệ. Tôi bèn đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi và bước ra sân. Mặt trời giữa trưa rọi thẳng xuống nền gạch như thiêu đốt làm cho hai bàn chân của tôi rất đau đớn như bị phỏng. Tôi vừa đứng giữa sân day mặt vào chánh điện vừa cầu nguyện một lần cuối cùng, "Ôi, Phật Mẫu, ngài đã không xuất hiện trong linh ảnh trước nhãn quang của con và bây giờ thì ngài đã khuất dạng trong đền thờ, phía sau những cánh cửa đã đóng. Hôm nay con đặc biệt cầu xin Phật Mẫu độ cho anh rễ con.”

Lời cầu nguyện đó tức khắc được đáp ứng. Trước hết một luồng từ điển mát rượi, tốt lành từ trên đi xuống dọc theo xương sống sau lưng tôi, xuống dưới tận hai bàn chân và đem cho tôi một cảm giác khoan khoái dễ chịu vô cùng. Kế đó tôi vô cùng ngạc nhiên mà thấy ngôi đền dường như từ từ nới rộng đến những kích thước khổng lồ không thể tưởng tượng! Những cánh cửa vĩ đại từ từ mở rộng để lộ pho tượng đá của đức Phật Mẫu, lúc đầu còn đứng yên, sau đó ngài từ từ cử động và nở một nụ cười tiếp đón làm cho tôi say sưa ngây ngất. Hơi thở toát ra từ hai buồng phổi của tôi dường như bị thương hút bởi một thứ đá nam châm khổng lồ. Toàn thân tôi vẫn yên tịnh nhưng không phải là bất động.

Tâm thức tôi đắm chìm trong cơn đại định, đã nới rộng một cách kinh khủng; tầm nhãn quang của tôi phóng ra xa đến mấy dặm đường cho thấy sông Hằng ở bên tay trái, phía bên mặt là khung cảnh bao quát của vùng Dakshineswar. Những vách tường của ngôi đền đều trong suốt, xuyên qua đó tôi nhìn thấy ở đằng xa những người nông dân đang cầy bừa trên những đồng ruộng diễn ra tận chân trời. Tuy tôi không mất hơi thở và toàn thân tôi đắm chìm trong một sự yên tĩnh lạ lùng nhưng tôi vẫn có thể cử động tay chân. Trong nhiều phút tôi chỉ mở mắt và nhắm mắt, trong cả hai trường hợp tôi đều nhình thấy rõ ràng khung cảnh bao quát của vùng Dakshineswar. Cũng như quang tuyến X, nhãn quang tâm linh soi thấu mọi vật vì con mắt thần thông đặt trung tâm ở khắp chốn nhưng không đặt chu vi ở đâu cả. Tôi lại hiểu thêm một lần nữa, trong sân đền nóng như thiêu đốt dưới ánh nắng gắt của mặt trời, rằng chỉ khi nào con người không còn say mê vật chất, đắm chìm trong cơn mơ ảo vọng của cuộc đời thế gian, chừng đó y mới co được sự sống trường cửu muôn đời.

Trong cái linh ảnh của tôi tại Dakshineswar, những vật duy nhất được phóng đại lạ thường là ngôi đền và pho tượng đức Phật Mẫu, kỳ dư đều hiện ra dưới hình dáng bình thường, tuy rằng bao bọc trong một ánh hào quang lạ lùng, với đủ tất cả các màu sắc rực rỡ của chiếc cầu vồng. Thể xác tôi dường như mỏng như sương và sẵn sàng bay bổng! Hoàn toàn ý thức được cảnh vật ở chung quanh, tôi nhìn chung quanh tôi và thậm chí bước đi vài bước mà không làm gián đoạn giây phút huyền diệu đó. Bên ngoài các bức tường của ngôi đền thình lình tôi thấy anh rể tôi ngồi dưới bóng mát của một cây đại thọ. Tôi theo dõi một cách dễ dàng giòng tư tưởng của y: bầu không khí thiêng liêng của ngôi đền làm cho y có đôi chút giảm bớt những ý nghĩ trần tục nhưng y lại có ý nghĩa oán trách tôi. Tôi bèn quay lại pho tượng khổng lồ của đức Quán Thế Âm:

-Bạch Phật Mẫu! Xin Ngài hãy cứu độ tâm linh cho anh rể con!

Pho tượng từ trước vẫn câm lặng bèn thốt ra những lời này, “Lời cầu nguyện của con đã được đáp ứng.”

Tôi sung sướng nhìn Satish. Dường như một giọng nói bí mật nào đã cho y biết rằng y đang chịu ảnh hưởng của một quyền năng thiêng liêng, y bèn đứng dậy và đi tới ngôi đền. Hầm hầm nét mặt, y đến gần tôi với hai bàn tay nắm chặt.

Cái linh ảnh thiêng liêng liền biến mất. Tôi không còn nhìn thấy đức Phật Mẫu: ngôi đền lúc nãy vấn toàn lớn vĩ đại, nay đã trở lại bình thường và không còn trong suốt nữa. Một lần nữa thân thể tôi lại quằn quại dưới những tia nắng gắt của mặt trời. Tôi lao mình vào bóng mát của dãy hành lang nhiều cột. Satish bèn giận dữ đuổi theo tôi. Tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy vừa đúng một giờ trưa! Cái linh ảnh thiêng liêng đã kéo dài đúng sáu mươi phút.

-Thằng ngốc! Anh rể tôi la lên. Thế là mày vẫn ngồi khoanh tay khoanh chân ở một chỗ suốt sáu tiếng đồng hồ không nhúc nhích! Tao bắt gặp mày tại trận đó nhé! Bữa cơm trưa của tao đâu? Bây giờ đền đã đóng cửa, mày đã không dặn trước cho họ nấu cơm, thế là chúng ta phải ngồi trơ mõm ra đây phải không?

Sự xuất hiện của Đức Quan Thế Âm trong linh ảnh của tôi lúc này hãy con làm cho tôi say sưa ngây ngất. Tôi bèn đáp:

-Đức Phật Mẫu sẽ cho chúng ta ăn no.

Satish nổi cơn thịnh nộ đến cực điểm:

-Đây là lần chót, tao muốn xem thấy đức Phật Mẫu dọn cơm cho chúng ta ăn mà không cần có sự thỏa thuận của nhà chùa.

Y vừa nói dứt lời thì một vị tăng lữ đi ngang qua sân đền và đến gần chúng tôi:

-Con hỡi, ta đã nhìn thấy ánh hào quang hiện trên gương mặt con trong những giờ tham thiền vừa rồi. Sáng nay, khi các con vừa đến, ta cảm thấy cần để phần cơm dành cho bữa trưa của các con. Thật là trái luật lệ nhà chùa mà mời khách dùng bữa khi họ không dặn trước, tuy vậy ta cũng vui lòng dành một ngoại lệ cho các con.

Tôi cảm ơn vị tăng lữ và nhìn Satish thẳng vào đôi mắt y. Sự cảm xúc làm cho y đỏ mặt và cúi đầu. Khi một bữa ăn thịnh soạn được dọn ra cho chúng tôi, thậm chí có cả xoài ngon và trái mùa, tôi nhận thấy ông anh rể tôi chỉăn lấy lệ nhưng tâm hồn y vơ vẩn ở đâu đâu. Y có vẻ đắm chìm trong cơn suy tư thâm trầm. Trong chuyến trở về Calcutta, Satish lòng đã lắng dịu, nhìn tôi như có ý xin lỗi. Nhưng y vẫn lẳng lặng không nói gì kể từ khi vị tăng lữ mời chúng tôi dùng cơm trưa, việc này có cái tác dụng như một phép mầu nó đảo lộn tất cả những ý nghĩ duy vật của y.

Ngày hôm sau, tôi đến thăm chị tôi. Chịđón tiếp tôi một cách nồng nhiệt và nói:

-Này em, thật là một phép lạ! Tối hôm qua, Satish đã khóc trên đầu gối của chị. Y vừa khóc vừa nói: “Em yêu quí, anh thật là sung sướng vô bờ bến mà thấy rằng Mukunda đã thành công trong ý định muốn hoán cải anh. Anh sẽ sửa chữa lại tất cả những điều lầm lỗi của anh đối với em. Kể từ nay, buồng ngủ của chúng ta sẽ dành riêng cho sự cầu nguyện mà thôi, còn em sẽ ngủ trong phòng tham thiền nhỏ của em. Anh cảm thấy vô cùng hối tiếc mà đã diễu cợt Mukunda. Anh sẽ cứu chuộc lại tội lỗi bằng cách sẽ giữ im lặng đối với Mukunda cho đến khi nào anh đã tiến bộ khá nhiều trên đường Đạo. Kể từ ngày nay, anh sẽ tôn thờ đức Phật Mẫu Quan Thế Âm và hy vọng một ngày kia sẽ được đức Phật Mẫu ban phước lành!”

Nhiều năm sau, tôi đến viếng anh rể tôi ở Delhi. Tôi lấy làm vô cùng vui sướng mà thấy y đã đạt tới một trình độ tâm linh khá cao, và đức Phật Mẫu đã hạ cố mà xuất hiện trong những linh ảnh của y. Trong những ngày tôi tạm trú tại nhà y, tôi nhận thấy Satish dùng phần lớn thời giờ mỗi đêm để tham thiền trong vòng bí mật, dẫu trong những khi đau ốm và ban ngày còn phải làm việc tại văn phòng.

Đó là câu chuyện lạ lùng của anh rể tôi, từ một người duy vật đã trở thành vị tu sĩ thánh thiện.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8586)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
30/03/2019(Xem: 8083)
Sách của Hòa Thượng Thích Như Điển đã có trên Amazon, ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo đã rất nhiệt tình và đã bắt đầu đưa dùm những sách của tôi viết cũng như dịch lên trang Amazon, Xin niệm ân TT Nguyên Tạng, Thầy Hạnh Tuệ cũng như ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo, Đh Quảng Pháp Triết Trần, Đh Tân Thường Định rất nhiều về việc nầy để đưa những tác phẩm này đến với độc giả gần xa.
24/03/2019(Xem: 4037)
Mẹ kể: Năm 1960. Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm. Anh thương em lắm lắm.
24/03/2019(Xem: 3777)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen Từ lâu vẫn ghé qua bên sông này.
21/03/2019(Xem: 4107)
Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
16/03/2019(Xem: 3632)
Đường của ruộng, lúa đồng phả hương con gái, phất phơ gió mùa mơn mởn làng quê.Vẫn tên giòng nước năm xưa soi bóng lũy tre, uốn mình dọc bờ về quê ngoại; cánh cò điểm trắng nền xanh lúa mạ, nước Hương Giang tiếp sức cổ thành.
04/03/2019(Xem: 4929)
Ngoài địa danh cầu Thủ Huồng, ở Đồng Nai còn có những địa danh khác như chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng đều gắn liền sự tích một nhân vật có thật tên Thủ Huồng đã được ghi trong sử sách.
28/02/2019(Xem: 3930)
Mới hồi trưa nay, ngủ say với 'thử thể bất an" rã rời mệt mỏi, tôi mơ thấy Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tôi vội quỳ sụp xuống, dập đầu lạy liên tục, mà lúc đó vẫn thấy biết là mình đang rúng động tâm can, ngập tràn hạnh phúc... - Con kính bái Tổ Sư... - Hứ!
26/02/2019(Xem: 8411)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 15580)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]