Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Tham Thẳng Tắt Một Đường

24/06/201318:21(Xem: 9647)
Chương 14: Tham Thẳng Tắt Một Đường

Kho báu nhà Thiền

Chương 14: Tham thẳng tắt một đường

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Thiền sư Ðức Sơn Tuyên Giám xuất thế, hễ thấy Tăng vào cửa liền đánh.
Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền xuất thế, hễ thấy Tăng vào cửa liền hét.
Pháp ngữ của Ngài Ðại Huệ dạy người sơ lược như sau: Chỉ cần đem cái chỗ bình sanh do tọa thiền mà được, do xem kinh giáo mà được, do ghi nhớ ngữ lục mà được, do lãnh hội lời nói trên cửa miệng Tông sư mà được nhất thời quét qua thế giới khác, rồi bình tĩnh xét nét kỹ lưỡng: Tại sao Ðức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đánh? Tại sao Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét? Nếu biết được chỗ ứng dụng của hai vị đại lão này thì hằng ngày chạm cảnh gặp duyên chẳng cho là thế đế thông thường, cũng chẳng cho là lý luận Phật pháp, đã không chấp trước hai bên thì phải biết là tự có một con đường sống vậy.
Hòa thượng Bí Ma Nham thường cầm một cây nạng gỗ, mỗi khi có Tăng đến lễ bái, bèn chỉa vào cổ nói: Ma mị nào dạy ông xuất gia? Ma mị nào dạy ông hành cước? Nói được cũng chết dưới cây nạng gỗ này. Nói mau! Nói mau!
Người học ít có kẻ đáp được.

Hội Nguyên

Hòa thượng Từ Minh, trong thất có giắt một ề thanh gươm, và để một đội giày cỏ, một chậu nước bên cạnh thanh gươm ấy.
Mỗi khi có người vào thất, Ngài bèn nói: "Xem ! Xem !".
Có người đến bên thanh gươm nghĩ nghị.
Sư bảo: Nguy hiểm ! Táng thân mất mạng rồi! Bèn quát đuổi ra.
Hòa thượng Tử Hồ có dựng một tấm bảng trước sơn môn, trong đó viết:
"Tử Hồ này có một con chó trên cắn đầu người, giữa cắn lưng người, dưới cắn chân người, nghĩ nghị thì táng thân mất mạng".
Hễ thấy người mới đến, ngài bèn quát : "Coi chừng chó dữ!".
Tăng vừa quay đầu, Tử Hồ liền trở về phương trượng.

Nham Lục

Thiền sư Phật Giám Cần, trong thất có để sáu con xúc xắc, mỗi mặt đều có khắc một chấm.
Tăng vừa vào cửa, Sư quăng ra hỏi: " Hội chăng?". Tăng dù nghĩ nghị hay không nghĩ nghị, Sư liền đánh đuổi ra.

Hội Nguyên

Thiền sư Hối Ðường Tâm, trong thất, Ngài thường đưa nắm tay lên hỏi Tăng: "Nói là nắm tay thì phạm, chẳng nói là nắm tay thì trái, vậy nói là cái gì?
Thiền sư Ðại Huệ, trong thất, thường đưa cây trúc bề lên hỏi Tăng: "Nói là trúc bề thì phạm, chẳng nói là trúc bề thì trái, chẳng được nói, chẳng đưọc không nói. Nói mau! Nói mau!"
Hòa thượng Hương Nghiêm dạy chúng:
Nếu luận về việc này thì như người leo lên cây cao, miệng cắn cành cây, chân chẳng đạp cành, tay không nắm nhánh. Dưới gốc cây chợt có người hỏi:
- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?
Chẳng trả lời người kia thì phụ câu hỏi. Bằng trả lời thì táng thân mất mạng. Vậy ngay khi ấy phải làm gì?

Hội Nguyên

Thiền sư Ba Tiêu Thanh dạy chúng:
Ông có một cây gậy, ta cho ông một cây gậy. Ông không có cây gậy, ta lấy cây gậy của ông.
Thiền sư Khai Thiện Khiêm nói:
Sơn tăng thường nói, đi đứng ngồi nằm quyết định chẳng phải, thấy nghe hay biết quyết định chẳng phải, suy nghĩ phân biệt quyết định chẳng phải, ngôn ngữ vấn đáp quyết định chẳng phải. Thử dứt tuyệt bốn con đường này mà khán. Nếu chẳng dứt tuyệt thì chắc chắn chẳng ngộ. Bốn con đường này, nếu dứt tuyệt thì đối với công án:
"Tăng hỏi Triệu Châu:
- Con chó có Phật tánh không?
Triệu Châu đáp:
- Không".
Và công án:
"Tăng hỏi Vân Môn:
- Phật là gì?
Vân Môn đáp:
- Que chùi phân".
Chắc chắn ông cười ha hả.

La Hồ Dã Tập

Hòa thượng Dương Kỳ, trong thất hỏi Tăng:
Gai góc ông làm sao nuốt? Vòng kim cương ông làm sao thấu?
Thiền sư Ðại Huệ trong thất hỏi Tăng:
Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
Hòa thượng Thạch Ðầu nói: "Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được, thế ấy chẳng thế ấy đều chẳng được. Ông phải làm sao?"
Hòa thượng La Sơn nói: "Hội chăng? Chẳng phải thiền, chẳng phải đạo, chẳng phải Phật, chẳng phải pháp, là cái gì?".
Cổ đức dạy: Việc này chẳng thể lấy hữu tâm cầu, chẳng thể dùng vô tâm đắc, chẳng thể dùng ngôn ngữ tạo, chẳng thể dùng tịch mặc thông.
Ngài Ðại Huệ nói:
Ðây là lời tha thiết bậc nhất của người vào bùn vào nước nói ra, nhưng thường thường người tham thiền chỉ nhớ qua loa như thế mà trái lại không chịu khán kỹ xem đó là cái đạo lý gì?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4881)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13191)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 10044)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15459)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15919)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14707)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 15097)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7914)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19150)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14827)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]