Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Lòng hổ thẹn

24/06/201317:19(Xem: 9174)
Chương 4: Lòng hổ thẹn

Kho báu nhà Thiền

Chương 4: Lòng hổ thẹn

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Trong Văn Thích Nạn, Thủ tọa Hy Nhan nói:
Xuất gia làm Tăng đâu phải là việc nhỏ, chẳng phải để cầu sự an ổn thảnh thơi, chẳng phải để cầu sự no ấm, chẳng phải để cầu danh lợi, mà vì sanh tử, vì chúng sanh, vì dứt phiền não, ra khỏi bể tam giới, nối huệ mạng Phật. Ngày nay cách Phật đã xa, chánh pháp suy đồi, ngươi đâu dám làm càn như vậy ư!
Kinh Bảo Lương nói: “Tỳ kheo chẳng tu pháp Tỳ kheo, cả đại thiên không có chỗ phun nước miếng…” Mang tấm thân sáu thước mà không có trí huệ, Phật gọi là “si Tăng” (ông Tăng ngu si). Có ba tấc lưỡi mà không thuyết pháp được, Phật gọi là” á dương Tăng” (ông Tăng câm như dê). Tợ Tăng mà chẳng phải Tăng, tợ tục mà chẳng phải tục, Phật gọi đó là “điểu thử Tăng” (ông Tăng chim chuột), cũng gọi là cư sĩ trọc.
Hòa thượng Lại Am Xu nói:
Kinh Lăng nghiêm chép: Thế nào là kẻ mượn y phục ta bán đứng Như Lai, tạo các thứ nghiệp? nếu người chẳng dùng giới nhiếp tâm thì dù chổ hiểu biết có ngang với Phật Tổ cũng chưa khỏi bán đứng Như Lai. Tạo các thứ nghiệp, huống là kẻ tầm thường ư!
Ngài Cao Am trụ ở Vân Cư, mỗi khi thấy người xuất gia vào thất Ngài mà chẳng khế được cơ, Ngài liền nắm áo người ấy mà nghiêm sắc mặt trách: “Cha mẹ nuôi dưỡng thân ông, thầy bạn tạo thành chí ông; ông không bị sự đói lạnh bức bách, không bị sự nhọc nhằn lính tráng. Thế mà ông chẳng tinh tấn cho thành đạo nghiệp, ngày sau có mặt mũi nào nhìn cha mẹ, thầy bạn”. Nghe lời này, có người rơi lệ. Hiệu lệnh của Ngài nghiêm khắc như thế.

Thiền Môn Bảo Huấn

Pháp lệnh của cổ nhân cảm người đến thế. Sư Tăng ngày xưa chí thành cầu đạo như vậy. Ngày nay tuy đã hơn năm trăm năm sau, nếu có vị sư nào chân thật học đạo, đọc đến lời ấy đâu khỏi chẳng chạnh lòng!
Hòa thượng Vân Phong duyệt, tiểu tham lược nói:
Ðâu chẳng thấy trong kinh nói: “Thà lấy sắt nóng quấn thân, chẳng thọ y phục của người tín tâm; thà lấy nước đồng sôi đổ vào miệng, chẳng thọ thức ăn của người tín tâm…”. Nếu Thượng tọa được như vầy: Biến đất đai thành vàng ròng, khuấy nước sông dài làm tô lạc thì Thượng tọa mới xứng đáng nhận của cúng dường. Bằng chưa được như thế thì cho đến giọt nước tấc tơ cũng phải mang lông đội sừng kéo cày trả nợ cho người.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2011(Xem: 2121)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
22/05/2011(Xem: 2364)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹp và trong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
22/05/2011(Xem: 2499)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
12/05/2011(Xem: 2208)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
12/05/2011(Xem: 4694)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
12/05/2011(Xem: 2468)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
12/05/2011(Xem: 2443)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu có và quyền quý. Ông lái buôn là người có học...
09/05/2011(Xem: 3060)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
09/05/2011(Xem: 14350)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 19798)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]