Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Lòng hổ thẹn

24/06/201317:19(Xem: 9313)
Chương 4: Lòng hổ thẹn

Kho báu nhà Thiền

Chương 4: Lòng hổ thẹn

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Trong Văn Thích Nạn, Thủ tọa Hy Nhan nói:
Xuất gia làm Tăng đâu phải là việc nhỏ, chẳng phải để cầu sự an ổn thảnh thơi, chẳng phải để cầu sự no ấm, chẳng phải để cầu danh lợi, mà vì sanh tử, vì chúng sanh, vì dứt phiền não, ra khỏi bể tam giới, nối huệ mạng Phật. Ngày nay cách Phật đã xa, chánh pháp suy đồi, ngươi đâu dám làm càn như vậy ư!
Kinh Bảo Lương nói: “Tỳ kheo chẳng tu pháp Tỳ kheo, cả đại thiên không có chỗ phun nước miếng…” Mang tấm thân sáu thước mà không có trí huệ, Phật gọi là “si Tăng” (ông Tăng ngu si). Có ba tấc lưỡi mà không thuyết pháp được, Phật gọi là” á dương Tăng” (ông Tăng câm như dê). Tợ Tăng mà chẳng phải Tăng, tợ tục mà chẳng phải tục, Phật gọi đó là “điểu thử Tăng” (ông Tăng chim chuột), cũng gọi là cư sĩ trọc.
Hòa thượng Lại Am Xu nói:
Kinh Lăng nghiêm chép: Thế nào là kẻ mượn y phục ta bán đứng Như Lai, tạo các thứ nghiệp? nếu người chẳng dùng giới nhiếp tâm thì dù chổ hiểu biết có ngang với Phật Tổ cũng chưa khỏi bán đứng Như Lai. Tạo các thứ nghiệp, huống là kẻ tầm thường ư!
Ngài Cao Am trụ ở Vân Cư, mỗi khi thấy người xuất gia vào thất Ngài mà chẳng khế được cơ, Ngài liền nắm áo người ấy mà nghiêm sắc mặt trách: “Cha mẹ nuôi dưỡng thân ông, thầy bạn tạo thành chí ông; ông không bị sự đói lạnh bức bách, không bị sự nhọc nhằn lính tráng. Thế mà ông chẳng tinh tấn cho thành đạo nghiệp, ngày sau có mặt mũi nào nhìn cha mẹ, thầy bạn”. Nghe lời này, có người rơi lệ. Hiệu lệnh của Ngài nghiêm khắc như thế.

Thiền Môn Bảo Huấn

Pháp lệnh của cổ nhân cảm người đến thế. Sư Tăng ngày xưa chí thành cầu đạo như vậy. Ngày nay tuy đã hơn năm trăm năm sau, nếu có vị sư nào chân thật học đạo, đọc đến lời ấy đâu khỏi chẳng chạnh lòng!
Hòa thượng Vân Phong duyệt, tiểu tham lược nói:
Ðâu chẳng thấy trong kinh nói: “Thà lấy sắt nóng quấn thân, chẳng thọ y phục của người tín tâm; thà lấy nước đồng sôi đổ vào miệng, chẳng thọ thức ăn của người tín tâm…”. Nếu Thượng tọa được như vầy: Biến đất đai thành vàng ròng, khuấy nước sông dài làm tô lạc thì Thượng tọa mới xứng đáng nhận của cúng dường. Bằng chưa được như thế thì cho đến giọt nước tấc tơ cũng phải mang lông đội sừng kéo cày trả nợ cho người.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4497)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được....
10/04/2013(Xem: 4557)
Nắng. Cái nắng làm người ta lúc nào cũng phải hấp háy mắt, ánh sáng dư thừa đến mức dường như có thể nhìn thấy từng mảng không khí xung quanh đang chuyển động như những váng dầu trên mặt nước. Nắng. Nắng như thế mà không nóng. Ngọn núi này có điều đặc biệt như thế. Những thân cây trụi lá, khô khốc, khẳng khiu, thế nhưng khi đưa tay thử bẻ một cành nhỏ, ta sẽ bất ngờ vì sự tươi mềm của nó. Giống như cây mai mới vừa được lặt lá trong những ngày sắp tết vậy. Chỉ có cây là hiểu rõ mùa, hiểu rõ nắng mưa vốn có. Ông Núi sống trong ngọn núi này cũng thế.
10/04/2013(Xem: 4247)
…những lúc mình tự biết mình, biết người; giữa thiện và ác được phân bày tự tâm một cách quang minh chánh đạt, vượt lên đứng trên bản ngã cao vợi...
10/04/2013(Xem: 4179)
Bốn người chồng đang hồi hộp ngồi chờ đợi về tin khai hoa nở nhụy của những bà vợ đang lâm bồn của mình trong phòng chờ của một nhà thương ...
10/04/2013(Xem: 4380)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập ...
10/04/2013(Xem: 4404)
Khi chúng ta còn thơ ấu, không cần phải biết ông vua trong câu chuyện thần tiên đó là ai. Cũng không cần phải biết vị vua tên gọi là Shiladitya...
10/04/2013(Xem: 5530)
Ðó cũng là tựa đề bài thơ của Nguyễn Duy, người viết bài này sau nhiều năm tìm kiếm, chắp nhặt nay mơi lượm được toàn vẹn. Tuy không phải là ...
10/04/2013(Xem: 4754)
Theo qui chế nhà chùa, sa di, tức là danh từ gọi chung cho các chú tiểu , được chia làm hai hạng : hạng thứ nhất tuổi từ 7 đến 12 gọi là �sa di khu ...
10/04/2013(Xem: 6910)
Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 ( gia đình nói là sinh ngày 05 tháng chạp năm nhâm Tuất) tại làng Ngân Sơn, tổng An Sơn Phủ Tuy An...
10/04/2013(Xem: 4540)
Đánh cờ tướng là một trò tiêu khiển thú vị lắm. Dàn binh bố trận, đưa quân mình sang xâm lấn nước người, đánh cho tan tác đội ngũ của đối phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]