Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10. Hành Trình Về Phương Đông

21/06/201317:33(Xem: 9019)
Chương 10. Hành Trình Về Phương Đông

Hành trình về Phương Đông

Chương 10. Hành Trình Về Phương Đông

Nguyên Phong

Nguồn: Blair T.Spalding. Nguyên Phong

“Yêu cầu chấm dứt cuộc du khảo. Mọi tài trợ cắt đứt. Trở về Luân đôn ngaỵ”
Bức điện tính đến bất ngờ, làm phái đoàn hết sức sửng sốt. Bác sĩ Kavir cho biết một tờ báo ở Luân đôn đã ghi nhận rằng phái đoàn khoa học ưu tú nhất Anh quốc, đã quỳ mọp bên cạnh những đạo sĩ “trần truồng” xứ Ấn để nghe dạy bảo.
Dư luận quần chúng hết sức phẩn nộ, đòi đại học Oxford phải ngưng ngay các cuộc du khảo và triệu hồi phái đoàn trở về để giải thích. Phái đoàn lập tức lấy xe lửa trở về Bomby.
(Ghi chú : Khi đó Ấn độ đang là thuộc địa của Anh, và vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp còn rất mạnh) Nhật ký của giáo sư Spalding :
“Thật là bất ngờ khi chúng tôi nhận được bức điện tín, kèm theo đó là một bức thư của Lãnh sự quán Bombay cùng những mẫu báo nói về những giáo sư đại học của Hoàng gia đã “quỳ mọp” bên cạnh những phù thuỷ Ấn mang rợ để nghe dạy bảo. Lời tường thuật đầy ác ý của một ký giả thiếu sáng suốt, đã phá hoại công trình sưu tầm nghiên cứu đang diễn ra tốt đẹp. Làm sao có thể giải thích cho quần chúng hiểu rằng ngoài các phong tục, tôn giáo hỗn độn, phức tạp, hoang đường, mê tín dị đoan còn ẩn dấu các chân lý cao đẹp mà người Âu cần nghiên cứu. Đành rằng Ấn độ đã ngủ say trong bao thế kỷ nay, nhưng trong sự suy đồi vật chất vẫn tiềm tàng một sinh lực tâm linh mãnh liệt đang chờ đợi được đánh thức.
Chúng tôi đã học hỏi nhiều trong cuộc du khảo này, bài học đầu tiên do một người Anh, thương gia Keymakers đã dạy :
- Để nghiên cứu một cách vô tư và khoa học, người Âu cần gạt bỏ lòng tự kiêu, thành kiến văn hoá, chỉ giữ gìn một đầu óc khoa học, phê bình chặt chẽ để có thể xuyên qua rừng người mê tín tìm đến sự thật.
Như một viên ngọc quý cần phải được mài dũa, cuộc đi tìm chân lý cũng thế, chúng tôi đã mất mấy năm trời tìm tòi, gạn lọc mới gặp được các vị đạo sư tiêu biểu cho đời sống tâm linh thực sự của xứ Ấn. Nhờ những may mắn tình cờ, chúng tôi đã gặp các sinh hoạt tâm linh cao thượng mà ít người Âu nào có diễm phúc khám phá. Tất cả những chân lý từ trước đến nay chỉ được truyền bá một cách hết sức bí mật, thận trọng, đã được tiết lộ cho chúng tôi. Là một phái đoàn khoa học, chúng tôi đã phân tách kỹ lưõong, kiểm soát cẩn thận, phê bình chặt chẽ và đặt câu hỏi cho đến khi thật rõ ràng. Mỗi người chúng tôi đều ghi chép vào sổ tay cá nhân riêng những sự kiện quan sát, sau đó chúng tôi cùng nhau kiểm điểm, bàn luận và kiểm chứng lại tài liệu này cho đến khi tất cả đồng ý là chính xác, mới ghi vào hồ sơ chính. Nhờ phương thức này, chúng tôi quả quyết rằng tài liệu ghi nhận hoàn toàn đặt căn bản trên nền tảng khoa học chứ không phải sự tin tưởng hay hiểu biết của một cá nhân.
Chúng tôi hy vọng khi công bố, các kết quả này sẽ là một nhịp cầu thông cảm giữa hai văn hoá và thúc đẩy những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn. Sự kiện vừa qua đã thay đổi tất cả và làm sụp đổ mọi kỳ vọng khiêm tốn nhất. Giáo sư Allen tin rằng nếu chúng tôi trở lại Luân đôn tuyên bố những điều khám phá và giải thích lý do một cách rõ ràng có thể quần chúng sẽ có thiện cảm hơn chăng ? Tôi không nghĩ như thế, hiện tại còn quá sớm để thay đổi một dư luận bắt nguồn từ những quan niệm hẹp hòi, những thành kiến và sự tự hào mù quáng.
Người Âu chỉ nhìn Ấn độ như một xứ chậm tiến, một thuộc địa dốt nát, mê tín đầy những kẻ thất học, chứ nào thấy được những giá trị tinh vi, những khoa học tiến bộ được che dấu cẩn thận dưới ánh nắng thiêu đốt miền nhiệt đới.
Giáo sư Mortimer và nhóm khoa học gia Hoa kỳ có ý muốn tách riêng và tiếp tục cuộc nghiên cứu vì xứ Hoa kỳ dù sao cũng ít thành kiến hơn. Đại học Yale và Harvard sẵn sàng bảo trợ cuộc du khảo, nhất là khi nó đã có kết quả. Với tư cách trưởng phái đoàn, tôi không muốn thấy công trình tốt đẹp bị gián đoạn nhưng cũng không muốn đại học Hoa kỳ hưởng hết kết quả, dù sao tôi cũng là một người Anh, với mọi tự hào về truyền thống Oxford đã đào tạo ra chúng tôi, và chúng tôi muốn tên tuổi nó trong cuộc khảo cứu tiền phong này.
Viên lãnh sự lạnh nhạt tiếp đãi phái đoàn trong căn phòng nhỏ. Y chỉ mẫu báo nói về cuộc nghiên cứu đang trở nên một đề tài hấp dẫn, được báo chí khai thác triệt để :
- Các ông nên biết điều một chút, dù sao các ông cũng là những khoa học gia, giáo sư đại học lừng lẫy, có chân trong hội Khoa học Hoàng gia. Các ông là đại diện cho thành phần danh dự, ưu tú nhất nước Anh… Các ông đã làm mất uy tín Hoàng gia, tại sao các ông không chịu ngồi yên ở Oxford ? Cái xứ nóng bực này có gì đâu để khảo cứu….
Giáo sư Oliver nổi nóng :
- Đó là việc riêng của chúng tôi, anh biết gì mà nói …
Viên lãnh sự nhếch miệng cười nhạt :
- Đó không phải việc riêng của các ông nữa, nó liên quan đến danh dự Hoàng gia, danh dự Oxford. Các ông nên biết tôi cũng xuất thân từ Oxford….
Giáo sư Oliver buột miệng :
- Nếu anh xuất thân từ Oxford thì anh phải biết cuộc khảo cứu này sẽ làm rạng danh đại học của chúng tạ Một ngày nào đó, người ta sẽ nói rằng chính Oxford đã tiên phong trong việc khảo cứu các hiện tượng huyền bí, các môn Yoga….
- Yoga ? Yoga là cái gì ? Ông muốn nói đến một loài thú nào chăng ?
Giáo sư Oliver há hốc miệng, không nói thêm lời nào. Một sự ngờ nghệch như vậy có thể tha thứ được đối với một công dân tầm thường, vô học, chỉ quanh quẩn nơi xó nhà, chưa hề ra khỏi tầm chuông nhà thờ Westminster… Đằng này y là một lãnh sự, đại diện cho Hoàng gia, xuất thân từ Oxford và đã sống ở Ấn độ hơn 6 năm naỵ Viên lãnh sự xem xét thông hành và cho biết phái đoàn phải rời Ấn độ ngay trong tuần lễ sau.
***
Nhật ký của giáo sư Spalding :
Trong khi mọi người trở về khách sạn, chờ đợi ngày lên tàu trở về Luân đôn. Tôi vẫn linh cảm sẽ có một chuyện gì xảy ra. Tôi lang thang trong khu phố Bombay đông đúc, đầu óc mơ hồ, không biết phải làm gì. Tôi cố ôn lại những việc xảy ra trong vòng nửa năm quạ Quả thế, từ hôm thất vọng đi lang thang như thế này trong thành Benares. Tôi đã gặp một người Ấn cao lớn, khác thường đã chuyển giao thông điệp của một Chân Sự Từ đó khắp mọi nơi, phái đoàn luôn luôn được che chở và may mắn gặp gỡ những người dành trọn đời cho việc đi tìm chân lý, những người đã thắng đoạt thiên nhiên, đã chinh phục được các sức mạnh vô hình trong trời đất, đã có quyền năng phi thường… Đúng như lời người đó nói, sự nghiên cứu đã vén mở được những điều phái đoàn muốn tìm kiếm, nhưng mọi người vẫn chưa hài lòng. Chúng tôi ao ước được gặp vị Chân Sư bí mật, một người mà tôi có cảm giác đã quen, đã biết từ một tiềm thức xa xôi nào. Trong giây phút đó, tôi bỗng có một ý tưởng lạ lùng, bằng tất cả sức mạnh tư tưởng tôi ao ước vị Chân Sư bí mật này hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy cho chúng tôi gặp mặt.
Đang đắm chìm trong dòng tư tưởng triền miên bỗng tôi giật mình, một cảm giác lạ lùng như một luồng điện chạy dọc theo xương sống, khiến tôi mở choàng mắt ra. Dưới chân một cây cổ thụ cao lớn, cành lá xum xuê, một người Ấn với khuôn mặt phương phi, quai hàm rộng, trán cao, cặp mắt tinh anh có khả năng thu hút người khác. Còn ai vào đây nữa, chính người Ấn lúc đầu mà tôi đã gặp tại thành Benares. Chính người này đã mang thông điệp đầu tiên cho phái đoàn. Tôi vội vã chạy đến mừng như gặp bạn cố trị Người Ấn mỉm cười :
- Thế nào ? Việc nghiên cứu của các ông tốt đẹp chứ ? Tôi hy vọng Brahmananda, Sudeih Babu, Mahasaya, Harishinanda, Hamud El Sari… không làm các ông thất vọng.
Tôi há hốc miệng, không nói được câu nào. Tại sao người này dường như biết tất cả ?
Người Ấn mỉm cười :
- Bạn mến, cách đây nửa năm, bạn có hỏi tôi rằng, các bậc Chân Sư có thật hay không ? Nếu có thật tại sao các ngài không xuất hiện dạy dỗ quần chúng ? Sự ẩn dật đâu có lợi ích gì ? Lúc đó, trong lòng bạn thật sự không lấy gì tin tưởng về sự hiện hữu của những cá nhân đã tiến xa trên con đường đạo. Tôi đã trả lời rằng, vì không biết rõ các ngài nên quan niệm thông thường không thể xét đoán các ngài một cách đứng đắn. Thực ra các bậc toàn thiện luôn luôn xuất hiện để giúp đỡ thế gian một cách lặng lẽ, âm thầm. Đa số mọi người tin rằng các ngài phải hiện ra trong hào quang rực rỡ, với các phép thần thông biến cõi trần đau khổ này thành một cõi thiên đàng. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra…. Khi đó bạn không hoàn toàn đồng ý, là một người Thiên chúa giáo, bạn vẫn nghĩ rằng, đấng Christ đã hứa sẽ trở lại cứu rỗi tất cả… Thực ra đấng Christ có bao giờ rời bỏ chúng ta đâu. Lúc nào ngài chả luôn bên cạnh ta, giúp đỡ chúng tạ Sự tin tưởng rằng ngài sẽ trở lại trong một vầng hào quang sáng chói là một điều không đúng. Chúng ta chỉ quen tìm kiếm thượng đế bên ngoài như một đấng toàn năng có thể giúp ta thoa? mãn những điều mong ước, chứ không chịu tìm kiếm ở nội tâm, nơi ngài luôn ngự trị. Tôi hy vọng sự tiếp xúc với các đạo sĩ trong thời gian qua sẽ giúp bạn một căn bản vững chắc, một niềm tin mãnh liệt để có thể tiếp tục việc nghiên cứu.
Tôi kinh ngạc đến sững người, không những người Ấn này biết rõ tất cả mà dường như còn đọc được tư tưởng người khác. Người Ấn mỉm cười hiểu ý :
- Các bạn đã được chỉ dẫn về khoa Yoga, các phương pháp dưỡng sinh, cõi giới vô hình, môn chiêm tinh bí truyền, các luật vũ trụ, quan niệm về Phàm Ngã và Chân Ngã…. Các bạn đã tỏ ra say mê, thích thú vì đó là điều khao khát bấy lâu nay, đúng không ?
- Tại sao….tại sao ông lại biết rõ như vậy ?
Người Ấn dịu dàng :
- Vì tôi là người được chỉ thị phải giúp đỡ các bạn. Chính tôi đã theo dõi tư tưởng các bạn từ khi phái đoàn vừa đặt chân đến xứ này. Tôi hết sức thông cảm sự bất mãn, buồn phiền, chán nản suốt hai năm đầu , khi các bạn đến thăm các đền đài nguy nga, tiếp xúc với các đạo sĩ nổi tiếng nhưng không học hỏi được điều gì mới lạ. Thay vì gặp các bậc hiền triết, các bạn gặp toàn những kẻ bịp đời, những người giữ chức tước, địa vị thật cao mà công phu tu hành, trì giới lại rất thấp. Thay vì gặp những đạo sư có kinh nghiệm tâm linh, các bạn gặp những tu sĩ miệng nói thao thao như nước chảy mà chả biết mình đang nói gì, hình như chân lý cao siêu mà y trích dẫn từ kinh điển không dính dáng gì đến đời sống an nhà, sung sướng trong các đền thờ đồ sộ của y cả. Tất cả đều là những thử thách cho sự nghiên cứu của các bạn. Một chân lý có giá trị thực sự phải chịu nổi các thử thách của thời gian. Cuộc đi tìm chân lý cũng thế, nó đòi hỏi một sự cố gắng và một tinh thần khoa học, suy xét để gạt bỏ các điều mê tín, các thành kiến. Các bạn đã xứng đáng được truyền dạy những chân lý cao đẹp đó, tôi mới đến gặp bạn tại Benares và chuyển giao thông điệp của một vị Chân Sự Nhờ thế các bạn mới thực sự gặp được những người tiêu biểu cho nền minh triết của Á châu. Tuy nhiên, như tôi đã nói nếu bạn muốn đi xa hơn để gặp các bậc chân sư thì lại khác….
- Ông tin rằng chúng tôi có thể gặp các ngài ?
- Dĩ nhiên, nếu các bạn chọn con đường này, nó sẽ là một cuộc hành trình khác hẳn cuộc hành trình vừa quạ Các bạn sẽ không thể đứng bên ngoài mà nhìn vào, để nghiên cứu, ghi nhận như một khách bàng quang. Cuộc hành trình này phải là một kinh nghiệm cá nhân. Một sự hiểu biết mà không do mình tìm ra. Kinh nghiệm thật ra chỉ là một hiểu biết hời hợt, nông cạn. Sự hiểu biết do người khác mang lại, dù bằng bất cứ phương tiện nào, cũng chỉ là kinh nghiệm của người đó. Ta không thể trông đợi một chân lý đến từ bên ngoài, mà phải biết thế nào là đủ để dừng lại, để trở về. Đi xa tức là trở về, đó mới là con đường đứng đắn. Cuộc hành trình này không như lần trước “đi ra ngoài”, tiếp xúc với các đạo sư, ghi nhận những tinh hoa, soạn thảo tài liệu, mà phải là một cuộc hành trình “trở về”, một cuộc hành trình về phương đông. Các bạn không thể nhân danh phái đoàn đi quan sát, ghi nhận nữa, mà phải là một nhóm người đi tìm chân lý và sống với chân lý đã học được. Trong cuộc hành trình này, các bạn sẽ không được công nhận bởi các đại học, dư luận quần chúng. Danh vọng của bạn có thể bị xuyên tạc, điều bạn học hỏi có thể bị chế nhạo, nghi ngờ. Các bạn sẽ hết sức cô đơn, nản lòng, thối chí, có lúc bạn sẽ sợ hãi và đâm ra nghi ngờ những điều đã xảy ra. Tóm lại, các bạn cần suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Nếu trở về Luân đôn một thời gian, đợi dư luận lắng dịu, các bạn có thể công bố những điều ghi nhận, nhưng mọi người có tin hay không lại là chuyện khác. Nếu muốn tiếp tục, các bạn phải rời bỏ tất cả để làm một cuộc hành trình lên Tuyết Sơn . Đây là giây phút quyết định.
- Nếu chúng tôi muốn tiếp túc cuộc hành trình thì phải làm thế nào ?
Người Ấn mỉm cười :
- Tại sao bạn lại cứ hỏi tôi, phải làm gì ? Tôi phải làm thế nào ? Nếu muốn các bạn chỉ việc lên đường, có thế thôi.
Định mệnh con người luôn luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu đã vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, chúng tôi đã đứng trong làng Potar, ngay sát chân dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Chúng tôi đã bỏ lại tất cả, danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến, tự ái cố hữu của người Tây phương.
Cuộc hành trình về phương Đông của chúng tôi bắt đầu.
Hết



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2020(Xem: 10603)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
02/06/2020(Xem: 10585)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HẠNH PHÚC (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ TỬ SINH, TỰ TÌNH KHÚC (thơ Ns. Hạnh Đạt), trang 13 ¨ TÀI SẢN SẼ MẤT, TẠO PHƯỚC THÌ CÒN (Quảng Tánh), trang 14 ¨ TÂM THƯ CẦU NGUYỆN BỆNH DỊCH CORONA VŨ HÁN CHẤM DỨT (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ CHÚC NGUYỆN THƯ PHẬT ĐẢN 2564 (TK. Thích Tuệ Sỹ), trang 16 ¨ THỌ GIỚI (HT. Thích Huệ Hưng), trang 18 ¨ SAU MÙA GIÓ LOẠN (thơ Mặc Phương Tử), trang 23 ¨ CHÙA CỔ THIÊN TỨ... (Tâm Không Vĩnh Hữu), trang 24
31/05/2020(Xem: 4650)
-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông. Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.
29/05/2020(Xem: 3800)
Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh… - Tâm hả con, vào nhanh đi. Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo: - Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!
27/05/2020(Xem: 5555)
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách... Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
10/05/2020(Xem: 4290)
Cả tuần lễ nay Chùa Linh Thứu như có sức sống của một cành cây đang đâm chồi nẩy lộc, khác hẳn với những tháng ngày cửa đóng then cài vì dịch Corona. Thí chủ nào muốn cúng dường gạo sữa, hoa quả chỉ dám nhấn chuông rồi lặng lẽ để phẩm vật trước cửa Chùa. Không thể nào thực hiện được hạnh nguyện cúng dường ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng tấm lòng nhớ đến Tam Bảo như thế cũng đáng được tán thán! Chùa trở nên sống động nhờ ý tưởng độc đáo của Sư Bà Linh Thứu, phải làm một cái gì hữu ích cho xứ sở mình đang sống để trả ơn cho họ trong cơn đại dịch. Sư Bà huy động tất cả các Phật tử có tay nghề may vá, kêu gọi họ may khẩu trang đem đến Chùa quyên tặng và các Sư Cô của Chùa cũng phải ngày đêm may cắt làm sao cho đủ số. Ít nhất phải đến con số 3000 chiếc khẩu trang ân tình Sư Bà mới dám triệu Ngoại Vụ của Chùa đi làm việc. Sư Bà muốn mời một vị khách quý của Chùa đến nhận món quà ấy, ông Thị Trưởng của quận Spandau nơi chùa Linh Thứu sinh hoạt.
01/05/2020(Xem: 12741)
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
30/04/2020(Xem: 5009)
Hãy mau mau buông bỏ mọi mê lầm ngay tại đây và ngay bây giờ. Xin giới thiệu với độc giả hoàn cảnh ra đời của bài này. Tác giả là nhân viên làm việc trong một nhà tù thuộc tiểu bang Victoria. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, mọi người dân đều phải chấp hành lệnh của chính phủ tiểu bang và liên bang để giữ gìn an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không được tụ tập trên mười người và phải giữ giản cách xã hội (cách nhau hơn một sải tay). Vì phải làm lễ cầu siêu cho một tù nhân vừa qua đời sau hơn hai năm mang nhiều thứ bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt này cho nên chúng tôi chọn cái đề tựa như trên.
27/04/2020(Xem: 3438)
Ra khỏi bến xe Vinh, xe rẽ về ngả Thanh Chương. Hàng cây hai bên đường như lui dần, biến vào trong đám bụi đất đỏ phía sau xe. Sáng sớm trời còn mờ sương. Hơi lạnh từ các hốc núi tỏa ra lãng đãng tan vào không khí. Gió mát dịu, tôi khoan khoái ngả người vào thành ghế phía sau lơ đãng nhìn những đám mây xám lơ lửng trong bầu trời âm u. Dường như có một chút ánh sáng ửng hồng ở phương xa, bên kia ngọn đồi trước mặt. Xe tiến tới. Ánh sáng như thật gần rồi sáng bẵng. Mặt trời đã bắt đầu ló dạng. Người trong xe như trở mình sau một cơn ngáy ngủ. Họ lấm lét nhìn tôi soi mói như nhìn một quái vật từ cung trăng rớt xuống. Chắc là tôi lạ lắm. Tôi nghĩ vậy. Mái tóc ngắn, chiếc áo bà ba bó sát thân hình, chiếc quần đen hàng vải ú, nhưng dáng người ốm ốm, cao cao, tôi không giấu được tôi là người miền Nam vừa đến. - Chị ra Bắc thăm bà con đấy hẳn? Người đàn bà ngồi bên cạnh hỏi tôi. Tôi quay lại mỉm cười rồi gật đầu dạ nhỏ.
27/04/2020(Xem: 2973)
Năm tôi mười hai tuổi, tôi đã biết mộng mơ. Nhưng tôi không mơ công tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi hay các chàng bạch diện thư sinh mặt hoa da phấn mà tôi mơ hình ảnh thiếu nữ áo dài xanh (màu xanh nước biển), có đôi găng tay trắng, ở cổ áo gắn hai đầu rồng nho nhỏ, xinh xinh, huy hiệu của tiếp viên phi hành hàng không Air Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]