Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Angulimala - Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ

08/04/201312:32(Xem: 16510)
Angulimala - Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ

Angulimala1a

ANGULIMALA,
Một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ

(dịch từ tập sách Love in Buddhism)
Nguyên tác: Ven. Walpola Piyananda Thera

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), thuộc vương quốc Kosala. Tên của chàng là Ahimsaka (người bất hại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy, nên chàng được cả Thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã khiến cho các học viên khác gạnh tỵ với chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và đã vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính, trái đạo lý với bà vợ thầy.

Thoạt tiên, không thầy không tin lời họ; nhưng sau khi nghe điều ác đó nhiều lần, (điều gì sai, nói hoài, nói mãi sẽ trở thành chân lý, đó là theo thói thường của cuộc đời này, nên người đệ tử Phật phải chánh niệm và biết phân biệt trước những lời ác như thế này, lời của người dịch), ông nghĩ rằng đó là sự thật và thề sẽ trả thù Ahimsaka.

Ông thầy nghĩ rằng việc giết người học trò sẽ gây ra tai tiếng, ảnh hưởng xấu đến ông. Cơn giận dữ đã thúc giục ông nghĩ đến một việc không thể tưởng tượng được đối với chàng thanh niên Ahimsaka trẻ tuổi và tội nghiệp ngây thơ kia. Ông ta bảo cậu học trò phải tìm giết một ngàn người và mang về ngón tay cái từng người để trả học phí về việc dạy chàng. Cố nhiên chàng thanh niên không chấp nhận và không muốn nghĩ đến một việc quá kinh khủng như vậy. Vì thế chàng đã bị tống cổ ra khỏi nhà thầy và trở về với gia đình cha mẹ.

Khi Cha chàng biết được lý do tại sao Ahimsaka đã bị đuổi học, ông ta vô cùng tức giận đứa con này và quyết không nghe lời giải thích của con. Cũng chính trong ngày ấy, ngay lúc trời đổ mưa như trút nước, người cha đã xua đuỗi Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka phải ra đi trong nỗi buồn tủi khổ đau. Vì thế Ahimsaka chạy đến mẹ chàng và xin Mẹ lời khuyên. Nhưng bà không dám chống lại quyết định của chồng. Sau đó Ahimsaka chạy đến nhà vị hôn thê của chàng để tìm sự cứu giúp (theo cổ tục hứa hôn từ lâu trước khi đi đến hôn nhân thực sự ở Ấn Độ). Nhưng khi gia đình này sau khi biết nguyên do Ahimsaka bị đuổi học thì họ cũng xua đuổi chàng.

Nỗi ô nhục, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka đã khiến cho chàng điên tiết lên. Trong nỗi đau đớn tột cùng đó, đầu óc của chàng chỉ nhớ lại mệnh lệnh khắc nghiệt của thầy: "góp nhặt một ngàn ngón tay người". Và vì thế mà chàng bắt đầu lao vào cuộc chém giết như vậy, những ngón tay góp nhặt được chàng treo chúng lên cành cây. Nhưng chúng bị bầy quạ và diều hâu cắn phá, sau đó chàng phải xâu lại và mang một vòng ngón tay trên cổ để theo dõi số lượng. Cũng vì điều này mà dần dần tên giết người này được biết qua cái tên Angulimala (người đeo vòng ngón tay) và hắn đã trở thành nổi hãi hùng cho vùng nông thôn này. Chính đức vua Ba Tư Nặc đã nghe được tin tức tàn sát của Angulimala và xuống lệnh truy bắt hắn. Lúc đó bà Mantani, mẹ của Ahimsaka, biết được lệnh truy nã của vua, bà đã chạy vào rừng với những nỗ lực tuyệt vọng để cứu con. Lúc ấy, vòng đeo cổ của Angulimala chỉ còn thiếu một ngón tay nữa là đủ túc số 1000.
Angulimala3
Đức Phật biết được nỗ lực ngăn cản của người mẹ đối với con bà và nghĩ rằng nếu Ngài không can thiệp vào thì chắc chắn Angulimala, đang tìm người cuối cùng để làm cho đủ số một ngàn, hắn sẽ gặp mẹ mình và hắn có thể sẽ giết bà. Trong trường hợp đó, hắn sẽ chịu đau khổ mãi về sau vì nghiệp ác ngũ nghịch tội của mình. Do lòng bi mẫn cứu độ, Đức Phật xuất hiện ở khu rừng kia.

Sau nhiều ngày đêm mất ngủ, Angulimala rất mệt mỏi và dường như đã kiệt sức, hắn rất nôn nóng tìm cách giết người cuối cùng để đủ số lượng một ngàn và hoàn tất phận sự của mình, hắn quyết giết người đầu tiên mà mình gặp được. Khi nhìn xuống từ nơi ẩn mình trên núi, y nhìn thấy một người đàn bà trên con đường phía dưới. Y muốn làm trọn lời thề của mình để có đủ một ngàn ngón tay, nhưng khi đến gần, y nhìn thấy người đó chính là mẹ mình. Cũng cùng lúc ấy, Đức Phật đang đi tới, và Angulimala liền định thần quyết giết chết người du sĩ kia để thế mạng cho mẹ mình. Y liền vung dao bắt đầu đi theo Đức thế Tôn. Đức Phật vẫn di chuyển bình thường trước mặt y. Nhưng kỳ lạ thay, Angulimala không thể đuổi kịp được Ngài. Cuối cùng, y quát lên: "Này, tên khất sĩ kia, hãy đứng lại ! Đứng lại !", và đấng Giác Ngộ trả lời: "Ta đã đứng lại từ lâu lắm rồi, chính ngươi mới là người chưa đứng lại thôi !" Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời nói này. Vì thế y hỏi lại: "Này tên khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đã dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng ?"

sakyamuni-39



Đức Phật đáp : "Ta nói rằng ta đã dừng lại là vì ta đã từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng từ bi đối với muôn loài, lòng kham nhẫn và trí tuệ do tư duy quán sát. Còn ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, ngươi vẫn là người chưa dừng lại".

Nghe qua những lời này, Angulimala như được nhắc nhở thực tại và suy nghĩ, đây là những lời của một bậc hiền nhân. Vị khất sĩ này hiền thiện và rất mực dũng cảm như thế chắc hẳn vị này là một vị lãnh đạo các khất sĩ . Quả thực, chính Ngài hẳn là đấng Giác Ngộ rồi đây. Hẳn ngài đến đây chỉ vì mục đích giúp cho mình thấy được ánh sáng. Suy nghĩ như vậy, hắn ném cây đao xuống đất và cầu lạy Đức Thế tôn tiếp nhận y vào giáo đoàn khất sĩ, Đức Phật đã chấp thuận lời cầu xin.

sakyamuni-38



Trong khi đó đức vua và quân lính tìm đến bắt Angulimala, họ thấy người này đang ở trong tinh xá của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đã từ bỏ ác đạo của mình và trở thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên cho vị này tu học. Suốt thời gian đó Angulimala thành tâm tu tập thiền định.

Tuy nhiên tu sinh Angulimala vẫn không định tâm được vì ngay trong lúc thiền định tĩnh lặng, Tôn giả vẫn thường nhớ lại quá khứ cùng với những tiếng gào thét thê thảm của những nạn nhân bất hạnh. Do một quả báo từ nhựng ác nghiệp kia, lúc đi khất thực trên đường phố, Tôn giả đã trở thành mục tiêu của mọi thứ gậy gộc bị đánh, bị ném đá và ngài thường trở về tinh xá với đầu bị thương chảy máu, đầy những vết thương bầm tím. Ngài được Đức Phật an ủi: "Này đệ tử Angulimala, con đã từ bỏ việc ác, hãy nhẫn nhục. Đây là kết quả của những ác nghiệp mà con đã gây tạo trong đời này. Đáng lẽ ác nghiệp sẽ còn làm cho con khổ đau qua vô lượng kiếp về sau nếu như trước đây ta đã không gặp con".

Rồi một buổi sáng nọ, trong lúc đang trên đường đi khất thực ở thành Savatthi (Xá Vệ), Tôn giả Angulimala nghe tiếng ai đang kêu khóc đau đớn.Tôn giả chạy đến và biết đó là một thai phụ đang chuyển dạ và gặp khó khăn khi sanh con. Tôn giả suy nghĩ tất cả chúng sanh trên thế gian này đều phải chịu đau khổ như vậy. Động lòng từ bi nhưng không biết cách nào để giúp, Tôn giả trở về tinh xá và kể lại nỗi khổ đau của người phụ nữ đáng thương kia với Đức Từ Phụ. Đức Phật đã dạy Tôn giả hãy nói lên những lời chân thật của lòng mình, những lời đó về sau này có tên là Anggulimala Paritta (thần chú hộ mệnh Angulimala). Ngài liền đi đến trước mặt người sản phụ đang chịu đau đớn kia, và ngồi xuống cách cô ấy một tấm màn che và nói lên những lời sau: "Này chị, từ ngày tôi đắc quả A la hán, Tôi chưa từng cố ý sát hại một mạng sống nào của sinh linh. Nhờ sự thật này, cầu cho chị được an lành và đứa bé sắp sanh của chị cũng được an lành".

Ngay lập tức người sản phụ liền sanh con một cách dễ dàng. Cả mẹ lẫn con đều được khỏe mạnh. Cho đến nay nhiều người vẫn dùng đến thần chú hộ mênh này.


Angulimala8

Tôn giả Angulimala thích sống độc cư và biệt lập. Sau đó Tôn giả viên tịch một cách yên bình. Là một vị A la hán, Tôn giả đã chứng đắc và nhập vào cõi Vô dư Niết bàn.

Lúc đó chư Tỳ kheo thỉnh ý Đức Thế Tôn về nơi tôn giả Angulimala tái sanh, và khi Đức Thế Tôn cho biết pháp tử Angulimala đã chứng đắc Vô dư Niết bàn, thì chư vị không thể tin điều đó. Vì thế chư vị lại hỏi rằng liệu có thể nào một người đã giết quá nhiều người lại chứng đắc Niết bàn Vô dư y chăng. Trước câu hỏi này, Đức Phật đáp: "Này các Tỳ kheo, Angulimala đã tạo quá nhiều ác nghiệp, vì vị ấy không có duyên gần gũi bạn lành. Nhưng sau đó, đã gặp được Chánh Pháp, gần gũi thiện hữu trí thức và nhờ sự giúp đỡ của họ, lắng nghe lời giáo huấn của họ mà vị ấy đã trở nên kiên định và chánh niệm trong việc tu tập, học hỏi giáo pháp và thiền định. Chính vì thế mà ác nghiệp của vị ấy đã được thiện nghiệp chuyển hóa giải trừ và tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn trừ mọi lậu hoặc phiền não. Đức Phật đã nói bài kệ tán thán về tôn giả Angulimala:

"Ai dùng các hạnh lành
Xoá mờ bao nghiệp ác
Chiếu sáng cõi đời này
Như trăng thoát khỏi mây"

Sức mạnh của lòng từ bi bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào. Và đó cũng là điều kiện tuyệt đối để đi tới giác ngộ và giải thoát.

(Thích Nguyên Tạng, dịch từ Angulimala: A Story of the Power of Compassion
(As told by Ven. Walpola Piyananda Thera in Love in Buddhism)



Angulimala1a




Angulimala: A Story of the Power of Compassion
(As told by Ven. Walpola Piyananda Thera in Love in Buddhism)

There was once the son of a Brahmin (the highest "priestly" caste in India) in the court of King Pasenadi of Kosala, whose name was Ahimsaka. He was sent to Taxila for his studies. Ahimsaka was intelligent and obedient to this teacher; therefore he was liked by both the teacher and his wife. This made the other pupils jealous of him. So they went to the teacher and falsely accused Ahimsaka of having an immoral relationship with the teacher’s wife. At first, he did not believe them, but after hearing it a number of times, he thought it was true and vowed to have revenge on Ahimsaka. He thought that to kill him would reflect badly on him. His rage prompted him to suggest the unthinkable to the young and innocent Ahimsaka. He told his pupil to kill a thousand human beings and to bring the right thumb of each as payment for teaching him. Of course the youngster would not even think of such a thing, so he was banished from the teacher’s house and returned to his parents.

When his father learned why Ahimsaka had been expelled, he became furious with his son, and would hear no reason. On that very day, with the rain pouring down, he ordered Ahimsaka to leave the house. Ahimsaka went to his mother and asked her advice, but she could not go against the will of her husband. Next Ahimsaka went to the house of his betrothed (in accord with the ancient custom in India calling for betrothal of children long before their actual marriage), but when the family learned why Ahimsaka had been turned out of school, they drove him off. The shame, anger, fear, and despair of Ahimsaka drove him out of his mind. His suffering mind could only recollect the teacher’s order: to collect 1,000 human thumbs. And so he started killing, and as he killed, the thumbs he collected were hung on a tree, but as they were destroyed by crows and vultures, he later wore a garland of the fingers to keep track of the number.

Because of this he came to be known as Angulimala (finger garland) and became the terror of the countryside. The king himself heard about the exploits of Angulimala, and he decided to capture him. When Mantani, Ahimsaka’s mother, heard about the king’s intention, she went to the forest in a desperate bid to save her son. By this time, the chain around the neck of Angulimala had 999 fingers in it, just one finger short of 1,000.

The Buddha; learned of the mother’s attempt to dissuade her son from, and reflected that if he did not intervene, Angulimala, who was on the lookout for the last person to make up the 1,000, would see his mother and might kill her. In that case, he would have to suffer an even longer period for his evil kamma. Out of compassion, the Buddha left for the forest.

Angulimala, after many sleepless days and nights, was very tired and near exhaustion. At the same time, he was very anxious to kill the last person to make up his full quota of 1,000 and so complete his task. He made up his mind to kill the first person he met. As he looked down from his mountain perch, he saw a woman on the road below. He wanted to fulfil his vow to complete the 1,000 thumbs, but as he approached, he saw it was his mother. At the same time, the Buddha was approaching, and Angulimala had just enough presence of mind to decide to kill the wandering monk instead of his mother. He set out after the Blessed One with his knife raised. But the Buddha kept moving ahead of him. Angulimala just could not catch up with him. Finally, he cried out, "O Bhikkhu, stop, stop!" And the Enlightened One replied, "I have stopped. It is you who have not stopped." Angulimala did not catch the significance of these words, so he asked, "O bhikkhu! Why do you say that you have stopped while I have not?"

The Buddha replied, "I say that I have stopped because I have given up killing all beings. I have given up ill-treating all beings, and have established myself in universal love, patience, and knowledge through reflection. But you have not given up killing or ill treating others and you are not yet established in universal love and patience. Hence, you are the one who has not stopped." On hearing these words Angulimala was recalled to reality, and thought, these are the words of a wise man. This monk is so very wise and so very brave that he must be the leader of the monks. Indeed, he must be the Enlightened One himself! He must have come here specially to make me see the light. So thinking, he threw away his weapons and asked the Blessed One to admit to the Order of the bhikkhus, which the Buddha did.

When the king and his men came to capture Angulimala, they found him at the monastery of the Buddha. Finding that Angulimala had given up his evil ways and become a bhikkhu, the king and his men agreed to leave him alone. During his stay at the monastery, Angulimala ardently practiced meditation.

Angulimala had no peace of mind because even in his solitary meditation he used to recall memories of his past and the pathetic cries of his unfortunate victims. As a result of his evil kamma, while seeking alms in the streets he would become a target of stray stones and sticks and he would return to the Jetavana monastery with broken head and blood flowing, cut and bruised, to be reminded by the Buddha: "My son Angulimala. You have done away with evil. Have patience. This is the effect of the evil deeds you have committed in the existence. Your evil kamma would have made you suffer through innumerable existences had I not met you."

One morning while going on an almsround in Savatthi, Angulimala heard someone crying out in pain. When he came to know that a pregnant lady was having labor pains and facing difficulty to deliver the child, he reflected, all worldly beings are subject to suffering. Moved by compassion, he reported the suffering of this poor woman to the Buddha who advised him to recite the following words of truth, which later came to be known as Angulimala Paritta. Going to the presence of the suffering woman, he sat on a seat separated from her by a screen, and uttered these words:

Sister, since the day I became an arahat
I have not consciously destroyed
The life of any living beings.
By this truth, may you be well
And may your unborn child be well.

Instantly the woman delivered her child with ease. Both the mother and chid were well and healthy. Even today many resort to this paritta.

Angulimala liked living in solitude and in seclusion. Later he passed away peacefully. As an arahant, he attained parinibbana.

Other bhikkhus asked the Buddha where Angulimala was reborn, and when the Blessed One replied, my son Angulimala has attained parinibbana, they could hardly believe it. So they asked whether it was possible that such a man who had in fact killed so many people could have attained parinibbana. To this question, the Buddha replied, "Bhikkhus, Angulimala had done much evil because he did not have good friends. But later, he hound good friends and with their help and good advice he became steadfast and mindful in practicing the dhamma and meditation. Thus, his evil deeds have been overwhelmed by good kamma and his mind has been completely rid of all defilements."

The Buddha said of Angulimala

"Whose evil deed is obscured by good,
he illumines this world like the
moon freed from a cloud."

The power of love and compassion are stronger than any evil, and are absolute conditions for awakening.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3615)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13032)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4225)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 4990)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10209)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4722)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6068)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7504)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 31856)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5401)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]