Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọn núi thiêng

28/05/201319:14(Xem: 10163)
Ngọn núi thiêng
Con Đường Mây Trắng


5. Trở Lại Miền Tây Tây Tạng
Ngọn Núi Thiêng

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Có những ngọn núi chỉ là núi, nhưng cũng có ngọn có tính cách riêng rõ rệt. Tính cách một ngọn núi không chỉ là hình dáng kỳ lạ khác với những ngọn khác - cũng như khuôn mặt đặc biệt hay thái độ khác lạ của một người chưa nói lên nhân cách của người đó.

Nhân cách là một sức mạnh có tác động lên người khác mà nó không hề muốn; và uy lực này bắt nguồn từ sự vững vàng, sự dứt khoát và sự hòa điệu của tính cách riêng. Khi những tính chất này trong một con người đạt tới sự viện toàn thì đó là một vị thầy xứng dáng của loài người và ta thấy nơi người đó là bình chứa của những năng lực thiêng liêng. Còn khi những tính chất đó lại nằm trong một ngọn núi thì nó xuất hiện với ta như bình chứa của sức mạnh vũ trụ và ta cảm nhận đó là một ngọn núi thiêng.

Uy lực của một ngọn núi như thế quá lớn đồng thời quá tinh tế đến nỗi con người ở gần hay xa đều có cảm giác mình bị thu hút, như bị hấp lực của một thanh nam châm vô hình, và chấp nhận mọi nhọc nhằn và kham nhẫn với một ham muốn không giải thích được để đến gần với uy lực tốt lành đó, để được tỏ lòng kính trọng nó.

Không ai phong cho một ngọn núi như vậy một danh hiệu thiêng liêng nào, thế nhưng ai cũng thừa nhận nó. Sự thiêng liêng này không cần giải thích vì không ai nghi ngờ gì cả; không ai phải tổ chức cúng tế vì trước nó con người đã choáng ngợp và chỉ biết diễn tả nỗi cảm xúc của mình bằng lòng kính sợ.

Thái độ kính sợ và sùng tín đó không phải do những con số khoa học, như chiều cao của núi, cái mà con người văn minh ngày nay hay bị ấn tượng. Cũng như con người có tín ngưỡng cũng không hề có ý niệm “chinh phục” núi non. Ngược lại, người đó để cho ngọn núi bao trùm lên mình, để cho uy lực của nó ngập tràn trong mình. Người đó mở lòng để đón cái thần thức thiêng liêng cảm hứng và được tham dự vào tự tính của nó. Nếu con người thời đại ngày nay do tham vọng và lòng tự ngã quá lớn muốn chinh phục một ngọn núi bằng cách làm kẻ đầu tiên đầu tiên leo lên đỉnh tâm thức của chính mình hơn việc dùng thân mà leo lên đỉnh. Đối với người sùng tín, ngọn núi là một biểu tượng thiêng liêng và cũng như không ai đạp chân lên tranh tượng tôn thờ, thì người đó cũng không nghĩ sẽ đặt chân lên đỉnh núi thiêng.

Muốn nhận rõ kích thước của một ngọn núi ta phải đứng xa nó; để thâu nhận dạng nó vào lòng phải đi quanh nó; để hiểu vui buồn của nó ta phải biết quan sát nó trong mọi thời khắc của năm: lúc mặt trời mọc và lặn, giữa trưa và trong sự tĩnh lặng nửa đêm, trong những ngày mưa tối và dưới bầu trời xanh, trong tuyết mùa đông và giữa những cơn bão. Ai hiểu ngọn núi theo kiểu này, người đó sẽ đến gần với tính chất của nó, nó có tự tính sống động và đa dạng như của con người. Núi non có lớn dậy và có điêu tàn, chúng biết thở và mang đầy nhịp sống. Chúng qui tụ năng lực vô hình xung quanh: năng lực của khí, của nước, của điện và từ; từ chúng mà sinh ra mây và gió, mưa và bão, thác và sông. Chúng cho môi trường xung quanh được ngập tràn đời sống và cho vô số sinh vật thực phẩm và chỗ ẩn náu. Trong những thứ đó, ta thấy kích thước của một ngọn núi.

Thế nhưng trong số những ngọn núi uy lực nhất thì cũng chỉ có một số ít mang tính chất phi thường, ở vị trí của biểu tượng cao tột của nỗ lực con người như trong mọi nền văn minh và tôn giáo đã nói tới, và chỉ số ít này sẽ trở thành những mốc trên bước đường vô tận của con người hướng tới sự toàn hảo và thực chứng, chúng cũng là bản chỉ đường, qua những mục đích thế gian để vương tới cái vô cùng của vũ trụ.

Trong những lũng sâu đầy sương mù của đời sống hàng ngày, chúng ta đã quên mối liên hệ của mình với trời sao và vì thế ta cần sự hiện diện của những bảng chỉ và mốc đường mạnh mẽ này để đánh thức mình ra khỏi sự tự mãn bản thân. Cũng không có bao nhiêu người nghe tiếng gọi đó, biết cảm nhận thôi thúc đó để tự giải phóng mình ra khỏi cái vỏ nặng nề của ý thích nhỏ bé, khỏi sự say mê tiền bạc và thú vui; thế nhưng những ai mà tiếng gọi đã tới tai và lòng ước ao về những gì cao đẹp vẫn còn sống động, những kẻ đó làm thành một dòng người hành hương, nó giữ cho truyền thống và kiến thức của suối nguồn những niềm cảm hứng này được còn sống mãi.

Cũng nhờ thế mà danh tiếng của Ngân Sơn (Dailas) tỏ rộng và vượt trội lên mọi ngọn núi thiêng khác trên thế giới. Từ thuở xa xưa, nó là đích hành hương của người sùng tín. Không có núi nào có thể sánh với Ngân Sơn vì nó là chỗ nối của hai nền văn minh lớn nhất và lâu đời nhất của loài người, mà truyền thống của chúng trải qua hàng ngàn năm để tồn tại tới ngày nay; Ấn Độ và Trung Quốc. Đối với Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ngân Sơn là trung tâm của thế giới. Theo truyền thống Sanskrit cổ nhất thì trục của vũ trụ được gọi là núi Tu-di(44) và đây không phải chỉ có ý nghĩa vật lý mà còn cả thế giới siêu hình. Và do thân thể tâm - vật lý của ta là một hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ nên Tu-di là trục của mọi lĩnh vực siêu thế. Và cũng như trong hình hảnh thu nhỏ tâm - vật lý của con người, trung tâm của “hoa sen ngàn cánh” là chỗ tối cao thì cũng như thế, Tu-di thể hiện ra trên bình diện địa cầu tại Ngân Sơn, nó là chỗ vươn cao của đền thờ vô hình của những năng lực siêu việt; đối với mỗi ai sùng tín thì nó hiện ra như biểu tượng cao nhất. Thế nên đối với Ấn Độ giáo thì đó là trú xứ của thần Shiva, đối với Phật giáo nó là man-da-la vĩ đại của các vị Thiền Phật và Bồ-tát, như trong Demtschog Tantra, nó được mô tả là man-da-la của “an lạc cao quí nhất”.

Đây chưa phải là chỗ để nói đến những giáo pháp phức tạp về siêu hình và tâm lý học của Ấn Độ giáo và Mật tông Phật giáo. Thế nhưng câu hỏi mà ai cũng phải nêu lên là: Tại sao trong những ngọn núi hùng vĩ của dãy Himalaya thì đỉnh này được chọn và được sự thừa nhận chung là trung tâm của thế giới?

Hãy nhìn lên tấm bản đồ chỉ vị trí của Ngân Sơn trong cao nguyên Tây Tạng và mối liên hệ của nó với hệ thống các sông của Ấn Độ và Tây Tạng, ta sẽ thấy lý do trực tiếp. Ngân Sơn chính là điểm cao nhất của “mái nhà thế giới” (Roof of the World), từ mà người ta dành cho cao nguyên Tây Tạng và xuất phát từ trung tâm địa lý này là một số lớn những con sông chảy đi mọi hướng, có thể so sánh với những căm của một bánh xe, chúng gặp nhau nơi trục. Những con sông này là Brahmaputra, Indus, Satlej và Karnali. Tất cả chúng đều phát nguồn từ khu vực Ngân Sơn - Manasarovar, đó là vùng cao nhất của cao nguyên Tây Tạng.

Trong các tài liệu cũ, các con sông này đều được xem như chảy ra từ hồ Manasarovar nằm dưới chân Ngân Sơn và người ta cho rằng nước chảy bảy vòng quanh vùng thiêng này trước khi chảy về bốn phía và với cách này đã biểu lộ lòng kính trọng ngai vàng của các vị thiên nhân, đúng như truyền thống đi nhiễu xung quanh (pradaksina). Người Tây Tạng gọi tên con sông Brahmaputra xuất phát từ phía đông của vùng Ngân Sơn - Manasarovar, là Tántchog - Khambab, có nghĩa con sông “chảy từ hàm ngựa”. Sông Satlej, bắt nguồn phía tây được gọi tên là Langtschen-Khambab, có nghĩa “chảy từ miệng voi”. Sông Indus, từ phía bắc, được gọi là Senge-Khambab “chảy từ miệng sư tử” và sông Karnali (mà tại bình nguyên có tênlà Gogra) được gọi là Magtcha-Khambab “chảy từ miệng chim công”. Các loài thú này là vật cưỡi hay tòa sen của các vị Thiền Phật. Vì thế tên của những con sông này nói lên chúng là một phần của một man-đa-la vĩ đại mà trung tâm là đỉnh Ngân Sơn thiêng liêng.

Mối liên hệ tôn giáo và văn hóa giữa Ấn Độ và Tây Tạng nhờ những dòng sông này mà trở nên rõ nét. Chúng thể hiện rõ nhất ở con sông Indus và Brahmaputra, hai con sông đó hiện ra như hai cánh tay khổng lồ từ vùng Ngân Sơn Manasarovar, ôm lấy tổng thể của Himalaya và bán đảo Ấn Độ, trong đó sông Indus chảy ra vịnh Ai Cập ở phía tây và Brahnraputra chảy ra vịnh Bengal phía đông.

Tất cả những con sông này không phải phát nguồn từ sườn Ngân Sơn hay Manasarovar nhưng các lũng của chúng chạy trên cao nguyên của Ngân Sơn, thế nên ngọn núi này trở thành mốc dẫn đường của các con lộ xuyên núi quan trọng, chúng nối liền nam với bắc, tây với đông và gặp nhau dưới chân núi Ngân Sơn.

Nếu ta cắt đi vài trăm mét đỉnh Everest hay bất cứ một đỉnh tiếng tăm nào của Himalaya thì chúng không còn gì làm cho mình khác những ngọn núi khác; chúng sẽ chìm trong bản đò và chìm vào trong một loạt những đỉnh núi vô danh không ai quan tâm đến. Thế nhưng đối với Ngân Sơn thì khác, dù chiều cao nó có ít đi chăng nữa, nó vẫn không mất tầm quan trọng của mình, vì hình dáng phi thường và vị thế trung tâm của nó trong những rặng núi và trong hệ thống những dòng sông Ấn Độ Tây Tạng đã dành cho nó một vị trí đặc biệt.

Ngọn núi nằm hoàn toàn độc lập ngay trung tâm của dãy Bắc Himalaya (còn được gọi là dãy Sven - Hedin) đủ để có thể đi vòng quanh núi trong hai ba ngày; dạng hình của nó đều đặn gần như là mái tròn của một ngôi đền vĩ đại, đền nằm trên nền cũng có hình dạng kiến trúc của nhiều khối. Và cũng như các ngôi đền Ấn Độ luôn luôn có hồ nước thiêng thì phía nam Ngân Sơn cũng có hai hồ thiêng liêng. Manasarovar và Rakastal, trong hai cái thì cái thứ nhất có hình mặt nhật, biểu tượng cho sức mạnh của ánh sáng, còn cái sau có hình trăng lưỡi liềm, biểu tượng cho sức mạnh ẩn tàng của bóng đêm, sức mạnh đó - nếu tự tính của nó không được nhận rõ và đưa vào vị thế đúng đắn - sẽ hiện thành năng lực đen tối của ma quái. Những ý niệm này hiện rõ trong tên gọi của hai hồ: manas có nghĩa thức hay ý thức; đó là trú xứ của khả năng nhận thức, sức mạnh của ánh sáng giác ngộ; rakas hay raksara là ma quái, cho nên Rakastal được gọi là hồ ma quỉ.

Những biểu tượng nhật nguyệt của những hồ thiêng này được trình bày theo cách Tây Tạng ở trang 268, trong đó mặt trời hiện trên cái hồ tròn Manasarovar và mặt trăng trên hồ Rakastal hình lưỡi liềm.

Biểu tượng nhật nguyệt thường được vẽ trong các bức tranh Tây Tạng, trong đó chư Phật, thiên nhân va thánh nhân được trình bày. Mặt trời mặt trăng biểu tượng hai nguồn năng lực tâm lý, chúng là hai dòng chảy nằm bên phải và bên trái của cột sống. Trong phép du già, hai dòng năng lực đó được hợp nhất trong một nguồn lực trung tâm và vươn lên qua các trung khu hay mức độ nhận thức (luân xa), cuối cùng nó đạt mức độ cao nhất, bốn chiều của ý thức giác ngộ. Tương tự, Ngân Sơn biểu tượng cột sống của thân người, nó cũng chính là trục của vũ trụ có ý thức, vũ trụ đó(45). Các mức độ của đời sống chính là các mặt cắt nằm ngang của ngọn núi, chúng nằm đều đặn và nổi bật như các tầng của một đền thờ Ấn Độ.

Hình nói trên cũng vẽ hồ Manasarovar nằm cao hơn hồ Rakastal, điều đó đúng với địa hình thực sự cũng như phù hợp với biểu tượng tâm - vật lý, theo đó thì Manasarovar là luân xa cao nhất và Rakatal là luân xa thấp nhất. Luân xa thấp nhất là nguồn gốc của mọi chứng thực. Luân xa là chỗ ban đầu, luân xa đỉnh đầu là mục đích của hoạt động tâm linh.

Đây cũng là lý do tại sao mà đạo Phật gắn liền hoạt động của các vị Bồ-tát trong đời sống cuối cùng của các ngài trên mặt đất - nhằm chứng mức giác ngộ cao nhất là Phật quả - với Manasarovar. Theo truyền thuyết thì ngày nọ hoàng hậu Ma-Gia mơ thấy giường nằm của mình được hộ thần của hồ Anotatta (tiếng Pali của hồ Manasarovar) mang nhúng vào nước hồ, nhờ đó mà mọi ô nhiễm và bất toàn của bà được rửa sạch để vị Phật tương lai trú được trong thân bà. Phật xuất hiện trong giấc mơ của bà thành một con voi trắng, đến từ một đám mây trên núi Ngân Sơn và nhập vào mình bà. Điều này cho thấy Ngân Sơn và Manasarovar cũng được Phật tử tôn thờ và các chốn đó đã được thờ cúng kể từ thời Vệ-đà, nếu không muốn nói từ thời phát sinh của văn minh nhân loại.

Theo kinh Vệ-đà thì Brahma, chúa tể vũ trụ đã tạo dựng Manasarovar và cho cây Jambu thiêng liêng mọc giữa hồ, cây này mắt trần không thấy được. Vì thế thế giới này của chúng ta được gọi là Jambudvipa (Nam thiệm bộ châu), có nghĩa nhờ hoa trái của cây thiêng này mà nước hồ Manasarovar trở thành cam lồ cho đời sống. Ngọn cây trong hồ của nhận thức cao tột ý nghĩa biết bao - gần gũi biết bao với cây ý thức trong vườn địa đàng! Tôi nghĩ trên trái đất khó có chỗ nào đáng được quí trọng và xứng đáng để xem là địa đàng như vùng Ngân Sơn - Manasarovar, mà người Tây Tạng xem là trung tâm của Nam Thiệm bộ châu (thế giới loài người), tâm điểm của mọi xứ sở, mái nhà của thế giới và xem nó là “xứ sở của vàng ngọc, suối nguồn của bốn con sông lớn, đỉnh cao của chúng ta là đền pha lê của Ngân Sơn và mang tấm gương màu xanh huyền bí của Manasarovar”.

Nơi mà người hành hương bắt đầu đi vòng quanh ngọn núi htiêng từ một hẻm núi, theo hình vẽ, bên trái Ngân Sơn, đó là cửa vào của “thung lũng phía tây A-Di-Đà”. Đường đi vào bên phải Ngân Sơn, được vẽ bằng một tháp đá (dưới mặt trời), là Dolma-La, con đường của Tara, đó cũng là điểm cao nhất (6000m) của đường hành hương. Hình tam giác màu đen dưới tháp là một chiếc hồ con, đường tín đồ Ấn Độ giáo gọi là Gaurikung và Phật tử Tây Tạng gọi là “hồ đại từ bi”. Ta sẽ trở lại trong phần thứ ba của chương này về lễ nghi đi quanh ngọn núi thiêng.

Bức hình nguyên thủy của Tây Tạng còn chứa đựng thêm một số chi tiết nhưng chúng ta phải bị bỏ qua để giữ rõ nét, vì mục đích của bức vẽ này nhằm giúp độc giả có hình tượng chính xác về Ngân Sơn - Manasarovar, như nó được nhìn từ ngã đường Gurla, đó là nơi mà khách hành hương thấy vùng đất thiêng lần đầu. Đó là chỗ duy nhất mà ta thấy cả hai hồ lẫn Ngân Sơn một lúc. Kích thước trong hình dĩ nhiên là không giống như thật, nó chỉ ghi lại ấn tượng trong con mắt tâm linh. Thế nhưng mặc dù đã bị ấn tượng hóa, hình dạng cảnh vật vẫn rất gần sự thực, và dù một tấm hình chụp cũng không đem lại cho ta hình ảnh thật hơn được.

Thật đáng lạ lùng, cả vị trí địa lý của hai hồ cũng phù hợp với tính chất sáng - tối, đêm - ngày. Manasarovar nằm hướng đông, hướng mặt trời mọc, chỗ ngày bắt đầu, còn Rakastal nằm hướng tây, mặt trời lặn, nơi bắt đầu bóng đêm. Người Tây Tạng gọi Manarasovar là tso-mapham, có nghĩa “hồ đại lực của chư Phật’, còn có nghĩa “người chiến thắng”, trong lúc Rakastal được gọi là Lhasa-nag-tso, “hồ ma quái”.

Phù hợp với ý nghĩa này, trên hồ tso-mapham có nhiều tu viện và thất độc cư, trong lúc hồ kia không có bóng người. Mặc dù cảnh đẹp nhưng hồ này có một không khí kỳ lạ, đáng sợ. Thế nhưng dù bị xa lánh và kính sợ, hồ này vẫn thiêng liêng như chính hồ sinh đôi với mình; vì rằng những năng lực nếu đối với ta có đáng sợ và mang tính hủy hoại, nằm sâu trong bóng tối, thì tự tính của chúng vẫn là thiêng liêng cũng như các năng lực mang ánh sáng và thiện mỹ.

Mối liên hệ lẫn nhau giữa các năng lực này - nhật - nguyệt, ý thức - vô thức - mà ta hay gắn liền với nguyên lý sáng tối, âm - dưong, chủ động - thụ động, hành động - nhận thức, sắc không; tất cả những điều này đều là phát hiện lớn của triết lý tantra. Ai đã nghiệm ra được sự thật này, người đó xứng đáng được tôn thờ thần núi Ngân Sơn cao cả, bất kể thấy đó là dạng hình của Shiva, người phá hủy mọi ảo giác tà kiến, hay dạng của Demtschog, kẻ đã làm như Shiva mà xé miếng da voi của vô minh và mười hai cánh tay của nó là mười hai mắt xích của nhân duyên (thập nhị nhân duyên).

Chỉ ai thấy cái thiêng liêng trong dạng hình đáng sợ, kẻ đó mới dám nhìn sự thật tận mắt, không bị nó áp đảo và lung lạc - chỉ người dó mới đủ sức chịu đựng sự tĩnh lặng ghê gớm hiểm nguy và khó nhọc mà người hành hương phải trả để đứng trước sự hiện diện thánh thần và vùng thiêng liêng nhất trên trái đất này. Ai dám từ bỏ sự thoải mái và an toàn, âu lo cho cuộc sống riêng mình người đó mới hưởng được biến cố vô song của niềm vui cao tột này. Khả năng tâm linh của người đó hàu như chuyển hóa, hầu như tăng lên gấp bội: khả năng nhận thức, sự cảm nhận tinh tế như mở rộng đến vô cùng, ý thức mở ra với những kích thước mới của thực tại, người đó sẽ nhận được những linh ảnh, những âm thanh kỳ lạ sẽ vang bên tai, những trạng thái hầu như xuất thần sẽ xuất hiện, trong đó những gò bó và trở ngại ngày trước sẽ tan đi như một tia chớp, nó chiếu rọi những gì mà đến nay còn nằm trong bóng tối. Hầu như ý thức cá thể, vốn hay làm lệch và mờ đục cái nhìn lên sự vật, bỗng nhiên rút lui và nhường chỗ cho một ý thức toàn thể bao trùm lên vũ trụ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2019(Xem: 5390)
Cụ Rùa 100 tuổi ăn chay và nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, Việt Nam Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật. Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.
08/06/2019(Xem: 5537)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9662)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4184)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4374)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5163)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3897)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4308)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6209)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 7922)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]