Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời của một tu sĩ vấn linh

28/05/201318:52(Xem: 10643)
Cuộc đời của một tu sĩ vấn linh
Con Đường Mây Trắng


Cuộc Đời Của Một Tu Sĩ Vấn Linh

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Người ta không thể hình dung sự trái ngược giữa không khí căng thẳng và uy lực của một buổi vấn linh trong đền Tscho-kyong và buổi lễ trăng tròn của ngày rằm tháng giêng được cử hành ngay tối hôm rằm và kéo dài đến khuya. Buổi lễ này tràn ngập tâm thức của Phật và trên mặt mọi người đều phản ánh niềm vui này. Từ buổi sáng người ta đã cho chuẩn bị chỉ riêng điều đó đã tạo nên sự vui thích, tương tự như chuẩn bị lễ Giáng sinh tại các nước phương Tây. Sự giống nhau càng tăng lên ở chỗ buổi lễ được tổ chức vào một đêm đông tháng hai, dưới ánh sáng ấm áp thân tình của hàng ngàn ngọn đèn dầu bơ trong sân điện, mà bây giờ đã trở thành một phòng lễ đồ sộ. Người ta căng lều bạt để ngăn chặn bớt tuyết vừa rơi chiều nay. Mặt tiền hai tầng của chính điện được phủ bởi một tấm tranh thanka bằng lụa nhiều màu vĩ đại. Bức thanka được buộc lên mái điện và phủ dài gần tới đất. Trên tranh, hình tượng chính là Phật Thích-Ca Mâu-Ni từ bi nhìn xuống đám đông gồm tu sĩ và tín đồ nam nữ, họ mặt bộ quần áo đẹp nhất và mang trang sức truyền thống của mình, đêm đến cho buổi lễ một hình ảnh đầy màu sắc. Trước bức thanka là một bàn thờ trên đó có hàng trăm ngọn đèn chiếu sáng, hoa tươi, trái cây, hình tượng của thú, thiên nhân, thánh nhân và người cũng như mọi biểu tượng tôn giáo. Tất cả đều có hình tượng với chi tiết chính xác và những màu rất nhã làm ta tưởng chúng bằng sứ. Thế nhưng chúng tôi ngạc nhiên biết rằng, ngoài các con rồng lớn phủ phục xung quanh, tất cả chúng được làm bằng bơ.

Các vị tu sĩ tụng niệm kinh Monlam, họ được chia ba nhóm đứng thành ba cạnh của hình chữ nhật quanh bàn thờ. Giữa những hàng tu sĩ là tòa ngồi đặt trên cao của Tomo Géché để trống mà trên gối của ông là chiếc áo choàng xếp đứng. Bên cạnh đó là chiếc ghế của Lobonla, vị sư trưởng đương thời. Nhưng vị tu sĩ vấn linh ở đâu? Chúng tôi nhìn lại hàng ghế tu si vẫn không thấy ông đâu cả. Ngay sau khi tụng niệm xong, chúng tôi hỏi vài tu sĩ xem vị vấn linh có tham dự buổi lễ hay không thì có người chỉ một vị vu sĩ đứng gần đó nói: “Ông ấy đó, các vị không nhận ra sao”. Không, chúng tôi thật sự không nhận ra và bây giờ cũng không thể tin vị tu sĩ thình thường đó lại là người cách đây vài tiếng mình thấy ngồi trên ngai vàng.

Thế nhưng trong những tuần sau đó, chúng tôi làm quen lui tới với ông và thấy ông là một người tốt bụng và khiêm tốn. Chúng tôi làm bạn với ông và qua đó mà biết thêm về đời ông, về việc huấn luyện để trở thành người vấn linh cũng như quan niệm của ông về những hiện tượng đó, thông qua ông mà xuất hiện.

Trở lại chuyện đêm rằm thì hôm đó chúng tôi chưa có thời giờ để chuyện trò với ông. Hôm đó chúng tôi tận hưởng “buổi lễ của ánh sáng” với lời cầu nguyện và chúc lành cho mội chúng sinh, về ý nghĩa thật giống với lễ Giáng sinh, với một tâm tư vui vẻ an lạc cho tất cả mọi người cũng như cùng họ tham gia trò chơi. Các trò này đến nữa đêm mới bắt đầu, sau các lễ nghi tôn giáo và gồm có điệu múa kỵ mã, trong đó những chàng trai trẻ áo quần sặc sỡ cuỡi ngựa giả. Họ cưỡi với động tác khéo léo mà ta phải cố gắng mới khỏi lầm là ngựa thật, còn thân thì bằng tre hay mây có bọc vải. Thật vui thích khi nhìn trò chơi trẻ trung này và chắc Phật từ bức thanka vĩ đại cũng nhìn xuống vui theo trò chơi này. Đó là sự chấm dứt kỳ diệu của một ngày tuyệt hảo mà diễn biến của nó đã mang lại cho chúng tôi một loạt những cảm nhận hết sức con người.

Lượng người dần dần giảm đi. Trong đêm, phần lớn số người ở lại trong khuôn viên tu viện, còn đàn bà trẻ con thì ở trong các nhà xung quanh. Hầu như mọi người thuộc về một gia đình, giàu nghèo, tu sĩ, cư sĩ. Tất cả đều được ràng buộc bởi một sợi dây của niềm tin nơi sức mạnh vô song của các bậc giác ngộ và bởi cái cùng chung của số phận con người. Niềm tin này nơi mục đích cao cả của con người là cái làm cho người Tây Tạng không sợ quyền lực của quỉ thần, không ngại hiểm nguy của một thế giới vô hình.

Thật là quý báu để có thể chuyện trò với tu sĩ vấn linh về những vấn đề đã làm cho chúng tôi suy nghĩ sau buổi lễ trong đền. Những ngày hôm sau, ông đã đến thăm chúng tôi trong phòng thờ riêng. Ông vẫn còn chịu chút hậu quả của các lần xuất thần và thân đau khắp người. Ông hỏi tôi có thuốc gì làm bớt đau và vì thế chúng tôi đưaông vài vài viên Aspirin. Đối với chúng tôi, điều bất ngờ là ông không chị uống trà hay ăn bất cứ thứ gì với chúng tôi vì quy định không cho phép ăn uống những gì do người khác nấu. Ông ăn chay nghiêm nhặt và phải tự tay mình nấu nướng tất cả những thức ăn uống vì phải hết sức cẩn thận để giữ thân mình được thanh tịnh. Nếu chỉ vô ý trong chuyện ăn uống, tâm hay thân có chút ô nhiễm là có thể dẫn đến cái chết cho ông. Chỉ một đời sống phạm hạnh, lòng quên mình và kỷ luật cao độ mới giúp ông tránh khỏi hiểm nguy mà những ai hiến mình cho các vị quỉ chúa của cuộc đại vấn linh phải chịu.

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là ông có nhớ những gì ông trả lời trong buổi đồng cốt. “Không”, ông nói, “tôi không hề biết những gì xảy ra trong lúc xuất thần. Thế nhưng khi trở về trạng thái bình thường, tôi đau khắp người và như kiệt sức. Thường tôi cần nhiều ngày mới lấy lại sức”.

“Nhưng điều gì làm ông nhận trách nhiệm vấn linh này, nếu nó nguy hiểm và đau nhức như vậy? Phải chăng ông có ý thích làm những việc tâm linh hay đồng cốt?”

“Không phải. Hồi đó tôi có vợ con và làm nghề chăn thú trên vùng rẻo giữa Sikkim và Lhasa. Tôi là người đơn giản, không ham thích gì nhiều. Bà con chê tôi vì lúc nào cũng ăn mặc xuềnh xoàng, không bao giờ sạch sẽ. Đời sống của tôi thật hoang tàng nhưng tôi thấy vui thích. Mặc dù nghèo không biết đọc biết viết. Tôi có một căn nhà nhỏ ở Phari, ở với vợ con. Ngày nọ tôi bị ốm, không ai cứu chữa gì được, người cứ yếu dần đến nỗi vợ tôi nghĩ tôi sắp chết. Bà gọi một vị lạt ma và xin cầu nguyện chuẩn bị cho cái chết. Thế nhưng khi vị lạt ma tụng niệm và hô triệu các vị hộ thần, tôi bị các vị ấy chiếm giữ dù bản thân tôi không biết gì về các chuyện đó, các lời tụng niệm cũng không - và khi tôi tỉnh lại thì vị lạt ma nói tôi đã được giải cứu vì chịu phụng sự cho các vị hộ thần, các vị đã lựa tôi làm phương tiện. Thế nhưng tôi không chịu bỏ vợ con và nói thế với vị lạt ma, vị này trả lời tôi, nếu người chết thì ngươi cũng xa vợ con thôi, nhưng nếu người chịu phụng sự các ngài thì không những ngươi được sống mà vợ người cũng chẳng chết đói”.

“Vợ tôi nghe lời vị lạt ma vì thế mà tôi chịu và hứa sẽ phụng sự đạo pháp, nhất là các vị hộ thần, các vị đã cứu tôi khỏi chết. Kể từ ngày tôi nguyện như thế thì người tôi khỏe hơn và sau một thời gian ngắn thì bình phục hoàn toàn. Sau đó cứ mỗi lần hô triệu các vị là tôi xuất thần và năng lực các vị chiếm lấy tôi”.

“Ông có phải chịu huấn luyện đặc biệt gì không trước khi trở thành tu sĩ vấn linh? Hay ông phải bị kiểm tra để được các vị chấp nhận?”

“Tất nhiên! Để chắc đây là người thật việc thật chứ không phải lừa bịp hay tự mình bày trò, tôi được gửi đi Lhasa và được vấn linh chính thống tại Netschung kiểm tra. Trong buổi hô triệu đó, hai người chúng tôi ngồi cạnh nhau và sau nhiều thử thách cũng như quan sát kỹ lưỡng mọi hiện tượng, tôi mới được làm ứng viên trở thành tu sĩ vấn linh. Tôi phải phát nguyện sống đời độc thân và thực hành mọi nội quy của luật. Từ đó tôi được mặc áo tu sĩ, có thầy dạy riêng, dạy đọc dạy viết và cả kinh sách. Tôi phải tuân thủ quy luật thanh tịnh và chay tịnh hoàn toàn. Đời tôi thay đổi toàn diện và có phép tắc hơn tu sĩ thông thường, vì chỉ một chút sai phạm là tôi bị hiểm nguy, có thể bị các năng lực đó hủy diệt, các năng lực mà tôi đem thân tâm hiến dâng. Sau một thời gian huấn luyện lâu dài tôi mới được chính thức thừa nhận là tu sĩ vấn linh. Và sau đó tôi được gửi đến Dungkar Gompa, nơi mà người ta cần một người và từ đó đến nay tôi ở đây”.

Ý nghĩ một con người thông minh, lễ độ và có văn hóa như người này mà trước đây chỉ là một kẻ chăn thú, đối với tôi thật khó tưởng tượng. Nhưng nhiều người biết ông từ trước xác nhận rằng ông không những chỉ là người chăn thú bình thường mà còn là người thô lỗ và dơ bẩn, thường bị thiên hạ chê cười. Khi ông từ Netschung trở về, không ai nhận ra ông và ai biết ông từ trước đều không ngờ có thể có sự thay đổi như vậy.

Vài ngày sau chúng tôi được ông mời tới phòng riêng uống trà. Ông là một người tiếp khách lịch sự và chúng tôi không những khâm phục động tác toàn hảo của ông mà cả sự sạch sẽ tuyệt đối cũng như sự ngăn nắp của căn phòng, cái bếp nhỏ với các nồi đồng bóng loáng ông vẫn dùng để nấu nướng.

Càng tiếp xúc, chúng tôi càng quý ông. Ông không cao ngạo hay hẹp hòi, luôn luôn giúp chúng tôi trong công việc nghiên cứu. Với công việc của chúng tôi, ông cởi mở hơn phần lớn các người Tây Tạng, thí dụ ông cho chép lại các câu chú trong đền vấn linh và đặc biệt nhất là ông cho Li Gotami được chụp hình ông, được ghi ông lại trong tranh với tất cả áo quần ngồi trên ngai - một điều mà trước đây chưa ai được phép.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 2102)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
12/06/2011(Xem: 2395)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2296)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2365)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2328)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5255)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12558)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 24094)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5258)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3163)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]