Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện tại Dungkar Gompa

28/05/201318:22(Xem: 10043)
Câu chuyện tại Dungkar Gompa
Con Đường Mây Trắng


Câu Chuyện Tại Dungkar Gompa

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Kể từ ngày Tomo Géché Rimpotsché mất, tôi chưa có lại lần nào một cảm giác tâm linh tràn ngập mối liên hệ tinh thần sâu xa như thế, cái nói lên sợi dây giữa thầy và trò. Tuy thế Adscho Rimpotsché vẫn không hề làm lu mờ ấn tượng của vị thầy đầu tiên của tôi, mà ngược lại, ông trở thành một mắc xích tiếp theo, nối tôi với ông bằng cách tăng cường và bổ sung những gì tôi đã nhận được trong thời gian trước ở Yiga - Tscholing. Trong mối liên hệ đó, tôi cảm động nhớ lại sự hỗ trợ mà tôi nhận được từ bạn đồng môn (guru-bkhai) viện trưởng Dangkar Gompa, người quản lý tu viện chính của Tomo Géché Rimpotsché khi ông vắng mặt hay khi ông tái sinh lại nhưng còn nhỏ tuổi và học tập tại Sera gần Lhasa. Lòng mến khách và sự sẵn sàng giúp đỡ của sư trưởng trong thời gian tôi lưu trú tại Dungkar Gompa thật là đáng xúc động và khuyến khích tôi, vì nó cho thấy lòng khoan dung cũng như ­ tôn trọng lẫn nhau luôn có giữa các chi phái khác nhau trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, trong đó tất cả những người nhập dòng đều được đáng kính trọng, không kể trường phái nào.

Người ta cho chúng tôi một Lhakhang nhỏ rất đẹp để ở, đó là một phòng cúng riêng thường được dành cho các vị lạt ma tái sinh hay các bậc trưởng thượng. Theo giới luật của phái Gelugpa (sống độc thân) thì nữ nhân không được lưu trú ban đêm trong tu viện, nên người ta cho Li Gotami ở trong một phòng nhỏ của tòa nhà ngoài làm chỗ ngủ, đối diện với cửa ra vào. Thế nhưng Anila(39) không có gì phải sợ khi ở một mình, vị quản đốc viện nói thêm một cách tự nhiên: “Bà sẽ ngủ chung phòng của vị lạt ma chủ phòng”. Để cho rõ hơn, tôi liền nói cho quản đốc hay là chúng tôi sẽ ở với nhau trong phòng đó ban đêm vì nếu hành lý chia đôi thật là bất tiện. Vị quản đốc nói điều đó thật ra không có hậu ý gì vì tại Tây Tạng, phòng nghỉ thật là khó kiếm và trời giá lạnh nên thường khách hay du hành hay hành hương hai phái nam nữ đều ngủ chung phòng ban đêm và người ta không thấy có gì đáng phải băn khoăn.

Chúng tôi sớm có cơ hội để quan sát điều này. Phòng chúng tôi ngủ đêm có một vách ngăn bằng gỗ, thế nhưng một đầu hở nên nó chỉ ngăn đôi vậy thôi, bên này có thể nhìn thấy bên kia. Vị lạt ma ngủ một bên của vách ngăn, còn chúng tôi ngủ bên kia. Ông là người rất thân thiện và ân cần, không làm phiền điều gì nên chúng tôi thấy góc riêng dành cho mình như ở nhà vậy.

Trong những ngày lễ, rất nhiều khách từ lũng Tomo và Amotschu lên tu viện và những ai ở xa không thể về lại cùng ngày đều ngủ đêm tại Gompa, đàn ông thì ngủ trong tu viện, đàn bà con gái nghỉ trong các tòa nhà ngoài. Thế nên chúng tôi và vị chủ phòng có khi phải ở chung với một số lớn các bà, họ không ngần ngại chia nhau nằm trên nền của hai bên vách gỗ và ngủ qua đêm với chúng tôi.

Trong những chuyến đi sau chúng tôi có dịp quan sát sự tự nhiên và lòng hiếu khách vô cùng của người Tây Tạng. Họ không bao giờ câu nệ điều gì. Trong những ngày nóng nực cókhi phụ nữ cởi trần tới mông không chút ngượng ngùng để gội đầu hay tắm rửa,hay trong mùa gặt hái họ ở trần làm việc khi mặt trời trong lũng quá nóng.

Tất nhiên điều đó chỉ xảy ra ở vùng dân cư còn đơn giản chứ không còn ở các xã hội đã tinh tế như tại Lhasa, nơi mà chúng tôi tiếp xúc trong thời gian lưu trú tại Gyantsee. Nơi đó chúng tôi sống thời gian dài trong tòa Yabschi Punkhang, điện của một gia đình vương giả tại Lhasa, gia đình này có quan hệ hôn nhân với hoàng gia Sikkim. Nói chung thì vị trí của phụ nữ tạ Tây Tạng rất cao. Họ đóng một vai trò hàng đầu trong cá nghề nghiệp, chỉ trừ chính trị, nhà nước hay lãnh đạo tinh thần, các ngành này liên hệ với nhau trong một chế độ tăng lữ.

Mặc dù trong giới phụ nữ cũng có nhiều nữ tu uyên bác và sư trưởng đáng nể trọng nhưng phần lớn họ thiêng về đời sống thực tiễn, họ chuyên ngành buôn bán, quản lý tài sản gia đình. Họ là người thừa kế chính thức mọi bất động sản, chúng không được chia cho từng con cháu mà được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thông qua người phụ nữ chủ chốt trong gia đình để tránh chuyện xé lẻ và mất mát của đất đai canh tác vốn hạn chế, đất này thường được tưới tiêu theo phương pháp thủ công. Vì điều kiện kinh tế này mà người Tây Tạng phải tìm cách giữ vững dân số của mình theo khả năng cho phép. Điều này một phần đạt được nhờ tục đa phu - phần lớn ở trong các vùng sa mạc miền tây Tây Tạng hay vùng núi non phía bắc - phần khác cũng vì tục lệ, trong gia đình ít nhất phải có một con trai, có khi cả một con gái, cống hiến đời mình cho hoạt động tâm linh.

Cả tu sĩ nam lẫn nữ đều được trọng vọng, nhất là những ai uyên bác hoặc thiền định, hoặc thực hành nghi lễ. Đối với người Tây Tạng thì tri kiến được trọng hầu như là sự thiêng liêng và thường hai mặt này đều thống nhất ở mức độ cao. Giáo phái Delupa (giáo phái duy nhất tại Tây Tạng nghiêm khắc giữ đời sống độc thân, ngược với giáo phái khác cho phép tín đồ có vợ con hay tự giữ độc thân) coi trọng đặc biệt việc nghiên cứu kinh sách tôn giáo, kể cả nghiên cứu lịch sử, văn minh học, triết học, thơ văn, một phần y học và thiên văn học. Ngược lại phái Kargyutpa xem trọng sự tu luyện tâm thức bằng phép thiền định hơn kiến thức sách vở và tài năng tranh luận. Nếu tín đồ Gelugpa thường học tập lâu dài trong tu viện đại học (như Drepung, Ganden hay Sera) thì minh chứng cao nhất đối với phái Kargyutpa là khả năng ẩn cư lâu dài trong hang cốc, trong các thất thiền định độc cư, nơi mà giáo pháp của thầy và truyền thống tâm linh được thực hành. Việc học hỏi kinh sách không được coi trọng bằng phép tu thiền định, nó chỉ được dùng như phương tiện cho một số phép tu (sadhana) và dễ hiểu những nguyên lý căn bản của đạo pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4812)
Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đã đoàn tụ ...
10/04/2013(Xem: 5499)
Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, sáng lập viên Hội Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang ...
10/04/2013(Xem: 4807)
Mỗi lần Tết đến, tôi lại ngồi bần thần nhớ mạ. Tuổi thơ tôi nơi làng cát nghèo khuất lấp góc biển xưa, một năm ròng bao giờ cũng đau đáu mong ...
10/04/2013(Xem: 4141)
Linh mục Phero Chấn ra biển rất sớm, thói quen từ ngày cha về dưỡng lão tại trại của dòng Ða Minh, tuy nhiên,nơi đây, các LM triều vẫn được an ...
10/04/2013(Xem: 4913)
Nhà tôi cố bốn anh em. Trong bốn anh em, cái Giang được bố mẹ tôi cưng chiều nhất. Mà chả cứ bố mẹ, cả ba anh em tôi đều quí và chiều nó. Như ...
10/04/2013(Xem: 4928)
Ngày xưa ở thành Xá Vệ nước Ấn Độ, đức Phật đến hóa độ cho một gia đình kia, hai vợ chồng đều có tánh tham lam độc ác, không biết tôn trọng đạo đức....
10/04/2013(Xem: 4561)
Mẹ nhìn đồng hồ mãi. Mẹ mong con từ chiều mà bây giờ đã hơn 10 giờ khuya. Mỗi phút trôi qua, mẹ càng thấy thỏm lo âu, đầu nặng như treo đá...
10/04/2013(Xem: 4861)
Đang đọc báo ông Hải chợt thấy bóng mấy đứa trẻ lấp ló ngoài cửa phòng, ông đằng hắng giọng và hỏi : Ai đó có chuyện gì không, mấy đứa nhỏ thì thào rồi im lặng, thấy vậy ông độ chừng chắc tụi nó sợ nên ông bước ra hỏi chuyện gì đó mấy cháu, nào các cháu cần ông giúp việc gì đây? Bé Lan lại đây với ông nào, còn An, Mai,Hùng và Tâm cùng lại đây các cháu đã vào trung học rồi, làm sao hôm nay lại rụt rè thế, bộ các cháu không ngoan bị cô giáo rầy phải không?An vội lên tiếng không phải vậy đâu ông ơi, cô giáo khen chúng cháu học tốt và hạnh kiểm tốt nữa đó.
10/04/2013(Xem: 4233)
Cách thị trấn năm dặm về hướng tây là một cánh rừng rậm bọc quanh một ngọn núi cao ngất. Ngọn núi sừng sững trấn ngự một phương trời như một ...
10/04/2013(Xem: 4706)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]