Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự giải cứu huyền diệu

28/05/201317:55(Xem: 10096)
Sự giải cứu huyền diệu
Con Đường Mây Trắng


Sự Giải Cứu Huyền Diệu

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Trước khi trở về Gangtok, tôi đến thăm lại đền của vị tiểu vương ở Podang. Vị sư trưởng, người có một khuôn mặt đặc biệt đẹp và trí tuệ, nhắc đến tên bà Alexandra David-Neel lúc bà mới đến đây. Tôi ở ngay trong phòng ngày xưa bà đã ở, trong đó thì thầm một giọng nói đáng sợ của chàng tiểu vương trẻ tuổi (tiền bối của vị tiểu vương ngày nay Taschi Namgial mà tôi là khách) cảnh cáo sự chết sắp tới và sự thất bại của công cuộc cải cách tôn giáo của mình. Như những chàng thanh niên với đầu óc Âu tây, chàng tiểu vương nọ thấy mình phải giải thoát nước mình ra khỏi cái nhà mà chàng cho là lòng tin nhảm nhí: chàng không biết rằng làm như thế chỉ mang lại sự sụp đổ mọi giá trị truyền thống.

Thế nhưng chúng ta vẫn còn sinh động, mặc dù có thể bị chôn vùi dưới cỏ dại của sự hiểu lầm nhân gian và lễ nghi (điều quá tự nhiên trong một đất nước chỉ toàn bộ lạc hoang sơ), điều đó hiện rõ với tôi khi tiếp xúc với nhà trí thức Bermiak Rimpotsché, anh của vị thư ký riêng cho nhà vua. Kasi Bermiak. Vị Rimpotsché, cũng như người em (bạn của tôi nhiều năm) cho thấy rõ rằng, nếu một sự cải cách tôn giáo trong nước này có cần thiết chăng nữa thì nó chỉ có thể sinh ra từ sự đánh giá lại những giá trị văn hóa truyền thống mà trên đó nền Phật giáo Tây Tạng được xây đắp, chứ không bao giờ có sự du nhập các cách tư duy xa lạ, dù cho cách tư duy có gần gũi với các nguồn gốc lịch sử của Phật giáo. Những bằng cớ lịch sử hay lý luận không bao giờ đóng vai trò quyết định trong đời sống tôn giáo, vì đời sống này chỉ tùy thuộc sự chứng thực và hình dung sáng tạo của tín đồ, chứ không tùy thuộc gì vào các “sự thực” trừu tượng và kết luận logic. Hình ảnh của Đức Phật xuất hiện trong tâm của nhà thơ và tín đồ, thậm chí hình
vẽ của Ngài trong tranh tượng được hàng bao thế hệ nghệ nhân tạo nên từ thiền quán sâu xa, có ảnh hưởng lớn hơn hẳn trong sự phát triển, so với mọi lý thuyết triết học, chúng chỉ cố trình bày kinh nghiệm trong ngôn ngữ của lý luận và trong dạng của qui luật và hệ thống. Những trình bày đó hiển nhiên không phải là giá trị; ngược lại chúng cũng là sự cần thiết của tâm, chức năng của chúng ta để tiếp thu và xếp đặt những gì đã chứng nghiệm.

* * *

Trên đường Podang, chuyến đi của tôi suýt bị hiểm nguy. Khi leo ngược lên tu viện, xuyên qua rừng già, tôi phải xuống ngựa, đó là một con bạch mã không chút bợn màu mà giữ ngựa cho hay nó chính là con ngựa của vị tiểu vương. Tôi cho con bạch mã đi sau tôi, cùng với con ngựa kia của người giúp việc (người này vừa lo nấu ăn vừa làm đủ các chuyện khác), anh cũng nghe lời mà đi bộ. Đường bị hẹp và dọc theo các hố sâu và khe núi. Bởi thế tôi nhắc anh nài ngựa rằng phải nối đuôi nhau mà đi, đừng đi song song, vì ngựa có thói hích lẫn nhau khi đường chật hẹp. Tất cả đều tốt được một đoạn, tôi tha hồ ngắm cảnh rừng núi hoang vu toàn đá và rừng già. Thế nhưng khi đường quẹo lên một dốc đá ngược và tôi vừa định nhắc nhở thì đã thấy hai con ngựa đi song song; và tôi chưa kịp mở miệng thì con bạch mã đã trượt chân rơi xuống hố sâu.

Tôi lặng người vì sợ và tiếng kêu của anh nài ngựa xác nhận nỗi lo của tôi: con ngựa đã bị rơi mất rồi. Tôi chạy lui chỗ ngựa rơi và lạnh người khi nghĩ đến thân thể tan tành nếu rơi xuống đáy vực. Vị tiểu vương sẽ nói gì đây và số phận của người nài ngựa sẽ thế nào mà vì sự sơ sẩy của anh để cho chuyện này xảy ra? Vừa khóc vừa kêu, anh ta đã bò một đoạn xuống vực, còn tôi vội bò theo. Cuối cùng thì chúng tôi thấy thân con ngựa trắng dính trên một bụi tre trên đáy hố. Thân con ngựa không nhúc nhích. Nó còn có biết gì chăng, một chút động đậy đã xô nó xuống vực hay nó đã chết, chân cẳng gãy rời? Chúng tôi như bị hành hạ bởi nỗi lo cho đến lúc bò gần đến bụi tre và vui mừng khôn xiết khi thấy con ngựa vẫn sống, không hề hấn gì. Chúng tôi thấy có một phép lạ đã xảy ra - nhưng cũng thêm phép lạ khác là chúng tôi đã đưa nó ra khỏi tình trạng nguy hiểm này, mà chỉ với một động tác sai là đủ để nó rơi vào cõi chết. Trong lúc đó bản thân chúng tôi như không có một chỗ đứng chắc chắn dưới chân. Con ngựa dường như có giác quan thứ sáu và làm theo việc cứu giúp của chúng tôi, nó như hiểu tư tưởng và ý định của người, thậm chí làm trước. Cuối cùng khi đứng được bốn vó, nó leo lên dốc một cách khéo léo, tới được đường đi. Lòng thầm cám ơn sức mạnh nào đã giúp thoát nạn, chúng tôi lên đường đi tiếp Podang. Khi các tu sĩ tại đó nghe quá điều đã xảy ra, họ thán phục những hộ sĩ vô hình đã giúp chúng tôi thoát hiểm.

Trong lần trởlại Gangtok, tôi có dịp nghiên cứu các chi tiết quý giá của nghệ thuật và pháp khí Tây Tạng trong ngôi đền xinh đẹp gần điện của vị tiểu vương cũng như in lại một số kinh sách viết tay và ấn bản gỗ của đền Entsche Gompa để dùng về sau. Các vị tu sĩ của cả hai ngôi đền đều rất thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ, nhất là không phải chỉ vì nhờ vị tiểu vương gởi gấm mà chủ yếu nhờ Kasi, một người Sikkim rất đáng quí mà đền Entsche Gompa thuộc về gia sản của gia đình ông.

Năm 1932 khi đến Gantok lần đầu để đi Tây Tạng, tôi là khách của nhà Entsche Kasi. Ông cũng như phu nhân tiếp tôi rất thân tình, xem như người trong nhà. Trong dịp này tôi mới được biết là lạt ma Yongden cũng từng ở trong nhà này lúc còn thiếu niên, xin giúp việc để kiếm tiền ăn học, vì ông xuất thân từ gia đình nghèo khó. Hai ông bà Enstche Kasi hết sức ngạc nhiên nghe tôi kể Yongden về sau trở thành lạt ma, đi truyền giảng đạo pháp và tiếng tăm của ông khi viết sách cùng với Alexandra David-Neel. Ngay tại nhà này, họ đã làm quen với ông từ nhỏ và nhận làm con nuôi. Quyết định đó đã mang lại kết quả lớn lao, nó đã thay đổi hẳn cuộc đời Yongden cũng như của hai ông bà và đã giúp cho hàng triệu độc giả trên thế giới biết thêm về Tây Tạng. Sau đó những biến cố chứng minh thêm, ngôi nhà của Entsche Kasi là nơi xảy ra nhiều điều trọng đại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7714)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4237)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4751)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6165)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7663)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5192)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5251)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4337)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 8567)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 9991)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]