Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khả năng chữa bệnh

28/05/201317:52(Xem: 10646)
Khả năng chữa bệnh
Con Đường Mây Trắng


Khả Năng Chữa Bệnh

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Lòng tin nơi khả năng chữa bệnh của những người đã thành thánh nhân nhờ suốt đời đã theo hạnh xả bỏ và tu luyện tinh thần, lòng tin đó không phải chỉ ở Tây Tạng mới có, mà nólà một kinh nghiệm chung.

Mối liên hệ giữa niềm tin và sức chữa bệnh có tác dụng qua lại. Niềm tin là khả năng tự mở lòng mình, khả năng tiếp nhận; còn sức mạnh tâm linh, thể hiện trong sức chữa lành bệnh, là khả năng đối thoại, tỏa sáng, sự tuôn trào cái giàu có nội tại của mình cho bên ngoài và là sự đơm hoa kết trái của một tâm hồn già dặn trong an tĩnh muốn được chia sẻ với người khác. Khả năng chữa bệnh và lòng tin vì thế mà như hai cực âm dương của một sức mạnh duy nhất, và ở đây có cái trước thì ở đó có cái sau. Thế nhưng, cũng có chiều ngược lại: Lòng tin cũng có thể thành sức mạnh, trong đó lòng tin như một thứ chân không hút hết các lực nằm xung quanh và chiếu lại như vật thể hay con người nó hướng tới.

Các vị lãnh đạo tôn giáo thường tùy thuộc nơi lòng tin của đệ tử, cũng như đệ tử lại cần niềm xác tín toát ra từ vị thầy. Một khi quá trình này bắt đầu rôì thì nó mau chóng lớn mạnh. Lòng tin khi đã tập trung lên một vị lãnh đạo tinh thần hay một đạo sư (vị trí này thường được quyết định bởi phẩm hạnh cá nhân của người đó), nó sẽ biến người này thành một trung tâm gồm những năng lực, chúng vượt xa hơn hẳn bản thân người đó, và làm người đó có những năng lực phi thường. Thế nhưng khi những người đó bị mất đi môi trường tự nhiên của mình cũng như hậu thuẫn tinh thần và truyền thống - như trường hợp các vị lạt ma Tây Tạng sống trong một thế giới hoàn toàn xa lạ, trong một tình trạng hư vô về tinh thần - thì người ta không thể chờ đợi các vị đó có những năng lực siêu nhân nữa.

Khi chưa hiểu mối liên hệ hỗ tương giữa lòng tin và sức mạnh tinh thần, thì khả năng chữa bệnh của một thánh nhân hay một con người đã tu tập, người đã tìm ra một cái trung tâm nội tại của mình, sẽ bị xem như một pháp thuật hoặc một sự nhảm nhí. Điều mà đối với ta, phép thuật chẳng qua chỉ là sự thu ngắn của nhiều năng lực tự nhiên, tức là sự tác động trực tiếp của tâm lên tâm, không thông qua giác quan hoặc các bộ phận cơ thể vật lý. Lòng tin sinh ra một cái như chất xúc tác hay cây thang nối tâm với nhau. Cũng như điện luôn luôn có đó nhưng phải cần dây dẫn điện mới tác động được, thì năng lực tinh thần phải cần lòng tin và sự tham gia tự nguyện mới phát huy được.

Thế nhưng khi ta tin rằng, tâm thức không phải chỉ là sản phẩm của các chức năng vật lý hay phản ứng hoá học, mà là yếu tố cơ bản xây dựng nên đời sống, là người sáng tạo và trình bày ra cơ thể, chứ không phải kể nô lệ cho nó - thì chúng ta không thể có kết luận nào khác hơn rằng, có sức khoẻ là nhờ có một tâm thức thăng bằng, hòa hợp; và bệnh tật hẳn phải đi từ một tâm thức rối loạn, mất cân đối. Ngay các kinh sách nguyên thủy của Phật giáo đã xem thức là yếu tố đi trước mọi thứ và là điều kiện tiên quyết của mọi tồn tại.

Người Tây Tạng, thay vì chống lại các hiện tượng thể chất, họ tìm cách giải quyết tận gốc rễ bằng cách chữa cho tâm thức. Điều này có thể xảy ra bằng ảnh hưởng trực tiếp của một vị thánh nhân hay nhờ niềm tin tưởng tha thiết không qua vật dụng cúng dường, biểu tượng, lễ nghi… chúng có thể uốn nắn lại tâm.

Dù ta có tin hay không nơi khả năng tâm lý của vật chất, tức là khả năng tác động của nó về mặt tâm lý khi chủ động tập trung lên nó, thì sự thật là luôn luôn có một mối hỗ tương giữa tâm và vật, thậm chí giữa các dạng vật chất với nhau; vì cuối cùng chúng cũng chỉ là tác trạng thái năng lượng đã ổn định, đã tụ hội. Vì thế ý niệm chuyển hoá chất liệu không phải chỉ Nhà thờ Cơ Đốc giáo mới có, mà của tất cả mọi nghi lễ đều có, trong đó một số chất liệu chịu sự điều động của năng lực do sự tập trung sinh ra, khi thì do những hành động huyền bí, khi thì nhờ thiền định tịnh khẩu của nhiều năm mà người Tây Tạng theo phép tu lung-gom thực hành.

Tất cả những điều này trở nên dễ hiểu khi Tomo Gésché Rimpotsché, sau mười hai năm dài thiền định, tịnh khẩu, ông đã trở lại với thế gian. Ông có một sức chữa bệnh tới mức mà các hạt tễ do ông bào chế qua lễ nghi và phát rộng cho mọi người đến xin phước lành nơi ông, chúng được quý trọng khăp mội nơi tại Tây Tạng, quí hơn cả những hạt trai quý nhất. Khi tôi nhận được ba hạt này sau lễ điểm đạo thì bạn Géché Tubden Scherab, người có mặt trong buổi lễ, xin tôi hãy chia sẻ cho ông. Ông kể tôi nghe chúng cứu ông như thế nào trong những lúc đau nặng hết thuốc chữa, chúng có một sức chữa lành ngay tức khắc. Vì hồi đó chưa hiểu hết ý nghĩa sâu xa quà tặng của vị đạo sư và xem đó chỉ là thuốc men thông thường mà mình không mấy khi dùng - đó là không kể tôi tin thuốc tây hơn - tôi tặng hai viên cho người bạn đó. Tiếc thay về sau tôi cũng không nhớ để xin thầy cho thêm, cho nên ngày hôm nay tôi chỉ còn một viên duy nhất. Chỉ nhiều năm sau tôi mới biết giá trị của nó. Cầu chuyện sau đây có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của viên thuốc. Vào năm 1949, lúc tôi cùng Li Gotami trên đường về từ tây Tây Tạng, chúng tôi thấy tại Rampur - thủ phủ của bang Baschar do một vương tước theo Ấn Độ giáo trị vì -, một đền thờ Tây Tạng với đầy đủ các thứ, gồm tam tạng kinh điển, các thứ pháp khí và một bánh xe cầu nguyện khổng lồ, vì dân chúng Rampur hoàn toàn theo Ấn Độ giáo, chúng tôi lấy làm lạ tự hỏi ai đã xây thánh thất này, vai giữ gìn quét tước và sau đó khám phá ra đó là nhờ vị tiểu vương tại Rampur, vị này chính là người cho xây và coi sóc ngôi đền này.

Nguyên vị tiểu vương suốt bao năm không có con và vì vậy không có ai nói ngôi. Mặc dù vị này đã nhờ các vị Bà-la-môn cố vấn và tổ chức nhiều giới đàn cầu tự, nhưng mong ước của ông không thành. Ngày nọ có một vị lạt ma tôn quí cùng đoàn tùy tùng đi ngang qua Rampur, trên đường đi thăm thánh địa Ngân Sơn(30); và vì tên tuổi của ông quá lớn nên hàng ngàn người, nhất là những người thuộc vùng phía bắc, tìm đến lễ bái và xin ông ban phước. Vị tiểu vương không bở lỡ cơ hội, mời lạt ma vào cung điện và than thở số phận của mình. Vị tiểu vương hứa với lạt ma sễ cho xây một đền thờ Phật giáo với đầy đủ kinh điển, nếu lạt ma ban phước cho ông sinh được người kế vị.

Vị lạt ma hưa giúp nhưng đòi nhà vua phải cho ông một chỗ không ai quấy rầy để thiền quán và để thực hành nghi lễ, nơi ông sẽ bào chế thuốc cho vua và hoàng hậu uống. Vị tiểu vương liền cho xây một toà nhà đặc biệt ngay trên nền cung điện và cấm không cho ai lại gần có thể làm phiền lạt ma.

Thế nhưng có một tôi tớ của nhà vua không kiềm chế được sự tò mò, lợi dụng đêm tối lẻn vào toà nhà xem vị lạt ma làm vì. Chắc hẳn anh ta đã nghe về bí mật của các viên thuốc và tìm biết cách bào chế, vì nghe đâu cần nhiều chất liệu khó kiếm, người thường không thể có được. Khi anh ta nhìn được vào bên trong thì thấy vị lạt ma, xung quanh là một số nhân trạng kỳ dị, thiên nhân có, ma quỉ có, anh sợ quá ngất xỉu. Ngày hôm ssau người ta thấy anh nằm trước bậc cầu thang vào nhà. Khi tỉnh dậy anh ta nói như người bị lên cơn sảng về những gì mình đã thấy một cách đầy sợ hãi. Vài giờ sau anh ta chết. Sau câu chuyện này không ai dám lai vãng đến đó nữa, còn vị lạt ma thì chìm sâu trong thiền định. Người ta chỉ nghe tiếng chuông trống, lần với tiếng tụng niệm rù rì của vị lạt ma.

Tới ngày đã định, vị lạt ma rời nhà, ban phước cho vị tiểu vương và hoàng hậu và chỉ đưa cho họ các viên thuốc và chưa đầy một năm sau thì một hoàng nam ra chào đời. Để cảm tạ vị lạt ma này, nhà vua giữ lời nguyện và cho xây đền. Ông gửi một phái đoàn đến Tây Tạng để in lại kinh sách được cất giữ tại Narthang và thỉnh các pháp khí cần thiế cho một ngôi đền. Sau khi chiêm bái đền xong, chúng tôi đến cung điện để xin xem toà nhà mà vị lạt ma đã ở. Trong dịp này chúng tôi hỏi người giữ nhà tên của vị lạt ma. Câu trả lời là: “Tomo Géché Rimpotsche”.

Khắp nơi trên đường từ Tây Tạng đi Rampur chúng tôi đều nghe những câu chuyện kỳ diệu về chuyến hành hương của Tomo Géché Rimpotsché, đó là một biến cố đã cho hàng ngàn người niềm tin và hy vọng mới mẻ. Bất cứ chỗ nào dừng lại, ông đều giảng pháp Phật, chữa bệnh cho kẻ ốm đau, nâng đỡ người hoạn nạn đã tìm đến với ông. Tại làng Poo, biên giới Tây Tạng, người ta khiêng một bé gái gần chết lại cho ông. Bé đã ốm từ lâu và tình trạng vô vọng đến nỗi thân nhân ngại đem lại cho ông vì sợ đi giữa đường cô bé sẽ chết. Thế nhưng người trong làng tin vào sức mạnh kỳ diệu của Tomo Géché Rimpotsché, nên họ thuyết phục cha mẹ bé hãy liều đi. Khi bé đến nơi ở của vị lạt ma, hầu như cả làng đều có mặt.

Trước sự chứng kiến của đám đông. Tomo Géché ra lệnh cho cố bé hãy vươn người đứng dậy. Mọi người kinh ngạc thấy bé mở mắt ra đứng dậy, và sau khi nhận phước lành của lạt ma, bé đi ra khỏi nhà, như chưa hề bao giờ đau ốm. Lúc chúng tôi đến Poo thì cô bé này còn sống và nhiều người chứng kiến bảo đãm đây là sự thực. Chúng tôi không có lý do gì nghi ngờ điều này - cho dù Tomo Géché không phải là thầy của chúng tôi cũng thế, vì hầu như không có nơi nào ông đi qua mà mọi người không nhắc ông bởi cặp mắt ngời sáng và lòng tôn kính sâu xa, dù nhiều năm đã trôi qua và bậc đạo sư đã rủ bỏ tấm thân mình rồi.

Mặc dù sức tưởng tượng của nhân gian đã khoắc một tấm màn huyền thoại lên những chuyện thực nhưng vẫn rõ ra một điều là Tomo Géché Rimpotsché phải có năng lực chữa bệnh phi thường và nhân cách của ông đẫ để lại nơi người gặp một ấn tượng không thể xoá mờ. Điều này qua nhiều câu chuyện đã chứng thực. Sinh tiền, cuộc đời của ông đã là một huyền thoại. Tất cả những ai biết đến ông đều rõ là huyền thoại bao quanh một thánh nhân thường chứa đựng nhiều sự thực, chứ không như đầu óc hay nghi ngờ của trí thức phán đoán và ngay trong thời đại khô cằn này của chúng ta vẫn có thánh nhân xuất hiện trên trái đất - như trong những ngày của Phật Thích-Ca hay Chúa Jesus, của Mohammed hay vị thánh Franz von Assisi.

Hình ảnh của Tomo Géché Rimpotsché cho thấy một cách thuyết phục, là ngay những kẻ đã tu phép du già nghiêm khắc và sống nhiều năm trong tình trạng hoàn toàn độc cư, vẫn không mất mối liên hệ nội tại với người đời, mà càng sẵn sàng phụng sự cao độ cho xã hội loài người. Trong đời sống tâm linh của người Tây Tạng, lạt ma đóng một vai trò lớn hơn, có ảnh hưởng sâu sắc hơn trong dân chúng so với các nhà thông thái chỉ biết lo dạy học hay nghiên cứu kinh điển.

Chức năng của một vị thầy tâm linh, tức là một đạo sư, theo quan điểm Tây Tạng không nhằm việc đưa ra một dạo lý gì đặc biệt hay giảng giải những nguyên lý cơ bản của đạo Phật truyền thống, mà là một sự bày tỏ họ đã chứng thực được mục đích cao nhất và con đường họ đi là thể thực hành được. Ngay một hành giả giữ tịnh khẩu, như một ngọn đèn, cũng có thể phát ra được những tia sáng tri kiến soi màn vô minh và ảo giác. Chỉ cần sự có mặt của họ, chỉ cần họ hiện hữu trong ánh sáng của giác ngộ là đủ để cho người lạc lối trong bống tối lấy lại được niềm tin và tinh tấn.

Đối với người bình thường thì tù biệt giam là hình phạt nặng nhất. Một tâm thức chưa tập luyện sẽ tan vỡ dưới sức ép của sự cách ly mọi tiếp xúc của con người. Những ai đã qua khỏi thử thách đó mà không thiệt hại gì, chứng tỏ rằng họ có một tiềm năng phi thường. Thế nhưng năng lực đó không phải là vấn đề của sức mạnh thể chất hay tâm lý, mà là tính tự tại và tri túc của tâm, nó đòi hỏi một nội tâm giàu có, một tư duy độc lập và kỷ luật ý chí, mà những thứ đó chỉ đạt được thông qua một phép tu học lâu dài và chu đáo.

Thế nên người Tây Tạng có lý khi họ kính trong và tin tưởng ở đạo sư, người có sức mạnh đạo đức và tâm linh đã đạt được trong sự cô độc thiền định và tu tập, hơn xa những kẻ nói năng lưu loát, có đầu óc khôn khéo. Chỉ những ai đã đến với báu vật của thế giới nội tại, kẻ đó mới bỏ được của cải thế giới bên ngoài. Muốn làm được như thế, họ phải có chìa khoá mở được kho tàng bên trong. Chìa khóa không khác gì hơn là các phép tu (nghi quĩ) mà hành giả phải tu học đưới sự hướng dẫn của một vị thầy.

Thông qua thần chú của thầy cho mà hành giả liên hệ được với thầy và các bạn đồng môn tâm linh đi trước mình. Nhờ vào nghi quĩ mà hành giả liên hệ được với thế giới nội tại. Và dần dần, thế giới này sẽ phát huy và sẽ trở nên thực tại ngày càng lớn, cho đến lúc nó phủ kín hành giả như một man-đa-la thánh thiện mà tại trung tâm của nó, hành giả cảm nhận một niềm an lạc, vượt xa mọi vui thú thế gian mà họ đã bỏ lại bên ngoài cái thất của mình.

Hành giả sẽ không còn chút thời gian nhàn rỗi. Ngày tháng của họ sẽ tràn ngập việc làm - họ sẽ không thụ động ngồi chờ cái chết hay bất cứ linh ảnh gì, mà dùng sự sáng tạo để xây dựng nên một thế giới mới, thâm nhập vào nó, làm nó vững chắc, đó là thế giới dựng nên từ những yếu tố cơ sở luôn luôn hiện hữu của một thực tại sâu xa và bao trùm. Trong quá trình sáng tạo này, hành giả tự giải thoát ra khỏi những dấu vết cuối cùng của sự tham chấp hay vướng mắc nơi bất cứ sắc thể gì, vì bây giờ toàn bộ dàn nhạc của sự sáng tạo đã thuộc về người đó. Và như một nhạc trưởng(31) lớn không bao giờ vướng mắc nơi nhịp sáng tạo của chính mình - vì bây giờ họ đã là chủ và bất cứ lúc nào cũng dùng ý chí cho chúng sống lại cả - họ tự thấy mình tự tại và làm chủ tất cả mọi sắc thể, và đồng thời thấy mình là trung tâm thầm lặng của vũ trụ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2010(Xem: 10596)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
17/07/2010(Xem: 4751)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 5072)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 9626)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 3793)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 3972)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 6092)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]