Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phi hành xuất thần và phép Lung-gom

22/05/201316:52(Xem: 10613)
Phi hành xuất thần và phép Lung-gom
Con Đường Mây Trắng


Phi Hành Xuất Thần Và Phép Lung-Gom

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Ghi chép của chứng nhân đầu tiên về phép phi hành xuất thần mà phương Tây được biết, cũng là mô tả ấn tượng nhất, là bà Alexandra David-Neel trong tác phẩm nổi tiếngMistiques et magiciens du Tibet (Đạo học và các nhà huyễn thuật Tây Tạng). Một ngày nọ, lúc du hành trên cao nguyên Tây Tạng, bà thấy từ xa xa một bóng đen chuyển động làm bà chú ý. Vùng bà đi bấy giờ là một vùng hoàn toàn không người ở, suốt hai tuần bà không gặp người nào. Qua ống nhòm bà thấy đó là một người, “đi một cách kỳ lạ và với một tốc độ phi thường”. Khi người đó tới gần, bà thấy “rõ ràng khuôn mặt hoàn toàn an tĩnh, xa vắng và hai mắt mở to, hình như một cái gì xa xôi, vô hình, ở trên cao. Người đó gần như có cái đàn hồi của một trái banh cao su và cứ mỗi lần đụng đất lại dội lên. Những bước của người đó có cái đều đặn của một quả lắc”.

Vài năm sau biến cố xảy ra đã mô tả trong chương trước, khi đọc những dòng này tôi liền nhớ lại chuyện bên bờ hồ Panggong. Sự mô tả này đúng hoàn toàn với kinh nghiệm của tôi. Những người tập phép lung-gom thường được khuyên là không những chỉ nên tập trung tâm thức mình về một linh ảnh, mà ban đêm còn nên hướng mắt nhìn một vì sao nhất định, vì thế có lúc sinh ra một tác dụng như bị thôi miên. Về khía cạnh này, tôi cũng làm đúng như vậy mà không biết và đã tới với một tình trạng như không còn trọng lực và đôi chân dường như có một ý thức hay bản năng riêng; chúng tự tránh mọi chướng ngại, tự tìm chỗ dựa cho mình mà trong đêm tối với tốc độ đó chỉ có nhà tiên tri mới thấy được được.

Bà Alexandra David-Neel cho rằng phải có một sự gây mê nào đó mới làm người ta khỏi đau khi đụng phải đá hay chướng ngại vật. Tôi thấy điều này không phải, vì nếu thế thì người phi thân này phải bị sưng chân hay bị thương tích, điều này bản thân tôi không bị. Tôi cũng thấy không đúng khi cho rằng việc tránh chướng ngại vật là nhờ phần còn lại của thức thông thường. Ngược lại, chính nhờ thức thông thường không can thiệp mà kẻ mộng du không bị hề hấn gì mà lại có sự an toàn nhờ bản năng. Đối với kẻ mộng du thì không có gì đáng sợ hơn nếu thức thông thường đột nhiên thức dậy. Đó là lý do mà người đi xuất thần phải tránh nói năng hay nhìn ngó vì chỉ một chút phân tâm là đủ để cắt đứt trạng thái xuất thần thậm chí mất hẳn.

Ý nghĩa sâu xa của lung-gom là, vật chất có thể bị tinh thần chế ngự. Điều này được chỉ rõ trong các phép tập luyện phần lớn có tính chất tâm linh. Các phép tu tập đó thường được thực hành hết sức cẩn mật và nhằm tập trung lên một số năng lực cơ bản nhất định cũng như các biểu tượng thiêng liêng của chúng, song song với trì niệm mật chú, nhờ đó mà các trung khu tâm lực (cakra) của thân thể được đánh thức và vận hành, biến thành sức mạnh siêu nhiên.

Cũng như trong phép tum-mo phép sinh nội hỏa, hành giả tập trung lên yếu tố lửa qua một trung khu nhất định, đồng thời ý thức mọi hiện tượng và bản chất liên hệ với lửa; hành giả lung-gom phải ý thức mọi hiện tượng, khía cạnh và chức năng của năng lực gió, hương tâm về đó.

Gom vừa có nghĩa thiền định, tập trung, quán tưởng tát cả năng lực tâm thức lên một đối tượng nhất định, đồng htời nó con mang ý nghĩa dần dần từ bỏ sự phân biệt chủ thể - khách thể, đến mức chủ và khách thể trở thành đồng nhất với nhau.

Lung là yếu tố “gió”, nó ám chỉ sức sống tinh tế và năng lực tâm lý. Cũng như từ Hy Lạp pneuma vừa là không khí vừa là tinh thần, thì về mặt thể chất lung là khí, đó là mặt vật chất của nguyên lý sống của chúng ta, thí dụ bộ phận hô hấp và khả năng di động và mặt kia là những luồng năng lực tâm lý mà qua đó những trạng thái ý thức được sinh ra hay biến mất.

Với gom thì từ lung chỉ có nghĩa prana (khí) trong du già Ấn Độ, nó liên hệ vứi các phép tu nhằm diều khiển khí lực của thân người thông qua năng lực tinh tế của tâm thức. Nói cách khác: Lung-Gompa không phải là người có khả năng bay trong không (do có nhiều người hiểu sai từ lung) mà là người biết cách chế ngự khí lực của mình bằng phép du già pranayanma. Phép này bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở và dùng nó làm khởi điểm của một sự chứng thực tâm linh, nó chuyển biến toàn bộ cơ chế tâm vật lý và toàn bộ tính cách của con người hành giả. Năng lực và sức mạnh nằm sẵn trong mỗi con người sẽ được tập hợp, tăng cường và đưa vào đúng hướng.

Vì thế mà lung-gom có thể được đinh nghĩa chính xác là “tập trung lên nguyên lý động”. Nó chứa tính cách động của cơ chế vật lý và tất cả hoạt động của thân, nhưng không gói gọn trong nghĩa nội tại mà là tác động hỗ tương của nhiều tiến trình và nhất là phụ thuộc vào những sức mạnh uyên nguyên và tính chất bao trùm của tâm thức. Thế nên nó có thể có ảnh hưởng trực tiếp lên các bộ phận của thân và chức năng để tạo thành một sự hòa nhịp tâm vật lý: một sự song hành giữa tư tưởng và cử động, một sự hòa nhịp mà tất cả năng lực của hành giả tham gia vào.

Khi ta đến điểm đó rồi, khi mà một lực hay một dạng vật chất có thể chuyển hóa qua một dạng khác thì có nhiều điều tưởng chừng như siêu nhiên có thể thực hiện được, ví dụ dùng ý chí mà vận động khối lượng (một sự kỳ diệu mà thật ra chúng ta thường làm trong phạm vi nhỏ mà không hề hay biết) hay sự chuyển hóa vật chất thành năng lượng, làm giảm thiểu sức nặng hầu như loại bỏ được cả lực trọng lượng.

Trong các kinh sách cổ của phép thiền định đạo Phật thì việc đạt các thần thông được xem là sản phẩm phụ, chúng gây nên hiểm nguy chứ không ích lợi gì trong sự giác ngộ. Việc biểu diễn thần thông là đáng chê trách từ thời xa xưa. Thế nhưng trong một số trường hợp, vì những điều kiện đặc biệt của Tây Tạng, cần thiết phải sử dụng thần thông này, nhất là khi phải vượt qua những chướng ngại tự nhiên, nếu chúng có lợi cho việc chứng thực tâm linh và phục vụ con người.

Thế nên tum-mo là phương tiện tiến bộ tâm linh và là cách chống lại cái lạnh của mùa đông Tây Tạng mà các tu sĩ du già phải chịu trong hang đá hay khi nhập thất, thất này nằm cao trong dãy núi, vì các vị đó không mấy người kiếm được củi lửa. Thế nhưng cần tránh cách suy nghĩ ngây thơ là tum-mo có mục đích sinh nhiệt; mà đó là chính là phép tu hòa nhập tâm linh, dẫn đến giác ngộ và chứng thực.

Tương tự, lung-gom chỉ là một trong nhiều cách đưa đến giải thoát, trong nhiều trường hợp nó giúp hành giả di chuyển với tốc độ cao mà trong một xứ với phương tiện đi lại và truyền thông sơ khai, đó là điều quan trọng. Cũng có thể óc nhiều người mới đầu chỉ có tham vọng muốn có năng lực siêu nhiên đặc biệt. Thế nhưng sự khổ công để đạt được điều đó lại cũng rất lớn, nên những kẻ dám tu tập phép đó cũng chính là những người có tính cách mạnh mẽ và phẩm chất tinh thần cao. Và những ai chịu khó tuân thủ các phép tu tập này một cách nghiêm túc thì đó lại là người sớm bỏ cái tự hào hay tham vọng ban đầu, vì toàn bộ phép tu là một sự tự chiến thắng không hề làm tăng trưởng cái ngã, nguồn gốc của sự tự phụ.

Điều này được minh họa bằng nhiều truyện nhân gian, như truyện Tám mươi bốn vị Thánh tựu giả(Siddhas), sống trong khoảng thế kỷ thứ 7 đến 10 của kỷ nguyên chúng ta. Nhiều người trong số đó bắt đầu với mục đích đạt những thần thông siêu nhiên vì lợi ích của riêng mình. Trong lúc họ hướng tới mục đích đó và nhất là sau khi đã đạt được thì họ lại đánh mất mọi quan tâm về thế gian, vì trong quá trình tu tập họ đã vượt lên cái tự ngã, nguyên nhân của mục đích vị kỷ ban đầu.

Ta có thể kể thí dụ của vị Khadgapa. Ban đầu ông ta là một tên cướp, ông gặp một vị du già sư và hỏi làm thế nào để trở thành nhà vô địch. Vị du già sư đáp: “Có một bảo tháp không xa thành Benares. Hãy đến đó và đi vòng quanh thánh thất ba tuần, nơi đó có một tượng Quán Thế Âm, vừa đi vừa niệm chú và thiền định theo phép ta dạy ngươi. Nếu ngươi thành khẩn và liên tục tập trung, không để tâm tán loạn thì cuối tuần thứ ba sẽ có một con rắn độc sắc đen từ tháp bò ra. Ngươi phải chụp đầu rắn ngay, nếu không nó sẽ cắn ngươi. Nếu ngươi thực hành đúng phép thiền định thì con rắn không làm gì được ngươi và sẽ đạt được sức mạnh của nhà vô địch”.

Tên cướp cám ơn vị du già sư và làm theo lời dạy. Ông hết lòng hết dạ làm điều căn dặn và khi con rắn bò ra khỏi tháp, ông chụp nó ngay và nhìn lại thì chính là lưỡi kiếm tuệ giác vô địch.

Ông không cần dùng đến năng lực siêu nhiên này nữa vì ông đã trở thành một thánh. Từ ngày đó ông được gọi là Thành tựu giả Khadgapa, “bậc thánh với lưỡi kiếm”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2011(Xem: 12465)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
19/04/2011(Xem: 6839)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
15/04/2011(Xem: 5044)
Sau khi viết xong đoạn cuối Truyện Hoa Lan với một kết thúc thật tốt đẹp, nàng tươi sáng trong chiếc áo tràng nhuộm màu Ánh Đạo Vàng, tự hứa với lòng sẽ mãi mãi là Đóa Sen bất diệt không để cho chàng có cơ hội chà đạp lên Đóa Lan xưa nữa. Bạn bè tôi ở khắp nơi trên thế giới viết thơ về chúc mừng tới tấp, mừng cho tôi sắp được an hưởng tuổi vàng. Tuổi vàng phải hưởng sớm hơn chứ để đến lúc già lụ khụ thì còn hưởng gì được nữa.
05/04/2011(Xem: 10453)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
27/03/2011(Xem: 6288)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
26/03/2011(Xem: 9611)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
26/03/2011(Xem: 3391)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
25/03/2011(Xem: 3497)
Dì Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi, đùa giỡn tưng bừng mà vẫn lửng khửng chẳng “kết” ai. Dì Tư thầm lo sợ “ba hũ mắm nêm” nổ thình lình, nên cứ nhì nhằng than thở
22/03/2011(Xem: 2901)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
21/03/2011(Xem: 9964)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]