Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu viện đá

22/05/201313:53(Xem: 10738)
Tu viện đá
Con Đường Mây Trắng


Tu Viện Đá

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Chiều tối, chúng tôi đến đầu một hẻm núi, nơi đây chính là chỗ phải bắt đầu leo lên đèo. Tại chân một nhóm đồi đá dựng đứng, đá xếp ngổn ngang, có một số lều nghèo nàn mà dạng vuông vuông của chúng không khác bao nhiêu so với những tảng đá đổ. Ngược lại với cảnh đó là vô số những tháp sơn trắng, có gốc là những Tumlti hay Stupa Ấn Độ (đó là nơi giữ xá lợi của Phật hay các dệ tử của Ngài). Phần dưới của tháp hình khối vuông, giữa là hình vòm tròn hay có đạng bình hoa và bên trên là đỉnh nhọn hình nón, gồm mười ba đĩa tròn chồng lên nhau làm bằng đất đỏ, chúng được che bằng dạng chiếc dù, mang biểu tượng mặt trời, mặt trăng và lửa.

Hàng triệu tháp như thế nằm rải khắp Tây Tạng. Nơi đâu có người ở hay đã từng ở là có nó và cũng ở những ngọn đèp hẻo lánh hoặc đường dẫn đến cầu treo (thường nguy hiểm) hoặc nơi có những tảng đá hình thù kỳ dị trên đường khách lữ hành qua lại. Số lớn những tháp hiện ra đối với chúng tôi nơi đây như có phép thần cắt ra từ đá, một phần xem như phố xá điêu tàn của những người tí hon, chúng làm ta đoán gần đây hẳn phải có tu viện hay thánh địa gì đó. Vì đã từng nghe nói về một tu viện đá rất cổ nằm trong hẻm núi này, được xây từ thời Liên Hoa Sinh (thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên), nên tôi cứ theo tháp dẫn đường, qua ngõ ngách của những tảng đá to như những căn nhà hoặc giữa những vách tường dựng đứng mà đi.

Đường đi bắt đầu lên dốc nên chúng tôi đành bỏ ngựa lại. Nhưng cũng kể từ đây đã thấy có vách cổ và từ những vách đá mọc ra những nhóm nhà hình khối có ban công gỗ. Hầu như không phân biệt được đâu là đúi, đâu là người xây, vì chúng thông với nhau, tựa do thiên nhiên làm ra.

Với hy vọng tìm chỗ ngủ đêm nay, tôi leo suốt ngõ ngách vách đá nhưng càng đi, hy vọng của tôi càng giảm. Không nơi nào có dấu vết sinh vật. Cả loài chó giữ nhà Tây Tạng đáng sợ cũng không, nó luôn luôn sủa người lạ từ xa đến làng, dù nhà, tu viện hay lều người Nomade, ở đâu cũng thấy chúng. Tuy vậy vẫn không nên vào trong các tòa nhà xem ra đã hoang vắng này.

Cứ mỗi bên cạnh cổng vào tôi thấy một tháp đá, trên đỉnh có một đĩa đá phẳng, trong đó có một viên đá tròn. Tôi vừa định hỏi người đi theo tôi (người kia ở lại phía dưới với ngựa) ý nghĩa của những tháp đá này thì người đó đã cầm viên đá tròn lên và thả xuống đĩa. Một âm thanh cao như thủy tinh vỡ vang lên. Thì ra đó là chuông gõ cửa! Một sáng tạo thiên tài! Lại một lần nữa tôi phải khâm phục tài năng tuyệt diệu của người Tây Tạng, họ đã làm được những dụng cụ từ những vật liệu đơn giản nhất.

Chúng tôi cho vang lên nhiều tiếng đá nữa nhưng vô ích! Thế nên chúng tôi leo lên tiếp lên cao và vào đến một cái sân nhỏ nằm bên cạnh một đường đi bằng gỗ có mái che, phía trước với mặt tiền của một đền thờ xây trên đá, còn phía kia là một tòa nhà hai tầng với bao lơn mở, trên đó là hình thù kỳ dị của chóp đá, còn phía kia là một tòa nhà hai tầng với bao lơn mỏ, trên đó là hình thù kỳ dị của chóp đá chĩa lên trời. Giữa sân có một cột cờ cao, sơn trắng. Thì ra chúng tôi đang ở giữa sân một tu viện. Thế nhưng lại không có một bóng người.

Dù thế, tôi có cảm giác chắc chắn mình đang ở đúng chỗ và ngồi xuống đường gỗ, để bình tâm xem mọi sự xảy ra thế nào và nếu cần sẽ ngủ đêm tại đây. Trần phía trên đầu tôi hơi hư hỏng, nhưng sàn tương đối khô và mưa sắp dứt.

Thình lình có tiếng chó sủa từ phía chúng tôi đã vào. Bản năng làm tôi đưa mắt tìm kiếm một ngõ ra khác nhưng không có. Như thế là chúng tôi nằm trong rọ rồi! nhưng chúng tôi lại gặp may. Con chó không phải loại nguy hiểm như tôi hay sợ (ai đã từng đi Tây Tạng dều biết rõ loại chó Mastif nguy hiểm hơn chó sói nhiều) và sau chân nó là một vị lạt ma già, ông kính cẩn chào tôi. Tôi nói với ông mình là kẻ hành hương từ phương xa, đi thăm các thánh địa Tây Tạng. Nhìn quần áo, ông biết tôi thuộc về một dòng tu Tây Tạng, vì vậy mà không chút chần chứ, ông mở cánh cửa nặng nề của đền và ra hiệu cho tôi đi theo.

Ông dẫn tôi qua những bậc cầu thang tối và dốc, lên một hang rộng và các vách tường phẳng hình như mang đầy những bức họa rất cổ. Trong ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn thờ hiện ra bàn thờ cao với dĩa cúng và bình nước, trên đó có tượng Liên Hoa Sinh, người tiên phong Phật giáo và nhà sáng lập dòng tu cổ nhất Tây Tạng (Nyingmapa) mà tu viện này thuộc về đó. Tả hữu hai bên là tượng hai vị Bồ-tát và dưới chân là các tượng nhỏ của các đại đệ tử của Liên Hoa Sinh, như công chúa Ấn Độ Mandarava và vị nữ thánh Tây Tạng Yésché Tshogyal (là người mà các tác giả phương Tây hay lầm gọi là vợ của Liên Hoa Sinh mặc dù trong tiểu sử của Ngài đã ghi rất rõ).

Sau khi chấm dứt nghi lễ chào hỏi, tôi được đưa lên một phòng nằm cao hơn trong đền. Theo các tranh bích họa thì đền này mới được sửa sang lại gần đây. phòng này dùng để thờ Thích-Ca Mâu-Ni, vị Phật lịch sử. Tượng của Ngài có hai vị đại đệ tử Xá-lợi-phất và Mục-liền-liên theo hầu, bên cạnh đó là tượng của vị Phật của thời kiếp trước – Nhiên Đăng – và của vị lai – Di Lặc Phật.

Khi ra lại sân thì đã có nhiều vị lạt ma tại đó và sau khi trả lời câu hỏi từ đâu đến, đi về đâu thì người ta đưa tôi vào một phòng lớn, hoàn toàn trống và cho hay chưa có ai từng ở trong này cả. Phòng này nối với sân bằng một cầu thang dốc và có một cửa sổ nhìn xuống bình nguyên. Vách tường đối diện với cửa sổ bị một mỏm đá lớn xuyên thủng, nó nhắc tôi nhớ đến tính chất lạ lùng nơi đây, nơi sinh ra từ sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên.

Trong lúc tôi nói chuyện với các vị lạt ma thì người đồng hành theo tôi dã mang hành lý vào và khi bắt đầu mở cái giường xếp cũng như gắn bộ đồ bếp lại với nhau, các lạt ma ngồi một vòng bán nguyệt quanh tôi nhìn trò chơi hiếm có này. Và cửa phòng bây giờ cũng đã đầy người, có lẽ họ chạy từ dưới làng lên tu tiện xem một vị lạt ma lạ mặt, người bất ngờ đến tìm nơi hẻo lánh của họ. Vì phòng bây giờ đã hết chỗ, họ đành đứng bên ngoài xem bên trong có gì.

Chiếc giường xếp được dựng lên với sự tích thú theo dõi đến sững sờ của họ. thế nhưng khi bình nấu bếp được gắn lại và lửa sẽ cháy lên với một thứ nước kỳ lạ thì sự căng thẳng của đám đông lên tới cao độ, họ nhìn từng cử động của tôi. Sự im lặng kính cẩn bao trùm tôi và tôi ý thức cái giây phút đầy hồi hộp này khi quẹt cây diêm châm vào chất lỏng để bùng lên một ngọn lửa trong xanh.

Một tiếng “ồ” của sự ngạc nhiên cang lên từ những người xem, họ lắc đầu ngạc nhiên, nửa tin nửa ngờ cái hiện tượng mà đời họ chưa bao giờ thấy. Hình như họ cho rằng ngọn lửa xanh cháy với rượu cồn chỉ là ảo giác không có thật; vì làm sao lửa có thể sinh ra từ “nước” được. Vị lạt ma lạ mặt này hẳn là một nhà ảo thuật. Để họ tin đây là lửa thật, tôi nói họ cứ giơ tay lên lửa xem sao; và chỉ khi họ vội rút tay về phía trước tiếng cười ầm và nghe kể lại lửa nóng thế nào thì mọi người mới chịu tin.

Thế nhưng trò ảo diệu này vẫn chưa hết, vì khi cháy hết cồn rồi đột nhiên ngọn lửa tắt ngúm, thay vào đó là những đóm lửa li ti xanh lục kêu xèo xèo; sự ngạc nhiên của khán giả vẫn không dứt.

Nếu bây giờ mà tôi ngồi khoanh chân bay lên trời được thì chấm dứt như thế mới xứng đáng và có lẽ lúc đó khán giả cũng không còn kinh ngạc gì lắm. Thế nhưng ở đây tôi bình thản lấy một cái nồi tầm thường để trên cái lò kỳ diệu này, mọi người thấy vậy mỉm cười bớt căng thẳng và xem ra hiểu chuyện.

Trong lúc tôi nấu nướng thì mọi thức ăn gia vị đều được xem xét kỹ lưỡng và cả khi tôi ăn, mọi cặp mắt đều nhìn tôi. Theo lệ thường, tôi ăn cơm bằng đũa nên họ nghĩ rôi hẳn là người Trung Quốc và tôi biết rằng đối với họ thế giới ngoài châu Á không còn gì khác. Sau bữa ăn, xem ra vẫn không ai muốn đi, nên tôi leo lên giường xếp, quay mặt vào vách, giả ngủ.

Vài phút sau, mở mắt ra, chỉ còn mình tôi.

Mặt trời chưa lặn, đi ngủ thì quá sớm, mà tôi lại không chút buồn ngủ. Vì thế, thật dễ chịu sau một ngày dài được nằm duỗi chân nghỉ ngơi. Tôi nằm yên và nhìn kỹ vách tường đối diện mới đắp, mà bề mặt chỗ cao chỗ thấp của nó lại cho tôi một ấn tượng sinh động đặc biệt.

Tôi nhận ra rằng căn phòng này tự nó có một cái gì dễ mến mặc dù tôi không coi rõ được là cái gì. Thật ra thì thời tiết ảm đạm trong những ngày sau này khó có thể làm tôi vui vẻ lên. Thế nhưng kể từ khi bước vào phòng này, tôi cảm nhận một sự an lạc và sáng sủa nội tâm.

Phải đây là không khí chung thoải mái của tu viện cổ kính này, được lớn lên từ hang động của một vị độc cư thánh thiện, đã chứng kiến nhiều đời tu sĩ chuyên phụng sự và quán tưởng? Hay đây chỉ là không khí đặc biệt của phòng này mà dưới ảnh hưởng của nó, nội tâm tôi đang thay đổi? Tôi không biết và không giải thích được.

Tôi chỉ cảm thấy rằng có cái gì trên vách tường thu hứt sự chủ ý của mình, lôi mình theo như bị một phong cảnh kỳ lạ cuốn hút. Điều lạ là nó lại không gợi gì đến cảnh vật. Những hình dạng như tình cờ được nối kết với nhau một cách bí ẩn và càng chú ý đến chúng, chúng càng rõ nét và càng liên hệ lẫn nhau. Chúng kết với nhau thành dạng hình rõ rệt và hiện rõ lên trên mặt vách. Nó giống như sự kết tinh hay sự lớn dậy của một thể sống; và biến hình của bức vách đối với tôi tự nhiên va có thật hầu như đang xem một nhà điêu khắc vô hình đang tạo tác một bức tranh nổi sống động. Điều khác biệt duy nhất là người nghệ sĩ không phải làm việc từ bên ngoài mà xuất phát từ bên trong bức họa và càng lúc trong mọi chỗ của nó.

Cảnh vật chìm đắm trong ánh sáng mờ nhạt cuối ngày. Trên thảm cỏ xanh dưới bình nguyên, vươn lên những đỉnh núi đá màu đỏ hay màu đồn thau sáng loáng, đằng sau lấp lánh màu tuyết trắng, sáng rực lên nền tím đen của những khối mây, thỉnh thoảng còn vài tia chớp. Có tiếng sấm động xa xa cho thấy bên kia của núi Vajrapani hẳn còn vung kim cương chử, chiến đấu chống lực lượng của sự đen tối.

Dưới xa thung lũng, tôi thấy ngựa của mình đang gặm cỏ, trông nhỏ như món đồ chơi, gần đó có khói xanh bốc lên, hẳn người quen của tôi đang nấu cơm chiều. Từ ngôi đền trên cao này cứ cách nhịp lại vang lên một thứ tiếng rung rất trầm của tiếng đập, nghe như tiếng của tự lòng đất, tiếng gọi của chiều sâu vươn đến ánh sáng – thứ ánh sáng đã xóa tan tất cả sợ hãi và đen tối của vực thẳm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17794)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7772)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 13263)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6835)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5718)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7704)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5849)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10413)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6460)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3740)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]