Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhạc lễ Tây Tạng

22/05/201313:48(Xem: 11535)
Nhạc lễ Tây Tạng
Con Đường Mây Trắng


Nhạc Lễ Tây Tạng

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Loại nhạc lễ sâu lắng, đầy tác dụng tâm linh của Tây Tạng, là âm thanh nền của các buổi giảng đạo, không được xây dựng nên bởi tiết tấu mà chủ yếu là nhịp điệu và tác dụng của các chủng âm - tôi dám nói là của các chủng âm nguyên thủy[10] mà mỗi âm đó được một nhạc cụ chuyên biệt trình bày. Các nhạc cụ đó không hề bắt chước các biến hiện của giọng hát hay xúc cảm của con người mà đại diện cho cách diễn tả trọn vẹn của những hiện tượng cơ bản của tự nhiên, trong đó thì giọng người chỉ là một trong nhiều loại dao động, các dao động đó làm nên những bản hào ca tạo thành âm điệu của vũ trụ.

Bản hòa ca này không tuân thủ qui luật của phép hòa ca theo nhạc lý phương Tây, thế nhưng nó mang lại một hiệu ứng tổng thể, hiệu ứng này không phải không có nhịp điệu, vì cái tất cả thực ra cũng có phép tắc nhất định và cho thấy một sự song song giữa các yếu tố âm thanh ở các mức độ khác nhau.

Mặc dù bị âm nhạc tác động sâu sắc, nhưng tôi không đủ trình độ để có một phân tích chuyên môn hay một mô tả khách quan về kỹ thuật cả âm nhạc Tây Tạng. Thế nên tôi chỉ có thể nói về quan sát và phản ứng cảm tính của mình bằng những câu đơn giản. Điều đáng nói là tính cách sơ lược của các tường trình ngắn ngủi về nhạc Tây Tạng mà tôi đọc thấy trong các sách chỉ dẫn du lịch làm tôi tin rằng, hoặc là ngôn ngữ âm nhạc phương Tây không phù hợp để diễn tả tính cách độc đáo của nhạc Tây Tạng, hoặc là những người muốn trình bày nó không đủ sức nắm lấy cái thần của nó.

Muốn làm được điều này, người ta phải quen với thực tế tôn giáo và tự nhiên tại nơi mà nền âm nhạc này lớn lên. Người ta phải sống lâu tại đây, phải tham dự vào cuộc sống tinh thần và cảm xúc, mà âm nhạc là cách diễn tả trực tiếp.

Phật giáo Tây Tạng xem con người không phải là một thể sống riêng lẻ, mà nằm trong mối liên hệ với cái nền vũ trụ. Thế nên, âm nhạc tế lễ của Tây Tạng không nói đến những cảm xúc nhất thời của một cá thể mà thể tính vô thủy vô chung, miên viễn của đời sống vũ trụ, trong đó cái vui buồn riêng tư của ta không đóng vai trò gì. Với thể tính đó, ta gặp lại suối nguồn của thực tại trong tự tính sâu kín nhất của ta. Đây không phải chỉ là cái cốt yếu của thiền định Phật giáo mà cũng là của âm nhạc tế lễ Tây Tạng, nó xây dựng trên sự rung động sâu xa nhất mà một nhạc cụ hay giọng người đủ sức diễn tả: những âm thanh hầu như tiếng sấm động - chủng âm thiêng liêng của tự nhiên, mà sự dao động của nó đại diện cho nguồn sống của hết thảy mọi vật trong vũ trụ. Chúng tạo ra cái nền móng mà trên đó âm thanh cao hơn hay những tiếng đập của nhạc cụ bằng gỗ mới trổi dậy, như dạng hình của loài hữu tình xuất hiện từ các năng lực cơ bản của tự nhiên - người ta ý thức những năng lực đó không nơi đâu mạnh bằng các dãy núi hùng vĩ và các cao nguyên ngút ngàn và cô tịch ở Tây Tạng.

Như giọng trầm của người chỉ huy đã cho đoàn nhạc công nền móng và mở đầu bài giảng, rồi cuối mỗi đoạn lại trở về với giọng trầm; thì tương tự thế, chiếc kèn tù-và bằng đồng dài bốn mét là gốc gác, là điểm xuất phát của dàn giao hưởng. Loại kèn luôn luôn được thổi từng cặp, để cho chiếc này vừa dứt thì chiếc kia thổi lên. Và như thế mà ta luôn luôn có một tiếng kèn liên tục, có lên có xuống, trong sức mạnh và chiều sâu của nó nghe như một đại dương của âm thanh tràn trong không gian. Và trên mặt đại dương đó mà chủng âm của nó là OM, gốc của mọi âm thiêng liêng, thì gió đã tạo ra đời sống cá thể bằng cách làm thành vô số những sóng lớn sóng nhỏ, như những âm thanh của nhạc cụ gỗ, chúng sinh động và đầy tiết điệu.

Giọng trầm mà vị sư trưởng bắt đầu và làm nền cho buổi lễ không gì khác hơn chính là sự nhắc lại của chủng âm thần chú này, vì buổi giảng đạo chủ yếu (dù không phải mọi lúc) có tính cách chú nguyện, nhất là trong phần đầu và phần cuối của mỗi đoạn. Tất cả những câu chú nguyện quan trọng của phần tụng niệm được sự tham gia của chuông và trống nhỏ.

Ngược với tiếng kèn không nhiều thì ít có tính tĩnh tại thì tiếng đập và tiếng xập xỏa đại diện cho yếu tố động của dàn nhạc. Tiết điệu dĩ nhiên phải thay đổi theo từng đoạn tụng niệm, nhưng - đây là điều quan trọng về tính chất âm nhạc và cảm xúc, vì là một cảm giác của sự giải thoát sinh ra từ áp lực lúc đầu còn chậm về sau nhanh dần - đến đoạn cuối cùng của buổi lễ thì tiết điệu nhạc nhanh dần - đến đoạn cuối của buổi lễ thì tiết điệu nhạc nhanh dần lên, đến lúc nó trổ vào đoạn chung cuộc. Nơi đó thì tiếng xập xỏa magn lại một âm thanh kim loại, quay cuồng, thắng lợi, vươn cao hơn tất cả tiếng đập chạy ầm ầm phía dưới và chấm dứt bằng một tiếng xập xỏa vang dội. Sau đó lại bắt đầu một chu trình mới, chậm rãi của một đoạn tế lễ khác.

Khi tiếng kèn hay giọng trầm của con người bắt chước chủng âm vũ trụ, trong đó ta chứng cái vô cùng của không gian thì tiếng trống đại biểu cho tính hữu hạn của cuộc sống và vận động, chúng tuân thủ nguyên lý cao nhất của mọi sinh cơ, tuân thủ chu trình nội tại của chúng, đó là chu trình sáng tạo và phân hủy, phân tích và tổng hợp, hóa hiện và thu hồi, sinh thành và hoại diệt; chúng đạt đỉnh cao trong hữu hiện và giải thoát.

Nếu tiết điệu trong lễ nhạc Tây Tạng đóng vai trò quan trọng của âm hưởng vô thường trong đời sống cá thể thì nhịp điệu của âm nhạc lại nói lên cơ cấu và ý nghĩa đích thực của nó. Với tiếng trống hay tiếng đập, người Tây Tạng (hẳn là cả người phương Đông nói chung) nói lên cảm xúc hoàn toàn khác với ở phương Tây, là nơi không thấy đó là một nhạc cụ cơ bản hay độc lập. Trong thời đầu của văn hóa Ấn Độ, ý nghĩa của tiếng trống có thể được thấy qua một ẩn dụ quan trong của Phật, trong đó Ngài so sánh qui luật trường cửu của vũ trụ như nhịp điệu của tiếng trống, đó là lời đầu tiên sau khi giác ngộ, Ngài noí về “tiếng trống bất tử” (amata dundubhin) vang lên cho toàn thế giới.

Chính vì không theo dõi được hết tất cả chi tiết của buổi tế lễ dưới sự hướng dẫn của Tomo Géshé Rimpotsché, nên sáng hôm đó tôi tập trung nghe tiếng ca nhạc và lưu ý tác động của buổi lễ đó làm tôi có khả năng cảm thụ lớn nhất. Trong những tuần trước dù đã tham gia nhiều buổi lễ nhưng chưa bao giờ tôi được sống trong một tình trạng hoàn hảo và hòa điệu như thế. Tất cả những người tham dự ngày hôm đó hầu như tràn đầy sự hiện diện của một tâm thức cao hơn – như tôi cảm nhận, là thống nhất trong ý thức bao trùm tất cả của một vị đạo sư, để cho tất cả hành động của họ đều hòa hợp với nhau, tụng kinh hay niệm chú, hầu như tất cả đã tan chảy, hòa chung vào một thân duy nhất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2018(Xem: 3377)
Thằng Bửu nấp sau cây phượng vĩ có thân lớn một người ôm không xuể cách cổng trường chừng năm mươi thước. Trong bàn tay đang nắm chặt run rẩy vì giận tức của nó là một hòn đá xanh cứng gồ ghề những góc cạnh. Nó đang chờ, đúng ra thì nó đang rình, rình một người đã hơn nửa giờ qua... Thầy Tiên đang thong thả đạp xe từ hướng trường từ từ chạy đến. Thầy đang nghĩ ngợi nhiều về một đứa học trò ngỗ nghịch và lười biếng nhất của lớp mà thầy làm chủ nhiệm…
30/11/2018(Xem: 4297)
Căn bếp nhỏ thì có gì để nói, nên ánh đèn mờ trong cái bếp không có gì để nói đó thì lại càng không có gì sáng sủa mà được nói tới! Ấy vậy mà ánh đèn đó, trong căn bếp đó đã bất chợt khiến Sư già thổn thức “A Di Đà Phật. Ôi, cảm động biết bao!” Sư già ở một mình trong căn hộ nhỏ đã hơn mười năm nay. Huynh đệ, bạn đạo gần xa cũng thỉnh thoảng ghé qua, hỏi thăm nhau sức khỏe thế nào, tu tập tinh tấn không … Tịnh thất quá đơn sơ nên Sư già cũng chỉ thường đãi khách bằng tinh thần như khi xưa thi hào Nguyễn Khuyến từng tiếp tri kỷ: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta …”
28/11/2018(Xem: 8825)
Am tường những thuật ngữ của văn chương tức là hiểu được những yếu tính của văn chương để rồi từ đó ứng dụng vào tác phẩm của mình hầu làm cho tác phẩm trở nên hay- đẹp, đúng ý mong muốn.
26/11/2018(Xem: 9655)
Xưa trong làng nhỏ vùng quê Có ông đánh trống chuyên nghề lâu nay Một hôm ông được cho hay Tại Ba La Nại nơi đây ăn mừng Có phiên hội chợ tưng bừng Bao người tham dự vô cùng đông vui
18/11/2018(Xem: 3359)
Vì là khu dân cư mới đang được hình thành qua từng tháng năm với tốc độ xây dựng chậm chạp, khoan thai, nên còn rất nhiều con đường liên thôn liên xóm chưa được đổ bê-tông, trông như một bức tranh lem nhem nhếch nhác, dở dang đang chờ đôi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ hạ thủ công phu dứt điểm vào một buổi sớm tươi sáng cho hoàn mỹ chỉnh chu.
16/11/2018(Xem: 3237)
Cả đám bảy, tám đứa tuổi choai choai đang quây quần nhậu nhẹt hò hét, làm huyên náo cả cái thôn vắng vẻ nằm ven biển. Những nhà ở gần đó không ai nghỉ ngơi, chợp mắt ngủ trưa được sau một buổi quần quật với công việc làm. Không ai dám hé môi động răng lên tiếng trước cái đám “quỷ sống” nổi tiếng là “quậy tới bến” này, dù là lên tiếng van lơn năn nỉ chứ không phải răn đe khuyên bảo…
16/11/2018(Xem: 3209)
Ngày 1 tháng 4 năm 1975. Thành phố biển Nha Trang hiền hòa bỗng chốc biến động, trở nên hoảng loạn. Chợ Đầm bị đập phá, phát hỏa. Bọn cướp giật, đâm thuê chém mướn đủ các loại hạng từ các trại giam phá ngục ùa ra đường, túa đi khắp các ngõ, nhập vào những dòng người tất tả, hăm hở đi hôi của. Những quân nhân “Cộng Hòa” ở các trại lính cũng bỏ hàng ngũ chạy về thành phố, luýnh quýnh và sợ hãi, như rắn mất đầu, cầm cây súng trong tay như mang một của nợ khủng khiếp. Súng quăng lăn lóc ngoài đường, đạn dược ném vung vãi nơi công viên, bãi biển, trở thành những thứ vũ khí cực kỳ lợi hại và đắc dụng cho bọn đầu trộm đuôi cướp đang có mặt khắp các nẻo đường với một bầu máu tham sôi sục. Trong mấy giờ chính quyền cũ bỏ chạy, chính quyền mới chưa lập lại được trật tự ấy, thành phố như đầy hiểm họa và đổ nát, làm cho những người lương thiện, người thật thà và nhát gan phải chui rúc ru rú trong nhà đã đóng cửa cài then với những lời cầu nguyện triền miên trên môi…
16/11/2018(Xem: 3914)
Đó là tên gọi của "dự án" mới tinh toanh của Tâm Không - Vĩnh Hữu, sẽ gồm những câu chuyện ngắn thú vị nhưng hàm chứa nhiều điều để suy ngẫm về cuộc sống đa sắc màu luôn sống động bất trắc, cũng như luôn bình lặng an vui, khi tu học và ứng dụng Phật pháp. Mục đích là khuyến tu, là nhắc nhở những người con Phật hãy Thực Hành, chứ đừng mãi Thuyết Suông! Tác giả khởi viết từ chiều nay, cho đến khi được chừng trăm câu chuyện, sẽ in thành tuyển tập để phổ biến rộng khắp với tâm nguyện phụng sự của một “hoằng pháp viên” nhỏ bé như viên sỏi. Xin giới thiệu câu chuyện đầu tiên:
13/11/2018(Xem: 3397)
Hôm ấy, trời trong xanh sáng mượt, muôn hoa đang khoe sắc, ong bướm dập dìu bay lượn dưới ánh nắng hồng dịu đẹp. Hạt Bụi vừa trở mình mở mắt ra và cảm thấy quá đỗi ngỡ ngàng, tò mò với vạn vật xung quanh. Mọi thứ đều trở nên lung linh sinh động, lạ lẫm trước mặt mặc dù Hạt Bụi vẫn ở đây từ bao kiếp trước đến giờ. Có lẽ, sau khi tu luyện chứng quả thành hình người, cơ thể thay đổi, có đủ lục căn nên việc bắt đầu tiếp xúc sáu trần khiến Hạt Bụi trở nên tò mò hơn. Cảm giác có thể dung tayđể sờ chạm vào vật thể thật tuyệt vời Sư Phụ hỉ, con thích lắm cơ. Sư Phụ chỉ ngồi lặng yên quan sát rồi mỉm cười nhẹ và nói. Hạt Bui à. nay con đã có đủ hình hài của con người rồi thì cũng nên đổi lại tên cho hợp với con người nhé. Hạt Bụi nhanh nhảu đáp: Tên là gì hở Sư Phụ? Con là Hạt Bụi mà. Vậy Hạt Bụi có phải là tên của con không?
13/11/2018(Xem: 3121)
Như thường lệ, sau giờ điểm tâm sáng, tiểu Ngọc đều ra khoảng sân rộng trước đài Quan Âm đọc truyện tranh Phật Giáo.Ngọc chọn một chỗ lý tưởng cho mình rồi nhẹ nhàng ngồi xuống với tư thế hoa sen, hít vào thật sâu và thở ra thật chậm rãi,3 lần trước khi bắt đầu đọc sách.Làm như vậygiúp lưu thông khí huyếtdẫn lên não bộ để tiếp nhận thông tin tốt nhất.Đây là công việc hàng ngày củaNgọc vì là chú tiểu nhỏ nhất chùa nên không phải chấp tác. Trời trong xanh, gió xuân hiu hiu thổi, tiểu Ngọc bắt đầu lật từng trang sách dưới gốc cây hoa Anh Đào. Đang chăm chú đọc từng dòng kinh, kệ thì một cơn gió nhẹ lướt qua thổi rơi cánh hoa trên cành,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]