Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Katschela, người bạn vong niên và người hướng đạo

22/05/201313:45(Xem: 10635)
Katschela, người bạn vong niên và người hướng đạo
Con Đường Mây Trắng


Katschela, Người Bạn Vong Niên Và Người Hướng Đạo

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Biết nhiều không phải hay,
cái Biết che cái Thấy.
Chân nhân nghe tiếng gọi,
và biết tin lời Người.

Thỉnh thoảng nửa đêm tôi tỉnh dậy và nhìn nét mặt từ bi của khuôn mặt Di Lặc chập chờn trong những dạng hình khác đầy bóng tối, chúng bao phủ hết ngôi đền trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn vĩnh cửu. Và trong khuôn mặt bằng vàng, sáng một cách dịu dàng thì cặp mắt to xanh đậm của Ngài hầu như đầy sự sống và tôi cảm thấy cái nhìn của cặp mắt đọng lại trên tôi, vô cùng êm ái.

Cũng có lúc nữa đêm tôi tỉnh dậy và nghe tiếng nuốt nước miếng kỳ lạ cùng với nhịp thở nặng nề. Vì đêm rất lạnh và vùi mình trong chăn nên một lúc sau tôi mời quyết định dậy nổi và nhìn xung quanh xem có gì. Tôi tò mò vì thực tế là ban đêm đền khóa cửa và nghĩ chỉ có mình tôi trong đền, ngoài tôi ra không có một sinh vật nào khác.

Tôi đứng dậy dụi mắt và thấy bóng một ông già cử động chậm chạp trước bàn thờ. Ông chắp hai tay lại trên đầu, quì xuống và nằm dài trên mặt đất, tay duỗi về phía trước. Sau đó ông lại đứng lên và lặp lại hành động cúi lạy này, lần nữa rồi lần nữa, cho đến khi thở hổn hển vì mệt. Sau khi cúi lạy vô số lần trước tượng Di Lặc, ông đi dọc theo vách tường ngôi đền, nghiêng đầu trước mọi bức tượng và kính trọng dùng trán sờ đến các hàng dưới cùng xếp kinh sách vào chân Di Lặc. Ông đi vòng theo chìêu từ trái qua phải (tức là chiều mặt trời quay) theo cách cổ Phật giáo; và khi qua vách tường bên phải, đến góc của tôi thì tôi nhận ra ông là vị tu sĩ già khả kính, ở trong một phòng nhờ bên cạnh cửa vào đền.

Tôi nhận ra ông với cái lưng hơi còng và nhờ bộ râu mà người Tây Tạng ít có. Ông là tu sĩ già nhất trong viện, quê ở Schigatse, nơi sống của lạt ma Taschi (tức là Ban thiền lạt ma), là người mà hồi còn trẻ ông đã phụng sự rất thân cận. Bây giờ ông còn được một món tiền hưu ít ỏi mà về sau tôi biết rằng ông dùng phần lớn để sửa chữa hay trang hoàng cho ngôi đền, trong lúc bản thân ông thì sống trước cổng như kẻ nghèo và ít ai để ý nhất và không sở hữu cái gì ngoài miếng thảm để ngồi và quần áo ông mặc. Ông còng lưng không phải vì tuổi tác mà vì năm này qua năm khác ngồi thiền định trên tấm thảm. Đời của ông quả thật là một cuộc đời cống hiến cho tôn giáo.

Thế nhưng điều này không ngăn cản Katschenla thỉnh thoảng chơi với trẻ con, chúng hay tụ tập trong sân tu viện, có khi vào hẳn trong đền để chọc ghẹo ông. Ông vui đùa với chúng và giả vờ đuổi chúng ra khỏi đền bằng cách rượt bắt chúng giữa những hàng ghế. Thế nhưng cặp mắtg của ông ánh lên vui tươi nên thái độ đe dọa của ông mất hết hiệu lực và cả đứa con nít nhỏ nhất, nghịch ngợm kéo áo ông cũng gập người lại mà cười khi ông tìm cách chụp chúng.

Dù tuổi đã cao nhưng không khi nào Katschenla ngòi yên - khi thì ông dùng hai miếng vải chùi lui chùi tới cho nền bóng lên, khi thì chùi hàng trăm cây đèn dầu và chén đựng nước hay các bình khác trên bàn thờ rồi sắp xếp lại ngay ngắn, khi thì đọc kinh sách hay tụng niệm cầu an lạc cho mọi người hay cử hành lễ lạc để cầu an cầu phước - luôn luôn ông sống phụng sự cho đền hay tu tập tâm linh.

Trong nhiều dịp đặc biệt ông nắn nhiều hình tượng bằng đất sét rất đẹp, diễn tả các vị Phật, Bồ-tát hay hộ pháp được nhiều người tôn thờ. Được xem ông làm thật thích, từ lúc trộn, bóp đất sét, ép trong khuôn rỗng bằng kim loại rồi sửa chữa các chi tiết, phơi khô và nung ở nhiệt độ đều trong một cái lò than nhỏ và sau đó là vẽ màu hay dát vàng, mỗi một khâu công việc đều có chân ngôn[6] và cầu nguyện kèm theo, cầu phước của chư vị đã giác ngộ cũng như tất cả năng lực trong vũ trụ, năng lực đó hiện diện trong đất và khí, trong lửa và nước, trong tất cả mọi yếu tố làm nên đời sống chúng ta và sự thành tựu tác phẩm.

Cho nên cả công việc thủ công cũng là một nghi lễ với ý nghĩa sâu xa và là một hành động hiến mình và thiền định. Ông làm những vật thể vật chất trở thành nơi chuyên chở những năng lực, mà tác động của chúng đã đóng vai trò quan trọng luc hình thành những vật thể đó. Đối với người Tây Tạng thì thế giới không tách làm hai thành vật chất và tinh thần mà vật chất chỉ là tâm thức đã trở thành thấy được sờ được, tức là năng lực của vũ trụ đã mang dạng hình và nhận cảm quan trong tâm thức con người. Cũng như tâm đã kết tinh thành ngôn từ, như tư tưởng đãbiến thành câu chữ, thì sự chứng thực đã kết tinh thành h ình tượng thờ cúng, dù nó là tượng hay hình tô màu, không màu; và cả hai, ngôn từ hay hình tượng trở thành biểu tượng tích cực và vật chuyên chở các năng lực siêu nhiên cho những ai sẵn sàng mở lòng vì những năng lực đó. Mỗi một hành động sáng tạo đều kết thành một thực tại tâm linh. Vì thế mà hành động sáng tạo một tác phẩm tôn giáo quan trọng hơn sản phẩm của nó. Hành động đó cho tác phẩm của mình một sức mạnh và ý nghĩa huyền bí, chúng tiếp tục tác động. Đó là ý nghĩa sâu kín của “Vạn Phật Điện”, thường có trong các ngôi đền tại Tây Tạng và Viễn Đông. Cũng một lời cầu nguyện hoặc chân ngôn được nhắc hoài không ngưng vì hành động của tâm thức tụng niệm quan trọng hơn việc hiểu ý nghĩa hay nội dung của chúng, nên trình bày ngàn lần một tượng Phật duy nhất không phải chỉ nói lên tính vũ trụ của Phật quả, thời nào hay ở đâu cũng hiển hiện được, mà diễn tả hành động sáng tạo ngàn lần.

Tôi không thể nói hết những điều mà Katschenla đã dạy tôi một cách giản đơn và kiên nhẫn. Lòng phụng sự quên mình, sự sẵn sàng giúp đỡ và nhất là sự cố gắng thành tâm nhằm đưa tôi vào thế giới tâm linh của ông đã chuẩn bị nội tâm cho cuộc gặp gỡ với vị đạo sư của tôi. Thực tế là,ông chính là một phần sinh động của vị đạo sư, vị luôn luôn hiện diện trong tâm ông,không bao giờ lìa xa, chbo nên khi nói đến lòng biếtg ơn và kính trọng của tôi đối với đạo sư thì cũng đồng thời nói đến ông.

Ông lo lắng cho tôi được thoải mái như cho chính con ruột ông. Ông dạy cho tôi những từ Tây Tạng đầu tiên bằng cách chỉ những vật thể khác nhau và nói tên của chúng. Mỗi buổi sáng ông mang nước nóng cho tôi - một sự xa xỉ mà ông cũng như các tu sĩ khác không dám có - và ân cần ngồi xuống bên tôi, ông nói: “tschu tsawo” (nước nóng). Ông chia cho tôi loại trà bơ mà ông ưa thích, được giữ ấm suốt ngày bằng cách để trên lò than sau chỗ ngồi. Ngay từ đầu, tôi thích uống loại trà kỳ lạ này, trộn lẫn loại trà tàu, thêm chút bơ, muối và sôđa - mà phần lớn người không phải Tây Tạng thấy khó uống - có lẽ là nhờ tình cảm lớn lao của Katschenla, vì không bao giờ tôi nghĩ có thể từ chối một món quà ân cần như vậy. Về sau tôi mới biết mình quen được với trà này là rất quan trọng, vì đó là một thức uống không gì thay thế được và rất bổ đưỡng trong những chuyến du hành trên cao nguyên Tây Tạng lạnh giá.

Trước khi thưởng thức chén trà buổi sáng, Katschenla thường lấy một nhúm hạt giống màu đen, để trong lòng bàn tay ra dạng một con bò cạp, vừa đọc chú trừ tà vừa ném vào lửa. Khi khác ông cầm nhang hoa lên trước cửa sổ, vẽ những ấn quyết kỳ lạ, xem là phẩm vật tượng trưng dâng lên cho các bậc giác ngộ, miệng tụng kinh tán thán. Điều này diễn ra với những cử động mềm mại, đầy ấn tượng làm tôi hầu như thấy những phẩm vật đó hiện ra trước mắt, rõ như lòng thành khẩn trong sự dâng cúng. Thế nhưng, những cử động này không hề có tính chất biểu diễn mà chúng hiện ra như một cách diễn tả của một coin người nội tại, như sự nhịp nhàng của hơi thở, như nhịp đập của các bậc giác ngộ, trước mặt vô số quỉ thần, cũng nhẹ nhàng tự nhiên như giữa người và thú, bằng cách ông tỏ lòng kính trọng và ân cần với mỗi đối tượng.

Buổi tối thường Katschenla tay mang đèn dầu đến với góc đền yên lặng của tôi, ngồi trước mặt và ra hiệu cho tôi lấy giấy bút. Với lòng kiên nhẫn vô bờ, ông nhắc đi nhắc lại cho tôi nghe kinh cầu nguyện, kinh tán thán, bắt tôi lập lại cho đến lúc tôi phát âm và nhấn chỗ thật đúng. Ông không quan tâm khi mới đầu tôi không hiểu chữ gì, thế nhưng nhờ ông chỉ, tôi thấy hình tượng các vị Phật và Bồ-tát cũng như các vị hộ pháp quan trọng liên hệ với các lời cầu nguyện và hô triệu thế nào mà tôi được hướng dẫn thực sự, hiểu mối liên hệ của ngôn từ và hình ảnh nhất định.

Đối với ông thì những gì ông chỉ cho tôi có giá trị tột cùng, không cần biết tôi có hiểu hay không. Và tôi cũng phải nói thật là mình cũng cảm nhận sự đoán chắc chắc đó và lòng vui sướng, vì tôi tin drằng một món quà được trao trong tình thương và sự chân thành như thế, tự nó đã có giá trị rồi. Tôi cảm nhận có cái gì từ nơi cụ già tốt bụng này chảy tràn trong tôi, cho tôi một cảm giác an lạc mà không thể giải thích được. Đây là lần đầu tôi chứng được sức mạnh của thần chú - phải bỏ mọi khái niệm lý luận mới hiểu được - trong đó âm thanh của tâm thức nằm ẩn trong tim đã được chuyển hóa và được nghe thấy. Và vì đó là “âm thanh của tim” chứ không phải của đầu óc nên tai không nghe thấy và óc không nắm được.

Chỉ về sau tôi mới hiểu được nội dung và ý nghĩa của những lời cầu nguyện này; nhưng sự hiểu biết này không làm quên những thành quả đầu tiên, vì sau này tôi đã biết, quan trọng hơn xa sự hiểu biết là trạng thái lúc trao truyền những ngôn từ đó, là lòng thanh tịnh và sự thành tâm của người trao truyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8501)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8593)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5571)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6771)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 24168)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5762)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3987)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3376)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4916)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4090)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]