Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh ảnh của đạo sư

22/05/201313:43(Xem: 10361)
Linh ảnh của đạo sư
Con Đường Mây Trắng


Linh Ảnh Của Đạo Sư

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Trên hàng ngàn ngọn núi,
Nơi đỉnh cao cô quạnh,
Một mái lều xa vắng,
Nửa lều, chỗ sư ở,
Nửa kia dành cho mây.
Nửa đêm dông bảo tới,
Thỏi đám mây đi xa.
Có bao giờ mây hỏi,
Mình ở lâu nơi nào?!
Ryowan

Lạt ma Ngawang Kalsang sống độc cư mười hai năm trong hang động cheo leo, tu tập thiền định. không ai biết ông là ai, không ai nghe nói gì về ông. Ông là một trong hàng ngàn tu sĩ vô danh đã được tu học tại một trong những tu viện lớn nhất (Garden) gần Lhasa. Mặc dù đạt được học vị Gésché (tiến sĩ khoa học nhân văn) nhưng ông nhận thức rằng, muốn thực hiện những gì đã học, mình cần phải sống trong sự cô tịch và độc cư trong thiên nhiên - xa rời mọi tiếng ồn ào của chợ búa cũng như đời sống thường nhật của một tu sĩ trong các tu viện lớn hay trong không khí trí thức của các đại học tôn giáo.

Thế gian đã quên ông cũng như ông đã quên thế gian - không phải ông thờ ơ với thế gian mà ngược lại, ông đã không còn thấy giữa mình và thế giới có cái gì khác biệt. Điều mà ông thức sự quên không phải là thế gian mà là chính bản thân mình - vì “thế giới”chỉ có thật trong quan hệ với cái “tôi”.

Dã thú hay đến hang động thăm ông và trở thành bạn với ông. Tâm ông rộng mở với tất cả mọi sinh vật, với mọi loài biết đau xót trong sự thông hiểu sâu xa. Vì lý do đó mà ông không hề cảm thấy bị quên lãng trong cuộc sống độc cư và hưởng sự an lạc trong niềm vui tự tại, sự an lạc xuất phát từ tri kiến cao quí do thiền định mang lại.

Ngày nọ có một người chăn cừu, khi đi tìm thảo nguyên mới cho đàn cừu của mình, đã lạc trên núi cao, nghe tiếng chuông damaru đánh nhịp nhàng, đó là tiếng chuông mà các vị lạt ma và du sĩ khổ hạnh thường đánh lên trong lúc tụng niệm, lẫn với tiếng khánh bạc. Lúc đầu ông tưởng minh nghe lầm vì ông cho rằng không người nào có thể sống trong cảnh cô quạnh thế này được. Đến khi nge rõ tiếng chuông, ông bắt đầu thấy sợ; vì nếu chuông không phải do người đánh lên thì chắc hẳn do một sức mạnh huyền bí.

Bị cuốn hút giữa sợ hãi và tò mò, cuối cùng ông đi theo tiếng chuông, như có một lực nam châm nào không thể cưỡng lại kéo mình đi và không bao lâu sau ông thấy hình dáng của một vị độc cư ngồi thiền định sâu lắng trước hang động. Thân người đó gầy nhưng không khô héo, khuôn mặt hầu như chứa đầy sự bình an tươi sáng, sáng rực một thứ lửa của sự toàn tâm nội tại. Người chăn cừu liền hết sợ hãi và sau khi vị độc cư chấm dứt thiền quán, ông đến gần, đầy lòng kính trọng và xin ban phước.

Khi vị độc cư rờ tay trên đầu thì ông thấy thân mình dường như có một luồng khí lực chạy qua và một niềm an lạc không thể tả được đến nỗi ông quên hết những gì mình muốn hỏi và vội vã chạy về bình nguyên để loan truyền cho mọi người biết sự khám phá quí báu của mình.

Lúc đầu mọi người không ai tin chuyện này, nhưng khi ông đưa họ lên động của vị độc cư thì tất cả đều ngạc nhiên tột độ. Làm sao con người có thể sống trong cảnh hoang dã này được? Ông lấy thực phẩm ở đâu, không ai biết đến ông? Làm sao ông qua nổi giá lạnh của mùa đông, khi núi rừng đầy ngập băng tuyết, dù cho có chút chất đốt ít ỏi như rễ cây cũng không đủ, chứ đừng nói đến có thức ăn hay không. Điều chắc chắn là chỉ một tu sĩ khổ hạnh với năng lực siêu nhân mới có thể sống trong môi trường này được.

Mọi người quì xuống chân ông và khi ông ban phước, họ thấy mình như được chuyển hóa - như thấy chính bản thân mình là bình chứa cho một niềm an lạc siêu thế và một hạnh phúc chưa từng có. Ông đã cho họ nếm vị của cái mà mỗi người đều có thể đạt đến, khi mà ta ý thức được năng lực tiềm tàng trong ánh sáng, như năng lực của hạt giống nằm sâu trong tự thân. Với phước lành, vị lạt ma độc cư chia sẻ cho mọi người sự chứng thực của chính mình, để khuyến khích họ đồng hành với mình.

Tin tức về vị độc cư kỳ diệu đó loan truyền dưới lũng như một mồi lửa. Thế nhưng chỉ thanh niên khỏe mạnh mới dám xông pha leo lên hang động xa xôi đó; còn những người khác vì già yếu không thể đi được, nhưng cũng cần đến khai thị tâm linh, họ cầu khẩn xin vị độc cư hãy xuống bình nguyên để ban phước cho những ai cần đến.

Dười bình nguyên chỉ có một ngôi đền nhỏ, xơ xác với vài tu sĩ, có tên là “Đền sò trắng” (Dungkar Gompa). Nó nằm trên một đỉnh đồi đá, giữa một vùng bình nguyên mầu mỡ lúa mì (vì thế có tên là Tomo, có nghĩa là “đồng lúa mì”). Ngôi đền này bây giờ được trao cho vị lạt ma độc cư, vị này từ nay mang tên là Tomo Géshé Rimposché, có nghĩa là “Bảo ngọc của tri kiến tại đồng lúa mì”.

Không bao lâu sau nhiều tu sĩ và cư sĩ xa gần đèu kéo đến Dunkar, để học hỏi dưới chân Tomo Géshé và chỉ sau một thời gian ngắn thì đền Sò trắng trở thành một nơi tu học tâm linh và là trung tâm tôn giáo quan trọng, với đền đài xinh đẹp và phòng ốc rộng rãi. Trong phòng lớn của chính điện Tomo Géshé cho dựng một bức tượng vàng Di Lặc rất lớn, vị Phật tương lai, vị Từ thị, là biểu tượng của tâm linh tương lai và của sự tái sinh chính pháp bất diệt, chính pháp đó thể hiện trong mọi kẻ giác ngộ và phải được tìm thấy lại trong trái tim của mỗi con người.

Tuy thế Tomo Géshé chưa hài lòng với thành quả của mình tại Dungkar. Ông cho dựng tượng Di Lặc ở nhiều nơi khác, để nhắc nhở người theo Phật rằng không nên yên nghỉ trong sự huy hoàng của quá khứ mà còn phải chủ động tham gia xây dựng tương lai, trong tinh thần đạt tới sự thành tựu cuối cùng mà ai cũng có, là chuẩn bị cho sự xuất hiện của vị Phật sắp đến.

Thế nhưng một biến cố xảy ra, nó cũng bất ngờ và kỳ lạ như việc khám phá và trở lại thế gian của vị lạt ma độc cư, biến cố này đã gián đoạn công trình đang được thực hiện của ông. Nguyên do của biến cố này là một lời tiên tri cao cấp tại Lhasa, đòi Tomo Géshé phải đi hành hương tại Tschorten Nyima, một nơi chốn trở nên thiêng liêng nhờ Liên Hoa Sinh[1]. Liên Hoa Sinh là người đầu tiên đem đạo Phật đén Tây Tạng, cho đạo Phật một nền tảng vững chắc hằng cách thiết lập tu viện đầu tiên (Samyé) và đưa kinh sách Phật giáo vào ngôn từ Tây Tạng. Công trình này được tiếp tục bởi nhà phiên dịch Rintschen Sangpo, vị này sẽ được nhắc đến về sau.

Những điều này đặc biệt quan trọng đối với chúng ta vì chúng nêu rõ rằng, một trong những biến cố quan trọng trong đời của Tomo Géshé là liên hệ với thời kỳ thành lập của Phật giáo Tây Tạng, và tại miền tây Tây Tạng, nhất là tại Tsaparang, nó đóng một vai trò quan trọng

* * *

Tschorten Nyima nằm ở một trong những vùng cao nhất của cao nguyên Tây Tạng, gần biên giới Bắc Sikkim, trên một vùng cao nguyên khoáng đãng, uốn lượn nhẹ nhàng, tiếp cận với phía Nam của những đỉnh tuyết Hymalaya, những đỉnh này hầu như xuyên thủng bầu trời xanh đậm tiêu biểu ở đây. Đây là nơi mà Trời và Đất gặp nhau trong một mức độ vĩ đại và đáng kính sợ như nhau: nơi mà cảnh vật của Đất có cái vô tận và nhịp điệu của đại dương và Trời có chiều sâu của không gian. Đó là nơi mà con người thấy mình gần hơn với các thiên thể, nơi mà mặt trời mặt trăng là láng giềng và ngàn sao là bạn.

Và cũng nơi đây đã xảy ra điều đó, cá vị Phật và Bồ-tát quả nhiên đã gây cảm hứng cho cá nghệ nhân Tsaparang, để dưới tay họ xuất hiện những dạng hình thấy được, báo thân các vị đó đã xuất hiện ra trước mắt của Tomo Géshé. Trong màu xanh đậm của bầu trời, các vị đã xuất hiện ở dạng như kết nên bằng ánh sáng, rực rỡ trong mọi sắc của cầu vồng, di chuyển chầm chậm trong bầu trời, từ chân trời phía đông qua phía tây.

Sự xuất hiện này lúc đầu chỉ thấy được với Tomo Géshé. Nhưng, như một nghệ sĩ lớn biết làm cho người khác thấy được linh ảnh của mình bằng cách vẽ lại những hình ảnh xuất hiện trong nội tâm trên giấy mực, thì cũng thế mà vị đạo sư nhờ sự sáng tạo của tâm mình mà làm cho linh ảnh này trở nên thấy được với mọi người hiện diện. Không phải tất cả ai cũng cảm nhận linh ảnh được như nhau trong các chi tiết, vì mực độ cảm thọ mỗi người một khác.

Đối với ai không chứng được điều này - thậm chí cả với người đã tự mình chứng thực - thật không thể mô tả vẻ đệp của linh ản này bằng lời hay nói lên được ấn tượng sâu sắc còn lại trong tâm người thấy.

Trong kinh Lăng Nghiêm [2] có đoạn mô tả một biến cố tương tự, nơi đây được ghi lại để độc giả có thể hình dung về những gì mà Tomo Géshé và các người đi cùng đã thấy.

“Phật Thích-Ca Mâu-Ni ngự giữa chư Phật và Bồ-tát của mười phương thế giới và chiếu tỏa hào quang siêu thế của Ngài trên toàn thể chư vị. Từ tứ chí cũng như báo thân Ngài toát ra ánh sáng mầu nhiệm, đọng lại trên đỉnh đầu của chư vị Phật và Bồ-tát.

Và cũng thế, hào quang phát ra từ tứ chí và báo thân của chư Phật và Bồ-tát của mười phương thế giới đọng lại trên đỉnh đầu của Phật Thích-Ca Mâu-Ni, cũng như trên đỉnh đầu của mọi vị Phật, Bồ-tát và thánh nhân khác đang hiện diện.

Đồng thời sóng nước của muôn vàn nguồn suối vang lên bài ca chính pháp và vô số những ánh hào quang siêu thế đó diệt nên một tấm lưới ngọc, trùm khắp thế gian.

Con mắt trần thế chưa ai được nhìn thấy một cảnh quan tuyệt diệu như thế, cảnh quan giữ mọi người hiện diện trong sự im lặng kính sợ. Và trước khi mọi người hiểu ngộ điều gì đang xảy ra thì họ đã được đưa vào trạng thái an lạc của đại định. một cảm giác hỉ lạc của sự giải thoát và an bình thấm nhuần tất cả mọi người như một cơn mưa hoa ngũ sắc, hầu như chúng phản ánh sắc màu óng ánh của không gian rộng mở trong thân mình.

Tất cả các dạng hình khác biệt của núi sông, của hoa của đá, cẻ vạn sự tan chảy hòa chung làm một và biến mất, để chỉ còn một sự chứng thực cái nhất thể uyên nguyên; nó không phải là sự cứng nhắc đơn điệu mà chứa đầy sự rung động của sức sống và ánh sáng, đầy tiết điệu hoàn hảo, đầy âm thanh của thành hoại, chứa dựng lẫn nhau, dung thông cho nhau và cuối cùng tan hòa trong thể tịch tịnh vĩ đại”.

Dòng tâm thức an tịnh,
tràn ngập niềm an lạc.
Rỗng dang và trong suốt,
xuyên suốt cả không gian.
Đợt sóng vòng tròn nọ,
không còn nhấp nhô nữa.
Như tiết điệu cuối cùng,
buổi hòa âm thiên nhạc.
Âm thanh đã ngưng bặt,
tĩnh lặng thành âm nhạc.
Ánh sáng chiếu rực rỡ,
bóng tối đã biến mất [3]

Những biến cố này tuy hiếm có nhưng không phải duy nhất và có lẽ tuân theo một qui luật nội tại nào đó, dường như chứa đựng yếu tố giống nhau. Thế nhưng linh ảnh tại Tschorten Nyima là một trường hợp lạ lùng trong lịch sử các biến cố tâm lý, trong đó linh ảnh này không phải chỉ là một sự chứng thực chủ quan của một cá nhân - và vì thế không kiểm chứng được - mà được một số lớn nhân chứng xác nhận và ghi vào sách vở [4]

Điều này đã xảy ra sau khi những người hành hương Tschorten Nying về lại, trong đó mỗi người kể lại những gì mình nghe thấy, theo mô tả của nhân chứng và được sự chấp nhận của vị đạo sư (sau khi học trò yêu cầu đã đồng ý) thì những cảnh tượng này đã được một nghệ nhân có tài tại Tschorten Nyima vẽ lại trong một bích họa lớn tại tu viện ở Dungkar.

Một trong những nhân chứng của biến cố đáng ghi nhớ này là vị sư trưởng cuối cùng của Dungkar Gompa, ông là người lãnh đạo tu viện này cho tới khi Tomo Géshé Rimpotsché tái sinh. Không những cho chụp hình bức họa quí báu này, ông giải thích mọi chi tiết của bức tranh, cũng như kể lại mọi biến cố trong lần đi hành hương đó. Ông mô tả mình dã tận mắt thấy như thế nào cũng như kể những điều mà ông không đủ sức thấy được, chỉ nghe người khác kể lại. Ông nhắc lại sự thực hiếm có là một linh ảnh mà thấy được nhiều giờ để cho ai đã thấy đều ghi nhớ sâu xa được, và để cho mọi người trao đổi và chỉ dẫn cho nhau.

Tôi xin nhắc thêm là người Tây Tạng không xem linh ảnh là sự bày tỏ thiêng liêng của thực tại cuối cùng mà biết đến tính tương đối và nguồn gốc tâm lý của những linh ảnh đó. Trong Đại Thừa Khởi tín luận, ta thấy: “Khi người học đạo thấy linh ảnh của thiên thần, Bồ-tát và Như Lai, xung quanh là ánh sáng rực rỡ thì họ nên nghĩ rằng, đó cũng là do tâm tạo và không có thực tính”.

Nhưng bao lâu nó còn là sự thực tương đối do tâm tạo tác thì bấy lâu sự sáng tạo đó là “thực”, tức là có một năng lực thực. Chúng sinh thành và hoại diệt như mỗi một tác phẩm nghệ thuật, chúng được sinh ra từ chứng thực cao nhất của tâm và dù chúng không có thực tính, không chứa thực tại tự thân thì chúng vẫn chứa những biểu tượng, mà dạng của những biểu tượng đó cứ luôn trở lại để chỉ đường, để nhắc nhở ta đến cái thành tựu cao tột, đến sự giác ngộ.

Vì thế trong các kinh sách (nhất là kinh sách Mật tông Tantra) luôn luôn ta được nhắc nhở phải tránh hai cực đoan, một bên cho linh ảnh của những tầng lớp ý thức cao là thực tại cuối cùng - nếu bị như thế ta sẽ vướng nơi chúng và kẹt giữa đường, - còn bên kia phủ nhận mọi tính cách có thực của chúng, cho chúng chỉ hoàn toàn do tâm tạo. Nếu thế chúng ta sẽ nhận thức sai về vai trò quyết định của tâm thức cũng như khả năng tiềm tàng cẻ nó và đánh mất một phương tiện quí báu của sự tiến bộ.

Tomo Géshé rất ý thức về hai cực đoan này của tư tưởng con người cho nên khi học trò xin vẽ lại những linh ảnh tại Tschorten Nyima để truyền lại cho đời sau thì ông đồng ý nhưng không quên nhắc đến sai lầm khả dĩ là, tưởng một dạng xuất hiện nào đó là thực thể cuối cùng. Những linh ảnh này đã có ảnh hưởng lớn lao đến Tomo Géshé và học trò của ông. Những linh ảnh đó cho ông một thẩm quyền mà tại Tây Tạng, các vị tái sinh (Tulku) mới có, đó là những vị chứa tâm Bồ-tát, có thệ nguyện kiên định là lấy hiện thân làm sinh vật, các vị đó có quyền năng chủ động tái sinh trong tương lại, có đầy đủ điều kiện cần thiết, để mang lại lợi ích cho con người.

Kết quả trực tiếp của linh ảnh tại Tschorten Nyima là Tomo Géshé cảm thấy mình không chỉ có trách nhiệm với dân tộc và đất nước mình trong việc trao truyền pháp giác ngộ, mà cả thế giới bên ngoài, không phân biệt chủng tộc, giai cấp hay tôn giáo. Vì thế mà ông bỏ bình nguyên yên tĩnh của mình để đi đến các nước quanh vùng Himalaya. Và bất cứ nơi đâu đặt chân đến, ông gieo trồng niềm tin và hy vọng trong lòng mọi người. Ông cứu giúp kể bệnh tật chỉ băng cách rờ đến họ và bằng sức mạnh tâm ý mình, ông giảng đạo pháp thiêng liêng, làm cho họ “vui thích lúc đầu, vui thích lúc giữa, vui thích lúc cuối”[5]; ông khai thị cho những ai sẵn sàng đón nhận sự thực của Pháp và có khi phải bỏ lại đồ đệ của mình để lên đường mang chính pháp đi truyền bá cũng như đã vì thế mà ông đã bỏ thung lũng hiền hòa của mình ra đi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 12255)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
19/09/2012(Xem: 7998)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
14/09/2012(Xem: 4903)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….
21/08/2012(Xem: 3256)
Kính mời quý vị, quý bạn, quý Phật tử thưởng thức một truyện ngắn thực pha lẫn hoang đường, vừa có tính huyền bí vừa có tính cách triết lý, để thấy cuộc đời này tưởng như thực nhưng không có gì thực cả. Tất cả do tâm thức biến hiện. Thần linh chỉ là trò che mắt chúng sinh.
20/07/2012(Xem: 15903)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
03/07/2012(Xem: 3033)
Ni sư Ryonensinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.
14/06/2012(Xem: 25974)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
23/05/2012(Xem: 3769)
Cách chùa khoảng một trăm mét, xéo về phía tây, dòng sông chảy hiền hòa uốn quanh thôn làng, bao bọc gần hết chu vi ba mặt của xóm nhỏ, chừa mặt tây trông ra ngọn núi hình dáng như người nằm ngủ nghiêng mà ở khúc đuôi của nó như một bàn chân đang chỉa năm ngón lên trời. Ba người ngồi trên bãi cát hẹp của bờ sông. Phía trên đầu, gió chiều đang luồn qua lùm tre tạo ra những âm thanh xào xạc dễ chịu.
23/05/2012(Xem: 5169)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
10/05/2012(Xem: 6685)
Tập sách bạn đang cầm trên tay là bản dịch Việt ngữ của cuốn ‘The Snow Lion`s Turquoise Mane’. Cuốn này do Surya Das tập hợp các mẩu chuyện do các vị Lạt-ma Tây Tạng kể lại, được xuất bản năm 1992 tại Mỹ. Các mẩu chuyện ngắn này nhắc nhở đến những chuyện liên quan đến các vị đạo sư, từ đức Thích-ca cho đến các vị hiện nay còn sống như Đạt-lai Lạt-ma. Phần lớn các mẩu chuyện này toát ra nhiều đạo vị, nhất là gián tiếp chỉ cho người đọc thấy triết lý của toàn bộ đạo Phật, đó là nhận chân ra rằng mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ của tâm vật chẳng qua đều là biến hiện của tự tính trong tâm thức mọi loài. Đó là tự tính vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, lại không hề rời xa con người, nhưng trực nhận ra điều đó là một quá trình tu học gian nan mà các mẩu chuyện này cũng có nhắc đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]