Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin của nàng Ambapàli

05/04/201318:01(Xem: 5208)
Niềm tin của nàng Ambapàli


nangambapali_1
Niềm tin của nàng Ambapàli

Thích Nguyên Hùng

Nguồn: Thích Nguyên Hùng

Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
Một lần nọ, Ambapàli nghe tin Đức Phật cùng các đệ tử du hành đến thành Tỳ-xá-li và nghỉ lại dưới những gốc cây xoài, nàng liền sửa soạn xe báu đi đến đảnh lễ Thế Tôn. Khi gần đến nơi, từ xa nàng đã thấy Đức Thế Tôn diện mạo đoan chánh, các căn đặc biệt khác thường, tướng tốt đầy đủ, như mặt trăng ở giữa những vì sao. Nàng rất hoan hỷ, xuống xe đi bộ lần tới chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên.
Rồi Thế Tôn theo thứ lớp thuyết pháp, khai giải, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Nghe Phật thuyết pháp xong, Ambapàli phát tâm vui mừng, quỳ trước Đức Thế Tôn phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới. Sau đó, nàng thỉnh cầu Đức Phật cùng các Tỳ kheo ở lại khu vườn nổi tiếng của mình và dự lễ trai tăng vào ngày mai. Sự thỉnh cầu ấy được Phật hứa khả. Quá xúc động và sung sướng trước tấm lòng từ bi thương tưởng của Thế Tôn, nàng dong xe nhanh chóng trở về nhà để chuẩn bị cho buổi lễ cúng dường trai tăng sáng hôm sau. Do chạy xe quá nhanh nên nàng đã gây va quẹt với đoàn xe của năm trăm công tử Lệ-xa, cũng đang trên đường đến đảnh lễ Đức Phật. Các công tử Lệ-xa bắt nàng lại và hỏi vì lý do gì mà chạy xe nhanh thế, thì được biết nàng phải về nhà gấp để chuẩn bị lễ cúng dường Đức Phật và chúng Tăng. Các công tử Lệ-xa liền đề nghị nàng nhường cho họ được cúng dường Phật trước và họ sẽ trả cho nàng một trăm ngàn lượng vàng. Ambapàli không đồng ý. Các công tử Lệ-xa ra giá cao hơn, gấp mười sáu lần trăm ngàn lượng vàng, cho đến số tài bảo gia trị bằng một nửa vương quốc. Nhưng nàng Ambapàli đã thẳng thừng tuyên bố: “Giả sử đem tài sản và bảo vật của cả nước cấp cho tôi, tôi cũng không nhận. Vì sao? Vì Phật hiện ở tại vườn xoài của tôi, Ngài đã nhận lời tôi thỉnh trước. Việc ấy đã xong, không thể nhường được”.
Thật quá bất ngờ cho năm trăm công tử Lệ-xa, và cho cả chúng ta!
Xuất thân thấp hèn, đối với xã hội thời Đức Phật, và cả xã hội ngày nay, trong mắt mọi người, Ambapàli chỉ là một kỹ nữ, không hơn không kém. Cho dù một số ít người đã coi kỹ nữ cũng là một cái nghề, nhưng cái nghề đó không được xã hội đồng tình, nếu không muốn nói là bị nhiều người lên án, chỉ trích, mạ lị (nguyên văn trong kinh nói nàng là một dâm nữ-Pàli: kàmesu micchàcàro, hành vi tà vạy trong các dục lạc). Với nhiều người, Ambapàli có một lý lịch xuất thân không đàng hoàng, là người bỏ đi, là hạng người thấp hèn, nhơ nhuốc, đáng bị người đời khinh khi, phỉ nhổ. Thế nhưng, chỉ sau một lần diện kiến Đức Thế Tôn, Ambapàli đã trở thành một con người khác, khác hoàn toàn. Nàng đã rủ bỏ tập khí đã gây tạo từ trước, tiêu trừ những cấu uế và làm một con người mơi. Đây là sự mầu nhiệm của Phật pháp, nhưng cũng là sự mầu nhiệm của khả năng tự chuyển hóa nơi mỗi con người. Không ai có quyền lựa chọn điều kiện hay hoàn cảnh xuất thân của mình, nhưng mình hoàn toàn có quyền lựa chọn cách sống, lối sống cho chính mình, để đời sống của mình thăng hoa hay chìm xuống tận đáy của xã hội.
Ambapàli trở thành một kỹ nữ có lẽ vì hoàn cảnh gia đình, cũng có thể là vì xã hội đẩy đưa. Có cả trăm ngàn lý do. Va có biết bao nhiêu người lâm vào hoàn cảnh giống như nàng, tưởng chừng như không còn lối thoát. Ấy vậy mà nàng Ambapàli đã thoát được, chỉ sau một lần đi lễ Phật! Vậy thì những người khác, có hoàn cảnh như nàng hay tương tự nàng, tại sao lại đánh mất niềm hy vọng trong khi cửa chùa đang rộng mở? Chúng ta phải có niềm tin.
Chính niềm tin đã đánh thức tâm linh của Ambapàli, thức dậy niềm tịnh tín vào Tam bảo, ngay lần đầu tiên diện kiến Thế Tôn. Chỉ một lần để cơn mưa pháp tưới những hạt cam lồ vào tâm thức thì bông hoa hạnh phúc đã đâm chồi nảy lộc trong trái tim người kỹ nữ. Và niềm hạnh phúc đó, giờ đây đối với nàng là không có gì so sánh được, không có gì co thể mua được, không có gì đánh đổi được, dù là tài bảo của cả vương quốc. Nàng đã thành tựu tín căn kiên cố, hay nàng đã thành tựu được bốn niềm tin bất hoại (tứ bất hoại tín). Bấy giờ, ai còn dám khinh khi người kỹ nư ấy? Nàng đã vào địa vị bất thối!
Mỗi chúng ta đều hơn một lần tự hào và nhân danh Phật tử, tự cảm thấy hãnh diện rằng mình xuất thân trong gia đình nề nếp, có địa vị xã hội, có giáo dục trường lớp… Nhưng so với người ky nữ kia, niềm tin của chúng ta đối với Tam bảo như thế nào? Và thái độ của chúng ta đối với tiền tài danh vọng ra sao? Ambapàli, vốn là một kỹ nữ, người mà chúng ta hơn một lần không để mắt tới, hoặc để mắt tới với thái độ khinh miệt, vậy mà chỉ sau một lần đi lễ Phật, nghe pháp, dù được trao đổi giá trị tài sản của cả giang sơn, nàng cũng không nhường cái quyền phụng sự, cúng dường Tam bảo cho người khác. Trong khi đó, có biết bao nhiêu người nhân danh này nọ lại có thể sẵn sàng đánh đổi lý tưởng, đánh mất niềm tin của mình chỉ vì một chút hư danh, một chút tàn dư bả lợi. Điều này tưởng cũng cần suy gẫm lắm thay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4424)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được....
10/04/2013(Xem: 4493)
Nắng. Cái nắng làm người ta lúc nào cũng phải hấp háy mắt, ánh sáng dư thừa đến mức dường như có thể nhìn thấy từng mảng không khí xung quanh đang chuyển động như những váng dầu trên mặt nước. Nắng. Nắng như thế mà không nóng. Ngọn núi này có điều đặc biệt như thế. Những thân cây trụi lá, khô khốc, khẳng khiu, thế nhưng khi đưa tay thử bẻ một cành nhỏ, ta sẽ bất ngờ vì sự tươi mềm của nó. Giống như cây mai mới vừa được lặt lá trong những ngày sắp tết vậy. Chỉ có cây là hiểu rõ mùa, hiểu rõ nắng mưa vốn có. Ông Núi sống trong ngọn núi này cũng thế.
10/04/2013(Xem: 4193)
…những lúc mình tự biết mình, biết người; giữa thiện và ác được phân bày tự tâm một cách quang minh chánh đạt, vượt lên đứng trên bản ngã cao vợi...
10/04/2013(Xem: 4139)
Bốn người chồng đang hồi hộp ngồi chờ đợi về tin khai hoa nở nhụy của những bà vợ đang lâm bồn của mình trong phòng chờ của một nhà thương ...
10/04/2013(Xem: 4308)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập ...
10/04/2013(Xem: 4334)
Khi chúng ta còn thơ ấu, không cần phải biết ông vua trong câu chuyện thần tiên đó là ai. Cũng không cần phải biết vị vua tên gọi là Shiladitya...
10/04/2013(Xem: 5449)
Ðó cũng là tựa đề bài thơ của Nguyễn Duy, người viết bài này sau nhiều năm tìm kiếm, chắp nhặt nay mơi lượm được toàn vẹn. Tuy không phải là ...
10/04/2013(Xem: 4688)
Theo qui chế nhà chùa, sa di, tức là danh từ gọi chung cho các chú tiểu , được chia làm hai hạng : hạng thứ nhất tuổi từ 7 đến 12 gọi là �sa di khu ...
10/04/2013(Xem: 6758)
Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 ( gia đình nói là sinh ngày 05 tháng chạp năm nhâm Tuất) tại làng Ngân Sơn, tổng An Sơn Phủ Tuy An...
10/04/2013(Xem: 4458)
Đánh cờ tướng là một trò tiêu khiển thú vị lắm. Dàn binh bố trận, đưa quân mình sang xâm lấn nước người, đánh cho tan tác đội ngũ của đối phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]