Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 9

14/05/201320:16(Xem: 13433)
Phần 9

Kinh Bách Dụ

Phần 9

Thích Nữ Như Huyền

Nguồn: Thích Nữ Như Huyền

81. Không nên vu oan cho người hiền đức

Thuở xưa có hai cha con nhà nọ cùng đến nơi cánh đồng mênh mông, người con bỏ cha đứng đó, một mình chạy thẳng vào rừng rậm, bị cọp cắn, vết thương rất sâu, lại bị móng nhọn của nó cào rách bấy cả mình mẩy. Anh vừa đau nhức vừa kinh sợ vô cùng, vội vã băng rừng chạy về chổ cha anh đang đứng.

Người cha thấy tình cảnh như vây, hoảng hốt hỏi anh, vậy chớ bị con thú gì cắn mà thân thể ra nông nổi.

Người con nhăn nhó trả lời:

- Có một con gì không biết, thân đầy cả long, đến cắn con bị thương như thế đó.

Người cha giận hầm hầm xách cung tên chạy thẳng vào rừng rậm, thấy một nhà tu râu tóc rất dài, lại có một chùm râu lún phún, ông cho rằng, đó chính là con giả thú đã cắn con ông, lập tức ông giương cung muốn bắn. Có người thấy thế vội can rằng:

- Nhà tu hành này không có con hại con ông, ông không nên vu oan cho người hiền đức.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người đối với sự vật không quan sát cho kỷ, bằng vào chủ quan tự cho là phải, đôi khi oan uổng cho một hạng người hiền lương. Ở đời có nhiều người đối với trong hàng tăng chúng, thấy một đôi người không đạo hạnh xuất gia, hành vi bất mãn, hoặc có một số nhà sư nào đó không đủ oai nghi, đối với mọi người có những hành động ngôn ngữ không được đẹp đẽ, họ bèn không chịu quan sát kỹ càng, cho rằng nhà sư nào cũng như vậy cả. Đối với những nhà sư khác, họ luôn luôn sẵn sàng khinh miệt chê bai. Những người ấy với người trong chuyện nầy, đều là hạng lỗ mãng vô trí thức.

82. Gieo lúa

Thuở xưa có một người ở đô thành, muốn về làng quê theo đòi nông nghiệp, làm kế sanh nhai. Ngày nọ, anh đến đồng ruộng xem xét, thấy một đồng rộng lúa tươi tốt phi thường, bèn hỏi nông dân ở đó dùng cách nào mà gieo lúa tốt như vậy.

Nông dân trả lời:

- Phương pháp rất giản dị, chỉ phải cày đất cho xốp và bang cho bằng, bỏ phân tốt, tháo nước vô, thì lúa được tốt như thế.

Anh nghe rồi, bèn y phương pháp cày ruộng, gieo giống ấy. Anh đã cầy đất cho xốp, bang bằng, cho phân, nước vào xong xuôi đâu vào đấy, chỉ còn có đem giống gieo lên. Nhưng anh suy nghĩ, khi chưn bước xuống ruộng để gieo, sợ e chưn mình dẫn lên trên đất, làm cho đất giẽ đ, do đó lúa không tốt được.

Anh liền nghĩ ra một cách:

- Ta nên ngồi trên cái giường bảo người khiên xuống ruộng, mình ngồi trên giường gieo, có thể tránh khỏi chưn dẫm giẽ đất.

Bây giờ anh mướn bốn người, mỗi người bưng một cái chưn giường, để khiêng anh xuống ruộng gieo giống. Anh đi một mình thì có hai chưn, bây giờ biến thành tám chưn đạp trên đất ruộng, lại thêm một trọng lượng trên giường, do đó đất trong ruộng càng thêm giẽ cứng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp phải khéo giữ gìn đồng ruộng trì giới, khiến phát sanh mầm mộng pháp lành. Nhưng có đa số người tu hành, ban đầu giữ rất kỹ, một giới nhỏ cũng không phạm; nhưng lần lần về sau, giới thô trọng đều hủy phạm, không hề kiêng sợ giữ gìn, mầm mộng Bồ đề làm sao không tiêu hoại?

83. Khỉ bị đánh

Thuở xưa có một con khỉ, bị một người rất mạnh khỏe đánh đập tàn nhẩn, nó đau đớn vô cùng đến chịu không nổi nửa. Sau đó nó chạy ngang qua chỗ đông, có một em bé chạy ngang trước mặt nó, nó giận hầm hầm, chạy bổ tới túm đứa nhỏ muốn đánh và tuyên bố với mọi người rằng: Nó làm như vậy rất là chính xác.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Tất cả pháp đều ở trong vòng biến diệt, thuyên lưu, quá khứ đã diệt tương tục sau sanh, chẳng giống như trước, đó là một định luật dĩ nhiên, thế mà người đời thường thường không nhận định, vọng chấp sai lầm, cũng như con khỉ kia không khác.

84. Nguyệt thực

Người xưa có một truyền thuyết: Từ trước có vị A tu la vương xem thấy mặt trăng sáng quá, bèn dùng tay che, người nầy đồn đãi biến thành thuyết "Nguyệt thực". Căn cứ theo truyền thuyết trên, thì nguyệt thực và loài chó hoàn toàn không quan hệ gì nhau. Nhưng không hiểu tại sao mỗi khi nguyệt thực, mỗi người đều cho là mặt nguyệt bị chó nuốt, rồi mỗi khi thấy chó chạy ngang ai cũng muốn đánh nó.

Đối với thân phận con chó oan uổng vô cùng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời muốn biện minh căn nguyên của sự phải trái, gian, ngay, khổ, vui thì không thể bằng cứ nơi phương diện chủ quan mà tường tượng ra những điều lầm lộn vô ý nghĩa.

85. Đau mắt

Thuở xưa có một nàng con gái bị bệnh đau mắt rất nguy hiểm, vô cùng dau đớn, rên rĩ suốt ngày đêm. Có một nàng con gái khác, thấy vậy lo sợ phi thường, tự nói: Chị kia bệnh mắt rất đau đớn. Quả như bịnh ấy đến ta, nhất định ta phải nhận chịu! Tuy rằng hiện tiền mắt ta không hề chi, nhưng ngày kia đâu khỏi mang bệnh như chị nọ. Muốn ngăn ngừa cho khỏi bệnh sau này, chi bằng ta móc tròng con mắt của ta trước đi thì hơn cả.

Có người nghe nàng nói thế, bèn khuyên can rằng:

- Cô có tròng con mắt là vật quí nhất, sau nầy đau hay không đau, việc ấy chẳng nhất định. Nếu cô móc tròng con mắt của cô đi rồi, thì sẽ khôg trông thấy gì nửa cả, phải chịu thống khổ suốt đời, cô có biết không nhỉ?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người ăn cơm bị mắc ngẹn, rồi bỏ ăn, như thế rất vô lý. Có một số ít người cho rằng giàu sang là cội gốc của suy bại, vì thế mà không muốn cầu quả báo an vui, nên không thực hành hạnh bố thí. Nhưng người có quan niệm sai lầm ấy, cùng với nàng con gái vì sợ đau mắt, mà muốn móc tròng con mắt quăng đi, đó đều là hạng mê lầm đáng thương cả.

86. Vì của giết con

Thuở xưa có hai cha con người nọ, nhơn có công chuyện cùng nhau đến địa phương kia, đia giữ đường gặp bọn cướp, muốn giựt hết tài vật của người. Người con có đeo đôi bông vàng, người cha sợ bị ăn cướp giựt mất, y bèn xé tai người con để lấy đôi bông vàng đem giấu, nhưng vì quá lật đật nên xé rứt không ra. Bây giờ bèn dùng dao chặt đầu người con.

Sau đó bọn cướp chạy mất, cơn khủng hoảng qua rồi y bèn xách cái thủ cấp ráp vào cổ người con xấu số. Nhưng than ôi! Ráp làm sao được!

** Chuyện nầy tỉ dụ: Vì việc nhỏ mà bỏ việc lớn, đến đổi gây thành sự tổn thất nặng nề, không thể cứu vãn. Cũng như trên thế gian có một số người vì chút danh lợi mà vọng lập tà giáo, tà thuyết để dối đời trộm danh, tạo thành tội ác cực đại, gây ương lụy vô cùng.

87. Bọn cướp chia của

Thuở xưa có một bọn ăn cướp, cùng nhau cướp giựt rất nhiều của cải tiền bạc. Bọn họ chiếu theo bản lĩnh và địa vị cao thấp của mỗi người mà chia đều đủ, mỗi người một phần. Trong ấy có một phần là y phục dệt bằng tóc rất nặng, vì có một người kém sắt đẹp hơn, cho nên bọn họ mới chia một phần xấu tệ ấy, cấp cho tên cướp ở địa vị thấp kém kia. Tên cướp ấy rất buồn khổ, trong tâm quá bất bình la lớn: - Phần của tao sao ít thế nầy!

Sau đó y cũng đành cam chịu, rồi đem vào trong thành bán. Có một vị quan trường chịu mua bằng một giá rất cao. Số tiền của y bán được đem về so với số tiền của cả bọn cướp chia được, nhiều hơn gấp bội phần.

Bây giờ y vui vẻ múa nhảy và nói:

- Ta là người đắc thời.

** Chuyện nầy thuyết minh: Dù chúng ta gặp nhiều thất bại cũng không nên thất vọng, thối tâm, chỉ nên cố gắng gieo giống tốt sẽ có ngày gặt được bao nhiêu là chuỗi hạt vàng. Tí dụ như người khi bố thí, mà không biết rằng bố thí sẽ có quả báo tốt gì hay không? Đến khi quả lành đem lại, thì rất vui mừng. Mới biết làm lành bố thí là hành vi rất cao đẹp, trở lại ăn năn việc lành của mình làm sao mà ít quá!

88. Khỉ mất đậu

Thuở xưa có một con khỉ cầm một nắm đậu, bỗng vô ý đánh mất một hột. Nó hoảng hốt buống cả nấm đậu trong tay, chạy đi tìm hột đậu đã rớt, nhưng tìm mãi không ra. Bây giờ lật đật chạy về chỗ buông nắm đậu khi nãy, thì ôi thôi! Đã bị chim ăn mất hết cả rồi!

** Chuyền nầy tỉ dụ: Người tu theo Phật pháp, ban đầu huỷ một giới mà không chịu ăn năn sám hối cho tội được tiêu. Sau đó lại còn buông lung hủy phạm nhiều cấm giới, làm cho bao nhiêu công đức pháp lành đều huỷ bỏ không còn.

89. Chuột vàng và rắn độc

Thuở xưa có một người đi đường bắt được một con chuột vàng, lòng mừng khắp khởi, liền ôm vào lòng, rồi tiếp tục đi. Khi đến một bờ sông người kia muốn cởi y phục để lội qua cho dễ, bỗng nhiên con chuột vàng ôm trong lòng liền thành con rắng độc. Ban đầu y sợ hải vô cùng nhưng sau rồi tự nghĩ:

- Ta thà để cho con rắn độc nầy cắn chết, chớ không chịu quăng nó đi.

Bây giờ y bèn ôm con rắn độc lội qua sông, chẳng hề sợ hải. Con rắn độc thoát nhiên quá thành khối vàng báu to lớn phi thường.

Có người khác xem thấy như vậy cho rằng rắn độc có thể biến thành vàng, liền bắt chước, bắt một con rắn độc ôm trong lòng, tức thời bị rắn độc cắn chết.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một hạng người đều chẳng phải chơn thật tín ngưỡng Phật pháp, xem thấy người khác chơn thật tu học được lợi ích hiện tiền; họ vì muốn cầu lợi dưỡng, nên phụ hoạ theo chánh pháp. Nhưng kết quả chẳng những không tốt đẹp gì mà trở lại bị tổn hại.

90. Lượm đuợc tiền

Thuở xưa, có một người nghèo đi đường bỗng nhiên lượm được một túi tiền vàng, lòng mừng vô hạn.

Y bèn ngồi lại bên đường, lấy tiền ra khỏi túi để đếm, đếm chưa xong, người chủ của túi tiền đã đến, y phải trả túi tiền lại cho chủ.

Y rất buồn khổ, ăn năn không kịp. Y nghĩ rằng:

- Nếu ta đếm mau mau và đi cho sớm, thì chẳng là khỏi bị người chủ của túi tiền tìm đến, ta đã được một số tiền khá lớn không?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Đã gặp Tam bảo, liền phải kịp thời cần tu nghiệp lành để cầu sớm được giải thoát. Giả sử cứ để việc đời lôi cuốn quẩn quanh, dần dà qua ngày tháng, luống phi bóng quang âm. Vô thường thoạt đến, sau ăn năn không kịp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 12253)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
19/09/2012(Xem: 7992)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
14/09/2012(Xem: 4900)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….
21/08/2012(Xem: 3256)
Kính mời quý vị, quý bạn, quý Phật tử thưởng thức một truyện ngắn thực pha lẫn hoang đường, vừa có tính huyền bí vừa có tính cách triết lý, để thấy cuộc đời này tưởng như thực nhưng không có gì thực cả. Tất cả do tâm thức biến hiện. Thần linh chỉ là trò che mắt chúng sinh.
20/07/2012(Xem: 15881)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
03/07/2012(Xem: 3031)
Ni sư Ryonensinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.
14/06/2012(Xem: 25903)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
23/05/2012(Xem: 3747)
Cách chùa khoảng một trăm mét, xéo về phía tây, dòng sông chảy hiền hòa uốn quanh thôn làng, bao bọc gần hết chu vi ba mặt của xóm nhỏ, chừa mặt tây trông ra ngọn núi hình dáng như người nằm ngủ nghiêng mà ở khúc đuôi của nó như một bàn chân đang chỉa năm ngón lên trời. Ba người ngồi trên bãi cát hẹp của bờ sông. Phía trên đầu, gió chiều đang luồn qua lùm tre tạo ra những âm thanh xào xạc dễ chịu.
23/05/2012(Xem: 5131)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
10/05/2012(Xem: 6651)
Tập sách bạn đang cầm trên tay là bản dịch Việt ngữ của cuốn ‘The Snow Lion`s Turquoise Mane’. Cuốn này do Surya Das tập hợp các mẩu chuyện do các vị Lạt-ma Tây Tạng kể lại, được xuất bản năm 1992 tại Mỹ. Các mẩu chuyện ngắn này nhắc nhở đến những chuyện liên quan đến các vị đạo sư, từ đức Thích-ca cho đến các vị hiện nay còn sống như Đạt-lai Lạt-ma. Phần lớn các mẩu chuyện này toát ra nhiều đạo vị, nhất là gián tiếp chỉ cho người đọc thấy triết lý của toàn bộ đạo Phật, đó là nhận chân ra rằng mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ của tâm vật chẳng qua đều là biến hiện của tự tính trong tâm thức mọi loài. Đó là tự tính vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt, lại không hề rời xa con người, nhưng trực nhận ra điều đó là một quá trình tu học gian nan mà các mẩu chuyện này cũng có nhắc đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]