Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6

14/05/201320:14(Xem: 14763)
Phần 6

Kinh Bách Dụ

Phần 6

Thích Nữ Như Huyền

Nguồn: Thích Nữ Như Huyền

51. Người tớ gái

Thuở xưa có năm người chung tiền lại mướn một tên tớ gái. Một trong năm người bảo tên tớ gái rằng:

- Con hãy giặc quần áo cho chú.

Bọn người kia cũng bảo giặc quần áo cho mình.

Năm người đều bảo giặc một lượt, khiến tên tớ gái phi thường khó khăn, không có phương pháp gì để đối phó. Cô ta thầm nghĩ rằng:

- Ta chỉ có thể trước giặc cho một người đã, rồi sau mới giặc tiếp cho người thứ hai.

Bây giờ cô ta đem quần áo của một người giặc trước, người thứ hai thấy thế nổi sân đùng đùng:

- Chúng ta đồng xuất tiền ra mướn mày, tại sao mày chỉ giặc riêng cho một mình người đó?

Y liền đánh tên tớ gái mười roi. Tên tớ gái chỉ giặc trước cho một người chủ, mà bọn người chủ kia đều nổi cơn thịnh nộ đối với cô ta, và đều đánh cô ta mười roi đáng đích.

Thương thay cô tớ gái vô cớ chịu đòn.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Y theo kinh Phật nói: Thây đây do nhân duyên phiền não hợp thành. Vì thế thân này không thể hằng chịu sanh, già, bệnh, chết ép bức, không thể tự thoát ly; cũng như tên tớ gái bị năm người chủ đánh không khác.

52. Trò vui giả dối

Thuở xưa có một nhà âm nhạc trứ danh, vua thỉnh vào cung điện tâu, và hứa trả một ngàn tiền vàng.

Chừng diễ tấu xong xả, vua không chịu trả tiền. Nhà âm nhạc theo đòi mãi, mà vua quyết tâm không đưa, lại nói;

- Ngươi tấu nhạc cho ta nghe, chẳng qua khiến cho ta thưởng thức một trò vui luống dối. Ta hứa trả tiền cũng chỉ là muốn cho ngươi luống vui mừng mà thôi.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Những điều thế gian cho là vui, kỳ thật đều là giả dối. Ở trong cuộc đời vô thường huyễn hóa, sanh diệt biến thiên, không có một phút giây ngưng nghỉ, như trăng dưới nước, bóng trong gương, là sao tìm được sự an vui chơn thường vĩnh viễn.

Nếu người không hiểu được đạo lý nầy, thỉ chỉ tự sanh phiền não.

53. Lão sư bị hành hạ

Thuở xưa có một lão sư có hai người đệ tự theo hầu, vì chân ông có bịnh không dũi ra được, thường thường chóng nạng đi, ông nhờ hai người đệ tử ấy thường ngày không hòa thuận với nhau. Người nào cũng nói:

- Không phải ta chán ghét ngươi, mà chính là người chán ghét ta.

Hai người coi nhau như oan gia nghiệp báo.

Hôm nọ, một người có việc đi nơi khác, người ở lại nhà bèn dùng đá đập gãy cái chân lão sư mà người đệ tử đi vắng thường ngày xoa bóp. Khi người kia trở về, thấy vậy phi thường phẩn nộ, định tâm báo thù, lập tức dùng đá đập gãy cái chân lão sư, mà người học trò ở nhà thường đấm bóp.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu học Phật pháp thường có tình trạng nầy: Phái đại thừa bài xích tiểu thừa, hoặc giả tiểu thừa chê bai đại thừa, hoặc tôn giáo nọ vô cơ phản đốn tôn giáo kia. Phật tử tranh chấp như thế, chính là từ tay mình đem kinh giáo của Phật hủy diệt.

54. Đầu rắn và đuôi rắn tranh cải

Một hôm nọ, đầu rắn và đuôi rắn sanh ra tranh chấp lẩn nhau.

Đuôi rắn nói: - Hôm nay để ta đi trước.

Đầu rắn trả lời: - Thường thường ta đi trước, tại sao nay ngươi đòi đi ngược như vậy?

Đầu rắn và đuôi rắn điều nhận thuyết của mình có lý hơn, tranh chấp với nhau mãi. Rốt cuộc đầu rắn chuyển mình đi trước, đuôi rắn bèn quấn chặt vào thân cây không nhả, đầu rắn đi không được, đành phải nhường cho đuôi rắn đi trước mình. Nhân vì đuôi rắn không có mặt nên chạy lui vào hầm lửa bên đường, làm cho toàn thân rắn đều bị cháy thui trong lửa.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Thầy trò phải kính mến lẩn nhau, có một số người đệ tử chê thầy già cả lẫn lộn, muốn dành quyền lảnh đạo của thầy, không tôn kính bực sư trưởng. Nhưng vì đệ tử tuổi còn thơ, không có kinh nghiệm, không tôn trọng kỷ luật, quy điều, ra làm việc thường hay lầm lạc, thường bị thất bại nặng nề.

Chính mình phải chịu sự đại tốn thất.

55. Cạo râu vua

Thuở xưa có một ông vua có người hầu cận thân tín người hầu cận ấy bình nhật rất trung thành. Vua phi thường tín nhiệm. Có lần vua đem quân đi giao chiến nguy hiểm. Người hầu cận không đoái đến thân mạng mình, can đảm nhảy vào giải vây cứu thoát, bảo vệ cho vua được an toàn, do đó vua phi thường cảm phục. Bây giờ vua mới hỏi rằng:

- Hiền khanh muốn cái chi trẩm đều ban cho cả.

Người hầu cận ấy trả lời;

- Hạ thần không yêu cầu điều chi hết, chỉ xin cạo râu vua.

Vua cười trả lời;

- Hiền khanh muốn vậy, trẩm rất bằng lòng để hiền khanh mãn nguyện.

Sau đó, mọi người nghe được việc ấy, bèn chế cười anh ta là đồ ngu si. Phải chi yêu cầu vua cho nửa giang sơn gấm vóc để cai trị, hoặc giả giúp cho một cơ hội thuận tiện học hành, chắc chắn vua sẽ ưng, thuận. Tại sao lại không yêu cầu những điều cần thiết ấy, mà chỉ xin được cạo râu vua, quả thật là người đại ngu ngốc.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Sanh được thân người rất khó, được nghe Phật pháp lại càng khó hơn. Chúng ta diễm phúc đã được thân người, lại được nghe Phật pháp, đầy đủ hai nhân nguyên khó được rồi. Đâu nên dùng tâm trí nhỏ hẹp, chỉ vâng giữ chút ít giới luật, liền cho mình đã đầy đủ hoàn toàn, không cầu tấn tới, không cầu diệu Pháp Niết bán. Vỉnh viển bị trôi lăn trong vòng sanh tử, trở lại cho là được lợi ích lớn lao, đến nỗi đời đời mãi si mê lầm lạc, cùng với người hầu cận xin được cạo râu vua đều là hạng đáng chê cười.

56. Cái không có

Thuở xưa có hai người đi đường, thấy một người đẩy chiếc xe đầy cây vừng sống, bị sa vào vũng bùn không thể kéo ra. Bây giờ người kéo xe yêu cầu hai người kia rằng:

- Các bạn làm ơn kéo hộ tới chiếc xe nầy lên khỏi bùn.

Hai người đồng hỏi:

- Chúng tôi kéo hộ xe cho bạn, bạn sẽ đền ơn cho chúng tôi bằng thứ gì.

Người đẩy xe trả lời:

- Không có vật gì đền ơn các bạn cả.

Bây giờ hai người xúm xít lại kéo hộ chiếc xe ra khỏi bùn. Bọn họ theo đòi người đẩy xe đền ơn.

- Hãy đem cái "không có" cho chúng tôi đi.

Người đẩy xe lại nói:

- Không có gì hết.

Môt trong hai người bướng bỉnh yêu cầu:

- Hãy đem cái "không có" cho chúng tôi. Tuy tôi không biết cái "không có" ra làm sao cả, nhưng phải là cái "không có".

Người kia nói thế rồi, chìa tay ra mãi, để đợi cầm lấy cái "không có" không chịu co tay vào. Người kéo xe bối rối không biết làm thế nào để giải quyết.

Trong lúc ấy, một trong hai người hiểu ra lẻ thật, vừa cười vừa nói với người bạn rằng:

- Thôi chúng ta nên đi, bất tất phải nhiều lời qua lại. Người đẩy xe nói "không có chi hết" chính là đã ban cho chúng ta cái "không có" rồi.

** Chuyện nầy hội ý trong cảnh giời "không, vô" nói không có chi hết, trở lại chấp cái "không có". Tỷ như người thể hội lý "không vô" trở lại chấp cái hình tướng "không vô" hiển hiện, bèn bị sa lạc vào cảnh giới "vô sở hữu xứ thiên".

Một trong hai người nhận biết không có cái "không có" ví như người đã khế nhập lý được chơn không: "không", "vô tướng", "vô nguyện".

57. Bị đạp rụng răng

Thuở xưa có một phú ông, xung quanh có rất nhiều người hầu hạ cung kính; trướt mắt, họ thường khen ngợi ca tụng ông. Phú ông có bệnh thường khạc đàm, mỗi lần khạc ra, thì bao nhiêu là người tranh nhau đạp lên đàm rãi ấy.

Trong đó có một người thường đến sau, không đạp được lên đàm của phú ông đã nhổ, trong tâm rất buồn rầu, tự nghĩ: "Gỉa sử đợi đàm nhổ trên đất rồi mới đạp lên, thì ta không đạp được. Chi bằng khi phú ông sắp nhổ đàm ta đạp trước".

Sau khi quyết tâm như vậy rồi, cho đến lúc phú ông vừa tằng hắng một tiếng, chính là sắp khạc đàm y bèn vội vã xô mọi người, lẫn vào đạp trên mặt phú ông một cái đích đáng. Y dùng sức quá mạnh đạp lên, khiến cho phú ông bị rụng răng, sức môi, méo miệng.

Phú ông quá đau đớn, buồn rầu bèn hỏi:

- Tại sao ngươi nở đạp sứt môi ta?

Người kia trả lời:

- Tôi mến ông lắm, thường tưởng sẽ được đạp lên đàm của ông, nhưng mỗi lần tôi muốn đạp, thì người khác lại tranh, xô tôi ra; vì thế hôm nay tôi đạp trước trên mặt ông khi đàm ông sắp ra đến miệng.

Phú ông nghe rồi vừa nổi giận vừa tức cười.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Vô luận làm một việc gì, cần phải đợi thời cơ. Thời cơ chưa tới dù miễn cưỡng làm, cũng chẵng thành công, trở lại sanh nhiều khổ não. vì thết mỗi khi cần làm việc chi cần phải suy nghĩ và quan sát cho kỹ càng, có hợp thời hay không đã, rồi hãy ra làm thì chắc chắn mười phần thành công rực rỡ.

58. Chia của

Thuở xưa trong nước Mala có một người giòng Sát-đế-lợi mắc bịnh hiếm nghèo, biết mình sắp chết, bèn gọi hai đứa con lại trối trăng:

- Sau khi cha chết, các con đem tài sản của cha chia với nhau cho đồng đều.

Chẳng bao lâu người cha chết. Hai đứa con y theo lời di chúc của cha, đem tài sản chi làm hai phần đồng đẳng. Nhưng chia đi chia lại hoài cũng không đều được. Người anh nói phần của người em nhiều, người em nói anh chia không đồng đẳng. Hai anh em tranh chấp mãi không thôi, mới đến một ông lão, nhờ giải phân; ông lão bảo hai anh em nó:

- Ta có một biện pháp, khiến hai anh em được vừa lòng: Đem mỗi món đồ cắt ra làm đôi, mọi người một nửa, như thế há không đồng đều ư?

Hai anh em nghe rồi đều đồng ý, bèn đem quần áo mỗi cái cắt làm hai, lại đem nào nồi, bình, chén, bát và tất cả các đồ đạt như: Bàn, ghế, chiếu, giường, bất luận thứ chi đều chia làm hai phần cả, thậm chí tiền bạc cũng chặt làm đôi. Làm cho tất cả đồ đạt, tiền của trong nhà trở thành đồ bỏ.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Nghĩa lý và pháp môn tu hành trong Phật pháp đều là để cởi mở sự buộc ràng. Đối cơ thuyết pháp đều có cơ nghi và nguyên tắc, có môn bình đẳng, có môn sai biệt, đều là tuy nghi vận dụng cho hợp thời. Không phải như bọn ngoại đạo ngu si, cho chỗ ửc kiến của mình là phải, chấp chặc một pháp cho là hoàn toàn. Kết quả, chánh pháp rất hoàn hão vào tay bọn họ liền bị hủy hoại trộn pha trở thành tà pháp vô ích. Do đó người tu hành không nên tin theo ngoại đạo tà sư, hủy bỏ chánh hạnh, chê bai chánh pháp, mà phải đắc tội vô cùng lớn lao.

59. Xem làm bình

Thuở xưa có hai người đồng đi hội nghị, đi giữa đường thấy người thợ đồ sứ đang làm bình sành, làm rất khéo, hai người bèn đứng lại xem. Sau đó một trong hai người, biết mình xem đã lâu lắm, lật đật đi đến hội nghị cho kịp giờ. Trong cuộc hội nghị có đãi một bữa tiệc trọng đại và tặng phẩm vật quí giá vô cùng.

Còn người kia cứ đứng yên xem làm bình và tự nghĩ "Ta xem làm xong một cái bình rồi hãy đi". Nhưng thợ đồ sứ làm xong cái nọ lại làm tiếp cái kia, người kia cú đứng xem từng cái một cho đến chiều tối mà vẫn còn ở đó xem, không đi hội nghị được, bụng lại đói như cáo, rốt cuộc không được việc gì cả.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Thế nhân thường bị việc đời ràng buộc luống qua ngày giờ quý báu của kiếp người. Đối với vấn đề giải thoát sanh tử và chứng ngộ Phật thừa, không chịu siêng năng tấn tới lý hội tu học, cú dần dà qua ngày, đành chịu trầm luân nơi bế khổ! Vì thế Phật tử cần phải giác ngộ cuộc đời là vô thường, thời giờ quý báu, cố gắng tấn tu Phật pháp cho kịp thời.

60. Thấy vàng dưới nước

Thuở xưa có một người chạy đến bờ ao, xem thấy dưới đáy ao có miếng vàng lấp lánh, bèn lội xuống nước để tìm vàng, mò tìm mãi không có mà thân thể mõi mệt vô cùng. Y lên bờ ngồi nghĩ. Một hồi nước đứng lặng trong, y dòm xuống nước lại thấy vàng lấp lánh. Y bèn lội xuống nước tìm lại, tìm mãi khắp ao mà vẫn không có chi. Bây giờ ngồi trở lại, nhìn xuống ao với một vẻ thèm thuồng.

Sau đó ngườ cha đi tìm thấy y đang ngồi nơi đây, với vẻ mặt ngơ ngát bơ phờ, ông hỏi y đang làm gì đó. Y trả lời:

- Con thấy có vàng dưới nước, con vào tìm đã hai lần nhưng không có, chỉ toàn là bùn. Giờ đây thân con mỏi mệt quá không thể chịu được.

Người cha đến bờ ao dòm xuống nước xem thử, mới biết rõ đó là cái bóng của miếng vàng, còn miếng vàng nhất định phải ở trên cây gần đây.

Ông bảo con:

- Con leo lên cây tìm vàng thử!

Người con không hiểu hỏi cha rằng:

- Rõ ràng ở dưới nước, tại sao lại tìm trên cây?

Người cha nói:

- Trong nước chỉ có cái bóng vàng, còn vàng nhất định ở trên cây mới phải. Con lên cây tìm đi, có lẽ do chim ngậm lại để trên ấy.

Y nghe lời cha leo lên cây tìm kiếm, quả nhiên có một miếng vàng mắc trên đó.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Chúng phàm phu đều ở trong thế pháp hư vong nhưng vững bền, nhu hòa trong gương, trăng dưới nước, đem cho kiến thức sai lầm cho là chơn thật. Vọng chấp có ngã chơn thường còn, không biết trở lại cầu nơi bản tâm mình tính, cứ mãi theo cảnh trôi lăn, xoay vần trong biển khổ, bỏ gốc theo ngọn, luống nhọc tinh thần mà không ích lợi chi cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17202)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7323)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12443)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6650)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5481)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7548)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5640)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10308)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6369)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3609)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]