Kinh Bách Dụ
Phần 2
Nguồn: Thích Nữ Như Huyền
11. Bà La Môn giết con
Thuở xưa, có một phái ngoại đạo kêu là Bà La Môn, trong bọn họ có một người tự xưng là có thể biết được quá khứ vị lai, đối với các học vấn điều nói trôi chảy không sợ sệt. Chàng muốn phổ trương bản lảnh của mình, bèn đi đến địa phương khác, trước mặt mọi người ôm con khóc lóc thảm thiết.
Có người hỏi:
- Tại sao anh khóc nhiều thế?
Chàng trả lời:
- Con tôi trong bảy ngày nửa sẽ chết, vì thế nên tôi rất đau buồn.
Mọi người khuyên chàng rằng:
- Hiện nay con anh khỏe mạnh như thế, trong bảy ngày nữa làm sao chết được? Có lẽ anh tính lầm, hà chăng phải là sự buồn khổ vô ích sao?
Chàng trả lời:
- Tôi tính rất chánh xác, đối với mặt trời, mặt trăng, vũ trụ, vạn vật, từ xưa nay tôi không tính lầm bao giờ.
Đến hạn bảy ngày đứa con của chàng không chết, nhưng vì chàng muốn bảo tồn danh dự, bèn giết đức con để chứng minh cho điều dự đoán không lầm, khiến cho mọi người tin phục, mong cầu danh tiếng lợi dưỡng cho mình.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Ngoại đạo tự xưng đắc đạo, xong không có thật đức tu hành, vì muốn cho mọi người tin phục, mà không tiếc xử dụng những thủ đoạn độc, giả dối, hủ ngụy, dối thế, trộm danh, cũng như vị Bà La Môn giết con để dối đời như trên không khác.
12. Quạt nước đuờng
Thuở xưa, có người chuyên môn nấu đường cát, đang lúc nấu đường tại nhà, bỗng có người nhà giàu đến chơi. Muốn xu phụng người ấy, anh bèn mời người nhà giàu uống một chén nước chè.
Anh bỏ một ít đường và rót thêm chút nước vào nồi bắc lên lò nấu.
Chụm lửa rất nhiều nên chẳng bao lâu, nước đường sôi lên sùng sục.
Anh sợ nước đường nóng, rồi người nhà giàu phải chờ lâu mới uống được, liền tính làm nguội bớt nước, bèn nỗ lực quạt nước đường trong nồi, xong anh lính quýnh quên nhắc nồi ra khỏi lửa, vì thế tuy quạt rất lâu mà đường vẫn sôi mãi. Anh nọ lúc quạt mau, khiến mồ hôi chảy dầm dề trên trán.
Mọi người chung quanh thấy thế, đều chê cười anh ta và bảo rằng:
- Anh làm thế chỉ phí công vô ích, không tắt lửa dưới nồi mà chỉ quạt nước trong nồi làm sao nước nguội được?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Nếu chúng ta không từ lữa dữ, tham, sân, si phiền não cãn bổn mà diệt trừ, thì không thể nào đạt đến chỗ giải thoát thanh tịnh. Mặc dù chúng ta đem hết sức bình sanh tu theo khổ hạnh vô ích, cũng chỉ luống nhọc vô công, không có sự bổ ích thực tế, tương lai y nhiên trôi lăn trong vòng sanh tử chịu khõ vô cùng.
13. Sự thật chứng minh
Có một nhóm người ngồi trong nhà bình luận phạm hạnh của một người khác. Trong nhóm ấy, có người nói rằng:
- Người đó cái gì cũng hay cả, chỉ có hai điều không tốt: Điều thứ nhất là hay nổi sân, điều thứ hai là chạm việc hay lỗ mãng.
Đang lúc y nói thế, bất ngờ người kia đi ngang qua cửa nghe lọt vào tai, lập tức nổi giận đùng đùng, nhẩy bổ vào nhà vừa đánh y vừa nói:
- Ta nổi sân hồi nào, ta lỗ mãng với ai đâu?
Bây giờ mọi người đều nói:
- Cữ động của người hiện tại chẳng đủ chứng minh cho sự sân hận và lỗ mãng của người sao?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một hạng người có lỗi mà không tự nhận, người khác đưa ý kiến giải bày, chẳng những không hết lòng tiếp nhận, trở lại xấu hổ nổi sân, tìm cách báo phục, làm thế không chỉ trở ngại cho sự tiến bộ của tự mình, mà lại làm bộc lộ và phát triển tội ác xưa nay, chịu hậu quả bất lương nữa.
14. Giết kẻ dẩn đường
Thuở xưa, có một đoàn thương gia dự định đến phương xa để tìm kế sanh sống.
Đường đi phải trải qua một đồng rộng, cả đoàn đều không ràng đường, mới bàn tính với nhau mời một người đi theo chỉ lối; rồi họ cùng nhau khởi cuộc hành trình.
Đi được nữa đường, họ đến một cánh đồng bao la bát ngát, gặp một ngôi miếu thần.
Theo tập quán nơi đó, đoàn phải giết một người tế miếu mới đi qua khỏi được.
Đoàn thương gia cùng nhau bàn luận riêng, ai cũng cho rằng: Trong bọn chúng ta đều là bà con thân thích và đồng hương, chỉ có người dẫn đường là người ngoài chi bằng giết người nầy để cúng tế.
Bàn tính xong xuôi, họ bèn đem người dẫn đường ra giết.
Cúng tế xong, họ lên đường, nhưng vì không có người dẫn lối, nên cả bọn lạc lõng, bơ vơ nơi cánh đồng bát ngát.
Cúng tế xong, họ lên đường, nhưng vì không có người dẫn lối, nên cả bọ lạc lõng, bơ vơ nơi cánh đồng bát ngát.
Sau cùng cả bọn họ đều bị chết ở giữa đường dài.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Muốn vào biển Phật pháp để lượm của báu, phải nên tu pháp lành làm vị tiên đạo. Có một ít người xưa nay điên đảo tu hành, không chịu khảo nghiệm sự thật, luôn luôn náo động không an, mạt sát hạnh lành, vong tưởng, mê chấp, mà muốn thủ lấy chân bảo pháp tài. Kết quả chỉ hằng đọa nơi bến mẻ, biển khổ, trọn đời không có nẻo thoát ly.
15. Muốn con mau lớn
Thuở xưa, có một ông vua sanh được nàng Công chúa, vua yêu quí vô cùng, mong muốn nàng mau lớn, bèn mời vị lương y đến thương lượng:
- Người có thuốc gì để cho con gái trẩm uống vào mau lớn chăng?
Lương y trả lời:
- Hạ thần nhứt định sẽ tìm được thuốc hay nhưng phải đến phương xa mới có. Hạ thần yêu cầu Bệ hạ một điều kiện là trong thời gian hạ thần đi tìm thuốc, Bệ hạ không được đến thăm công chúa. Chừng nào hạ thần đem thuốc về cho công chúa uống rồi, Bệ hạ hãy đến tham.
Vua trả lời ưng thuận.
Vị lương y đi tìm thuốc phương xa kế đã 12 năm chẵng mới đem thuốc trở về.
Sau khi công chúa uống thuốc xong, lương y bèn đem công chúa yết kiến vua trong cung nội.
Vua thấy công chúa đã trưỡng thành, lòng mừng khôn xiết, nói với lương y rằng:
- Người thật là vị lương y đại tài, không người bì kịp; công chúa nhờ uống thuốc của người mà chóng lớn đến thế!
Đoạn vua bảo quan tả hữu ban thưởng cho lương y rất nhiều tài vật.
Người đương thời đều cười vua là người dại dột, không biết tính tuổi của con mình.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu tập Phật pháp cần phải chân thật hành trì, tự hiểu hể nước đến thì ao thành, giòng trong thì tràng hiện, công đức được vẹn toàn. Nếu không chịu hành trì đúng theo Phật pháp, cố gắng chân thật dụng công, mà chỉ mong cầu cho mau có kết quả, thì thật là sai lầm. Hạng người hành động như thế cùng ông vua muốn con mau lớn như kia đều là hạng ngu si đáng chê cười cả.
16. Tưới mía bằng nước mía
Thuở xưa có hai người đều làm nghề trồng mía, họ thi đua với nhau, đưa ra đề nghị: Ai trồng lên tốt thì được thưởng, còn ai trồng xấu thì phải phạt.
Bây giờ một trong hai người tự nghĩ rằng:
- Mía xưa nay vốn ngọt nếu ta dùng nước mía tưới thêm lên, thì mìa chắc chắn là ngọt lắm.
Người kia nghĩ như vậy xong, bèn dùng rất nhiều mía ép lấy nước, rồi đem nước ấy tưới lên mía mới trồng.
Kết quả chẳng những hao tốn, mà lại bao nhiêu mía mới trồng đều hư hoại hết.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người không chịu noi theo đường chính để tu học Phật pháp, trở lại tư tưởng khác thường, lập dị, cầu kỳ, đui tu mù luyện, mà cho đó là phương pháp giản dị, "Khắc kỳ thủ chứng". Kết quả chẳng những không đạt được mục đích đã dự kỳ, mà còn lãng phí tinh thần và thời gian nữa. chỉ luống nhọc vô công cũng như người dùng mía tưới mía không khác.
17. Vì nhỏ mất lớn
Thuở xưa có một người cho người khác mượn năm đồng, rất lâu mà khôngg trả lại, chàng bèn đi đến nhà đòi.
Đường đi trải qua một con sông rộng, chàng phải đi đò tốn ba đồng, đến nhà thời người kia đi vắng, khi trở về chàng lại phải tốn ba đồng nữa. Đi đò qua lại hết sáu đồng. Làm như thế chỉ luống nhọc công mà không đi đến đâu cả, số tổn thất bại nhiều hơn số tiền cho mượn.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Nếu vì tranh cầu chút lợi, không tiếc làm bại hoại thanh cao của mình. Kết quả thường khi không bù lại được sự tổn thất. Thậm chí, danh lợi đều mất không còn. Hiện tại mang tiếng xấu. Đời sau mắc quả báo chẳng lành. Hành động như thế thật là ngu si.
18. Trên lầu mài dao
Thuở xưa có một người phục dịch cho vua rất khổ, trải qua một thời gian lâu, thân thể mỏi mệt vô cùng. Vua thấy thế thương hại bèn ban cho con lạc đà chết.
Sau khi chàng lảnh con lạc đà rồi, bèn đem về nhà lột da. Vì dao lụt cắt không đứt, chàng đi tìm một viên đá để mài dao, chàng tìm được một viên đá ở trên lầu. Chàng lên lầu mài dao xong, rồi xuống lầu lột da lạc đà. Cắt một lát dao lụt, chàng lại đi lên lầu mài lại, rồi trở xuống lầu lột da. Vi lên xuống nhiều lần, thân thể mỏi mệt. Chàng bèn nghĩ ra một phương pháp, đem con lạc đà để trên lầu cho tiện, một bên thì mài dao, một bên thì cắt. Chàng tự cho làm thế là rất thông minh. Thật ra ai cũng cười chê chàng người ngu xuẩn.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một người thường thường hủy phá giới cấm, rồi đem rất nhiều tiền của để tu phước bổ thí, mong đặng sanh thiên. Giống như người mài dao kia, cho dụng công rất nhiều mà chỗ đặng rất ít.
19. Ghi dấu trên thuyền để tìm đồ rơi xuống bể
Thuở xưa có một người vượt thuyền qua bể, sơ ý đánh rơi cái chén bạc trong nước sâu, tức khắc chàng ghi trên be thuyền làm dấu. Đoạn rồi chèo thuyền đi, trong tâm chàng tự nghĩ: Mình đã ghi kỹ chỗ cái chén bạc rơi trong nước, sau nầy có thể căn cứ nơi lần ghi ấy mà tìm.
Hai tháng sau, ngày nọ chàng đến nước Sư tử là một địa phương rất xa, thấy có một giòng sông, chàng sực nhớ dấu đã ghi trên thuyền, bèn lặn xuống nước tìm cái chén bạc.
Có người thấy thế hỏi rằng:
- Anh lặn vào trong nước để tìm cái gì?
Chàng trả lời:
- Tôi muốn tìm cái chén bạc đã đánh rơi.
Người kia lại hỏi:
- Chén của anh rơi chỗ nào?
Chàng trả lời:
- Tôi đánh rơi khi tôi mới vào biển cách đây hai tháng về trước.
Lúc ấy tôi có ghi, trên be thuyền làm dấu chắc chắn. Ngày nay tôi cứ xem chỗ ghi trên be thuyền mà xuống nước tìm chén.
Mọi người nghe xong, ha hả cưới lớn và nói rằng:
- Nước tuy giống mà địa phương xa cách ngàn trùng, làm sao mất một nơi rồi lặn một nơi khác tìm đặng?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Ngoại đạo không tu chánh hạnh, ở trong pháp làng tương trợ nhau, luống tu theo lối khổ hạnh vô ích. Bọn họ đâu biết sai một ly mất ngàn dậm. Chúng ta cần phải sáng suốt y cứ theo nguyên tắc mà tu học cho đúng chánh pháp, đó là điều trọng yếu của chúng ta.
20. Trả thịt
Ngày xưa có một ông vua nghe đồn có người bình phẩm mình là rất bạo ngược, không hiểu chánh trị là gì, vua tức lắm, tức khắc hạ lệnh bắt cho được con người phạm thượng kia. Những mật thám điều tra không biết là ai cả. Sau khi nghe lời vị hầu cán, vua bắt một người dân lương thiện ra hạch tội, rồi lên án lóc một trăm lượng thịt sau xương sống của y.
Chẳng bao lâu có người biện hộ rằng: Người lương dân ấy không bao giờ dám chê bai, mạt sát nhà vua. Bây giờ vua quá hối hận, thấy rằng không nên kết tội oan cho người hiền, phải mau đền trả tổn thất lại. Vua bèn hạ lệnh dùng một ngàn lượng thịp đắp trả lại nơi xương sống của người hiền kia.
Người kia tuy đã được vua trả thịt, nhưng vẫn vô cùng đau đớn, khóc than rên rỉ suốt đêm. Vua nghe thế, không chịu suy xét cho kỹ, bèn đến họi rằng:
- Tại sao ngươi vẫn còn khóc lóc? Ta lấy của ngươi chỉ có một trăm lượng mà hiện nay ta trả lại một ngàn lượng không đủ sao?
Người lương dân không còn sức lực trả lời lại, kẻ chung quanh thấy thế nói rằng:
- Trời ơi! Tâu đại Vương, giả sử có ai chặt đầu Đại Vương rồi sau đền lại cho Đại Vương một ngàn cái, vậy đầy Đại Vương có thể dính lại được không?
Vua nghe thế rồi lặng thinh không còn đường đáp lại.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Chúng ta làm việc chi cần phải có tâm kiên để cẩn thận; chớ không nên làm việc một cách quá hung bạo, lổ mãng. Khi lầm lở rồi, thì không sao bổ cứu lại được.