Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Thức tỉnh

13/05/201311:49(Xem: 9405)
Chương 4: Thức tỉnh
Câu Chuyện Của Dòng Sông


Chương 4: Thức Tỉnh

Phùng Khánh & Phùng Thăng
Nguồn: Nguyên tác: Hermann Hesse Việt dịch: Phùng Khánh & Phùng Thăng


Khi Tất Đạt từ giã khu rừng trong đó có đức Phật, đấng Toàn Thiện ở lại, và bạn chàng cũng ở lại theo Ngài, chàng có cảm tưởng rằng chàng vừa từ bỏ một tiền kiếp lại sau lưng, trong cụm rừng. Khi chàng từ từ bước trên đường, đầu chàng nghĩ miên man về những điều ấy.

Chàng nhận ra rằng chàng không còn là một người con trai nữa, bây giờ chàng là một người đàn ông. Chàng trực nhận rằng một cái gì đó từ bỏ chàng, như một con rắn vừa thay vỏ. Một cái gì đó không còn ở trong chàng nữa, một cái gì đã theo chàng từ tấm bé và đã là một phần của người chàng: lòng ham muốn có bổn sư và được nghe những lời chỉ giáo. Chàng đã từ giã bậc thầy cuối cùng chàng gặp, cả đến vị thầy cao cả nhất, khôn ngoan nhất, thánh thiện nhất: đức Phật. Chàng phải từ giã Ngài, chàng không thể chấp nhận lời chỉ giáo của Ngài.

Con người suy tư ấy tiến bước chậm rãi và tự hỏi: ta muốn học cái gì từ những lời dạy và thầy học, và mặc dù họ dạy ta rất nhiều điều, cái gì họ không thể dạy cho ta? Và chàng nghĩ: chính là sự Ngã, đặc tính và bản chất của nó mà ta muốn biết. Ta muốn thoát khỏi Tự ngã, nhiếp phục nó nhưng ta không thể, ta chỉ có thề lừa dối nó, trốn thoát nó, lẩn tránh nó. Quả thế, không gì trong vũ trụ xâm chiếm tư tưởng ta nhiều như Tự ngã, bài toán khó giải ấy, vấn đề tôi tồn tại, tôi là một và tách rời khác hẳn bao kẻ khác, rằng tôi là Tất Đạt … thật không có gì trong vũ trụ mà tôi biết ít hơn là về chính tôi.

Đang đi chậm rãi trên đường, chàng bỗng đứng dừng lại, ý nghĩ vừa rồi đập mạnh vào trí chàng, và một ý nghĩ khác theo sau. Ấy là: lý do vì sao tôi không biết gì về tôi, lý do vì sao Tất Đạt đã vẫn xa lạ, lạc loài đối với chính mình chỉ do từ một điểm, một điểm độc nhất – là tôi sợ hãi chính tôi, tôi đang trốn chạy tôi. Tôi đang tìm kiếm Đại ngã Tiểu ngã, tôi muốn tự huỷ mình, ra khỏi chính mình, để mà tìm trong khu vực thâm cùng xa lạ cái nhân của mọi pháp, linh hồn, sự sống, sự thiêng liêng, sự tuyệt đối. Nhưng khi làm thế, tôi tự đánh mất chính tôi.

Tất Đạt nhìn lên quanh chàng, nụ cười thoáng nở trên mặt. Một cảm giác tỉnh thức từ giấc trường mộng chạy khắp người chàng. Chàng lại tiếp tục bước, nhanh nhẹn, như một người vừa biết mình phải làm gì.

Chàng thở mạnh và suy nghĩ: phải, ta sẽ thôi trốn chạy bản thân ta, ta sẽ thôi nghĩ về Tiểu ngã và những nỗi buồn nhân thế. Ta sẽ thôi huỷ hoại thân này để đi tìm một màu nhiệm nào đằng sau sự huỷ diệt. Ta sẽ thôi học khổ hạnh hay bất cứ giáo lý nào khác. Ta sẽ học chính ta, là người học trò của chính ta; ta sẽ học ngay trong ta cái màu nhiệm của Tất Đạt.

Chàng nhìn quanh như mới thấy vũ trụ lần đầu. Thiên nhiên đẹp hẳn lên, kỳ lạ nhiệm màu. Đây là màu xanh, đây là màu vàng, đây là màu lục, trời và nước, cây và rừng, tất cả đều đẹp, tất cả đều huyền bí và quyến rũ và giữa tất cả các cái đó, chàng, Tất Đạt, kẻ vừa giác ngộ, đang tự tìm mình. Tất cả sự vật, tất cả sắc xanh hay vàng, dòng sông hay rừng cây lần đầu tiên diễn ra dưới mắt Tất Đạt. Chúng không còn là phép lạ của thần Mara, chúng không còn là bức màn huyễn hoá, không còn là những bề ngoài vô nghĩa mà các người Bà La Môn khinh bỉ. Dòng sông là dòng sông, và nếu có cái Nhất thể thiêng liêng trong Tất Đạt đang sống tiềm tàng trong màu xanh kia và dòng sông nọ, thì đấy là sự hiện hữu của sắc màu, trời và rừng cây, và Tất Đạt. Ý nghĩa mà thực tại không ẩn núp đằng sau sự vật, mà trong sự vật, trong mọi sự vật.

Chàng đi nhanh hơn và suy nghĩ, ta thật là ngu và điếc. Khi một người đọc một bài để học thuộc, nó không khinh thường những từ ngữ và dấu chấm câu trong bài, không xem chúng là ảo tưởng, tình cờ, chỉ là những cái vỏ vô vị, mà trái lại, đọc chúng, học và thích từng chữ. Còn ta thích đọc quyển sách vũ trụ và sách bản thân ta, mà lại đi khinh thường những chữ và dấu hiệu. Ta gọi thế giới hiện tượng này là ảo ảnh, ta gọi mắt và lưỡi là sự tình cờ. Bây giờ đã hết: ta đã tỉnh thức. Ta đã giác ngộ và chỉ mới sinh ra ngày hôm nay.

Nhưng khi những tư tưởng đó đi qua đầu Tất Đạt, chàng bỗng đứng lặng yên, như có một con rắn đang nằm chắn đường. Rồi bỗng nhiên điều này khai thị trong chàng: chàng, mà quả thật là một người mới giác ngộ hay vừa sinh ra, phải bắt đầu cuộc đời lại từ khởi thuỷ. Khi chàng rời vườn Lộc Uyển sáng nay, khu vườn của bậc Toàn Giác, chàng có ý định trở về với phụ thân, với quê hương sau những năm dài khổ hạnh. Bây giờ khi đứng im lìm giữa đường, ý nghĩ này đến với chàng: ta còn là ta thuở trước, một người Bà La Môn. Ta sẽ làm gì? Ở nhà với phụ thân ư? Học ư? Cúng tế ư? Ngồi thiền ư? Tất cả điều ấy đối với ta đã hết rồi.

Tất Đạt đứng bất động, và trong lúc ấy chàng cảm thấy lạnh cả người. Tim chàng run lên, như một con vật nhỏ, một con chim hay một con thỏ, khi nhận rằng chàng quá cô đơn. Chàng đã sống kiếp không nhà từ nhiều năm mà không cảm thấy như vậy. Nhưng giờ đây chàng lại có cảm giác ấy. Trước kia, trong những giờ trầm tư miệt mài nhất, chàng vẫn còn là con của phụ thân, là một người Bà La Môn thượng lưu, một người ngoan đạo. Bây giờ chàng chỉ là Tất Đạt, người thức tỉnh; ngoài ra không còn là gì nữa. Chàng hít vào một hơi dài và rùng mình trong một lúc. Không ai cô đơn như chàng. Chàng không còn là người quý phái, thuộc một dòng họ quyền quí nào. Chàng không là người Bà La Môn, sống cuộc đời Bà La Môn, không là một người thuộc dòng Sa Môn khổ hạnh. Đến cả kẻ ẩn tu trong rừng vắng cũng không cô đơn, vì kẻ ấy thuộc vào một hạng người. Thiện Hữu đã trở thành một tu sĩ và có hàng trăm tu sĩ huynh đệ của chàng cùng mặc một loại áo, cùng thuộc một tín ngưỡng và nói cùng một ngôn ngữ. Mà chàng, Tất Đạt, chàng thuộc về đâu?
Chàng sống theo đời ai? Chàng dùng ngôn ngữ ai?

Trong lúc đó, lúc vũ trụ quanh chàng tan rã, lúc chàng đứng cô đơn như một ngôi sao trên nền trời, lòng chàng tràn ngập một cảm giác thất vọng tái tê, nhưng chàng cũng cương quyết hơn bao giờ. Đó là sự run rẩy cuối cùng trước khi tỉnh thức, những đau đớn cuối cùng của sự thoát hình. Lập tức, chàng tiếp tục, và bắt đầu bước nhanh hối hả, không hướng về quê nhà, không trở lại thân phụ, không nhìn lui nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2013(Xem: 10743)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
01/01/2013(Xem: 5604)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 6968)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3301)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6106)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14553)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13764)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17263)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11049)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4193)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]