Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần V: Tiến sĩ Robert Almeder - Tiến sĩ Robert Almeder

06/05/201318:50(Xem: 10769)
Phần V: Tiến sĩ Robert Almeder - Tiến sĩ Robert Almeder

Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại

Phần V: Tiến sĩ Robert Almeder

Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch

Nguồn:Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch


Tiến Sĩ Robert Almeder, Giáo Sư Triết của Ðại Học Ðường Georgia, Giám Ðốc Trung Tâm Kỹ Thuật của Ðại Học này là tác giả của tác phẩm khảo luận về luân hồi "Evidence For Life After Death" "Bằng Chứng Về Ðời Sống Sau Khi Chết". Ông cũng là thành viên của Viện Khoa Học Quốc Gia, đã được thưởng hai giải thưởng xuất sắc về Giáo Dục (Outstanding Educator of America Award) năm 1984, từng viết trên 50 bài khảo luận về triết học đăng tải trên các báo như Philosophy of Science, Synthese, The American Philosophical Quarterly, Philosophia, Erkentnis và The History of Philisophy Quarterly. Ông đã xuất bản 8 tác phẩm, trong đó có tác phẩm The Philosophy of Charles Pierce, và A Critical Introduction.

Ông đã dùng những chuyện có thật đã được phối kiểm để dẫn chứng trong cuốn "Evidence for Life After Death".

Dưới đây là vài chuyện trong tác phẩm trên do nhà Xuất Bản Thomas Springsfield, Illinois phát hành năm 1987.

-23 -

CÔ BÉ SWARNLATA

(Tái sanh sau khi chết được 9 năm)



Tác Giả: Robert Almeder

Năm 1951 trong một cuộc du ngoạn, một người Ấn Ðộ tên Mishra, cư ngụ tại thành phố Panna, thuộc Quận Madhya Pradesh mang theo đứa con gái 3 tuổi cùng vài người khác đến thành phố Jabalpur cùng Quận, cách Panna 70 dậm về phía Nam. Trên đường trở về khi đến địa phận thành phố Katni cách Jabalpur 57 dậm về phía Bắc, Swarnlata bất ngờ đề nghị người tài xế rẽ vào một con đường mà em nói là đường về nhà em nhưng người tài xế hoàn toàn không để ý đến lời yêu cầu này. Sau đó khi mọi người ngừng lại ở Katni để dùng trò giải khát, Swarnlata nói rằng mọi người sẽ được dùng trò ngon hơn nếu ghé vào nhà em gần đấy.

Lời nói của em làm Mishra nghĩ ngợi vì ông biết là gia đình ông, kể cả ông chưa có ai từng sống ở thành phố Katni cả. Ông càng ngạc nhiên hơn khi nghe con gái thường kể với bạn bè về tiền kiếp em thuộc gia đình Pathak tại Katni.

Hai năm sau khi được 5 tuổi em thường múa các vũ điệu và hát các bản nhạc cho người mẹ xem và nghe (sau này cho nhiều người khác). Cha mẹ em đều xác nhận không có người nào dạy em vũ và hát cả.

Năm 1958 khi lên 7, tình cờ em gặp một người phụ nữ từ Katni đến, em cho biết đó là người đàn bà em quen ở kiếp trước. Ðến lúc này thì Mishra mới chịu nhận là con gái ông biết nhiều dữ kiện của kiếp trước.

Tháng 3 năm 1959, Giáo Sư Tâm Lý Học Banerjee của Ðại Học Rajasthan tại Jaipur bắt đầu điều tra. Sau khi tiếp xúc với Swarnlata tại Chhatarpur, Ông đi Katni làm quen với gia đình Pathak mà Swarnlata cho rằng em là một thân nhân của gia đình này. Trước khi Giáo Sư Bernajee đi Katni, theo lời mô tả của Swarnlata ông đã ghi 9 điểm đặc biệt về nơi của gia đình Pathak. Những chi tiết này hoàn toàn đúng như Swarnlata nói trước khi tới gia đình Pathak. Chắc chắn là trước khi Giáo Sư Banerjee tới Katni, gia đình Mishra không hề biết gì về gia đình Pathak cả.

Nhận thấy những điều Swarnlata cho biết về tiền kiếp trùng hợp với người con gái của gia đình Pathak có tên là Biya, vợ của Pandley, cư ngụ tại Maihar. Biya đã chết năm 1939 - tám năm trước khi Swarnlata ra đời.

Mùa hè năm 1959 vài người trong gia đình Pathak và gia đình Pandley cùng đến Chatarpur, nơi ông bà Misshra và Swarnlata cư ngô. Trước sự chứng kiến của một số điều tra viên, tuy không được giới thiệu nhưng Swarnlata đã nhận ra từng người trong hai gia đình và gọi đúng tên họ. Em đã kể lại những sự việc xảy ra khi Biya còn sống mà theo trong gia đình những sự việc này chỉ mình Biya biết được mà thôi. Chẳng hạn như em cho biết em có một cái cái răng cửa bịt vàng. Các người chị dâu của Biya xác nhận là đúng. Lẽ tự nhiên gia đình Pathak coi Swarnlata là hiện thân của Biya mặc dầu trước đây gia đình này không hề tin tưởng là có luân hồi.

Sau chuyến viếng thăm của gia đình Pathak và Pandley, cũng trong mùa hè năm 1959, Swarnlata và gia đình đến Katni và Maihar, nơi Biya đã lập gia đình và đã chết. Khi tới Maihar em đã nhận thêm một số người và cho biết những nơi có sự thay đổi so với lúc em còn sống. Những tiết lộ này đều được phối kiểm là đúng. Về sau em còn tiếp tục đến thăm gia đình em trai của Biya và biểu lộ một sự thương yêu nồng nàn.

Tuy nhiên có vấn đề là trước đây Biya chỉ nói được tiếng Hindu trong khi những bài hát và những điệu múa mà Swarnlata trình diễn lại bằng tiếng Bangali.

Trong cuộc điều tra này, các điều tra viên nhiều lần đã có ý thử thách để làm cho em lầm lẫn nhưng cuối cùng cũng phải công nhận những điều em nói về tiền kiếp rất chính xác.

Trường hợp trên đây đã được phối kiểm với những bằng chứng hiển nhiên, không ai có thể chối cãi sự luân hồi của Biya.

-24-

BÀ LYDIA JOHNSON

(Một Phụ Nữ Hoa Kỳ hiện đại, là một nông dân Thụy Ðiển ở Thế Kỷ Thứ 16)



Tác Giả: Robert Almeder

Năm 1973, Bà Lydia Johnson bằng lòng giúp chồng trong cuộc thí nghiệm thôi miên. Bà rất đắc lực vì dễ đi vào tình trạng hôn mê. Bác Sĩ Harold Johnson là một nhân vật nổi tiếng và trọng vọng tại Philadelphia. Năm 1971 ông đã dùng thuật thôi miên để chữa trị cho một số bệnh nhân.

Khi các cuộc thí nghiệm với người vợ đã tiến hành tốt đẹp, ông quyết định thôi miên vợ để tìm hiểu đời sống tiền kiếp của Bà, nhưng đang nửa chừng thì bỗng nhiên bà co giật người như bị đánh và sợ hãi hét lên. Bà ôm chặt đầu. Ông phải chấm dứt ngay cuộc thí nghiệm. Hai lần thử lại kết quả vẫn thế. Mỗi lần hồi tỉnh bà đều cho biết đã mục kích thấy cảnh tượng nhiều người già cả hình như bị bắt buộc nhảy xuống nước chết đuối. Chính Bà cũng cảm thấy như bị ai đẩy, rồi cú đánh rồi tiếng thét và cơn nhức đầu. Sau mấy lần thí nghiệm đều như trên, Bác Sĩ Harold Johnson đã mời Bác Sĩ John Brown đến thử lại cuộc thí nghiệm. Trước khi cơn đau tái diễn, B.S. John Brown nói với Bà: "Bà còn trẻ hơn họ đến 10 tuổi đấy." Và lần này không như lần trước Bà bắt đầu nói nhưng không phải những câu hay những tiếng nói vẫn dùng hàng ngày mà phần lớn là thứ ngôn ngữ lạ làm chẳng ai hiểu được. Giọng nói của Bà y hệt giọng đàn ông. Rồi chính Bà, một phụ nữ 37 tuổi, thốt ra câu: "Tôi là đàn ông". Ðược hỏi tên Bà cho biết "Jensen Jacoby".

Với ngôn ngữ ngoại quốc, xen lẫn vài tiến Anh ngặp ngừng, Bà tả lại cuộc đời tiền kiếp của Bà. Trong lần thí nghiệm này (và trong các lần sau đó), cũng với giọng đàn ông, Bà Lydia Johnson cho biết 3 thế kỷ trước Bà sống tại một làng nhỏ ở Thụy Ðiển. Những điều Bà nói trong lúc thôi miên đều được ghi âm và ghi chép kỹ lưỡng. Nhiều nhà ngôn ngữ học Thụy Ðiển được mời lại để phiên dịch lời nói của Jensen Jacoby. Trong các cuộc thí nghiệm sau, Bà Lydia Johnson hoàn toàn chỉ nói tiếng Thụy Ðiển, một ngôn ngữ mà từ trước đến nay Bà chưa từng biết tới. Khi được hỏi: "Ông làm gì để sống?". Jensen Jacoby cho biết ông là một người làm nghề nông ở thế kỷ thứ 16 tại Thụy Ðiển. Ðược hỏi: "Ông sống ở đâu?", Jacoby trả lời "Sống ở trong nhà" và khi được hỏi nhà ở đâu, Jacoby trả lời: "Ở Hansen". Tất cả đều được hỏi bằng tiếng Thụy Ðiển. Jacoby đã tả lại anh ta có cá tính đơn giản phù hợp với một người làm nghề nông . Tầm hiểu của anh chỉ hạn hẹp trong đời sống ở trong làng và một trung tâm thương mại mà anh được đến xem. Jensen Jacoby cho biết anh nuôi bà, ngựa, dở và gà. Anh thường ngày dùng bánh mờ, sóa, phó mát, cá hồi và bánh ngọt làm bằng hột cây anh túc do Latvia, vợ anh ta nấu nướng. Jacoby đã tự tay cất một căn nhà bằng đá để ở và vợ chồng anh không có con. Mẹ của Jacoby là người Na Uy và Jacoby là một trong ba người con trai của gia đình. Jacoby đã sống tự lập.

Một vài vật dụng được mang đến trong khi Bà Lydya Johnson còn đang bị thôi miên. Bà được yêu cầu mở mắt ra để lựa chọn các vật dụng này. Là hiện thân của Jensen Jacoby, Bà đã chọn một chiếc thuyền mẫu của Thụy Ðiển ở Thế Kỷ Thứ 17, một cái đấu bằng gỗ để dùng trong việc mua bán lựa mờ thời cổ, 1 cây cung và tên và những hột cây anh túc. Các dụng cụ tối tân chẳng hạn như cái kìm thì Bà từ chối vì không biết cách xử dụng.

Kết quả thí nghiệm về thôi miên trên đây đã chứng minh được Bà Lydia Johnson đã là hiện thân của Jensen Jacoby, một nông dân ở Hansen, Thụy Ðiển chết cách đây ba Thế Kỷ.

-25-

CẬU BÉ BISHEN CHAND



Tác Giả: Robert Almeder

Bishen Chand sanh năm 1921 trong một gia đình có tên là Ghulam ở Thị xã Bareilly, Ấn Ðộ. Khi được 1 tuổi rưỡi, Bishen Chand thường hay hỏi về Thị Xã Philbhit, một thành phố cách Bareilly 50 dậm. Không một ai trong gia đình Ghulam (Bishen Chand) quen biết người nào tại thành phố này cả. Bishen Chand đòi gia đình chở em đến thành phố này vì em tin chắc rằng kiếp trước em đã sống ở đó.

Thời gian trôi qua, Bishen Chand vẫn không ngưng nói chuyện về tiền kiếp của mình tại Thành Phố Philbhit. Gia đình em rất khó chịu phải nghe câu chuyện lập đi lập lại nhiều lần. Vào mùa hạ năm 1926, Bishen Chand được 5 tuổi, em nói là em nhớ lại rất rõ ràng tiền kiếp của mình: em là con một vị điền chủ giàu có tên là Laxmi Narain. Em bảo rằng em còn nhớ có một người chú tên là Har Narain sau này trở thành Cha của Laxmi Narain. Em tả lại ngôi nhà mà em đã sống, có 1 phòng dùng làm nhà thì và nhiều phòng khác dành cho phụ nữ. Hòng ngày em thường hay ca hát và nhảy múa với các cô Nautch, những vũ nữ chuyên nghiệp và cũng là những gái mại dâm. Em nhớ lại em thường đến dự tiệc tùng ở nhà người láng giềng có tên Sander Lal, căn nhà có "cái cổng màu xanh lá cây". Một hôm em khuyên cha nên lấy thêm một nàng hầu.

Cha Bishen là một thư kỷ của chính phủ nên rất nghèo. Trong khi nhớ về tiền kiếp với đời sống sung túc, giàu có, Bishen càng bực bội với cuộc sống hiện tại túng bấn nghèo nàn. Thỉnh thoảng em khước từ không dùng những món ăn mà theo em các người hầu hạ (trong tiền kiếp của em) cũng chẳng dùng. Bishen đòi ăn thịt cá trong khi nhà nghèo không có nên em thường sang hàng xóm để ăn. Những quần áo vải em bỏ một bên mà đòi quần áo lụa (em cho rằng quần áo vải cũng chẳng đáng cho các người hầu hạ của em mặc). Xin tiền cha, cha không cho, em khóc lóc.

Một hôm cha của Bishen nói rằng ông có ý định mua một chiếc đồng hồ và em bảo: "Cha à, đừng mua, khi nào về Philbhit con sẽ lấy cho cha 3 cái đồng hồ tốt của Hiệu Muslim mà con đã thành lập." Bishen còn cho biết thêm tên người chủ tiệm đồng hồ.

Chị Bishen lớn hơn em 3 tuổi, một lần đã bắt gặp em lấy rượu mạnh uống (mặc dù rượu này cất trong tủ chỉ dùng để làm thuốc). Em nói với người chị là em có thói quen uống rượu mạnh, ở tiền kiếp em thường uống rượu mạnh. Về sau em còn cho biết là ở tiền kiếp em có một nàng hầu (em hiểu sự khác biệt nàng hầu và vợ) tên là Padma. Mặc dầu Padma là gái mại dâm nhưng em rất mực thương yêu. Em còn hãnh diện khoe là em đã giết một người đàn ông từ nhà Padma đi ra.

Trí nhớ về tiền kiếp của Bishen đã lọt đến tai Ông K.K.N. Sahay, một luật sư ở Bareilly. Ông đã đến nhà Bishen Chand và ghi chép tất cả những điều em nói. Sau đó ông đưa Bishen, người cha và người anh của em đi Philbhit.

Luật Sư Sahay và gia đình Bishen đã tìm được đúng ngôi nhà của Laxmi Narain. Laxmi Narain, người mà Bishen nhận là tiền kiếp của mình đã chết được gần 8 năm. Một số đông đồng bào đã tụ tập tại đây khi nghe tin Luật Sư Sahay và gia đình Bishen tới Philbhit. Hầu hết mọi người trong vùng đều nghe tiếng giàu có của gia đình Narain và tính tình phóng đãng của người con trai tên Laxmi. Laxmi Narain đã gian díu với Padma, cô gái mại dâm (hiện còn sống tại đó) và vì ghen tuông Laxmi đã bắn chết tình địch. Gia đình Narain giàu có thế lực, nên Laxmi Narain được trắng án. Tuy nhiên vài tháng sau Laxmi Narain đã chết vì bệnh lúc 32 tuổi.

Khi đem em đến trường, Bishen đã chạy ngay vào phòng mà trước đây Laxmi Narain đã từng học. Một người đưa cho em tấm hình có chụp học sinh trong trường, Bishen đã nhận ra 1 người bạn có hiện diện giữa đám đông. - và khi người này hỏi về thầy giáo thì Bishen đã tả đúng là thầy giáo thì mập và có râu quai nón.

Tại đây Bishen đã nhận ra nhà của ông Sander Lal mà em đã tả lúc trước (trước khi đi Philbhit) có cổng xanh lá cây. Luật Sư Sahay khi đăng tải vụ này trên tờ báo quốc gia "The Leader" vào tháng 8 Năm 1926 là chính ông đã đến tận nơi và tận mắt thấy cái cổng của gia đình Sander Lal mầu xanh lá cây.

Em cũng chỉ cho mọi người biết cái sàn mà Laxmi Narain đã cùng ca hát và nhảy múa với các cô gái Nautch. Các người bán hàng nơi đây cũng đều xác nhận.

Cũng trên tờ báo "The Leader" Luật Sư Sahay viết rằng tên cô gái điếm Padma mà Bishen đã nói là người tình mà em rất đỗi yêu thương cũng đã được đám đông hiện diện hôm ấy công nhận là đúng.

Trong ngày hôm đó vì muốn thử Bishen, người ta đã đem đến truớc mặt em một căp trống Tabbas. Cha của Bishen cho biết là từ khi sanh ra cho đến bây giờ Bishen chưa bao giờ được nhìn thấy loại trống Tabbas này cả. Trước sự kinh ngạc của gia đình và của mọi người Bishen Chand đã chơi trống một cách thành thạo chẳng khác gì Laxmi Narain khi còn tại thế. Khi mẹ của Laxmi Narain gặp Bishen thì quả là một cảm tình sâu đậm đã phát sanh gióa hai người. Bishen đã trả lời tất cả các câu hỏi của Bà Mẹ Laxmi Narain (chẳng hạn như có lần em đã ném các quả dưa muối). Bishen đã nói tên và tả người đầy tớ hầu mình thuở trước và còn cho biết giai cấp của người này. Sau này em cho biết em thương yêu Bà Mẹ Laxmi Narain hơn là người mẹ đã sanh ra em hiện nay.

Cha của Laxmi Narain, trước khi chết, có chôn một số của cải nhưng mọi người trong gia đình không biết ở đâu. Khi được hỏi tới vụ này, em đã dẫn mọi người đến một căn phòng của gia đình. Tại đây người ta đã tìm được 1 kho toàn những đồng tiền vàng chứng tỏ quả là em đã sống tại nhà này ở tiến kiếp.

Khi nghiên cứu vụ này Stevenson (Tiến Sĩ Ian Stevenson, Chuyên Gia Khảo Cứu Luân Hồi) đã khẳng định đây là một trường hợp rất có ý nghĩa bởi vì hồ sơ còn được lưu giữ tại Văn Phòng một Luật Sư đáng tin cậy và nhiều nhân vật chính hiện còn sống và sự phối kiểm tin tức của Bishen có thể thực hiện được. Rất nhiều người biết Laxmi Narain hiện còn sống và biết rõ ràng khi Bishen nói về những ký ức của em.

Hơn thế nữa theo Stevenson đây không phải là một vụ giả tạo vì gia đình Bishen Chand không có lợi lộc gì trong vô liên hệ với gia đình Laxmi Narain đã bị sa sút từ khi Laxmi Narain từ trần.

Bishen Chand quả là tiền thân của Laxmi Narain.

-26-

SHANTA DEVI



Tác Giả: Robert Almeder

Shanti Devi sanh năm 1926 tại thành phố có Dehli. Năm lên 3 tuổi em thường kể lại cho gia đình nghe về tiền kiếp của em. Shanti nói kiếp trước em lấy một người chồng tên là Kendarnarth sống ở gần Muttra. Em có hai con và em chết khi sanh đứa con thứ ba vào năm 1925. Shanti đã mô tả căn nhà trước đây em từng sống cùng chồng và các con tại Muttra. Shanti nói tên của em ở tiền kiếp là Ludgi. Em mô tả các người thân bên em cũng như bên chồng em ở tiền kiếp, cách sinh sống của họ như thế nào và bị chết ra sao. Việc Shanti Devi tái sanh xảy ra rất mau, một năm sau khi chết nên ký ức của em ở tiền kiếp còn rất rõ ràng, mới mẻ.

Vì thấy Shanti Devi cứ lập đi lập lại nhiều lần về tiền kiếp của mình nên Kishen Chand, người cậu của em đã gửi thư đi Muttra theo địa chỉ Shanti Devi cho biết để xem thực hư ra sao. Thư đến tay ông Kendarnarth, một người góa vợ và con đang sầu muộn vì người vợ tên Ludgi vừa chết trong khi sanh đứa con thứ ba năm 1925. Vốn là người theo Ấn Ðộ Giáo chính thống nên ông không chấp nhận vợ ông Ludgi đã luân hồi và trở thành Shanti Devi ở Dehli nhưng ông không khỏi hoài nghi vì có sự trùng hợp này.

Ðể tìm hiểu sự thực, ông Kendarnarth đã nhờ người em họ tên Lal (sống ở Dehli) đi điều tra và đã hỏi về cô bé Shanti Devi này. Lấy cớ đi buôn bán, ông Lal đã tìm được đến nhà Shanti Devi. Vừa trông thấy ông Lal, khi ra mở cửa, em đã òa khóc và ôm choàng lấy ông. Bà mẹ Shanti Devi cũng chạy vội ra, ông Lal chưa kịp mở miệng thì Shanti Devi (lúc này 9 tuổi) nói với mẹ: "Thưa mẹ đây là người em họ của chồng con. Hồi còn ở Muttra, chú ấy và chúng con không ở xa nhau lắm, nhưng nay chú ấy đã chuyển về Dehli. Con rất sung sướng gặp lại chú ấy. Chú ấy phải vào nhà. Con muốn biết tin tức của gia đình con."

Sau khi được em kể lại những chuyện thuộc tiền kiếp của em, Ông Lal xác nhận là đúng nên đã đề nghị ông Kendarnarth đem người con cưng đến Dehli để thăm Shanti Devi.

Khi ông Kendarnarth cùng người con trai tới nhà Shanti Devi thì Shanti Devi đã ôm hôn họ và đã gọi họ bằng các tên thân yêu. Shanti Devi đã đối xử với ông Kendarnarth như một bà vợ hiền. Em đã mời ông dùng bánh bích quy với phó mát. Bị xúc động Ông Kendarnarth đã không ngăn được nước mắt. Shanti Devi đã đã dùng những câu nói mà trước đây Ludgi vẫn sử dụng hằng ngày để an ủi ông, vè về ông.

Câu chuyện đã làm cho báo chí và dư luận xôn xao. Các nhân viên điều tra đã đưa Shanti Devi đi Muttra và yêu cầu em dẫn họ về cái nhà mà em đã từng ở và đã chết tại đó ở tiền kiếp Khi xe lửa vừa tới Muttra, Shanti Devi sung sướng òa khóc và dở tay vẫy một vài người đứng trong sân ga. Em cho các điều tra viên biết một người là mẹ chồng và một người là anh chồng. Em đã nói đúng. Ðiều quan trọng hơn nữa là, vừa từ trên xe lửa bước xuống, thay vì dùng tiếng Ấn Ðộ Hindustrani như em đã được học tại Dehli thì Shanti Devi đã dùng tiếng địa phương Muttra mà em chưa từng bao giờ được dạy dỗ để nói chuyện với mọi người. Là hiện thân của Ludgi đã cư trú tại Muttra, nên em đã nói được tiếng địa phương này.

Sau đó Shanti Devi đã dẫn các điều tra viên về nhà Kendarnarth và còn cho biết thêm các chi tiết khác mà chỉ có mình Ludgi biết chẳng hạn khi ông Kendarnarth hỏi Shanti Devi trước khi chết Ludgi có dấu mấy cái nhẫn nơi nào. Shanti Devi cho biết những chiếc nhẫn đó được bỏ trong một cái bình và chôn dưới đất của căn nhà có. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy những chiếc nhẫn đó.

Trường hợp luân hồi này đã được trình bày trước dư luận báo chí thế giới và là một đề tài sôi nổi trong việc khảo cứu tại nhiều trường học.

-27-

NHỮNG HỒN MA CỦA CHUYẾN BAY 401



Tác giả: Robert Almeder

Trong đêm thảm khốc 28 Tháng 12 Năm 1972 chiếc phi cơ 401 của Hãng Eastern Airlines đã bị rớt xuống vùng Everglades, Tiểu Bang Florida. Tất cả 101 người vừa phi hành đoàn vừa hành khách đều tử nạn. Sau đó 2 tháng, Hồn Ma Bob Loft, viên phi công chính và Don Repo, viên phi công phụ đã xuất hiện trên một phi cơ khác cùng đường bay.

Theo ông John Fuller, nhân viên phụ trách việc điều tra tai nạn nói trên thi hai hồn ma này đã xuất hiện nhiều lần, nhất là trên chiếc phi cơ 318 mang động cơ L-1011 sử dụng một số phụ tùng cũng như vật liệu còn lại của chiếc 401.

Một lần, khi chiếc phi cơ 318 chuẩn bị cất cánh từ Newark đi Miami, viên phi công phụ đã hoàn tất việc kiểm soát lần chót cùng viên phi công chính bước vào phòng lái. Thực phẩm đã được cung cấp đầy đủ. Mọi công tác chuẩn bị đã xong. Máy bay chỉ còn chờ cất cánh. Như thường lệ cô chiêu đãi viên chính đếm lại số hành khách của chuyến bay. Cô thấy dư một người. Nơi dẫy ghế hạng nhất, có một người ăn mặc như phi đoàn trưởng của hãng đang ngồi. Cô nghĩ có lẽ vị này dã làm xong nhiệm vụ và trở về Miami nên khỏi mua vé, vì lẽ đó số hành khách đã dư ra một người. Cô thấy phải báo cáo cho vị khách này tên ông không được liệt kê trên danh sách hành khách. Cô lại gần và hỏi xem có phải Ông đã được phép ngồi trên loại ghế Jump Seat (loại ghế tự động có thể nhảy dù ra ngoài khi máy bay gặp nạn) của dẫy ghế hạng nhất để trở về Miami hay không? Nhưng Ông không trả lời và điềm nhiên nhìn thẳng về phía trước. Cô hỏi thêm lần nữa. Ông vẫn không trả lời, vẫn nhìn thẳng phía trước mặt.

Thấy lạ, cô liền báo cáo ngay cho vị giám thị trưởng. Vị này và cô cùng tiến về phía phi đoàn trưởng lạ lùng cũng hỏi lại như trên nhưng cũng như hai lần trước không được trả lời. Viên phi đoàn trưởng này nhìn chung không có gì khác lạ, duy có một điều là Ông có vẻ rụt rè ngơ ngác. Một trong hai người chạy vào phòng lái tường trình sự việc cho viên phi công chính (tức phi đoàn trưởng của chuyến bay). Ông John Fuller nhấn mạnh là có khoảng 6 hành khách ngồi gần vị khách này đều hiếu kỳ muốn biết sự việc. Viên phi công chính biết rất rõ là không hề còn một vị phi công nào khác ngoài phi hành đoàn của chuyến này, có nghĩa là vị khách lạ này không có giấy tờ hợp lệ. Vừa đi Ông vừa nghĩ như vậy và tiến về phía vị khách. Viên giám thị và cô chiêu đãi viên đứng kế bên.

Ông cúi xuống nhìn mặt vị khách. Ðột nhiên máu Ông như muốn đụng lại. Ông hét lên: "Trời Ơi! Chính là Bob Loft đây mà!". Toàn thể dẫy ghế hạng nhất im phăng phắc. Trước mắt mọi người, vị khách lạ lùng bỗng dưng biến mất. Viên phi công chính trở về phòng điều hành, ngưng việc cất cánh, kiểm soát lại một lần nữa, nhưng vô ích, vị khách lạ vẫn mất dạng. Sau đó chuyến bay vẫn tiếp tục cuộc hành trình về Miami. Tất cả hành khách lẫn phi hành đoàn đều hết sức kinh hãi. Khi về tới Miami, 3 nhân viên của chiếc 318 (cô chiêu đãi viên, vị giám thị và viên phi công) có xem lại sổ ghi các biến cố xảy ra trong chuyến bay thì lạ thay các trang giấy có ghi rõ ràng sự việc trên đã hoàn toàn biến mất. (Theo luật lệ của FAA - Cơ Quan Giám Sát Luật Lệ Không Vận, thì mỗi chi tiết xảy ra trong chuyến bay đều phải ghi hết vào sổ).

Bắt đầu từ vụ này, sau mỗi chuyến bay, người ta đã lấy báo cáo ghi sổ xếp ngay vào hồ sơ (Luật Lệ này trái với nguyên tắc của Hãng Eastern từ trước tới giờ).

Một lần khác nữa, hồn ma Bob Loft cũng xuất hiện trên phi cơ 318 đứng giữa chiêu đãi viên và phi công chính, làm họ sợ hãi phải hủy bỏ chuyến bay.

Viên phi công phụ Don Repo cũng xuất hiện trên Phi cơ 318 nhiều lần. Một thời gian sau, hồn ma phi công chính Bob Loft không còn thấy nữa, nhưng người ta vẫn thấy Don Repo cho đến 2 năm sau ngày chuyến phi cơ 401 lâm nạn.

Sau đây là vài sự việc xảy ra do Ông John Fuller ghi nhận; những sự việc đáng kể nhất đã xảy ra trước mắt một số người. Người ta tính có tới 12 lần hồn ma Don Repo xuất hiện cho đến cuối năm 1973. Thường thường Don Repo xuất hiện ra để giúp đỡ các cô chiêu đãi viên hay các nhân viên cơ khí sửa chữa các trục trặc kỹ thuật. Don Repo xuất hiện như một người bạn tốt, thích giúp đỡ mọi người. Có nhiều lần người ta thấy Don Repo trò chuyện với một số người trên máy bay.

Sau đây là một sự việc xảy ra có sự chứng kiến của một nữ hành khách đi vé hạng nhất của chiếc phi cơ 318 từ Nữu Ước về Miami. Máy bay đang còn trên phi đạo. Nhân viên phụ trách đếm số hành khách đang tiến về dẫy ghế hạng nhất. Nữ hành khách nói trên ngồi cạnh một nhân viên phi hành trong bộ đồng phục kỹ sư cơ khí của Hãng Eastern. Có điều gì đó làm cho bà ta lo ngại. Viên kỹ sư gương mặt xanh sao, có vẻ như đang bệnh. Bà ta nói rằng nếu Ông cảm thấy không được khoẻ, Bà sẽ gọi một chiêu đãi viên đến giúp đâ Ông, nhưng Ông làm ngơ không trả lời. Bà liền gọi cô chiêu đãi viên đến. Cô xác nhận trông Ông như một người đang bệnh. Cô hỏi Ông có cần gì không thì Ông đã biến mất trước sự sửng sốt của nhiều hành khách. Riêng vị nữ hành khách ngồi cạnh bị khích động vô cùng. Vị nữ hành khách và nhân viên phi hành đã khám phá ra vị kỹ sư cơ khí ngồi dẫy ghế hạng nhất đó chính là Don Repo.

Năm 1974 một phi đoàn trưởng đã xác nhận với ông John Fuller chính ông đã được một kỹ sư cơ khí phi hành ngồi trên một ghế Jump Seat của chiếc L-1011 cho biết hệ thống điện của máy bay đang trục trặc. Ông ra lệnh kiểm soát thêm một lần nữa thì khám phá được một mạch điện bị hư. Sau đó ông nhìn lại thì thấy chính là viên phi công phụ Don Repo.

Thêm một chuyện xảy ra trong chuyến bay đi Mexico City vào tháng 2 năm 1974. Chiếc 318 đang sẵn sàng cất cánh. Một nữ nhân viên phi hành chợt nhìn thấy gương mặt của Don Repo nơi cánh cửa chính. Gương mặt nhìn thẳng mặt cô. Cô chạy lên cầu thang mời một nhân viên phi hành xuống xem. Cả hai vẫn nhìn thấy gương mặt trên cánh cửa. Họ liền báo với Ban Ðiều Hành. Viên kỹ sư cơ khí của Ban Ðiều Hành lập tức xuống xem, vẫn còn thấy gương mặt của Don Rep đang đăm đăm nhìn ông và nói với ông rằng: "Hãy cẩn thận! Máy bay có thể bị bốc cháy!" Rồi gương mặt biến mất. Quả đúng như vậy, trong lúc cất cánh, một máy bị cháy. Chiếc 318 chỉ còn chạy bằng một máy mà thôi.

Những cấp thẩm quyền của Hãng Eastern cho rằng những hồn ma của chiếc 401 (Bob Loft và nhất là Don Repo) chỉ là chuyện nhảm nhí (có lẽ vì sợ ảnh hưởng đến việc thương mại của Hãng) và nói rằng không một ai trông thấy cả nhưng lại từ chối không cho ai xem sổ ghi các biến chuyển của các chuyến bay liên hệ. Người ta chỉ biết rằng, khi tất cả các đồ phụ tùng còn lại của chiếc máy bay bị rớt 401 đã được tháo gỡ khỏi chiếc 318, thì các hồn ma nói trên không còn thấy xuất hiện nữa.

Sự việc trên cũng giống như sự việc hồn ma Butler (Bà George Butler) ở một làng tại Machiasport, Tiểu Bang Maine, chết rồi nhưng còn xuất hiện nhiều lần trước sự chứng kiến của hàng trăm dân địa phương. Mục sư Cummings đã nhận được khoảng 30 bản tường trình.

Hồn ma của chuyến bay 401 cũng đã xuất hiện nhiều lần trong nhiều trường hợp trong một thời gian khá dài trước một số người được mục kích.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 4094)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
18/02/2012(Xem: 14185)
Phần 01 1/ Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi 2/ Hương Trinh công chúa 3/ Tôn giả Bạt Ðà Lợi 4/ Mở mắt chiêm bao 5/ Ðại bố thí Phần 02 6/ Người làm mặt nạ 7/ Người chăn bò 8/ Chồn và sư tử 9/ Chim bồ câu và chàng đặt bẫy 10/ Quả cam oan nghiệt
18/02/2012(Xem: 12590)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 3806)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
16/02/2012(Xem: 15958)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 3117)
Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.
01/02/2012(Xem: 7252)
Video phim: Lục Tổ Huệ Năng, Đạo diễn: Lý Tác Nam. Thuyết minh: Huy Hồ, Chiếu Thành, Dũng, Nguyễn Vinh.
26/01/2012(Xem: 9636)
Người Việt vốn ít thương súc vật. Khi nuôi một con vật nào thường có mục đích: Như chó để giữ nhà, mèo bắt chuột, gà vịt heo... để ăn thịt. Tuy nhiên cũng có người nuôi chúng lâu ngày tình cảm nảy sinh, trong số đó có tôi. Nhưng tôi không cưng chiều chúng quá độ như người Âu, Mỹ mặc dù tình cảm đều như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]