Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 14, 15, 16

02/05/201319:40(Xem: 9122)
Phần 14, 15, 16
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung


Phần 14, 15, 16

Thích Chơn Thiện
Nguồn: Thích Chơn Thiện


Phần 14

Hồi 13: Tình cốt nhục

A. Tóm tắt Hồi 13

- Sau lần giáp mặt các đạo sĩ Thương Thanh Quán, Cẩu Tạp Chủng được Thạch Thanh và Mẫn Nhu nhận làm con đẻ (Thạch Trung Ngọc) và sống chung với hai ông bà trong một thời gian: Ông bà trong lòng vẫn vờn lên vài ý nghĩ hoài nghi về sự lững quên quá khứ của Cẩu Tạp Chủng; phần Cẩu Tạp Chủng cũng phân vân về Mẫn Nhu và " má má " ở núi Hùng Nhĩ: ai là mẹ thật? Nhưng họ xử sự theo tình cảm thiết tha, chân thành gọi là tình cốt nhục.

- Cẩu Tạp Chủng thuật cho Mẫn Nhu hiệp nữ nghe hết mọi chuyện xẩy đến với chàng ở núi Hùng Nhĩ, ở thị trấn Hầu Giám Tập, ở bang Trường Lạc, ở đảo Tử Yên với Sử bà bà và A Tú, ở nhà Đinh Bất Tam làm lễ thành hôn với Đinh Đang, việc liên thủ vơiù Bạch Vạn Kiếm đánh bại Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ, và việc kết nghĩa sinh tử với hai " sứ giả " (Thưởng thiện, Phạt ác) và ở Thiết Xoa Hội... Nếu bà Mẫn Nhu không bị ám ảnh rằng Thạch Trung Kiên đã chết, thì bà đã nhận ra Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Kiên và tiếp tục khám phá ra thêm nhiều chuyện giang hồ liên hệ đến Hiệp Khách đảo và Trường Lạc bang...

- Hai ông bà giảng dạy cặn kẻ võ học cho Cẩu Tạp Chủng và nói về hành tung của Trương Tam, Lý Tứ... chuyện nào cũng nửa đúng, nửa sai, nửa hư nửa thật... và quyết tâm đến Trường Lạc bang để làm rõ sự thật Thạch Phá Thiên được giả lập làm bang chúa để chịu chết thay cho Bối Hải Thạch trên Hiệp Khách đảo, hầu cứu gỡ mạng cho Cẩu Tạp Chủng (Thạch Phá Thiên, con ông bà)

B. Ý Kiến

1. Kinh nghiệm tình cốt nhục:

- Khi bà Mẫn Nhu nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, con đẻ của mình, thì chi xiết thương cảm, tận tình săn sóc, bảo bọc, dù chàng có phạm vào tội lỗi lớn lao nào; thương với tình thương vong ngã muốn thay thế con để nhận lấy hậu quả của việc làm sai quấy của con để con được sống hoan hỷ, hạnh phúc.

- Khi Cẩu Tạp Chủng nghĩ về " má má " trên đỉnh Hùng Nhĩ, dù bà lạnh lùng, khe khắt, chàng vẫn nhớ nhung, quyến luyến.

Tình cốt nhục, hay tình người biểu hiện đến mức độ tình cốt nhục, đã giúp con người sống tha thứ, thương yêu và hạnh phúc.

2. Sức mạnh của ý nghĩ (tác ý)

- Khi Bạch Vạn Kiếm nghĩ rằng Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc " quấy phá " thì liền trút xuống đầu chàng bao tức giận, dù Cẩu Tạp Chủng rất chi là hiền hoà, lịch sự và đứng đắn.

- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Phá Thiên, kẻ đã hại tiết hạnh của vợ mình thì Triển hương chủ vô cùng căm hận, liền vung chưởng để giết ngay, dù chàng rất nhân ái, vị tha.

- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, người tình của mình, thì Đinh Đang rất thiết thân, tận tình săn sóc khi bệnh...

Nếu nghĩ tha nhân đều là thân nhân, như tình đồng bào, cùng cha mẹ huyết thống, thì mọi người sẽ xử sự thân ái với nhau, che chở đùm bọc nhau chí tình. Con người làm chủ ý nghĩ ấy, và có thể khởi nghĩ đối với cứ ai, lúc nào và ở đâu.

Đây là kinh nghiệm tâm lý mà giáo lý nhà Phật dạy con người nghĩ đến người khácnhư bà mẹ nghĩ đến người con duy nhất của mình (như sự biểu hiện tình mẹ của bà Mẫn Nhu) để nuôi dưỡng tâm từ bi (...).

Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ mở đầu lịch sử Việt Nam với 100 người con chung bào thai mẹ nên tình người Việt Nam gọi là tình đồng bào, cũng cùng một ý nghĩa giáo dục tâm lý ấy.

Đây cũng là một góc tâm tình của tác giả Kim Dung?

Phần 15

Hồi 14: Tứ đại môn phái ở Quan Đông

A. Tóm tắt Hồi 14

- Tại khách sạn thị trấn Long Câu, Đinh Đang đến bí mật gặp Cẩu Tạp Chủng, lừa cho Thạch Thanh - Mẫn Nhu đi tìm chàng, rồi hai người thong dong đi về hướng khác để có những ngày sống riêng tư. Ghé vào một thị trấn nhỏ, ăn uống tại một tiệm cơm. Tại đây có nhiều quần hào, trong đó có môn chủ của bốn đại môn phái ở Quan Đông. Đinh Bất Tứ xuất hiện với tính khí kiêu mạn gây sự với quần hùng rồi động thủ. Ở ngoài quán cơm, bốn môn chủ liên thủ tấn công Đinh Bất Tứ, mà vẫn ở hạ phong, nhiều lần cả bốn suýt vong mạng, nếu không có sự nhắc chừng của Cẩu Tạp Chủng về các chiêu hiểm của Đinh Bất Tứ.

- Lúc cực kỳ nguy hiểm, Cẩu Tạp Chủng bước vào vòng chiến song đấu với lão Tứ. Chỉ qua mười chiêu cẩm nã thủ, lão Tứ đã không chịu nỗi kình lực từ song chưởng của chàng; cây nhuyễn tiên bị chàng bắt chặt rồi bung ra khiến lão Tứ bị văng ra xa làm đổ sập cả một góc tường rồi bỏ chạy.

Quần hùng rất cảm kích và ngưỡng mộ tài ba và hào hiệp của Cẩu Tạp Chủng, đãi tiệc chàng và Đinh Đang, và mời hai người cùng lưu lại phòng trọ để cảm tạ...

- Nhóm Trường Lạc Bang lại xuất hiện ở thị trấn nầy và hẹn tương kiến với nhóm môn chủ Quan Đông ở cánh rừng kế cận.

B. Ý Kiến

1. Từ Hồi truyện 14, Cẩu Tạp Chủng đã thừa khả năng đánh bại Đinh Bất Tứ dễ dàng. Chàng đã biết nhiều phép xã giao trên chốn giang hồ. Chàng đã nhận được nhiều ngưỡng mộ của các cao thủ chân chính qua tài năng, lòng nhân ái, nghĩa hiệp và tánh khiêm tốn, ôn hoà.

2. Bình thường tâm:

- Dù được nhiều sự chiêm ngưỡng tài năng, nhưng tự Cẩu Tạp Chủng thì thấy bình thường như là tài năng ấy không phải của chàng. Tâm chàng vì vậy vẫn khiêm tốn, nhân hoà như mọi khi. Đây là ưu điểm khiến chàng không ngừng phát triển nhanh tâm thức hướng về trí tuệ về sự thật của vạn hữu, như là sự phát triển theo giáo lý nhà Phật: " Bình thường tâm là đạo ".

3. Lại bất ngờ của cuộc sống:

- Sự thay đổi, phát triển nhanh nội lực, võ công và hiểu biết của Cẩu Tạp Chủng khiến nhiều người kinh ngạc:
- Cách xa chưa quá một tháng, từ chỗ vụng về chưởng pháp đến chỗ " hạ đo ván " dễ dàng một cao thủ tuyệt luân như lão Tứ: lão đã thua trận bẽ bàng.

- Đinh Đang từ tháng trước là người truyền dạy cẩm nã thủ cho Cẩu Tạp Chủng với tâm lý ngây ngô của chàng, nay thì nàng quá hãnh diện về chàng về võ công lẫn giao tiếp.

- Tứ đại cao thủ Quan Đông, danh rền một cõi, mới ngày đầu đến Trung Nguyên thì liền suýt vong mạng trước một ông già Đinh Bất Tứ... rồi tận mắt thấy tài nghệ phi thường của chàng thiếu hiệp, lòng nghĩa hiệp và sự khiêm cung của chàng...

Bất ngờ luôn xẩy ra quanh cuộc sống! Điều mà Phật học nói là vô thường, vô thường...

Phần 16

Hồi 15: Chân tướng

A. Tóm tắt Hồi 15

- Tại khu rừng thông rậm rạp ngoài thị trấn Long Câu, bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông được Bối Hải Thạch, 9 vị Hương chủ, Hương phó và gần 100 người bang Trường Lạc tiếp đón trong tinh thần hai bên thăm dò, tìm hiểu nhau. Cao Tam Nương, tánh nóng nảy, phóng phi đao làm Hương chủ Trần Xung Chi bị thương ở chân; cuộc xung đột binh khí sắp xẩy ra thì Thạch Phá Thiên (Cẩu Tạp Chủng) xuất hiện trước sự tôn kính cả hai bên, giảng hoà vui vẻ, tất cả kéo về tổng đà bang Trường Lạc.

- Tại bang Trường Lạc, nhiều cao thủ Tuyết Sơn đang bị đánh thuốc mê và bắt giữ; Bạch Vạn Kiếm đi đến đối chất; rồi Thạch Thanh, Mẫn Nhu và nhiều cao thủ trọng tuổi tiếng tăm trong võ lâm đồng kéo đến để bạch hoá lai lịch của Thạch bang chúa.

- Hai sứ giả đảo Hiệp khách cũng đến đem theo kẻ ẩn trốn Thạch Trung Ngọc. Các âm mưu gian dối của Bối Hải Thạch, bang Trường Lạc, các sai trái của Thạch Trung Ngọc đã tạo ra sự ngộ nhận về Cẩu Tạp Chủng trên giang hồ lần lượt được phơi bày. Con người chân thật, hiệp nghĩa và trong sáng, tài năng của Cẩu Tạp Chủng được tỏa sáng hơn bao giờ. Các sai quấy, phóng đãng và vị kỷ của Thạch Trung Ngọc lộ rõ. Các ngộ nhận của Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh - Mẫn Nhu và quần hùng được rọi sáng...

- Thạch Trung Ngọc khước từ chức vị bang chủ bang Trường Lạc; Cẩu Tạp Chủng khởi lên từ tâm tự nguyện nhận chức bang chủ để gánh vác " khó khăn " đi dự hội yến, và được toàn bang tín nhiệm, trân trọng. Cẩu Tạp Chủng vui vẻ nhận hai tấm thiệp mời bài đồng từ tay hai " sứ giả "

- Bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông cũng chính thức nhận hai tấm bài đồng;

- Hai vị sứ giả từ giả bang Trường Lạc đi đến Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu để chuyển thiệp thỉnh. Tất cả đồng rời khỏi bang Trường Lạc...

B. Ý Kiến

1. Kinh nghiệm về ánh sáng của sự thật và lịch sử

- Tác giả Kim Dung đã khéo dẫn dắt câu chuyện, chuyển vận các nghi vấn, các việc làm rất kín đáo mà đầy hổ thẹn đến tổng đà Trường Lạc với các nhân sự liên hệ, đủ mặt như là chuẩn bị đầy đủ cho một phiên tòa, mà cơ quan điều tra là hai vị sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " rất công chính, đầy đủ tài năng đáng tin cậy. Tại đây, tất cả được đưa ra ánh sáng: xấu hổ, ủ rũ như nhân vật Bối Hải Thạch và bang Trường Lạc; trơ trẻn như Thạch Trung Ngọc; hổ thẹn, mắc cỡ như Bạch Vạn Kiếm; ngỡ ngàng như Thạch Thanh, Mẫn Nhu, ân hận như Triển Phi hương chủ và nhiều cao thủ khác v.v....

Dưới ánh sáng của sự thật và lịch sử, không có gì có thể được dấu kín. Đây là bài học cho các trí thức, hiệp khách, các nhân vật lãnh đạo của các tổ chức xã hội.

2. Mẫu tâm lý hành hiệp lý tưởng:

- Bạch Vạn Kiếm là một tài năng, là một người con có hiếu nên hẳn là một kiếm khách tốt, nhưng tầm nhìn bị hạn chế, tánh tình cố chấp, thiếu bao dung nên hành xử thường rơi vào các sai lầm đáng tiếc!

- Các bang chủ ở Quan Đông thì ngay chính, nhưng thiếu trí tuệ, chưa đủ điều kiện để hành hiệp tốt.

- Các đạo trưởng ở Thượng Thanh Quán chuộng các giá trị hình thức nên thiếu tâm đức và thiếu trí tuệ để phát triển Thượng Thanh Quán và giúp đời!

- Bạch Tự Tại và Sử bà bà thì cố chấp, tự kiêu, háo danh, nên dễ trở thành tác nhân của các rối loạn gia đình và xã hội!

- Thạch Thanh, Mẫn Nhu và hai sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " là các hiệp khách chân chính, nhưng còn đối đãi thị phi nên hành động hiệp nghĩa còn bị hạn chế, chưa thực sự lý tưởng.

* Có thể mẫu tâm lý thông tuệ, vô dục (hay thiểu dục), vô chấp và đầy nhân ái của Cẩu Tạp Chủng là thực sự lý tưởng cho việc hành hiệp giúp đời:

Cái nhìn vô sự vô hại của chàng như là vui vẻ chấp nhận, kính trọng các hành vi của người khác, miễn là các hành vi ấy không gây tổn hại đến ai. Cái nhìn nầy giúp tha nhân có " tự do tâm lý " để sống thoải mái, dễ chịu hơn. Cái nhìn đánh giá " xì xào " sẽ gây trở ngại " tự do tâm lý " của tha nhân, gây tổn hại đến quyền sống của tha nhân, và tạo ra một thái độ sống lệch lạc, chuộng giá trị hình thức rất ảo cho người đánh giá và cho xã hội. Con người vốn làm chủ cái nhìn và làm chủ văn hoá, tại sao không xây dựng cái nhìn ấy trong văn hoá?

Thật đáng suy ngẩm nếu bạn đọc lại một đoạn mà tác giả đã tinh ý viết ở Hồi 14 (tr.167) rằng:

" Chủ quán cùng bọn tiểu nhị thấy hôm qua Thạch Phá Thiên theo vợ chồng Thạch Thanh vào ngủ trọ, mà bây giờ lại từ phòng một cô gái xinh đẹp đi ra thì ngấm ngầm kinh ngạc. Họ thi nhau bàn tán về chuyện này đến mười mấy ngày. Những câu chuyện của họ càng lúc càng thêm thắt những chi tiết kỳ dị, phần lớn đều là đoán mò ".

Cái nhìn vô sự , vô hại ấy của Cẩu Tạp Chủng là cái nhìn kính trọng, chấp nhận tha nhân và chấp nhận cuộc sống một cách tích cực. Tâm lý học nhà Phật xếp tâm lý vô hại thuộc nhóm thiện tâm cần được nuôi dưỡng.

Thật đáng kinh ngạc nếu xem thái độ sống vô sự, vô hại kia là" ngố "," khờ khệch ", và xem thái độ vị kỷ, dối gạt, " ma lanh " là lịch đời, khôn ngoan!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22350)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7904)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3474)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18213)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11486)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10987)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19377)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5816)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8342)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22989)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]