Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

02/05/201311:51(Xem: 11278)
Phần 5
Ánh Đạo Vàng


Phần 5

Võ Đình Cường
Nguồn: Võ Đình Cường


Đêm Ấn độ toả dần thanh khí nhẹ. Muôn vì sao lấp lánh kết thành ngàn chuỗi hạt kim cương. Trăng rằm đủng đỉnh ngự trên những chóp núi cao ở phía Tây; những dòng ánh sáng chảy lai láng giữa không gian: Gió lành lạnh từ những đỉnh núi tuyết ở Hy-mã-lạp-sơn thổi về, đem trộn lẫn hương của trăm thứ hoa rộn nở với những mùi thơm ngọt của những trái cây chín muồi. Âm thanh dìu dặt vang động từ những làn sóng rất xa ở sông Hằng. Trời đất dâng hương và nổi nhạc để đón tiếp đấng cao cả nào đây?

Trong “Cung Vui” sau một bữa yến tiệc linh đình, mọi người đều yên ngủ. Thỉnh thoảng điểm rời rạc từng tiếng trống cầm canh. Điện của Thái tử Tất-đạt-đa phủ dưới một làn yên tịnh. Ánh trăng xuyên qua những tường đá chạm mặt võng chiếu vào phòng rộng mênh mông của bọn cung nga. Đây là những vũ nữ tuyệt đẹp ở thành Ca-tỳ-la-vệ. Sau một ngày nhảy múa, họ mệt mỏi đứng tựa đầu vào tường ngủ, còn giữ lại vẻ uyển chuyển của điệu múa, còn mang những vòng hoa trên trán, xiêm nghê trên mình để kịp nhảy múa lại, khi Thái tử bừng mắt dậy. Đây là những ca cơ tài hoa nhất trong xứ: họ ngủ ngồi, trong tay còn nắm một cặp phách, một cánh quạt lông hay một đoá hoa thắm. Họ tựa đầu vào vai như những con chim nhỏ nghiêng đầu vào cánh ngủ để đợi mặt trời lên là hót lại. Đây là những nữ nhạc công gục đầu xuống những cây đàn sáu dây, làn tóc đen nháy, chảy dài thành từng đường sóng trên lưng cong. Có nàng bỗng mỉm cười trong chiêm bao; có lẽ họ mơ thấy, vì một điệu đàn huyền diệu, làm mất được nét nhăn, mỗi ngày mỗi đậm, trên trán Thái tử.

Đi sâu vào trong nữa là phòng ngủ của Thái tử và công chúa Da-du. Công chúa đang ngủ bên cạnh bỗng mở mắt hơ hãi nhìn tứ phía, rồi nhìn Thái tử. Nàng kéo tay Thái tử đặt trên làn môi nóng của nàng và những giọt nước mắt ấm se tròn trên gò má như một đôi đũa ngọc.

– Thái tử! Thái tử hãy tỉnh dậy cho em phân một đôi lời !

Thái tử vờ giật mình thức dậy, vì thật ra Ngài có ngủ được đâu, Ngài cố lấy giọng rất dịu dàng để hỏi vợ:

– Em muốn nói gì thế, em yêu quý của ta ơi?

Công chúa nghẹn ngào một hồi mới nói ra lời:

– Thái tử ơi ! Bao nhiêu hy vọng của em rụng hết rồi! Em vừa thấy ba điềm chiêm bao chẳng lành cho đời em sau này. Thái tử ạ ! Em vừa mộng thấy một con bò mình trắng sừng dài trông rất đẹp, đi qua đường. Nó mang trên trán một hòn kim cương lóng lánh như cả một vì sao. Nó khoan thai đi ra phía cửa thành, sau nó có những tiếng kêu thất thanh, bảo bắt nó lại: “Nếu các người để nó đi thì thành này còn chi là lừng lẫy nữa!” Nhưng nó vẫn đi , không ai cản lại được. Em chạy theo, khóc lóc, và lấy tay ôm ngang cổ nó, cố sức níu lại, miệng em hô quân đóng cửa thành. Nhưng con bò dịu dàng thoát cánh tay em rồi đi thẳng.

Nàng Da-du nín lặng một hồi, lấy hơi, rồi lại kể tiếp:

Trong giấc chiêm bao thứ hai, em thấy hiện lên giữa không tnmg bốn thiên thần mắt sáng như lưu ly, đi lần đến phía thành của chúng ta. Lúc lá cờ trên thành đang phất phới bỗng rơi xuống, và ở chỗ ấy nổi lên một lá cờ khác, có những đường chỉ bạc và những hạt ngọc sáng ngời. Vừng đông ửng đỏ, gió đông thổi dậy, lá cờ vỗ gió phất phới, uốn éo thành những gợn sóng chói loà. Rồi vô số hoa lạ, và ngọc, và vàng, và hổ phách, xà cừ, mã não rơi, rơi không biết tự nơi nào hay tự trời cao rơi xuống, như một trận mưa ngũ sắc.

– “Như thế” Thái tử nói “thì đẹp mắt lắm em nhỉ?”

Nàng Da-du nhìn chồng, lắc đầu:

– Không, không đâu Thái tử ơi! Em sợ lắm vì em nghe những tiếng hãi hùng thét lên: “Giờ sắp đến! Giờ sắp đến!”

Trong giấc mộng thứ ba, em thấy em nhìn về phía Thái từ nằm, nhưng ở đấy chỉ thấy một chiếc gối chưa nhàu và chiếc áo của Thái tử bỏ lại. Em nhìn lại mình em thì, ôi ghê rợn quá, chuỗi ngọc mà Thái từ thường dùng để thắt lưng, hoá thành một con rắn cắn vào lòng em! Và ở xa, em nghe tiếng con bò trắng rống, ở trên thành em nghe tiếng lá cờ đập gió, và ở nơi nào không biết, có tiếng kêu to: “Giờ tới rồi!” Những tiếng ấy làm em tỉnh dậy. Phải không Thái tử, những tiếng ấy là gì, nếu không phải là diềm báo em sắp chết, hay hơn nữa, điềm Thái tử sắp xa em? Đừng xa em, tội nghiệp Thái tử nghe!

Nàng nhìn Thái tử, đôi mắt lộ vẻ cầu khẩn thiết tha. Thái tử nhìn lại, một cái nhìn hiền dịu như trăng tà.

–Em đừng sầu khổ! Em sẽ được an ủi vì một tình yêu rộng lớn. Dù những chiêm bao ấy là cái bóng bổ tới trước của những sự sắp xảy ra, dù trời đất điên đảo, mọi vật đổi thay, dù sự gì có thể xảy đến cho chúng ta, em hãy tin chắc rằng: ta đã yêu em và còn yêu em mãi mãi. Em biết rằng ngày đêm ta đang tìm cách cứu thoát cho thế giới đau khổ này. Lòng thương của ta bao trùm cả vũ trụ, thì đối với em, người đã luôn luôn sống bên cạnh ta, đã săn sóc đến hạnh phúc ta, sao ta lại không mến chuộng được! Dù thân ta như chim đại bàng, bay đi viễn du khắp thiên hạ, tâm ta thường trở lại tổ cũ, quấn quýt lấy những người thân.

Và sẽ an ủi cho em biết bao nhiêu, khi em nghĩ đến một ngày kia, nhờ lòng hy sinh của em, mà thế giới được sống trong cảnh tịnh lạc. Em hãy can đảm và quảng đại lên, để cùng ta gánh chung một phần đau khổ cho nhân loại. Em hãy hy sinh, nếu cần, ái tình nhỏ hẹp để được tình thương rộng lớn của vũ trụ biết ơn.

Nếu một ngày kia vì tình thương nhân loại mà ta phải xuất gia, thì em hãy nhớ lại những lời căn dặn bây giờ, để tự an ủi trong những ngày trống lạnh, nghe em! Thôi em hãy ngủ đi!

Công chúa nghe những lời êm dịu của Thái tử, thiêm thiếp nhắm mắt ngủ lại. Nhưng trong giấc ngủ, tim nàng còn thổn thức, mắt nàng còn ứa lệ, và bên tai nàng còn văng vẳng những tiếng kêu vội vã: “Giờ đã đến! Giờ đã đến rồi!”

Thái tử trỗi dậy, đến tựa tay vào cửa sổ. Trên vòm trời cao muôn sao lấp lánh. Ngài nghe tiếng của đêm khuya giục giã: “Đêm đến đã lâu rồi! Ngài hãy chọn một con đường trong hai con đường: danh vọng hay từ bi. Ngài muốn làm một vị Đại vương hay bỏ ngai vàng, dấn thân trong cát bụi?”

– Ta sẽ dấn thân trong cát bụi. Trong im lặng của đêm đen, ta đọc thấy phận ta viết bằng chữ bạc của trăng sao! Ta phải đi! Ta sẽ ruồng bỏ ngôi báu. Ta không muốn chinh phục đất cát bằng lưỡi kiếm nhọn. Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm gớm ghê!

Ta muốn để chân trinh bạch trên đường chông gai, lấy đất làm giường, lấy cỏ cây làm áo, kiếm hạt cơm bố thí để nuôi thân. Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màng tai, lòng từ bi của ta chỉ muốn xoá bỏ những cảnh khổ của nhân loại. Ta phải hy sinh tất cả và phấn đấu cho đến ngày tìm ra được phương thuốc cứu khổ.

Ta tin rằng phương thuôc ấy thế nào cũng eó, nhưng ta tìm chưa ra đấy thôi. Loài người khi mới sơ khai, chịu tối tăm rét mướt cho đến một ngày nào đó, họ đã tìm được ngọn lửa trong đá lạnh. Họ đã nghiến ngấu toàn thịt mãi cho đến ngày tìm được cây lúa, mọc lẫn lộn trong những cây cỏ khác. Họ ú ớ bập bẹ cho đến ngày tìm ra tiếng nói trong cổ họng. Những của quý ấy nằm sờ sờ trước mắt, nhưng nào phải tìm được dễ dàng đâu? Có cái gì quý báu mà không phải gia công tìm kiếm, không phải đem hết sức lực, trí não để chinh phục, và một tình thương mãnh liệt dẫn đường? Nay ta ra đi, bỏ hết những lạc thú ở cung điện, mang một tình thương rộng lớn, một thân thể cường tráng, chưa hề bị tật bệnh tàn phá, một trí tuệ minh mẫn chưa bị dục vọng làm lu mờ, ta tin chắc thế nào cũng tìm ra được ánh sáng, thấy rõ con đường chánh để đưa chúng sanh đi.

Hỡi nhân loại đang quằn quại đau thương, hỡi cõi đời sầu khổ! Vì các người mà ta đành bỏ tuổi măng tơ, bỏ ngôi báu, bỏ những ngày vàng và đêm ngọc, gỡ cánh tay bám víu của người vợ hiền, cắt ngang tình yêu mãnh liệt của phụ vương và xa lánh đứa con thơ đang nằm trong bụng mẹ. Hỡi phụ hoàng, hiền thê, bào nhi và xã tắc! Xin hãy gắng chịu sự chia ly này cho đến ngày tôi tìm ra Đạo.

Ngài quỳ một chân, cúi đầu xuống, để trán trên giường. Công chúa đang thiêm thiếp ngủ. Trên dôi mi cong dài của nàng, còn đọng lại hai viên lệ ngọc. Ngài từ từ đứng dậy, cung kính di quanh giường ba vòng, hai tay chấp ngang ngực, miệng lẩm bẩm: “Từ đây không bao giờ ta còn nằm trên giường này nữa”. Ba lần Ngài bước ra, ba lần Ngài trở lại. Nhưng lần sau cùng với vẻ cương quyết, Ngài phủ vạt áo lên đầu, vén rèm bước ra.

Thái tử rón rén đi qua phòng các cung nữ, ảo não nhìn những bông hoa mỹ lệ ấy mà giấc ngủ đã làm tàn tạ đi nhiều.

– Hỡi đêm tối ? Hãy đè trĩu mí mắt của những mỹ nữ ấy lại, hãy bít kín những làn môi kia, đừng để một giọt nước mắt bi cảm rơi xuống, một tiếng kêu gọi trung thành níu chân ta lại. Các người ơi ? Ta sắp xa các người đây. Ta không thể ở lại trong cung điện này để chứng kiến những vẻ đẹp của các người mỗi ngày mỗi tàn phai mà ta không thể cứu vãn được. Chính những vẻ đẹp mong manh đã xúi giục ta một phần trong bước đi này. Ta không muốn các người sống cái đời như cỏ hoa, mới tươi tốt trong thời xuân đó, đã bị giày vò dưới nắng hạ, mưa đông, rồi không mấy chốc đã tàn tạ để đâm chồi thành một cây khác!

Ta sẽ đi tìm cho các người một đời sống vĩnh viễn, một vẻ đẹp không phai tàn. Thôi ta chào các người, ta đi đây.
Ngài bước ra ngoài trời. Sao bừng sáng hơn trước, nhấp nháy mau như để báo cho nhau một điềm lành. Bao nhiêu cành nhảy múa, gió reo hò trong cây và đến nâng tà áo Thái tử dậy. Hoa rộng nở, trầm lặng để hương bay...

Trước sự tiếp đón của trời đất, Ngài mỉm cười đáp lại hai ngấn lệ tuôn dài: lệ chia biệt gia đình hoà với lệ đoàn viên cùng vũ trụ.

Ngài đến chuồng ngựa, đánh thức tên giữ ngựa:

– Xa-nặc, hãy đem con ngựa Kiền-trắc ra cho ta!

Tên giữ ngựa ngạc nhiên, dụi mắt hỏi:

– Ngài muốn đi đâu trong lúc tăm tối này?

Ngài vỗ vào vai Xa-nặc:

– Người hãy nói nhỏ! Chính vì mọi vật đang lúc còn tăm tối ta mới ra đi. Ta đi để thoát cái ngục vàng này mà ta đang bị giam hãm. Ta đi tìm chân lý để cứu độ chúng sanh đây.

– Ngài bỏ ngôi báu này, bỏ nước nhà này mà Ngài sẽ làm chúa tể, để nắm cái bát của kẻ ăn xin?

– Phải! Ta muốn thế. Ta muốn đừng bịn rịn với tổ quốe nhỏ hẹp này để được yêu vũ trụ rộng lớn; ta muốn bỏ những kho báu bèo mây để đi tìm cho nhân loại những của quý vĩnh viễn. Đem con Kiền-trấe ra đây.

Xa-nặc quỳ xuống, chắp tay van xin:

– Xin Ngài hãy nghĩ đến sự đau khổ của hoàng thượng, nghĩ đến nỗi sầu thương của công chúa. Khi Ngài đi rồi, lấy ai bảo hộ những người thân của Ngài nữa?

– Người ạ. Ta không thể ở bên cạnh những người thân để hưởng thụ những lạc thú ích kỷ. Vì yêu phụ hoàng ta, yêu vợ con ta hơn những lạc thú của chính ta, nên ta ra đi để tìm một tình yêu vĩnh viễn cho cả mọi người. Thôi, người hãy đem con Kiền-trắc ra đây!

Xa-nặc buồn bã đi vào chuồng, đem con Kiền-trắc ra, lấy yên cương buộc vào, phủ lên mình ngựa một tấm nhung vàng. Con ngựa thấy Thái tử thì mừng rỡ, hí lên. Ngài vỗ nhẹ vào gáy nó:

Kiền-trắc ơi! Ta nhờ con chở ta đi trong một cuộc hành trình xa, xa lắm. Đêm nay ta đi để tìm chánh đạo. Ta chưa biết rõ nó ở đâu nhưng ta sẽ không dừng bước, nếu ta chưa tìm ra được nó. Con hãy hăng háí can đảm lên!

Không một trở lực nào ngăn cản nổi, dù đó là một ngàn lưỡi gươm sáng cản đường, hay đó là thành cao hố hiểm. Con phải phi như một luồng bão để giúp chủ con! Sau này nếu ta thảnh đạo, con sẽ dự một phần công đức.

Ngài nhẹ nhàng nhảy lên mình ngựa. Xa-nặc nhảy theo ngồi sau lưng Ngài. Con ngựa trườn tới, rồi phi, phi...

Những tia lửa sáng loè tung toé dưới bốn vó ngựa đập vào đá sỏi của con đường mờ...

Sao mai đã lên quá nửa sào. Gió mai đã bắt đắu thổi lại. Mặt nước sông Anoma (A-nô-ma) rào rào dậy sóng. Thái tử gò mạnh dây cương nhảy xuống ngựa: con đường mòn tới đây là dứt nẻo. Ngàỉ trao cương ngựa cho Xa-nặc, từ biệt:

Ta rất cám ơn người. Tình ta đối với người rất nặng và ta nhớ mãi cái ơn này. Ta nhờ ngươi dắt con Kiền-trắc về; và đây, tấm áo hoàng vương mà ta không cần đến nữa; đây, sợi dây lưng nạm ngọc, và nắm tóc mây mà ta đã cắt với lưỡi kiếm này, ta nhờ ngươi đem về dâng cho phụ hoàng và tâu với ngài hãy tạm quên ta cho đến ngày ta trở về, mười lần rực rỡ hơn bây giờ, nhờ ánh sáng của đạo ta tìm được.

Xa-nặc một mực đòi xin theo. Nhưng Thái tử cương quyết chối từ. Biết không thể chuyển lay được Thái tử. Xa-nặc nặng nề trèo lên mình ngựa. Nhưng con ngựa dậm mãi hai chân trước, không chịu đi. Thái tử vỗ nhẹ vào gáy nó, bảo:

– Thôi, con hãy về! Con không thể dẫm chân lên những con đường mới khác mà chỉ một mình ta là có thể tìm được. Thôi con hãy về!

Con ngựa chậm chạp bước đi. Xa-nặc quay lui nhìn Thái tử...

Con đường mòn đến đây là dứt nẻo!

Thái tử đứng nhìn theo. Trên đường về cung, từng lớp bụi mù quay lộn trong gió sớm! Hình ảnh Xa-nặc và con Kiền-trấc xa dần, xa dần, khi ẩn, khi hiện, rồi mất hẳn sau những đám bụi hồng kia.

Con đường mòn đến đây là dứt nẻo!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3683)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10081)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10115)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15166)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3408)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2882)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6087)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4490)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 12034)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13883)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]