Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ẩn Sĩ Khổ Hạnh

25/04/201320:12(Xem: 10261)
Ẩn Sĩ Khổ Hạnh
Ẩn Sĩ Khổ Hạnh


Lời Nói Đầu

Tâm Minh Ngô Tầng Giao
Nguồn: Tâm Minh Ngô Tầng Giao


TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT được ghi chép trong Kinh Bổn Sanh (Jàtaka). Đây là tập thứ 10 trong Tiểu Bộ Kinh. “Tiền thân” là những đời sống trước, những kiếp quá khứ. Mỗi truyện thường gồm: phần truyện hiện tại, phần truyện quá khứ, phần kết hợp và một bài kệ.

Phần “TRUYỆN HIỆN TẠI” kể một câu truyện được xem là đang xảy ra trong thời Đức Phật còn tại thế. Nhân dịp này Đức Phật nhắc lại một câu truyện trong quá khứ có liên quan.

Phần “TRUYỆN QUÁ KHỨ” kể một câu truyện từ thời xa xưa có liên hệ đến những nhân vật trong câu truyện hiện tại. Trong truyện quá khứ luôn luôn có sự hiện diện của một vị Bồ Tát, vị này là tiền thân của Đức Phật.

Phong cách đạo đức của các vị Bồ Tát thật toàn hảo từ sự suy tư cho đến lời ăn tiếng nói và việc làm. Ngài là nhân vật chính cao cả, phi thường với nếp sống chân thiện, hướng thượng. Ngài thường giáo hóa người chung quanh bằng tấm gương đạo đức của chính mình. Ngài có đầy đủ các đức tính như trì giới thanh tịnh, bố thí rộng rãi, Thiền định tinh tấn liên tục và hành trì hạnh nhẫn nhục cao độ đến mức xả thân. Các vị Bồ Tát này khi thì làm thú vật, khi thì làm người, đôi khi làm chư thiên, có lúc làm thần cây v.v…

Phần “KẾT HỢP” là phần liên kết truyện hiện tại với truyện quá khứ. Chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu truyện, để rồi “nhận diện tiền thân” tức là nói rõ ra rằng “người này”, “sinh vật này” trong truyện quá khứ “là ai” trong truyện hiện tại.

Mỗi truyện tiền thân có một bài “KỆ”. Kệ đó thường dựa vào câu truyện để đưa ra lời phê bình.

Tập TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT được coi là do các đệ tử của Đức Phật trước tác và mượn tiếng là Phật dạy để phổ biến những lời giáo huấn của Đức Phật. Người ta suy ra rằng các vị này sống trong thời Đức Phật hoặc chỉ sau đó khoảng vài chục năm. Đầu tiên truyện được truyền khẩu, về sau người ta sưu tập lại và ghi chép thành kinh sách.

Các truyện tiền thân thật sự là những tài liệu có giá trị cả về mặt văn học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học và giáo dục Phât giáo... Truyện có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội. Truyện mở ra một kỷ nguyên mới trong cung cách truyền bá đạo Phật. Các truyện tiền thân này, nhất là các truyện về súc vật, nhiều khi vượt qua biên giới tôn giáo và trở thành cổ tích dân gian, nửa thần thoại, nửa thực tế, không lệ thuộc một tôn giáo nào hay xứ sở nào cả. Đây là gia tài chung của nền văn hóa dân gian. Chính vì vậy mà các truyện tiền thân này rất được phổ biến, không những trong giới Phật tử mà còn lan ra khắp cả mọi địa phương và mọi dân tộc nữa. Truyện tồn tại với giá trị độc đáo trong nền văn chương thánh thiện của thế giới. Mặc dù đã hơn hai ngàn năm trăm năm qua kể từ khi những truyện này được kể, ngày nay truyện vẫn chứa đựng sự hấp dẫn và còn có khả năng lôi cuốn làm say mê tâm hồn các độc giả trẻ em cũng như người lớn.

Các truyện tiền thân Đức Phật đã được nhiều người kể lại, thường là bằng văn xuôi, đôi khi bằng tranh ảnh. Trong cuốn sách này, và có lẽ đây là lần đầu tiên, truyện được kể lại bằng một ngôn ngữ bình dị dưới hình thức thơ, những vần thơ “lục bát” có tính cách thuần túy dân tộc, để người đọc và người nghe dễ hiểu và dễ nhớ:

1) 25 truyện đầu tiên đã dựa vào tài liệu là hai cuốn: “BUDDHIST TALES FOR YOUNG AND OLD” của Ven. Kurunegoda Piyatissa Maha Thera và Todd Anderson. Phần tranh phụ họa trong cuốn thứ nhất (1995) là do Sally Bienemann, Millie Byrum và Mark Gilson. Phần tranh phụ họa trong cuốn thứ nhì (1996) là do John Patterson. Vì truyện kể nhắm cho các độc giả phương Tây nên các tranh vẽ hầu như thiếu sắc thái Á Đông.

2) 8 truyện sau dựa vào “THE STORIES OF BUDDHA’S FORMER BIRTHS” của Anjali Pal và “STORIES OF THE BUDDHA” của Caroline A.F. Rhys Davids.

Các tài liệu trên đây không đề cập tới phần “Truyện Hiện Tại” mà chỉ đơn giản đề cập đến phần “Truyện Quá Khứ” của các truyện tiền thân mà thôi.

Cuối sách là phần “Nhận Diện Tiền Thân Đức Phật” giới thiệu cho mọi người được biết người nào, sinh vật nào, thần nào là vị Bồ Tát (tức tiền thân Đức Phật) trong câu truyện quá khứ đã kể ở trên.

Tác giả khi kể truyện lại bằng thơ cũng đã tham khảo thêm các truyện về tiền thân Đức Phật của Hòa thượng Thích Minh Châu và cư sĩ Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch từ nguyên bản tiếng Pali và tiếng Anh, do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

Bộ “TRUYỆN THƠ TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT” của cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao gồm nhiều tập. Tập số 4 này gồm 33 truyện thơ và có nhan đề là: “ẨN SĨ KHỔ HẠNH.”

Ước mong rằng người đọc cũng như người nghe truyện sẽ ghi nhớ mãi trong tâm cái nếp sống đạo đức chân chính cùng những lời khuyên dạy quý báu của vị Bồ Tát trong truyện để cùng nhau cố gắng noi theo hầu đạt được cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống hàng ngày.

DIỆU PHƯƠNG
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2011(Xem: 8439)
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
18/02/2011(Xem: 13641)
Phần 01: 1/ Hồn ma nhà đạo sĩ 2/ Chiếc cầu muôn thuở 3/ Tôn Giả tí hon 4/ Không đau ruột bằng . . . 5/ Dạy khỉ nói Phần 02 : 6/ Mục Kiền Liên 7/ Bát cơm cúng dường 8/ Vườn Nai 9/ Duyên xưa nghiệp củ
23/01/2011(Xem: 2960)
Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật.
20/01/2011(Xem: 2525)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
20/01/2011(Xem: 3612)
Tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng chim hót líu lo líu rít bên ngoài: - “Ôi! Tiếng chim hót ở đâu, sao giống miền quê mình đến thế...” Vươn vai đứng dậy, tôi nói trong tiếng ngáp dài rồi chợt im bặt lại khi kịp nhớ ra... đây chẳng phải là những nơi mà mình từng đến từng đi trong suốt mấy chục năm qua.
19/01/2011(Xem: 17089)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
15/01/2011(Xem: 4685)
1- Vậy là chỉ còn ba ngày nữa, đúng chiều hai mươi ba tháng Chạp, sẽ diễn ra trận chung kết bóng đá tranh ngôi vô địch. Đây là cúp bóng đá dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi được tuyển chọn từ các Nhà Mở, Làng S.O.S, và các gia đình vô gia cư sống lây lất trên vỉa hè trên địa bàn thành phố.
15/01/2011(Xem: 3386)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa đã làm cho nó mất ăn mất ngủ suốt một tuần qua. Tìm ra được là một chuyện, còn giải được hay không là chuyện khác, phải tùy thuộc vào… ông nội. Thằng Thạch quyết định về quê
15/01/2011(Xem: 4078)
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
15/01/2011(Xem: 3111)
Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang trước nhà, đôi mắt nó long lanh ngấn lệ. Nó đâu có muốn khóc, vì nó căm ghét nước mắt lắm. Nó đâu có ưa gì chuyện khóc lóc, vì nó cho đó là yếu hèn, và khóc lóc kể lể là đặc tính chỉ nên dành cho phụ nữ. Mình là con trai thì nhất quyết không được khóc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]