Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Kết luận

03/04/201313:27(Xem: 8739)
Chương 18: Kết luận
Vụ Án Một Người Tu

Chương 18: Kết Luận

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Tôi bắt đầu viết sách nầy vào ngày 21 tháng 6 năm 1995 tại thư phòng Chùa Quan Âm tại Montréal, Canada, và cho đến hôm nay là ngày 28 tháng 6 năm 1995, cũng là ngày sinh nhật lần thứ 46 của tôi, tôi cố gắng để hoàn thành làm món quà nho nhỏ cho tất cả quý Phật Tử Chùa Quan Âm tại đây và cũng là món quà gởi về xứ Đức cho chư Tăng Ni và Phật Tử tại đó, nhất là nơi Chùa Viên Giác, nơi chúng tôi đang trụ trì.

Như vậy tác phẩm nầy gần 300 trang viết tay, nếu đánh máy lại chắc cũng hơn 200 trang. Một cuốn sách như thế cũng vừa. Vì nhiều trang cầm tay cũng nặng và có nhiều người lười đọc.

Tôi phải biết ơn tất cả mọi người nơi đây, nhất là Ban Trị Sự của Chùa Quan Âm, mỗi ngày đều chia phân ra để lo cơm nước cho tôi, lo bút mực cho tôi, lo giấc ngủ cho tôi v.v… Xin cảm ơn tất cả. Nhờ thế mà tôi có thì giờ để mỗi ngày có thể viết liên tục trong 5 tiếng đồng hồ. Vì vậy tác phẩm nầy đã hoàn thành trong một thời gian kỷ lục chỉ có 6 ngày. Mỗi tiếng đồng hồ tôi viết độ chừng 10 trang giấy. Như vậy trong 300 trang nầy phải cần 30 tiếng đồng hồ, 30 tiếng đồng hồ ấy giá trị vô ngần. Vì chung quanh tôi, mọi người đều lo lắng cho tôi, để cho tôi được yên mà viết.

Đặc biệt anh Thị Pháp Huỳnh Phước Bàng đã cận kề và lo lắng cho tôi từng tờ giấy, từng cây viết, từng trái cây, từng ly nước, từng tách trà để tôi yên thân mà viết và quý Bác đã chăm sóc từng miếng ăn, thức uống, chỗ nghỉ ngơi, làm việc v.v… mới có thể hoàn thành tác phẩm nầy.

Cứ mỗi ngày tôi thức dậy lúc 5 giờ 45 phút, sau khi súc miệng rửa mặt, tập thể dục vài phút rồi lên chánh điện. Tại chánh điện tôi ngồi thiền độ 15 phút, sau đó tụng kinh Lăng Nghiêm và kinh hành nhiễu Phật. Sau đúng một tiếng đồng hồ tôi xuống tăng phòng, pha trà uống ba chén. Tiếp đến là cầm bút viết liên tục trong vòng một tiếng đồng hồ đến 8 giờ sáng là giờ điểm tâm.

Giời điểm tâm cũng là giờ để gặp gỡ mọi người trong chùa, nên tôi ngồi nán lại đến 8 giờ rưỡi hoặc 8 giờ 45 phút. Sau đó đi dạo khắp vườn chùa, xem hồ sen và vườn rau cải cho tâm hồn thảnh thơi, xong vào lại thư phòng, uống trà và bắt đầu viết từ 9 giờ đến 10 giờ. Sau đó nghỉ độ 30 phút. 10 giờ 30 viết đến 11 giờ 30 là nghỉ trưa. Vì mấy bữa nay sao trời nóng quá. Đã hơn 15 năm qua tôi đến Canada mỗi năm ít nhất là một lần; nhưng chưa bao giờ đến được vào mùa hè. Năm nay vì việc chùa bên Đức cũng tạm yên, nên tôi có hứa là sẽ đến Canada an cư kiết hạ một tháng. Khi đến đây, máy bay trước khi đáp xuống phi trường Montréal ngày 19.6.95 báo rằng nhiệt độ ở đây 36 độ C. Nghe mà toát mồ hôi. Vì sáng đó tại Đức, từ chùa đến nhà "gare" Hannover để đi phi trường Frankfurt tôi nói tài xế xe hơi phải bật sưởi mới đỡ lạnh được. Bên Đức, nhiệt độ chỉ có 8 độ thôi. Cũng vì lẽ đó tôi mang theo trong va-ly kỳ nầy toàn là đồ mùa đông nên khi mặc vào, nực nội vô cùng.

Nhưng năm trước tôi đến đây vào mùa thu và mùa Đông. Cũng đã có nhiều lần tôi tả về mùa thu Canada đăng trong Viên Giác và trong quyển Đường Không Biên Giới đã làm cho nhiều người thích thú. Bây giờ mùa hè tại Canada nóng quá, không biết có ai thích chăng?

Sau khi dùng trưa vào lúc 12 giờ, tôi lại vào Tăng phòng để ngơi nghỉ. Đúng 2 giờ chiều là dậy tắm rửa và sửa soạn cho giờ viết của buổi chiều. Vì buổi chiều nắng nên tôi bắt đầu viết vào lúc 15 giờ đến 16 giờ thì nghỉ, đi vòng quanh chùa lần thứ 2 cho tâm hồn thoải mái một chút. Nếu cốt chuyện bị bí lối, chính những giờ phút đi dạo như thế nầy sẽ được khai thông và tìm ra nội dung hay nhân vật mới cho câu chuyện.

16 giờ 30 tôi viết mãi cho đến 17 giờ 30 rồi lại thôi. Như thế là đúng 5 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày đều đặn như vậy trong vòng 6 ngày thì xong. 18 giờ dùng cháo đến 18 giờ 30. Đây cũng là thời gian tôi tiếp khách hoặc trả lời điện thoại. Quý Phật Tử tại địa phương thường hay lui tới để thăm tôi vào giờ nầy. 19 giờ 30 là giờ lễ kinh Đại Niết Bàn. Tôi có phát nguyện sau khi lễ kinh Pháp Hoa xong (mỗi chữ mỗi lạy), bây giờ đến kinh Đại Bát Niết Bàn cũng thế. Khi tôi lễ quý Phật Tử tại chùa cũng đã lễ theo. Đây là một công đức không thể nào thiếu được trong sự tu hành. Tôi vẫn thường hay nói cho quý Phật Tử nghe rằng: Quý vị cúng dường vào chùa 10 hay 20 đồng mục đích là để tạo phước và kiếp sau sẽ giàu có hơn bây giờ, còn muốn tạo Đức thì phải tu. Nhưng tu như thế nào để có đức, thì đây là những phương pháp gồm: tụng kinh, ngồi thiền, lễ bái và niệm Phật. Ngoài các phương pháp mà chư Tổ ngày xưa đã đặt ra để tự tu cho mình và chứng đạo chắc chắn và quyết rằng không có phương pháp nào hay hơn được.

Lạy chừng 1 tiếng đồng hồ khoảng trên 200 lạy, mỗi đêm liên tục như thế cho đến cuối tuần thì Thọ Bát Quan Trai, thiền trà theo Nhật Bản, v.v…

Khoảng 22 giờ thì đi ngủ. Tôi lịm dầm theo nhịp đập của tim rồi trở về với nguyên thỉ của đất trời vạn vật.
Mỗi năm tại Đúc chư Tăng và Phật Tử có lo riêng cho tôi 3 ngày lễ. Tuy không rầm rộ lắm; nhưng cũng nói lên được tình nghĩa Thầy trò, sư đệ. Đó là ngày giỗ của thân mẫu tôi vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, ngày giỗ của thân phụ tôi vào ngày mồng 9 tháng 7 ăm lịch và ngày sinh nhật của tôi vào ngày 28 tháng 6 dương lịch. Năm 1949 nhằm ngày mồng một tháng 6 âm lịch tôi ra đời và năm nay, chính lúc tôi viết lời kết luận nầy cũng đúng vào ngày mồng một tháng 6 năm AᴠHợi. Đúng là một sự ngẫu nhiên.

Trong thời gian một tuần lễ nầy tôi cũng đã gặp Thầy Huyền Diệu từ Phật quốc bên Ấn Độ qua chiếu phim về việc xây dựng chùa Việt Nam tại đó. Tôi và Thầy có nhiều trao đổi cũng vui vui.

Có nhiều Phật Tử hỏi Thầy tại sao Ấn Độ là nơi phát sinh về Phật Giáo, mà Phật Giáo ngày nay tại đó không còn phát triển nữa?

Thầy trả lời rằng:

"Ví dụ người ở gần bóng đèn thì ít thấy ánh sáng tại chỗ, mà người ở xa mới thấy được ánh sáng ấy và bây giờ chính là lúc chúng ta mang ánh sáng ấy dội lại nơi sản sinh nầy đây".

Những công trình xây dựng của Thầy ấy tại Bồ Đề Đạo Tràng và tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản Sanh, quả thật không có gì có thể tán dương hết được. Vì công đức ấy to lớn lắm. Đây chính là những đóng góp hữu hạn trong hiện tại; nhưng có giá trị vô hạn trong tương lai.

Năm 1989 khi tôi đến chiêm bái Phật Tích lần đầu cũng là do ý của Thầy Huyền Diệu đốc thúc lúc bấy giờ. Lúc ấy tôi đã do dự không muốn đi, vì đang lúc làm chùa. Không phải chỉ vì lý do tài chánh, mà còn lý do khác là nên ở lại tại chỗ, nếu có điều gì thợ thầy xây cất cần đến mình thì mình góp ý ngay. Nếu đi, sẽ sinh ra trễ nải. Điều ấy tôi đã lầm. Cũng chính vì nhờ đi chiêm bái Phật tích lần ấy mà khi về lại Đức tôi mới có thể hoàn thành ngôi Chùa Viên Giác được. Đạo lực và niềm tin lúc ấy tăng gấp 10 lần sau khi đã đi chiêm bái về.

Trong khi đi chiêm bái lòng tôi xúc động rất nhiều về những thánh tích; nhưng tôi cũng ngao ngán cho cái nghèo khổ, giai cấp, hệ thống hành chánh rườm rà và chậm rì của Ấn Độ, nên sau khi về lại Đức, lúc viết quyển "Lòng Từ Đức Phật" tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ đi Ấn Độ nữa.

Thế mà lạ thay, đến năm 1994 sau khi hoàn thành ngôi chùa Viên giác 99% tôi lại có ý định đi Ấn Độ một lần nữa để tạ ơn Tam Bảo. Cuối năm 1994 Ấn Độ bị dịch hạch, nên cuộc hành hương phải dời lại vào tháng 2 năm 1995.
Sau khi đi chuyến hành hương nầy về tôi lại nghĩ chắc còn phải đi đến lần thứ ba, thứ tư và thứ năm nữa mới thôi. Có lẽ đất Phật là xứ linh thiêng mầu nhiệm. Khi đến được Bồ Đề Đạo Tràng rồi, phải nói rằng đây là chốn cực kỳ linh thiêng. Ai tin tưởng sẽ thấy rõ điều đó và nhất là nơi đây có ngôi Chùa Việt Nam do Thầy Huyền Diệu xây cất nữa. Ở giữa cánh đồng mạ xanh bát ngát, gió thổi vi vu, mọc lên một cảnh chùa, trong khiêm nhường so với các quốc gia Phật Giáo khác; nhưng đây cũng là một hãnh diện của Phật Giáo Việt Nam mình. Có cây cỏ xanh tươi và khung cảnh thật tuyệt đẹp.

Nếu ai đó đi hành hương vào mùa thu đông sẽ thường thức được lúa gạo, rau quả do chùa trồng. Vườn chùa mang lại rau xanh, trái ngọt của quê hương cho người xa xứ. Đây cũng là một niềm vui nho nhỏ khi đến chốn nầy.
Rồi Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đã giáng trần, nơi vua A Dục đã xây trụ đá để kỷ niệm, ngày nay Chùa Việt Nam do Thầy Huyền Diệu dựng xây cũng đã tô điểm thêm cho Phật tích nầy, một cố gắng vươn lên của Phật Giáo Việt Nam mình. Đúng là:

"Nước lã mà vả nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan"

Tất cả mọi công đức ấy có được, dĩ nhiên cũng phải nhờ những học trò Âu Mỹ của Thầy ấy; nhưng người Phật Tử Việt Nam mình ở khắp năm châu bốn bể cũng đã đóng góp vào đây rất nhiều; nên chúng ta rất hãnh diện về việc này.

Hy vọng rồi mai đây nơi Phật tích ấy sẽ còn nhiều ngôi chùa Phật Giáo sẽ được xây dựng nên để kỷ niệm nơi một bậc vĩ nhân của nhân loại, một bạc Đại Giác, một Đấng Giác Ngộ đã ra đời.

Mỗi người sinh ra đời đều do nhân duyên, nghiệp lực mà thành, rồi cũng do nhân duyên nghiệp lực rồi đến, rồi đi, rồi còn, rồi mất. Vì vậy xin kết luận cho quyển sách nầy với hai chữ "Như Thị" như trong kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật mà Đức Phật đã dạy đấy thôi.

Bây giờ trời đã đổi gió, lá cây chuyển động mạnh, bên ngoài như báo hiệu một trận mưa rào sắp đến, cốt gột rửa bao nhiêu bụi băm suốt cả một tuần qua đã làm cho đất đai bị khơi động, bây giờ có dịp tắm rửa để trở về trạng thái uyên nguyên của nó.

Nếu quyển sách nầy, duyên may có ai đọc được, xin hồi hướng phần phước báu ấy về cho đương sự, nếu có được điều hay. Chẳng may vì sự vô tình mà gặp một vài câu chuyện hoặc vài hoàn cảnh giống nhau trong khi tôi không cố ý để viết, kính xin quý vị lượng thứ cho.

Cầu nguyện cho đất nước thật sự an bình, người người đều được an lạc để mang lại niềm tin và sự sống cho nhau và mong một ngày không xa sẽ trở về lại đất mẹ thân yêu để thăm lũy tre làng và con đường mòn dẫn về chốn cũ.

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 28 tháng 6 năm 1995 tại thư phòng Chùa Quan Âm Montréal – Canada.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8273)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8133)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5346)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6580)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23518)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5605)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3890)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3262)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4693)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4000)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]