Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Hoa đồng cỏ nội

03/04/201312:10(Xem: 8775)
Chương 3: Hoa đồng cỏ nội
Vụ Án Một Người Tu

Chương 3: Hoa Đồng Cỏ Nội

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Ông bà mình thường hay nói: "Sống cái nhà, già cái mồ" thật chẳng sai chút nào! Tại sao ba má Nam khi còn trẻ, ông bà hay đắm mình vào cuộc sống, còn bây giờ mới tuổi lục tuần đã lo ăn trung thọ và hay nói về sự chết chóc và chọn nghĩa trang làm mồ mả để làm chi cà?

Còn Nam, tuổi mình còn nhỏ, hay thích rong chơi, đánh đu, đá bóng và nhất là thú bắt cá lòng tong, thia thia, không làm sao Nam có thể nghĩ xa hơn được những gì mà cha mẹ Nam đã nghĩ. Một hôm mẹ Nam quở rằng:

Đã lớn tồng ngồng như thế mà còn chơi những trò chơi ấy làm gì? Con thấy có được không?

Thưa mẹ. Chứ ở miền quê nầy, ngoài cây cỏ, hoa lá, cá thia thia ra, đâu có gì nữa để chơi đâu mẹ.

Nam trả lời từng tiếng một, có ý cho mẹ nghe rõ và mẹ của Nam cũng sực nhớ lại tuổi của mình cách đây mấy mươi năm về trước cũng chỉ thế thôi. Và đến khi đi lấy chồng sinh ra Nam là con một, ở đây quanh quẩn rồi cũng ruộng và vườn, vườn và ruộng, đâu có gì để phải trách con nặng lời như vậy. Chẳng qua là nói cũng chỉ để nói cho có chuyện mà thôi.

Một hôm sau khi đi thăm ruộng về, Nam khoe đủ mọi chuyện với mẹ, trong ấy có một chuyện, mà theo Nam nó hấp dẫn đứa thiếu niên như chàng rất nhiều.
Thưa mẹ! Hôm nay trên đường về nhà, con có gặp một vị Sư Khất Sĩ. Con trông thấy ông ta hiền lành quá và con đã cho ông mấy đồng, nhưng ông ta không lấy.
- Ừ, bậy nè con. Nhà Sư không bao giờ lấy tiền, tại sao con làm thế?
- Con đâu biết; nhưng nếu không có tiền thì nhà Sư sống bằng gì hở mẹ?
- Ông ta sống bằng của tín thí đó mà! hoặc giả khi đi khất thực, như hôm nay con thấy đó, người ta sẽ cúng dương cho ông và ông ta sẽ dùng của dâng cúng đó để độ nhật qua ngày.
- Mà mẹ ơi! Khất thực là gì? Tín Thí là gì? và cúng dường là gì vậy? Con đâu hiểu hết những danh từ nầy, mong mẹ dạy cho con nghe đi.
Đoạn bà ôn tồn bảo con hãy ngồi xuống và nói:
- Theo mẹ nghĩ, con sinh ra trong gia đình mình vốn mấy đời theo Phật, đã làm phước rất nhiều, nhưng ít hiểu biết về Phật Giáo quá. Gần đây quý Thầy có giảng dạy giáo lý ở chùa, mẹ có đi nghe, nên chỉ lại cho con đây.
- Khất thực có nghĩa là đi xin ăn. Mà những người tu ấy đi xin không phải như những người đi xinh bình thường đâu. Họ đi có hàng ngũ và chỉ vào những buổi sáng thôi, không có nhà Sư nào đi khất thực vào buổi chiều đâu. Nếu có, đó chỉ là sư giả hiệu vậy. Vì Phật chỉ dùng ngọ, và các nhà Sư ấy cũng thế.
- Thưa mẹ, tại sao họ không tự đi làm để nuôi thân được mà phải đi xin vậy?
- AṠvậy! Con nói thế tội chết ! Đâu phải vì nhà họ nghèo mà đi tu đâu! Đâu phải vì họ không làm lụng được mà đi xin đâu. Họ thực hành cái hạnh nhẫn nhục và phá chấp đó. Nhẫn nhục có nghĩa là khi đi xin, gặp người mắng, người nhiếc cũng phải an nhiên tự tại. Còn phá chấp có nghĩa là hạ mình xuống để thấy mình không còn là gì cả. Khó thực hiện lắm con ơi!

Còn tính đồ, tín thí gì mà mẹ mới nói đó, là gì hở mẹ? Con hãy bình tâm nghe mẹ nói đây:
- Đệ tử của Phật có hai hạng là người xuất gia và kẻ tại gia. Người xuất gia sống không có gia đình, luôn cư ngụ tại chùa. Còn người tại gia ở tại nhà như gia đình mình vật thực dâng cúng vào chùa thì gọi những người nầy là tín thí. Còn tín đồ là người theo tôn giáo đó vậy.
Người xuất gia vì muốn hoá độ chúng sanh và thoát
ly sanh tử luân hồi; nên phải tự tu, gia tâm nội lực, dành hết mọi thì giờ cho việc thiền định để mong cầu giải thoát, nên người tại gia như chúng ta đây phải có bổn phận hộ trì những vị ấy, để những vị ấy có đầy đủ thì giờ để tu hành.

- Còn cúng dường là gì hở mẹ?
- Thật sự ra phải nói cho đầy đủ là Cúng Dường Tam Bảo. Có nghĩaa là cúng dường 3 ngôi báu là Phật, Pháp và Tăng. Đây chính là những điều mà trong thế gian khó có được; nên chúng ta là Phật Tử cần phải hộ trì.
- Nhưng thưa mẹ! Tại sao nhà Sư lại không nhận tiền?
- Ở xứ ta như con biết đó, có nhiều tông phái Phật Giáo lắm. Có tông phái nhận tiền để sửa sang chùa viện, làm việc bố thí phát chẩn cho dân nghèo, nên gọi là Đại Thừa Phật Giáo. Có phái cũng đi khất thực; nhưng ăn mặn không ăn chay. Và vị Sư mà con thấy đó thuộc về Giáo hội Phật Giáo Khất Sĩ, họ cũng đi xin, nhưng không ăn mặn và không lấy tiền. Phật dạy rằng; Người tu không được kinh doanh, buôn bán, chỉ trừ ra việc làm lợi cho Tam Bảo thì được; vì ấy không lấy là phải. Vì Chùa, Tịnh xá đã có Phật Tử xây cho rồi. Còn miền quê mình, đi đâu quý Sư đi nhờ xe cộ, đâu phải trả tiền mà nhận tiền làm gì hả con?

Mấy lời giải thích của mẹ làm cho Nam hiểu biết thêm nhiều về Đạo Phật ở xứ mình và việc làm của các vị Sư. Kể từ ngày hôm đó trở đi, Nam rất siêng cúng dường mỗi khi quý Sư đi ngang nhà khất thực.

Một hôm Nam đón đường một vị Sư để hỏi:
- Thưa Sư! Con thấy đạo hạnh của Sư con kính phục quá. Con cũng muốn đi tu như Sư nữa, không biết Sư có nhận cho con không?
Sư bảo:
- Việc đi tu không khó; nhưng việc cắt ái ly gia là việc khó. Hơn nữa sống cuộc sống của người tu hành đạm bạc lắm. Con có chịu nổi không?
- Con nghĩ là con chịu được. Vì Sư cũng chịu được mà! Việc ấy đâu có khó khăn gì. Còn việc cắt ai ly gia là gì vậy thưa Sư?
- Cắt ái có nghĩa là cắt bỏ tình thương yêu của cha mẹ. Ở đây con còn nhỏ, chưa có vợ con, chuyện ấy tương đối dễ; nhưng cha mẹ con ở đây chĩ có một mình con. Liệu con có thể được phép đi xuất gia chăng?
- Theo con nghĩ cũng khó, nhưng con sẽ có cách.
- Cách gì?
- Con sẽ trình Sư sau nếu Sư đồng ý với con là nhận con làm đệ tử.
- Việc ấy không khó; nhưng con hãy thưa lại với mẹ cha ý định nầy đi. Nếu được, hãy vào Tịnh Xá cho Sư biết.

Sau khi xin phép với mẹ, mẹ chẳng đồng ý. Xin phép với cha, cha lại còn quở mắng la rầy thêm. Nam buồn quá, chẳng thiết gì nữa. Suốt ngày cứ ở ngoài đồng ruộng bờ đê. Bây giờ Nam không còn thú vui bắt cá, đánh đu nữa, mà Nam hay xa lánh bạn bè, đến đâu là ngồi riêng lẻ ở đó và có vẻ đăm chiêu hơn xưa. Có nhiều bạn hỏi Nam.

- Chắc phải lòng cô nào rồi chớ gì?
- Nam quày quại, chối bai bải, không phải đâu. Có cô nào đâu mà phải.
- Nhìn vẻ mặt đẹp trai của mầy, chắc có nhiều cô phải lụy lắm đấy. Một bạn khác chen vào.
- Không! Không tất cả. Đoạn Nam vồn vã đi xa ra.

Một hôm nghĩ được một kế, mà kế nầy có thể thổ lộ cho vị Sư nghe, còn cha mẹ và bạn bè thì giấu kín.
Nam tin rằng đó là thượng sách.

Vào một tối 30 trời không có trăng, chỉ có một ít sao không sáng lắm. Chờ cho cha mẹ yên giấc, Nam đã trốn nhà ra đi vào chùa với Sư. Và ngay đêm đó Sư đã thế phác cho Nam, đặt cho pháp danh là Pháp Tánh, cho mặc y áo Sa Di của Khất Sĩ và gởi ra ngoài miền Trung xa xôi, nơi ấy có bạn đồng tu của Sư đắc ý lắm. Vì có 2 đêu lợi, Nam xa gia đình sẽ không có cơ hội trở về lại nữa và điều thứ 2, cha mẹ của Nam khó mà tìm cho ra được tông tích của Nam. Nếu có biết được hỏi Sư, thì Sư chỉ trả lời như thế nào đó cho qua chuyện là được rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5021)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3809)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5582)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 27734)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6053)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4481)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3450)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8409)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3763)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6304)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]