Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ đã Phát hiện ở Pakistan

22/12/202122:55(Xem: 3862)
Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ đã Phát hiện ở Pakistan

Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ đã Phát hiện ở Pakistan
(Ancient Buddhist Temple Discovered in Pakistan)

Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo. Thậm chí những tàn tích Phật giáo cổ đại này còn lâu đời hơn những tàn tích Phật giáo cổ đại ở phía Tây Bắc Pakistan, Taxila, một Thành phố cổ đại được xây dựng năm 518 trước Công nguyên bởi vua Persian. Năm 326, Taxila rơi vào tay Đại đế Alexander và trở thành một trong những Trung tâm Phật giáo quan trọng nhất. Taxila bị phá huỷ bởi người Huns vào thế kỷ thứ 5. (Hindustan Times)


Khám phá được thực hiện tại một khu vực được biết trong thế giới cổ đại và cổ điển là Bazira, tọa lạc tại Barikot ngày nay là Khyber Pakhtunkhwa, một tỉnh biên giới Tây Bắc Pakistan. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một tượng đài cao 4 mét được bảo tồn tốt, các nhà khảo cổ học gọi là "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực". Họ cũng tìm thấy một đại lộ hoặc đường phố chính dường như một phần của thành phố Bazira dẫn đến một cánh cổng, có lẽ là lối vào thành phố. (Dawn)


Di tích được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học từ Trường đại học Foscari Ca' Venezia và phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP), phối hợp với Viện khảo cổ và Viện Bảo tàng của tỉnh. Phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP) được thành lập bởi Cư sĩ Giuseppe Tucci, Học giả Phật giáo Tiên phong người Ý và đã khai quật tàn tích cổ đại tại thị trấn cổ Bazinra từ năm 1948. (Agenzia Giornalistica Italia), phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP) đã khởi động "mùa khai quật" vào tháng 11 năm 2021, sẽ tiếp tục cho đến tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2021. (Dawn) Giáo sư Luca M. Olivieri giám đốc MAIP, nói với tờ Dawn rằng, niên đại của các nền móng sớm nhất của địa điểm này khớp với thời kỳ Mauryan năm 322 TCN-185 TCN.  Giáo sư Luca M. Olivieri nói: "Đây là một khám phá quan trọng đáng kinh ngạc vì nó chứng minh một hình dạng kiến trúc mới của công trình kiến trúc Phật giáo tại vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại. Chúng tôi chỉ có một ví dụ khác về "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực" trong một thành phố ở Sirkap, Taxila.Tuy nhiên, ngôi "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực" Bazira cho đến nay là ví dụ sớm nhất về kiến trúc này ở Pakistan". (Dawn)


Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ 4Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ 3Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ 2Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ 1

Tàn tích cổ đại này từng là một phần của vương quốc Phật giáo Gandhāra, nổi tiếng một thời bởi một vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng khắp Trung Á, cũng như sự ươm mầm của nghệ thuật và biểu tượng Phật giáo. Các di tích Phật giáo cổ đại không chỉ chứng minh rằng Bazira đã tiếp đón người Ấn Độ-Hy Lạp ít nhất là kể từ Menander I Soter (165/155 TCN – 130 TCN), người nổi tiếng nhất bởi ông là vị minh Phật tử hộ trì chính pháp, đã có ảnh hưởng tại đây từ thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch. Đây là thời kỳ Bazira bước vào thời kỳ hoàng kim của đạo Phật. 


Một nhà khảo cổ học khác, Tiến sĩ Michele Minardi, cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện đồng tiền xu, trong đó có một mẫu vật bằng bạc do vị anh minh Hoàng đế Phật tử hộ pháp Menander I Soter ban hành, một Ấn triện được làm bằng mã não được trang trí với một intaglio Hy Lạp miêu tả hình ảnh một thanh niên trong trang phục Hy Lạp với dòng chữ Kharosthi, một chữ viết cổ của Ấn Độ được sử dụng bởi các dân tộc Khasa, Saka và Yuezhi, ở các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ và miền đông Afghanistan ngày nay, một tượng đài hoành tráng, nhiều dòng chữ Kharosthi  khác trên các bình và các đồ gốm thuộc chân trời văn hóa Ấn Độ-Hy Lạp như đĩa cá, đồ gốm đen đánh bóng mô phỏng mô hình Gác mái". (Dawn)


Giáo sư Luca M. Olivieri nói: "Đây là một khám phá quan trọng đáng kinh ngạc vì nó chứng minh một hình dạng kiến trúc mới (sic) của cấu trúc nghệ thuật Phật giáo Gandhāra cổ đại. Chúng tôi chỉ có một ví dụ khác về 'Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực' Bazira là ví dụ sớm nhất về kiến trúc cổ đại này ở Pakistan".  (Dawn)


Theo các nhà khảo cổ học, khu vực Bazira phát triển mạnh mẽ như một trung tâm Phật giáo cho đến thế kỷ thức 3 và thứ 4 của thời Vương triều Kushan, triều đại cổ đại ở Ấn Độ và Trung Á, cho đến khi nó bị bỏ hoang sau một trận động đất dưới thời trị vì của Vương triều Kushan (78 CN – 144 CN) và Huvishka (r. 150 CN – 180), những vị anh minh hoàng đế Phật tử nổi tiếng hộ trì chính pháp đạo Phật và vận dụng tinh hoa của đạo Phật trong quốc sách an dân. 


Đại sứ Ý tại Pakistan, Andreas Ferrarese, cũng nói với Dawn rằng, ông rất vui mừng khi phát hiện mới cũng được thực hiện bởi một phái đoàn khảo cổ học người Ý và đoàn khai quật Pakistan. Ông nói: "Thật là ấn tượng khi tìm thấy điểm chung giữa khảo cổ học của Pakistan và Ý. Đây là một cái gì đó cho thấy rằng, ngay cả trong thời cổ đại chúng ta cũng thấy một kiểu toàn cầu hóa, điều đáng kinh ngạc, nơi mọi người đã trao đổi các kỹ thuật và ý tưởng nhất định về văn hóa và tôn giáo. Càng tìm kiếm quá khứ, tương lai chúng tôi càng thêm khắc khít bên nhau". (Dawn)


Thật không may, các cuộc khai quật bất hợp pháp đã cướp bóc những địa điểm khảo cổ từ những năm 2008-2010. Bất chấp những đồ đạc bị cướp phá, các nhà khảo cổ học như Tiến sĩ Tiến sĩ Abdul Samad Khan, trưởng nhóm các nhà khảo cổ học Pakistan, tin rằng chỉ có 5% địa điểm khảo cổ đã bị cướp phá. (Dawn) Phần lớn khu phức hợp phế tích Phật giáo Gandhāra vẫn còn đang tiếp tục khám phá và có khả năng thành phố Phật giáo cổ đại bị chôn vùi đã lưu giữ những tiết lộ quan trọng hơn về thời kỳ Ấn Độ-Hy Lạp ở Pakistan. 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2022(Xem: 4294)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
16/01/2022(Xem: 4292)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
13/01/2022(Xem: 3125)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3258)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
08/01/2022(Xem: 3943)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6293)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 5322)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
06/01/2022(Xem: 2907)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
30/12/2021(Xem: 3123)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
30/12/2021(Xem: 3103)
Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567