Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháp: ý nghĩa và công dụng

16/09/201008:01(Xem: 6697)
Tháp: ý nghĩa và công dụng
altTiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa,dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn, lăng mộ, linh miếu v.v..

Ban đầu sthùpa dùng để chỉ cho những chỗ được kiến tạo để thờ xá lợi của Phật, nhưng về sau nó được dùng lẫn lộn với chi đề (cetiya - điện thờ). Ma ha tăng kỳ luật quyển 33, và Pháp Hoa nghĩa sớ quyển 11 quy định rõ: Phàm nơi nào có xá lợi của Phật thì gọi là tháp, không có xá lợi của Phật thì gọi là chi đề. Căn cứ vào đây thì 8 ngôi tháp tôn trí xá lợi của Phật tại Câu Thi Na, Ma Kiệt Đà v.v.. mới đích thực là sthùpa(tháp). Ngoài ra, các ngôi tháp nơi Phật đản sinh tại thành Ca Ti La Vệ, ngôi tháp chỗ Phật thành đạo dưới gốc cây bồ đề, ngôi tháp chỗ Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển, ngôi tháp chỗ Phật hiện thần thông tại tinh xá Kỳ Viên, ngôi tháp có 3 cấp báu bên thành Khúc Nữ, ngôi thápchỗ để kinh Đại thừa trong núi Kỳ Xà Quật, ngôi tháp tại rừng Am La Vệ,nơi Duy Ma Cật thị hiện bệnh, ngôi tháp chỗ Phật Niết bàn trong rừng Sala, (8 linh tháp lớn này) đều thuộc về chi đề. Nguyên uỷ về việc tạo tháp bắt đầu từ thời Đức Phật, Thập tụng luật quyển 56 chép: Trưởng giả Tu Đạt từng xin tóc và móng tay của Phật về xây tháp để cúng dường. Ngoài ra, Ma ha tăng kỳ luật, quyển 33 chép: Vua Ba Tư Nặc noi gương Phật, kiến tạo tháp Phật Ca Diếp để lễ bái, cúng dường hằng ngày.

Sau khi Phật nhập diệt, Bà la môn Hương Tánh chia xá lợi của Phật cho8 nước; rồi các vị quốc vương rước xá lợi ấy về nước xây tháp cúng dường. Đó là lịch sử xây tháp đầu tiên sau khi Phật Niết bàn. Ngoài ra, theo A Dục vương truyện quyển 1 và Thiện kiến luật Tì bà sa quyển 1 đều chép rằng: khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, vua A Dục trị vì nước Ma Kiệt Đà đã xây 84.000 ngôi bảo tháp trong vương quốc của mình.

I. Vài ngôi tháp tiêu biểu tại những nước Phật giáo

Nếu căn cứ vào ý nghĩa rộng rãi của tháp mà nói thì các nơi trên thế giới đã từng kiến tạo tháp rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến một số ngôitiêu biểu tại những nơi theo Phật giáo như sau:

1. Ấn Độ: Tại Ba Hách Đặc (Bharhut) có một ngôi thápdi tích, thân tháp đã huỷ hoại hết, nhưng còn nền tháp và những tảng đá. Thời gian xây tháp này khoảng 200 năm trước Tây lịch.

- Ngôi tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng kiến tạo khoảng 100 năm trước Tây lịch.

- Tháp thờ tại động A Chiên Đa (Ajanta) và tại hang Na Tây Khắc (Nàsik).

Vua Ca Nị Sắc Ca (kaniska) nước Kiền Đà La thuộc Bắc Ấn Độ xây một ngôi tháp cao 32m dưới núi Tuyết Sơn, khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Đồng thời nhà vua cũng xây một ngôi tháp khác, gồm 13 tầng cao hơn 200m,mà theo sách Lạch Dương Già ký quyển 5 thì đây là ngôi tháp đặc sắc nhất trong những ngôi tháp tại Tây Vức...

2.Tích Lan (SriLanka): Vua Thiên Ái Đế Tu (Devànampiya Tissa) đã kiến tạo một số ngôi tháp tại Tháp Viên (Thùpàràma). Đó là những ngôi tháp xuất hiện sớm nhất trên Tích Lan. Ngoài ra, trên núi Vô úy (Abhayagiri) có một ngôi tháp cao 120m, kiến tạo vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Đây là một trong những ngôi thápcổ rất nổi tiếng tại Tích Lan.

3. Miến Điện (Myanmar): Nước này có tháp Phật Đoan Đức Cung (Shwedagon) tại Ngưỡng Quang (Rangoon) cao 118m; tháp Tu Mã Đổ (S'emaudau) tại Tí Cổ (pegu) cao 102m. Toàn bộ mặt ngoài của tháp đều được thếp vàng và có 10 ngôi tháp nhỏ ở xung quanh.

4. Thái Lan:Tại cố đô Du Địa Á (Ayuthia) còn lưu lại không ít những ngôi tháp Phật cổ xưa. Ngoài ra, tại Băng Cốc (Bangkok) còn có tháp Phỉ Lạp thác mỗ ma yết đề (Phra - Thomma - Chedi) cao 125m, và ngôi tháp Thanh Tự (Wat Ching) đều là những ngôi tháp nổi tiếng thế giới.

5. Lào: Nước Lào có tháp Duy Ân Thường (Chom - Vien chang), tháp Khoa Ma Nghinh (Chom - yong), đều là những ngôi tháp cổ trọng yếu hiện còn.

6. Trảo - Oa (Java):Nơi đây có Bà La phù đồ (Borobudur) là một ngôi tháp quy mô, bề thế; nền tháp hình tứ giác, chính giữa là một ngôi tháp lớn đứng thẳng lên tới đỉnh, và chu vi thân tháp gồm có 72 ngôi tháp nhỏ. Trong mỗi ngôi tháp nhỏ đều đặt tượng phật, toàn bộ kiến trúc có nhiều tầng cấp, hình dáng tương tự kim tự tháp. Chiều dài, chiều rộnh mỗi bên 123m, và chiều cao 42m. Đó là thánh địa Phật giáo Đaị thừa hiện còn, rất to lớn và rất trang nghiêm.

7. Ni Bạt Nhĩ (Nepal): Xứ này có tháp Ô nhã mỗ bố nađức (Snuyambhunàth) tại Gia Đức Mãn Đô (Katmandu) rất lớn, hình dạng như cái bát úp, ở trên có 10 tầng tướng luân, đỉnh tháp để thiên cái (lọng báu).

8. Tây Tạng:Tháp ở Tây Tạng thường được gọi là Lạt ma tháp, và đa số tháp ở đây đều có hình dáng nhỏ.

9. Trung Quốc: Tại Trung Quốc, thời đại tạo tháp được ghi nhận sớm nhất là thời Tam Quốc. Tương quyền vào năm Xích Ô thứ 3(năm 240), vua Đông Ngô là Tôn Quyền sai Khương Tăng Hội đã chí thành cầu nguyện, cảm được xá lợi xuất hiện. Do đó, nhà vua rất thán phục, choxây tháp để cúng dường, gọi nơi này là chùa Kiến Sơ. Thế nhưng, theo Phật Tổ thống kỷ quyển 54 thì ngôi tháp tại chùa Bạch Mã được xây vào năm Vĩnh Bình thứ 10 (năm 67) đời vua Hán Minh Đế, mới là ngôi tháp sớm nhất của Trung Quốc. Về sau, sự tích các triều đại xây tháp vẫn còn tiếptục. Vào năm Thái Khang thứ 2 (năm 281), đời vua Võ Đế nhà Tây Tấn, HuệĐạt ở huyện mậu, tỉnh Chiết Giang trông thấy một bảo tháp từ dưới đất hiện lên, cao độ 45m, rộng khoảng 22m. Do thế, ông bèn xây tháp tại ấy. Năm Huy Bình nguyên niên (năm 516) đời Bắc Ngụy, Linh thái hậu là Hồ thịsai thợ thiền nghệ kiến trúc một ngôi tháp gỗ tại chùa Vĩnh Ninh, Lạc Dương, gồm 9 tầng, cao 320m, đứng cách xa một trăm dặm vẫn có thể trông thấy. Nhưng đáng tiếc là ngày nay ngôi tháp này không còn.Vào đời nhà Tùy, vua Tùy Dạng Đế đã vì Đại sư Trí Khải mà xây một ngôi bảo tháp bằnggạch tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai. Ngôi tháp này hình lục giác, gồm 4 tầng, cao độ 74m. Vua Đường Thái Tông cũng từng theo lời thỉnh cầucủa Đường Tam Tạng Huyền Trang mà xây một ngôi tháp gạch tại chùa Từ Ân, Tây An, cao 58m.

10. Nhật Bản: Vào tháng 2 năm Kính Đạt Thiên hoàng thứ 14 (mă, 585) viên quan đại thần Tô Ngã Mã Tử tạo một ngôi tháp ở phía Bắc Đại Dã Khâu. Ở trên đầu chóp tháp tôn trí ngọc xá lợi mà ông đãthỉnh được. Đến năm Suy Cổ Thiên hoàng thứ 15 (năm 606), Thánh Đức tháitử tạo một ngôi tháp 5 tầng tại chùa Pháp Long, đến nay vẫn còn. Đây làngôi tháp gỗ cổ nhất thế giới.

II. Hình dáng của tháp:

Về chủng loại của tháp rất phong phú, nếu dùng hình dáng để phân loạithì ta có:tháp phú bát, tháp khám, tháp trụ, tháp nhạn, tháp lộ, tháp ốc, tháp vô bích, , tháp Lạt ma, tháp nhiều tầng, tháp vuông, tháp tròn,tháp hình lục giác, tháp hình bát giác, tháp đại, tháp đa bảo, tháp du kỳ, tháp Ngũ luân, tháp hình trứng, tháp vô phùng, tháp lâu các, tháp mật diêm, tháp kim cương bảo tòa, tháp mộ...

Trong các hình thức của tháp thì hình thức tháp phú bát (bát úp) là xưa nhất. Theo luật Ma ha tăng kỳ quyển 33, và hữu bộ tùy nại da tạp sự quyển 18 thì tháp phú bát gồm có các bộ phận sau đây cấu thành: thân tháp hình bát úp, đầu bằng có trụ hình bánh xe, tướng luân và bảo bình. Luật quy định, nếu dựng tháp thờ Phật thì phải có đầy đủ hình thức kể trên.Nếu dựng tháp cho Độc giác Phật thì không được an trí bảo bình. Nếuxây tháp cho vị A la hán thì tướng luân không được nhiều hơn 4 tầng. Nếu xây tháp cho vị chứng quả Bất Hoàn thì tướng luân không quáv 3 tầng.Nếu xây tháp cho vị chứng quả nhất lai, thì tướng luân không quá 2 tầng. Nếu xây tháp cho vị chứng quả Dự lưu thì tướng luân không quá 1 tầng.Nếu xây tháp cho người thiện trong phàm phu thì phải xây bằng trên đầu và không được dùng hình thức tướng luân. Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển41 còn ghi rõ: Vị chuyển luân thánh vương (như vị nguyên thủ của một đại cường quốc) cũng được xây tháp, nhưng không được dùng tướng luân (tầng tháp hình lục giác hay bát giác), và chỉ xây bên ngoài khuôn viên chùa. Vì vị này tuy có phước đức lớn nhưng chưa đoạn trừ hết 3 độc tham,sân, si.

Nền của tháp theo thể thức Ấn Độ thời xưa thì phần lớn làm hình tròn.Nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...thì thường dùng tứ giác hoặc bátgiác để cấu trúc.Thân tháp càng về sau, càng biến thành nhiều tầng. Vàokhoảng thế kỷ thứ 3, thứ tư có tháp 3 tầng xuất hiện, sau đó lại có 5 tầng, 7 tầng, 9 tầng, 13 tầng, 15 tầng, 17 tầng, thậm chí đến 37 tầng.Nhưng theo Tỳ nại da tạp sự quyển 18 (Đ.24, tr.291c) qui định thì số lượng các tầng tướng luân hoặc là 1,2,3,4 cho đến 13 tầng là tối đa. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn một số tháp nhiều tầng nổi tiếng, như tại chùa Tung Nhạc, núi Tung Sơn (Trung Quốc)có ngôi tháp gạch cao 15 tầng. Ởchùa Tiến Phúc, tại Tây An có ngôi tháp tiểu nhạn cao 15 tầng; và chùa Hương Tích, tại Tây An có ngôi tháp gạch cao 13 tầng

III. Chủng loại của tháp

Nếu căn cứ vào những vật được tôn trí trong tháp mà phân loại, thì chúng ta có: tháp xá lợi, tháp tóc, tháp móng, tháp răng, tháp y, tháp bát, tháp chân thân, tháp tro thân, tháp toái thân, tháp bình, tháp hải hội, tháp tam giới vạn linh, tháp nhất tự nhất thạch...

1. Tháp xá lợi: Tức là ngôi tháp được kiến tạo tôn trí xá lợi của Phật - những chất kết tinh sau khi nhục thân đã được trà tì.

2. Tháp tóc: Ngôi tháp lập ra để cúng dường tóc Phật.

3. Tháp móng:Ngôi tháp được xây dựng để cúng dường móng tay, móng chân của Phật. Hai vật này do trưởng giả Tu Đạt xin Phật đem về nhà xây tháp cúng dường.

4. Tháp răng:Ngôi tháp dùng để cúng dường răng của Phật.

5. Tháp chân thân: Tháp dùng để tôn trí chân thân (nhục thân) của cao tăng.

6. Tháp khôi thân:Tức ngôi tháp tàng trữ tro của bậc cao tăng sau khi đã hỏa thiêu.

7. Tháp toái thân:Tức ngôi tháp an trí một phần trothân sau khi hỏa thiêu còn lại, như ngôi tháp Từ Ân ở gần đầm Nhật Nguyệt là ngôi tháp toái thân của Đại sư Huyền Trang.

8. Tháp phổ đồng: Còn gọi là tháp phổ thông, tháp hải hội; tức ngôi tháp tập trung di cốt của chúng tăng các nơi về tàng trữ vào một chỗ.

9. Tháp tam giới vạn linh: Tức ngôi tháp tập trung những di cốt của hạng người hữu duyên với Phật pháp.

10. Tháp mễ cốc: Ngôi tháp tàng trữ lúa thóc dùng đểcầu nguyện cho ngũ cốc được mùa.

11. Tháp nhất tự nhất thạch: Cứ mỗi viên đá nhỏ khắcmột chữ trong kinh Pháp Hoa, rồi chôn vào lòng đất, xây tháp lên trên để cúng dường.

Ngoài ra, kinh Quán Hư Không Tạng Bồ tát còn cho biết trên cung trời Đao Lợi có 4 ngôi tháp tôn trí 4 di vật của Đức Phật, thường gọi 4 tháp của Đế thích, đó là:

1) Tháp tóc;

2) Tháp y;

3) Tháp bát;

4) Tháp răng.

IV. Chất liệu dùng làm tháp

Phân tích về những chất liệu dùng làm tháp, ta có: tháp gỗ, tháp gạch, tháp đá, tháp bùn, tháp đất, tháp sắt, tháp đồng, tháp vàng, tháp bạc, tháp thủy tinh, tháp pha lê, tháp lưu ly, tháp ngọc, tháp châu báu và tháp hương.

1. Tháp gỗ: Tại Trung Quốc hiện còn ngôi tháp gỗ xưanhất, đó là ngôi tháp Thích Ca tại chùa Phật Cung, huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, làm năm Thanh Ninh thứ 2 (năm1056) triều vua Liêu Đạo Tông, hình bát giác, gồm 5 tầng cao 115m, kiến trúc rất kiên cố. Năm Nguyên Thuận Đế, tại huyện Ứng bị động đất 7 ngày ngôi tháp này vẫn đứng yên bất động. Ngoài ra còn phải kể đến ngôi tháp do vua Ca Nị Sắc Ca kiến trúc và ngôi tháp ở chùa Vĩnh Ninh, thành Lạc Dương cũng đều là tháp gỗ.

2. Tháp gạch:Hiện nay các nước Thái Lan, Miến Điện,Lào, Việt Nam, Tây Tạng, những ngôi tháp hiện còn phần lớn là tháp bằnggạch. Tại chùa Tung Nhạc, Trung Quốc có ngôi tháp gạch 12 cạnh, cao 15 tầng, nền tháp rất cao, mái che trùng điệp, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là một ngôi tháp kiến trúc rất nghệ thuật, cực kỳ giá trị.

3. Tháp đá: Tại Ấn Độ ngày xưa thường xây tháp bằng đá như ngôi Sơn Hà đại tháp. Ngoài ra, trong hang đá ở Vân Cương Trung Quốc hiện còn một số ngôi tháp bằng đá.

4. Tháp cát: Trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa cũng như kinh Luật Dị Tướng quyển 44 đều có đề cập đến cố sự "Đồng tử vun cát làm tháp".

5. Tháp đất: Trong Phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa cũng có kể đến loại tháp làm bằng đất dùng để cúng dường Phật.

6. Tháp sắt: Sách Nhập Đường cầu pháp tuần lễ ký chép: Tháng 9 năm Lân Đức thứ 2 (năm 665) đời Đường Cao Tông, tại chùa Pháp Vân có tạo một ngôi tháp bằng sắt gồm 7 tầng, cao 1 trượng.

7. Tháp đồng:Ngô Việt Vương là Tiền Hoàng Thục noi gương vua A Dục ngày xưa, khoảng năm Hiển Đức thứ 2 (năm 955) cho đúc 84.000 cái tháp bằng đồng, cao chừng 2 tấc Tây, mọi người đều ngợi khen là rất đẹp.

8. Tháp vàng: Phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa từng đề cập đến loại tháp này.

9. Tháp bạc: Loại tháp cũng giống như tháp vàng ở trên, tương đối cũng ít thấy. Theo sách Xuất Tam Tạng ký tập quyển 8 chobiết một người Bà la môn từng tạo một ngôi tháp bạc trong nhà, cao 3 trượng, rộng 8 thước.

10. Tháp thủy tinh: Ở Nhật Bản, tại phường Phản Bản Thực Tạng có ngôi tháp thờ xá lợi bằng thủy tinh, được kiến trúc rất nghệ thuật; đó là quốc bảo của nước Nhật.

11. Tháp pha lê, xa cừ, mã não, lưu ly:Các loại tháp này cũng đều thấy có đề cập đến trong phẩm Phương Tiện và phẩm Bảo Tháp của kinh Pháp Hoa.

12. Tháp ngọc: Loại tháp này còn lại hiện nay rất ít. Năm Khang Hy thứ 49 (năm 1709) đời nhà Thanh, vua Thánh tổ từng sai thợ chuyên môn dùng 3 màu thạch ngọc vàng, xanh, trắng phối hợp điêu khắc một tòa tháp ngọc 8 tầng, cao độ 3 thước Tây, nghệ thuật điêu khắc rất tinh vi. Ngôi tháp này được xem như một thứ quốc bảo. Trải qua thế cuộc biến thiên, bảo vật này lưu lạc đến nước Mỹ và hiện nay nó được tàng trữ tại Đại học Áo Lập Cương.

13. Tháp hương: Tức dùng hương tán nhỏ hòa với nước mà nắn thành ngôi tháp nhỏ, cao chừng 1,2 tấc Tây trở lên, trong tháp tôn trí những bản kinh chép tay để lễ bái cúng dường, gọi là "Pháp xá lợi"

V. Mục đích của tháp:

Nếu phân tích về phương diện ý nghĩa, mục đích thì có: tháp kỳ phúc, tháp báo ân, tháp pháp thân và tháp thọ.

1. Tháp kỳ phúc: Các tín đồ Phật giáo xem việc tạo tháp là một công đức lớn, nên dựng tháp để cầu phúc.

2. Tháp báo ân: Vì mục đích báo đáp ân đức của Phật mà xây tháp để thờ Phật, nên gọi là tháp báo ân.

3. Tháp pháp thân:Vì để an trí pháp thân xá lợi (những bản kinh quí được chép tay) nên tạo tháp.

4. Tháp thọ: Tức là bia, mộ của các cao tăng dự tạo lúc còn sống, giống như người đời xây sinh phần.

VI. Cách bài trí tháp:

Về cách bài trí tháp thì có các hình thức: tháp cô lập, tháp đối lập,tháp bài lập, tháp phương lập, tháp cũng lập, tháp phân lập v.v...

1. Tháp cô lập:Tức ngôi tháp đứng đơn độc một mình.Hình thức này phổ biến nhất.

2. Tháp đối lập: Như tại Trường An ở Thiểm Tây (Trung Quốc) có 2 ngôi tháp Đại Nhạn và Tiểu Nhạn đứng đối diện nhau.

3. Tháp bài lập: Như 3 ngôi tháp ở trong vườn chùa Gia Hòa ở tỉnh Chiết Giang, kiến tạo từ đời Đường và được tu bổ vào năm Quang Chử thứ 2 (năm 1876)

4. Tháp phương lập: Như tại thành Thẩm Dương ở Liễu Ninh có 4 ngôi tháp đứng ở 4 cửa thành.

5. Tháp cũng lập: Như 5 ngôi tháp ở chùa Ngũ Tháp ở ngoài cửa Tây của Bắc Bình.

6. Tháp phân lập: Như 7 ngôi tháp tại Kim Cương Bảo Tháp viện ở phía Tây Bắc Bình.

VII. Công đức tạo tháp

Các kinh điển cũng như các giáo huấn xưa nay đều nói rõ về công đức rất lớn của việc tạo tháp. Kinh Thí Dụ nêu ra 10 phước báo thù thắng củaviệc tạo tháp:

1. Không bị sinh vào những quốc độ biên địa.

2. Không bị nghèo khốn.

3. Không mang thân ngu si, tà kiến.

4. Có thể làm nguyên thủ những nước lớn.

5. Thọ mạng lâu dài.

6. Có thể được sức mạnh như lực sĩ Kim Cang Na La Diên.

7. Được phước đức to lớn không gì sánh bằng.

8. Được nương nhờ đức từ bi của chư Phật, Bồ tát.

9. Đầy đủ tam minh, lực thông, bát giải thoát.

10. Được vãng sinh Tịnh độ của 10 phương chư Phật.

VIII. Công đức nhiễu tháp

Kinh Đề Vị cũng nêu lên 5 công đức của sự nhiễu tháp như sau:

1. Đời sau được sắc đẹp, đoan chính.

2. Được âm thanh trong trẻo, êm dịu.

3. Được sinh lên cõi trời.

4. Được sinh vào nhà các vương hầu.

5. Đạt được đạo quả Niết bàn.

Khi nhiễu tháp phải đi theo chiều phía tay phải, và phải cúi đầu nhìnxuống đất, không được dẫm đạp những côn trùng nơi tháp, không được nhìnngó 2 bên, không được khạc nhổ trên đất tháp, không được dừng lại nói chuyện với người khác. Không những tạo tháp, nhiễu tháp mới có công đức,mà sửa chữa tháp, quét tháp, lễ tháp v.v.. cũng đều có công đức rất lớn.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu khái quát ý nghĩa, mục đích, diễn tiến hình thành ngôi tháp thờ Phật tại những quốc gia theo Phật giáo. Mặc dù sự giới thiệu này chưa đầy đủ, quí độc giả vẫn có thể mường tượngđược hình ảnh ngôi tháp thờ Phật từ lúc bắt đầu xuất hiện cho đến ngày nay trên thế giới. Riêng tình hình tháp tại Việt Nam, chúng tôi sẽ trìnhbày trong một bài khác, để đáp ứng yêu cầu của những vị nào muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo nước nhà.

* Ghi chú:

- Theo Phật Quang đại từ điển tr. 5421 - 5432. Lạc Dương già tam ký quyển 1;

- Đại Đường Tây Vức ký quyển 2;

- Lương cao tăng truyện quyển 1;

- Quảng Hoằng Minh tập quyển 15, 17; và một số tư liệu khác.

altalt

Bảo Tháp Nepal

altalt

Bảo Tháp Ấn Độ

alt

Bảo Tháp Tích Lan

altalt

Bảo Tháp Borobudur Trảo - Oa (Java)

altaltalt

Bảo Tháp Miến Điện

alt

Bảo Tháp Lào

alt

Bảo Tháp Thái Lan

altaltalt

Bảo Tháp Tây Tạng

altaltalt

Bảo Tháp Nhật Bản

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 2758)
Ngôi Cổ tự Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ngôi chùa linh thiêng “bậc nhất” và Cung điện Hoàng gia Vương quốc Thái Lan, tọa lạc trung tâm thủ đô Bangko đã mở cửa lại để chào đón du khách thập phương nội địa và du khách quốc tế hành hương vào ngày 1 tháng 11 vừa qua. Khi quốc gia Phật giáo Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 thấp trong 4 tháng, Vương quốc Phật giáo Thái Lan đã chính thức mở cửa trở lại một số địa điểm Tôn giáo và Văn hóa chào đón du khách tham quan.
23/10/2021(Xem: 2402)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã Khánh thành Sân bay Quốc tế Kushinagar (kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn) tọa lạc tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
18/01/2021(Xem: 7557)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
13/09/2020(Xem: 11289)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
08/11/2019(Xem: 9979)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
06/08/2019(Xem: 7943)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 13192)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
01/01/2018(Xem: 39892)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 6672)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 7359)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567