Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Borobudur Ngôi Đền Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

12/10/201001:15(Xem: 3659)
Borobudur Ngôi Đền Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới

BOROBUDUR
NGÔI ĐỀN PHẬT GIÁO LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Hoang Phong

Borobodur22Borobudurlà một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới,xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phíaBắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc giaInđônêxia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giớivào năm 1991. Borobudur được xây dựng trên một mặt bằnghình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la,tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng.Công trình gồm có năm tầng thềm hình vuông, tiếp theo làba tầng thềm hình tròn và trên cùng là một bảo tháp lớn(stupa), tất cả cao 43 m. Nhìn từ xa, ngôi đền giống nhưmột ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phậtvà bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạcbằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

Chữ« Borobopdur » có nghĩa là « Ngôi đền trên đỉnh đồi »,ghép từ hai chữ tiếng Phạn là baram và buduhur, baram có nghĩalà đền chùa, buduhur có nghĩa là trên cao. Nhưng thật ra têngốc là « Bhumisan barabadura », hai chữ này có nghĩa là « Ngọnnúi của vô lượng đạo hạnh », ý nghĩa của tên nguyênthủy phù hợp hơn với hình dáng như một quả núi của ngôiđền.

Vài nét lịchsử

Vàođầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo vàthờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java.Một hoàng thân người Kampuchia được hoàng triều này chechở, nhưng sau đó ông trở về Kampuchia vào năm 802 và lênngôi vua, lấy vương hiệu là Jayavarman II. Có thể chính ôngđã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vìngười ta tìm thấy trên đất Kampuchia một ngôi đền nhỏxây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur.Vì thế các nhà khảo cổ nghĩ rằng phần nền của Borobudurdo hoàng triều Sanjaya khởi công để xây dựng một ngôi đềnẤn giáo, nhưng bỏ dở. Ngoài ra, các công trình khảo cổkhác cũng phát hiện gần Borobudur một số di tích thuộc hoàngtriều Sanjaya vào thời đó. Vì vậy người ta càng tin hơnlà ngôi đền lúc khởi công rất có thể là một kiến trúcẤn giáo.

Sauđó vào giữa thế kỷ thứ VIII, một hoàng triều thứ hailà Saïlandra thiết lập kinh đô trên phần đất phía Nam củatrung tâm Java, hoàng triều này theo Phật giáo và đã từngxây cất nhiều ngôi đền nổi tiếng khác, trong số đó cóngôi đền Candi Sewu. Dưới triều đại Saïlandra Phật giáobành trướng nhanh chóng trên đảo Java, vì thế việc xây dựngmột ngôi đền Phật giáo lên trên một công trình Ấn giáobỏ dở cũng có thể là cách chứng tỏ uy thế của hoàngtriều Saïlandra. Công trình được khởi công khoảng năm 795,nhưng trong khi xây cất, những người thực hiện công trìnhlại quyết định sửa đổi và bỏ bớt trang trí các tầngtrên trong mục đích tạo cho phần đỉnh của công trình nhữngnét đơn giản, thanh thoát và nhẹ nhàng hơn so với phần dưới,phần nền thì mở rộng thêm cho có vẽ vững chắc và đồsộ bằng một bức tường đá chạm trổ bao quanh.

Trongkhi hoàng triều Saïlandra dồn nổ lực xây cất và hoàn thànhBorobudur thì hoàng triều Sanjaya đóng đô ở phía Bắc phụchồi được quyền lực và uy thế, thống nhất lãnh thổ vàonăm 832. Nhờ sự khích lệ mạnh mẽ về văn hoá của Ấnđộ, hoàng triều Sanjaya chiếm lại Borobudur, nhưng không tànphá công trình này, chỉ xây lại cửa cổng và cho khắc thêmmột số tượng nổi. Sự kiện này cho thấy tinh thần rộngrãi của Ấn giáo thời bấy giờ.

Năm850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur, tuy thế thỉnh thoảngvẫn thấy có những công trình bảo trì và sửa đổi cho hoànthiện hơn. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, từ khi nhữngngười buôn bán Á rập theo đường hàng hải đưa Hồigiáo vào Inđônêxia, Borobodur trở nên hoang tàn. Chỉ trong vònghai trăm năm, cả quần đảo Inđônêxia gần như hoàn toànbị Hồi giáo hoá. Hồi giáo bành trướng nhanh chóng là docác nhà truyền giáo Á rập rất tích cực, các vị vua địaphương theo Hồi giáo dùng áp lực chính trị để huấn dụvà cải đạo dân chúng. Vào thế kỷ XV, các nhà truyền giáoKi-tô người Bồ đào nha xâm nhập vào Inđônêxia, ngườidân lại càng trở nên nhiệt tình hơn với Hồi giáo, có thểđó cũng là những phản ứng tự nhiên trước bóng dáng củamột tín ngưỡng mới.

Saungười Bồ đào nha là người Anh và người Hoà lan xâm nhậpvào Inđônêxia. Vị toàn quyền người Anh trên đảo Java làSir Stamford Raffles khi đi kinh lý trong vùng, dân chúng nơi đâychỉ cho ông di tích hoang tàn của Borobudur. Ông biết ngay đólà một kỳ quan khác thường và nhờ một chuyên gia ngườiHoà lan là Cornelius đo đạc và vẽ địa hình hình. Vào cuốithế kỹ XIX sang đầu thế kỷ XX, người Hoà lan ra công khaiphá cây rừng, trùng tu Borobudur dưới sự điều khiển củaông Theodore van Erp. Sau chiến tranh thứ hai, Inđônêxia ý thứcđược tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảocổ trên thế giới đến xem, đồng thời yêu cầu UNESCO giúpsức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏicảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trìnhtrùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảmtrách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đãhồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệuđô-la thời bấy giờ, hai phần ba số tiền này do quốc giaInđônêxia đóng góp.

Ý nghĩa củakiến trúc Borobudur

Borobudur tổng cộng có 1460 tấm tranh điêu khắc và tạc nổi trênmặt đá, trình bày các cảnh tượng của Tam giới, kể lạicác gương sáng của những vị Bồ-tát, cuộc đời và nhữngtiền thân của Đức Phật và sau hết là các câu chuyện vềĐạo Pháp mô tả trong kinh sách. Ngoài những cảnh tượngđiểu khắc, còn có 1212 trang trí khác tạc trên đá. Nếuxếp các cảnh điêu khắc thành hàng thẳng sẽ có một chiềudài 5 km. Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chialàm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giớicủa Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theolà Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới.

ViếngBorobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồnghồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn,hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra cáccảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnhtượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loạichúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượngtham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù, tiếptheo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánhnhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Nhữngtầng cao hơn hết kể lại sư tích tiền thân của Đức Phậttrong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sanh ở Ca-tỳ-la-vệ,ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạtđược Giác ngộ ở Chính giác sơn, ngày chuyển Pháp luânlần đầu ở vườn Lộc uyển…

Bêntrên năm tầng hình vuông là ba tầng hình tròn với các bảotháp đục rỗng, trong mỗi bảo tháp là một tượng Phậttrong tư thế thiền định. Tầng thứ nhất có 32 bảo tháp,tầng thứ hai có 24 và tầng thứ ba có 16 bảo tháp. Trung tâmcủa tầng thứ ba là một bảo tháp lớn nhất với đườngkính 15m, và cũng là đỉnh cao nhất của kỳ quan Borobodur.Bảo tháp này hoàn toàn trống không, không tượng Phật cũngkhông có một trang trí nào khác, sự trống không tượng trưngcho tánh Không và sự Giác ngộ, vì thể phần đỉnh của côngtrình củng có thể xem như một sự biểu hiện của cõi Niếtbàn. Điều đáng chú ý là trang trí của các tầng hình vuônghết sức phong phú và tinh xảo với hàng ngàn cảnh tượngtạc nổi trong đá, nhưng bổng nhiên không còn thấy một điêukhắc nào nữa khi trèo lên các tầng hình tròn, sự đơn giảnhiện ra một cách lạ lùng. Nơi đây bàng bạc sự trong sángvà tinh khiết của thể dạng « vô hình tướng », tượngtrưng cho sự tĩnh lặng của tâm thức.

Lúchoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đãbị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phầnđầu. Ngoài các tượng Phật đặt ở các góc, hầu hết cáctượng Phật thuộc những tầng bên dưới được đặt trongcác hóc thụt sâu trong tường, nhưng trên ba tầng cuối cùngcác tượng Phật được đặt bên trong các bảo tháp đụcrỗng như vừa kể trên đây. Vào thời kỳ xây dựng Borobudur,học phái Ngũ Phật thuộc Kim cương thừa Tây tạng phát triểnrất mạnh mẽ, học phái này thờ năm vị Phật là : Tì-lôGiá-na (Mahavairocana), A-súc (Akyobhya), Bảo sinh (Ratnasambhava),A-di-đà (Amitabha), Bất không Thành tựu (Amoghasiddi). Theo nhưMạn-đồ-la của Mật giáo thuộc Kim cương thừa, vị PhậtTì-lô Giá-na, còn gọi là Đại nhật Như lai Phật ngự ởtrung tâm, bốn vị Phật còn lại ngự ở bốn góc. Tại Borobudur, người ta thấy Phật A-di-đà được đặt vào hướngTây, phía Đông là Phật A-súc, phía Nam là Phật Bảo sinh,phía Bắc là Phật Bất không Thành tựu. Trên tầng cao nhấtcủa Borobodur là Phật Tì-lô Giá-na.

Một vàicảm nghĩ thay cho lời kết

Borobodurchẳng những là một kỳ quan đồ sộ mà còn là những trangkinh sách vĩ đại tạc trên đá diễn tả khái niệm về vũtrụ, thế giới của chúng sinh, cuộc đời của Đức Phật,giáo lý của Ngài và cuối cùng là sự Giác ngộ và Giảithoát. Giác ngộ, Giải thoát và Niết bàn là những gì hếtsức cao siêu và trừu tượng nhưng đã được diễn tả bằngkiến trúc một cách tuyệt vời.

Cáchnay khá lâu sau khi được UNESCO trùng tu, Borobodur vẫn còn nằmtrong quên lãng và thờ ơ của người dân Inđônêxia và cảthế giới. Trong nhiều năm đầu tiên khi Borobudur mới đượctrùng tu xong, người ta có thể thuê xe ôm, xe ba bánh tuk tuktừ Yoyakarta để đến viếng Borobodur, và có thể ở lạivới Borobudur cả ngày trong vắng vẻ không một bóng người,để ngắm một cách thanh thản những cảnh tượng của thếgiới tham dục và sau cùng trèo lên cảnh giới của Niết bàn,nhìn ra phong cảnh xanh tươi và bát ngát chung quanh. Ngày nay,du khách tấp nập phải mua vé để vào, những tấm bảng chỉ« lối ra » thật sự là để đánh lừa người hành hươnglọt vào khu buôn bán tượng Phật, tràng hạt, và những đồlưu niệm khác.

Phậtgiáo Nam tông được truyền vào Inđônêxia vào năm 600 đúngvào thời đại của hoàng triều Srivijaya trên đảo Sumatra,và không lâu sau đó Phật giáo Bắc tông cũng du nhập vàođây. Hoàng triều Srivijaya theo Phât giáo và rất hùng cường,quản lý cả Mã lai, đảo Java và Borneo. Vì thế Phật giáotừ Sumatra đã lan tràn sang các nơi vừa kể. Con đường biểngiúp các nhà sư truyền giáo từ Ấn độ đến Trung quốcvà những người hành hương từ Trung quốc đến Ấn độđi ngang bờ biển đảo Sumatra, vì thế Sumatra đã trở thànhtrạm dừng chân trên con đường vạn dặm này. Hoàng triềuSrivijaya bang giao thân thiện với Trung quốc cũng là một điểmthuận lợi khác khuyến khích Phật tử Trung quốc đến hànhhương và tu học ở Sumatra.

Mộtvị cao tăng Trung quốc là Pháp Hiền (320? - 420?) đã từngghé vào Inđônêxia trên đường từ Ấn độ trở về Trungquốc. Ông đi đường bộ từ Trường an vòng sang vùng Cận đông để đến Ấn độ tu học trong nhiều năm, lúc ấy ôngđã sáu mươi tuổi. Vào năm 410 ông dùng đường biển đểđi Tích lan, Sumatra và Java, nơi nào ông cũng lưu lại ít lâutrước khi trờ về Trung quốc vào năm 412. Một cao tăng Trungquốc khác là Nghĩa Tịnh (635-713), dùng đường biển đi Ấnđộ để tu học, ông ghé vào đảo Sumatra vào năm 673 và hếtsức ngạc nhiên khi gặp trên đảo hàng ngàn nhà sư đồnghương với ông đang học tiếng Phạn, tu tập và nghiên cứukinh điển Phật giáo ở đây. Riêng ông thì rời Sumatra đểđến Tu viện Đại học Nalanda ở Ấn độ và tu học trong20 năm liền. Khi trở về Trung quốc ông trở thành một trongnhững nhà dịch thuật kinh sách nổi tiếng.

Mộtđại sư người Ấn là A-ti-sa (980-1054), đã từng đến Sumatracùng với hơn 100 đệ tử, riêng ông đã tu học trong suốtmười hai năm với một vị thầy tên là Dharmarakshita, têntiếng Tây tạng là Serlingpa Tchokyi Drakpa. Năm 1025, ôngquay trở về Ấn độ, nhưng vào lúc đó Phật giáo ở Ấnđã suy vi, Nhà vua Tây tạng là Gougué Tchangchoup Ö và cả nhàdịch thuật nổi danh của Tây tạng thời bấy giờ là RhinchenZangpo cùng tỏ ý mới ông lên Tây tạng để giảng Pháp. Ôngnhận lời và đến Tây tạng vào năm 1042 cùng với hai mươibốn đệ tử. Ông là người đã giữ vai trò chính trong việcdu nhập và phát triển Phật giáo lần thứ hai trên đất nướcTây tạng.

Từnglà một trung tâm Phật giáo lớn của Á châu, nhưng Inđônêxiađã trở thành một nước Hồi giáo từ đầu thế kỷ XIII.Hai trăm năm sau khi được xây cất, Borobodur rơi vào cảnhhoang tàn ; cây rừng, gió mùa và mưa nhiệt đới gặm mònvà tàn phá Borobudur suốt một ngàn năm cho đến khi đượctrùng tu trong thời đại chúng ta. Đồng thời với việc trùngtu Borobudur, hình như Phật giáo Inđônêxia cũng đang hồi sinh,giống như trường hợp của Phật giáo tại một vài quốcgia khác trên địa cầu này. Ngoài Á châu, Phật giáo cũngbắt đầu thu hút người Tây phương, các nước thuộc Trungvà Nam Mỹ ngày nay cũng có hội thiền và chùa Tây tạng.

Tấtcả những đổi thay đó, những thăng trầm đó, chẳng quacũng chỉ là những biểu hiện do sự vận hành của nguyênlý vô thường trong vũ trụ mà thôi, ta cũng không nên bámvíu vào đó để xem đấy là một việc đáng buồn hay mộtniềm hy vọng. Buồn vui, hy vọng hay ước mong cũng chỉ lànhững bám víu. Tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan thuộc A-phú-hãnbị đặt mìn và phá hũy trước sự chứng kiến và bất lựccủa cả thế giới, và trong trường hợp khác, Borobudur lạiđược trùng tu một cách tuyệt vời. Tất cả đều là nhữngbiến cố không nhất thiết liên quan mật thiết đến mộttôn giáo nào cả mà đấy chỉ là những biểu hiện của vôthường, của quy luật tương liên, tương tác trong vũ trụ.Tôn giáo phải giữ những vai trò thiết thực hơn như thế.

Nếuhiểu rằng Phật giáo là một tôn giáo giúp con người loạibỏ khổ đau để mưu cầu hạnh phúc, thì khi nào khổ đauvẫn còn trong thế giới này, Phật giáo sẽ chưa bị hũy diệt.Nếu hiểu rằng Phật giáo là một tôn giáo giúp con ngườixoá bỏ vô minh để tìm lấy con đường giải thoát và sựtự do đích thực cho chính mình, thì khi nào thế giới nàyvẫn còn u mê, hận thù và bao lực, Phật giáo sẽ vẫn còntrường tồn để giúp đỡ con người.

Từngàn năm, những pho tượng Phật của Borobodur ngồi im vớicây cỏ và muôn thú của rừng sâu, ngày nay vẫn ngồi im chonhững người hành hương đến chiêm bái và du khách ngắmnhìn một cách tò mò. Dù sao, nơi ngôi đền Borobudur, gươngmặt của những pho tượng vẫn hiền hoà, vẫn sâu thẳm vàphẳng lặng với thời gian.

Bures-Sur-Yvette,29.01.08
HoangPhong

Borobodur1

Borobodur2

Borobodur3

Borobodur4

Borobodur5

Borobodur6

Borobodur7

Borobodur8

Borobodur9

Borobodur10

Borobodur11

Borobodur22

Borobodur25

Borobodur26

Borobodur35

Borobodur36

Borobodur30

Borobodur31

Borobodur32

Borobodur33

Borobodur34





11-04-200908:23:4
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 2758)
Ngôi Cổ tự Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ngôi chùa linh thiêng “bậc nhất” và Cung điện Hoàng gia Vương quốc Thái Lan, tọa lạc trung tâm thủ đô Bangko đã mở cửa lại để chào đón du khách thập phương nội địa và du khách quốc tế hành hương vào ngày 1 tháng 11 vừa qua. Khi quốc gia Phật giáo Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 thấp trong 4 tháng, Vương quốc Phật giáo Thái Lan đã chính thức mở cửa trở lại một số địa điểm Tôn giáo và Văn hóa chào đón du khách tham quan.
23/10/2021(Xem: 2412)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã Khánh thành Sân bay Quốc tế Kushinagar (kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn) tọa lạc tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
18/01/2021(Xem: 7560)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
13/09/2020(Xem: 11292)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
08/11/2019(Xem: 9982)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
06/08/2019(Xem: 7944)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 13193)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
01/01/2018(Xem: 39906)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 6677)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 7360)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567