Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan

28/08/201017:33(Xem: 4453)
Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan

Giới Thiệu
DU HỌC PHẬT HỌC VIỆN VIÊN QUANG Ở ĐÀI LOAN

Thích Hạnh Bình
(Giảng viên bộ môn ‘Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ’. Chương trình Đại học)
none
none
phathocvienVienQuangDailoanViên Quanglà một trong nhiều Phật học viện ở Taiwan, cơ sở được xây dựng khá qui mô trên diện tích gần 10 mẫu, ở vùng Trung Lịch gần phi trường Trung Chánh quốc tế, cách Đài Bắc 1 giờ lái xe. Viện này được hình thành cách đây gần 50 năm, không biết bao nhiêu Tăng Ni và cả những người cư sĩ xuất thân từ Phật học viện này. Trong thời gian hơn thập niên gần đây có không ít Tăng Ni người Việt Nam từ trong nước cũng như ngoài nước đến đây tu học, hiện có khoảng 20 Tăng Ni Sinh đang theo học các chương trình từ dự bị (học tiếng Trung) cho đến Đại học. Tôi (Thích Hạnh Bình) cũng đang dạy môn Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (chương trình Đại học) cho Trường này đã 6 năm.

Viên Quang là một Phật học viện có truyền thống lâu đời, chú trọng cả hai mặt tu và học nhất là mặt tu, cách quản lý theo truyền thống tùng lâm ngày xưa, do vậy trước đây học sinh ngoại quốc khó thích nghi môi trường sinh hoạt này. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhà trường đã có nhiều sự cải cách trong việc quản lý, cũng như nội dung giảng dạy, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu Tăng Ni Việt Nam theo học càng ngày càng đông. Có thể nói đây là điều cải cách quan trọng để quyết định hướng phát triển mới của nhà trường.

Về chương trình học cũng như phương pháp giảng dạy (Như bản đính kèm dưới đây), tương đối rất cơ bản để trang bị cho một học viên những tri thức về Phật học rất cơ bản.

Riêng đối với Tăng Ni sinh người ngoại quốc nhất là Tăng Ni sinh Việt Nam đến đây tu học, theo tôi có mấy điều lợi ích thiết thực.

Thứ nhất,học được Phật pháp.

Thứ hai,Tăng Ni sinh học tiếng Trung Quốc, tối thiểu nghe, nói và đọc hiểu được tiếng Hoa, nhưng không phải tốn tiền học phí, ăn và ở.

Thứ ba, những Tăng Ni đã tốt nghiệp từ Phật học viện này tương đối có tư cách đạo đức tốt.

Thứ tư, biết cách quản lý điều hành và phát huy một tự viện được phát triển.

Thứ năm, trực tiếp học được những kinh nghiệm của đời sống nước ngoài.

Trong 5 điều lợi này, điều thứ hai hết sức quan trọng, vì 4 nguồn tư liệu Phật học được ghi bằng 4 loại ngôn ngữ là Phạn, Pali, Hán và Tây Tạng. Trong đó, nguồn tư liệu Háng tạng là phong phú nhất, nó lại rất gần gũi với Phật giáo Việt Nam. Nếu chúng ta muốn nghiên cứu sâu Phật học không thể không biết chữ Hán. Hơn nữa, văn hóa Việt nam và ngay cả sinh hoạt Phật giáo Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa và Phật giáo Trung quốc, do vậy sự thông thạo Tiếng Hoa rất có ích lợi trong việc nghiên cứu Phật học, cũng như tìm hiểu văn hóa Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, tôi được mời tham gia trong Hội đồng quản lý của Viện cũng đã trình bày hướng phát triển của viện theo ý kiến của mình, cả về phương pháp giảng dạy và cách quản lý Tăng Ni sinh ngoại quốc, đặt biệt chú ý đến Tăng Ni sinh và cư sĩ người Việt muốn theo học các chương trình này, đã được viện đồng tình và thông qua. Do vậy, nếu Tăng Ni sinh muốn theo học, hoặc đơn vị, tồ chức Phật giáo nào muốn đặt mối quan hệ, xin trực tiếp lien lạc với TT. Hui-Chian, phó viện trưởng E-mail venhc@yahoo.com.twcell: 886-937719479, hoặc gián tiếp liên lạc với Hạnh Bình. E-mail hanhbinhvn@yahoo.comCell: 886-911843535, nhà 886-2-26416162.

Thích Hạnh Bình
(Giảng viên bộ môn ‘Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ’.
Chương trình Đại học)

___________________________________________________________

PHẬT HỌC VIỆN VIÊN QUANG
YUAN KUANG BUDDHIST COLLEGE
NO. 78, SEC. 5, YUE-MEILI, ZHONG-LI CITY 320, TAIWAN.
TEL: 886-3-408-1110. CELL: 0937 719 479. E-mail: venhc@yahoo.com.tw
http://www.lotushome.org
LÝ TƯỞNG VÀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC
Phật Học Viện Viên Quang là một cơ sở giáo dục Phật giáo được thành lập cách đây gần 50 năm, với mục đích đào tạo Tăng Ni (cả Phật tử tại gia) có đủ tài và đức để hoàn thành nhiệm vụ ‘Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh’, do vậy đường hướng giáo dục của Viện đặc biệt chú trọng hai mặt: Tuyền trao kiến thức Phật học chuyên môn, đồng thời cũng rất quan tâm đến mặt đạo đức, nhân cách của một vị xuất gia, trước khi bước vào con đường thực nghiệm tâm linh hay hoằng pháp lợi sinh.
Xuất phát từ định hướng giáo dục này, Phật học viện Viên Quang phân chia thành 4 chương trình học.
CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ
1. Chương trình học:
Chủ yếu trang bị cho học sinh 2 mặt cơ bản: Thứ nhất truyền trao kiến thức cơ bản về Phật pháp, làm quen với nếp sống thiền môn. Nếu là học sinh ngoại quốc chủ yếu học Trung văn cả 3 lãnh vực: nghe, nói và viết.
2. Thời gian học: 3 năm
3. Thi cử: Trực tiếp phỏng vấn
4. Tư cách báo danh: Từ 18 tuổi trở lên
5. Học phí: Toàn miễn
6. Cư trú: Nội trú
7. Ẩm thực: Miễn phí
8. Các khoản chi phí khác: Tự lo.
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP
1. Chủ yếu: Truyền trao kiến thức Phật học sử học, văn học tổng quát cho học viên.
2. Chương trình học: Phật pháp khái luận, Luật nghi, khái quát về kinh điển Phật giáo Đại thừa, Ấn Độ Phật giáo sử, Trung Quốc Phật giáo sử, Kinh Kim Cang, Duy thức Tam thập tụng, Thiên Thai Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Trung văn, Anh văn, Thư pháp…
3. Thời gian học:3 năm
4. Thi cử: Trực tiếp phỏng vấn
5. Tư cách báo danh: Từ 18 tuổi trở lên
6. Học phí: Toàn miễn
7. Cư trú: Nội trú
8. Ẩm thực: Miễn phí
9. Các khoản chi phí khác: Tự lo.
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
1. Chủ yếu: Truyền trao cao kiến thức về Phật học Ấn Độ, Trung Quốc, các Tông phái, tiếp xúc các kinh điển Đại thừa cũng như Tiểu thừa.
2. Chương trình học: Kinh A hàm, Nguyên thủy Phật giáo, Bộ phái Phật giáo, Cu Xá Tông, Thiên Thai Tông, Giải Thâm Mật Kinh, Duy Thức học, Nhiếp Đại Thừa Luận, Đại thừa khởi tín luận, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Già, Du Già Sư Địa Luận, Bát Thức Qui Củ Tụng, Sử học phương pháp luận, Phương pháp viết văn, Anh Văn, Nhật văn… Ngoài ra còn phải học pháp lịnh về tôn giáo, luật pháp.
3. Thời gian học: 4 năm
4. Thi cử: Trực tiếp phỏng vấn
5. Tư cách báo danh: Từ 18 trở lên
6. Học phí: Toàn miễn
7. Cư trú: Nội trú
8. Ẩm thực: Miễn phí
9. Các khoản chi phí khác: Tự lo.
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC (NGHIÊN CỨU SỞ)
1. Tôn chỉ:
Chương trình Cao học của Nghiên cứu sở Viên Quang nhằm mục đích đào tạo nghiên cứu sinh có đủ kiến thức chuyên môn để sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục tiếp tục con đường học tập nghiên cứu, cũng như hoằng dương Phật pháp.
2. Đặc điểm:
Chương trình Cao học của học Nghiên cứu sở Viên Quang là chương trình sau Đại học, mang tính chuyên sâu về các lãnh vực chuyên môn về Phật học. Đặc biệt chú trọng về các nguồn tư liệu Pali, Phạn, Tạng và Hán ngữ để nghiên cứu những vấn đề Phật học trong quá trình phát triển của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Chương trình học cụ thể sẽ thay đổi từng mỗi học kỳ. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn phải trang bị Anh ngữ hay Nhật ngữ để tham khảo các nguồn tư liệu khác.
Đặc biệt chương trình học này viện chúng tôi rất chú ý đến các kinh điển Hán dịch, và Trung Quốc Phật giáo.
3. Thời gian: Từ 2 năm đến 4 năm
4. Thi cử: Thi viết và trực tiếp phỏng vấn về kiến thức chuyên môn
5. Tư cách báo danh: Từ 18 trở lên
6. Học phí: Toàn miễn
7. Cư trú: Nội trú
8. Ẩm thực: Miễn phí
7. Các khoản chi phí khác: Tự lo.
1. Tốt nghiệp Đại học hay Cao Đẳng
2. Thông thạo tiếng Hoa (Nói nghe viết)
Chủ yếu: Truyền trao cho nghiên cứu sinh những kiến thức chuyên môn về Phật học
THỦ TỤC BÁO DANH
1. Điền vào đơn xin nhập học. (dán 2 ảnh 4 × 6).
2. Tuổi từ 18 trở lên, tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp phổ thông cấp III, tức Trung học, đồng thời phải được Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Taipei ở tại TP. HCM hay Hà Nội xác nhận (nếu ở Việt Nam).
3.Tự truyện (viết bằng tiếng Hoa hoặc Anh, với nôi dung viết nhân duyên xuất gia tu học, động lực nào xin đến tu học PHVVQ, và có ý nguyện gì trong tương lai, viết khoảng 1 trang giấy khổ A 4).
4. 1 Bản photo Hộ Chiếu (có thời hạn tối thiểu 2 năm trở lên.
5. Giấy khám sức khỏe. (Nếu có bịnh Viêm gan siêu vi B không được nhập học)
6. 2 giấy giới thiệu (trong đó 1 giấy giới thiệu của Ban trị sự Tỉnh hoặc Huyện).
7. 2 giấy bảo lãnh:1 người ở trong nước và 1 người ở Taiwan (nếu có).
8. Giới điệp hoặc giấy chứng nhận xuất gia dịch sang tiếng Hoa, hoặc Anh (nếu là tu sĩ, cư sĩ không cần)
9. Ký vào Giấy cam kết giữa học sinh và nhà trường (2 bản có đã được soạn sẵn).
10. 5 ảnh 4 × 6.
(Có bộ Hồ sơ riêng)
Thành Phần Giảng Sư căn bản của Phật học viện Viên Quang:
1. HT. Thích Như Ngộ, Viện trưởng Phật học viện Viên Quang,
2. TT. Thích Huệ Kiêm, Phó viện trưởng, Tiến sĩ
3. TT. Thích Tịch Chiếu, Cao học
4. TT. Thích Giác Hạnh, Tiến Sĩ,
5. TT. Thích Tông Lân, Cao học,
6. TT. Thích Hạnh Bình, Nghiên cứu sinh tiến sĩ,
7. TT. Thích Tông Hưng, tốt nghiệp Phật học viện Nam Phổ Đà
8. ĐĐ. Thích Từ Dung, Cao học,
9. GS. Vương Huệ Văn, Tiến sĩ,
10. GS. Vương Kiến Xuyên, Tiến sĩ…
Ngoài ra còn nhiều Giáo Sư từ các trường khác đến dạy.
Chú ý:Nếu cần gì giúp đỡ trong thủ tục nhập học, hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc: THÍCH HẠNH BÌNH, Tel: (886) 2-2641 6162, Mob: (886) 911 843 535.

01-17-2008 05:12:33
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2021(Xem: 3799)
Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo.
22/12/2021(Xem: 2889)
Vào tháng tới, Bảo tàng Brooklyn đã lên kế hoạch cho ra mắt một bộ sưu tập mới, dành cho Nghệ thuật Phật giáo với nhiều đồ vật chưa từng thấy. Bảo tàng Brooklyn là một bảo tàng nghệ thuật nằm tại thành phố New York, quận Brooklyn, Hoa Kỳ. Với chủ đề "Nghệ thuật Phật giáo", sắp tới phòng trưng bày là một phần của Bảo tàng trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, mối quan tâm mới đối với nghệ thuật từ các nền văn hóa phương Đông và Hồi giáo. Phòng trưng bày mới sẽ mở cửa đón khách tham quan vào ngày 21 tháng 1 năm 2022. Nơi trưng bày có 70 đồ vật từ 14 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan. Một số đồ vật có tuổi đời từ thế kỷ thứ 2 sau kỷ nguyên Tây lịch, trong khi những đồ vật khác hầu như không có tuổi đời hai thập kỷ.
19/12/2021(Xem: 2925)
Tân Hoa xã, Tây An ngày 10 tháng 12 vừa qua, (ký giả Dương Nhất Miêu, Lý Nhất Bác) phóng viên từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết, tại thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây các nhà khảo cổ đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán, đã được khai quật có ý nghĩa quan trọng bởi giá trị nghiên cứu, phát hiện tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán.
14/12/2021(Xem: 3153)
Dongguk University (동국대학교, 東國大學校) là ngôi trường Đại học Phật giáo uy tín duy nhất lại Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1906 bởi chư tôn đức Tăng già Thiền phái Tào Khê sáng lập. Trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, Trường Đại học Dongguk Phật giáo Hàn Quốc đã cung cấp hơn 300.000 nhân tài trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. . . cho sự phát triển của Hàn Quốc.
22/11/2021(Xem: 2977)
Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, lượng du khách thập phương hành hương trên toàn quốc đã được ghi nhận trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước. Cư sĩ Thong Khon, Bộ Trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước, tại các địa điểm du lịch khác nhau trong của nước đã thu hút 330.000 người. Ngoài khách du lịch trong nước, cũng có một số khách du lịch nước ngoài được ghi nhận.
21/11/2021(Xem: 3008)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
14/11/2021(Xem: 2979)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 4390)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
11/11/2021(Xem: 2758)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
11/11/2021(Xem: 2596)
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 9 tháng 11 vừa qua, Cơ quan bảo vệ và quản lý khu vực Angkor Wat (Cơ quan quốc gia APSARA hoặc ANA) và các di tích Phật giáo cổ đại ở tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã cho biết việc gia cố hoàn thiện ngôi già lam cổ tự Banteay Srey Domdek bên ngoài khu phức hợp Angkor Wat.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567