Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góc nhìn của Buddhistdoor: Tài liệu Phát hiện những Sứ giả Hoà bình trong Thế giới mới, Khủng khiếp

24/10/202310:48(Xem: 712)
Góc nhìn của Buddhistdoor: Tài liệu Phát hiện những Sứ giả Hoà bình trong Thế giới mới, Khủng khiếp

Góc nhìn của Buddhistdoor:
Tài liệu Phát hiện những Sứ giả
Hoà bình trong Thế giới mới
, Khủng khiếp

(Buddhistdoor View: Finding the Peacemakers in a New, Terrible)

 

Bởi đây đều là con cái của chúng ta, tất cả chúng ta sẽ cho những gì chúng trở nên gạt hái những gì là lợi nhuận hoặc đóng góp”.

- James Baldwin

 

Năm 1966 (Bính Ngọ), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến viếng thăm trường Đại học Harvard, thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, để lên tiếng với người Mỹ rằng, cuộc chiến của họ tại Việt Nam phải chấm dứt. Ngài từ tốn nói với giọng ái ngữ nhưng rõ ràng, nói với khán thính giả rằng nếu người Mỹ ngưng ném bom và bắt đầu xây dựng, sự đồng tình của người dân cả nước sẽ chuyển sang ủng hộ hộ mạnh mẽ hơn. Mặt khác, với mỗi cuộc tấn công mới của người Mỹ giết chết và làm cho những người Việt Nam vô tội bị thương tật hoặc mất mạng, sẽ có thêm một số dân làng gia nhập Việt Cộng, và sự đồng tình ủng hộ chống đế quốc Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói với những người hiện diện tại Hội trường: “Chiến tranh không chỉ gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người mà còn đến đạo đức của chúng ta”.

 

“Chúng tôi trông cậy vào cộng đồng trí thức và tôn giáo ở Hoa Kỳ để thấu hiểu được những nỗi khổ niềm đau của chúng tôi và giúp chúng tôi thoát khỏi tình thế tuyệt vọng.” (Harvard Crimson)

 

Trong chuyến du thuyết năm 1966 (Bính Ngọ), với  tư cách là một Sứ giả Hoà bình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chu du khắp 19 quốc gia, kêu gọi hoà bình và chia sẻ với thế giới nguyện vộng và nỗi thống khổ của đại đa số người dân Việt Nam – những người không được lên tiếng nói của mình. Một ký giả của tờ New York Post đã diễn tả lại ấn tượng mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mới đến Hoa Kỳ chỉ một vài hôm như sau:

 

Với hình dáng một nhà sư nhỏ thó, mảnh mai trong chiếc áo tu hành; có đôi mắt khi thì đượm buồn, khi thì rất linh động; giọng nói dịu dàng và truyền cảm. Nói theo kiểu bình dân của Mỹ thì có lẽ chiếc đầu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được Tướng Nguyễn Cao Kỳ treo giá ở Sài Gòn. . . Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói bằng một ngôn ngữ quốc tế của một học giả bị lôi cuốn vào bi kịch của lịch sử, khao khát chấm dứt sự điên rồ của chiến tranh, chứ không phải tìm kiếm một nền hoà bình có được bằng mọi giá . . . Khi được hỏi về ‘Tự do’ và Dân chủ’, Thiền sư Thích Nhất Hạnh hỏi lại bạn: “Tự do và Dân chủ để làm gì nếu bạn không còn sống?”. . . Lắng lòng nghe người với vóc dáng nhỏ nhắn, mảnh khảnh nhưng chân thành và đầy nhiệt tâm như thế, người ta tự hỏi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có nên cho phép Ngài trực tiếp hội kiến Tổng thống Mỹ Johnson hay không.

 

Chuyến đi năm 1966 là một chuyến đi khá căng thẳng. Sau buổi hội thảo với người lãnh đạo phong trào dân quyền bất bạo động, Mục sư Martin Luther King ở Chicago, ngày hôm hôm sau Thiền sư Thích Nhất Hạnh bay về Washington D.C. Tại đây, trong cuộc họp báo vào ngày 1 tháng 6, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra một bản Kiến nghị gồm 5 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có đề nghị Hoa Kỳ ngưng bắn ngay lập tức và có lịch trình rút quân khỏi Việt Nam. Ngay ngày hôm ấy, giới truyền thanh, báo chí và chính quyền miền nam Việt Nam (chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu) đã tố cáo Thiền sư Thích Nhất Hạnh tội phản quốc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tước quyền được trở về nước và bắt đầu cuộc sống lưu vong với thời gian trong 39 năm. Thiền Thích Nhất Hạnh nói: “Tội của tôi là đã dám lên tiếng kêu gọi hoà bình”.

 

Ngày nay chúng ta chứng kiến một siêu cường quân sự khác ném bom và giết hại thường dân, khiến địa phương – và có lẽ cả toàn cầu – đều đồng tình chống lại họ.

 

Trong những tuần gần đây, một lần nữa thế giới đã chứng kiến tình trạng bạo lực đau lòng đã nhấn chìm Israel và Palestine, một chu kỳ đau khổ và mất mát dường như không bao giời kết thúc, ảnh hưởng đến cuộc sống của vô số người dân. Những nỗi khổ niềm đau và sợ hãi của cả hai phía trong cuộc xung đột nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về một con đường hướng tới hoà bình, bắt nguồn từ lòng từ bi và sự thừa nhận phẩm giá  phổ quát của mỗi con người.

 

Trước khi đi sâu vào chi tiết cụ thể của cuộc xung đột đang diễn ra, chúng ta phải thừa nhận những đau khổ to lớn mà các cá nhân và cộng đồng ở hai bên biên giới Gaza-Israel phải trải qua. Những hình ảnh đau thương về sự huỷ diệt, tiếng kêu than của những người cha mẹ thân bằng quyến thuộc chia lìa âm dương cách biệt, và sự tuyệt vọng của những đứa trẻ vô tội đã nhắc nhở chúng ta về nhu cầu cấp thiết phải có một giải pháp công bằng và lâu dài.

 

Hôm thứ Bảy, ngày 7 tháng 10 vừa qua, lực lượng vũ trang mạnh nhất Trung Đông đã bị đánh úp và tỏ ra phản ứng bị động, các máy bay chiến đấu của Hamas và các nhóm chiến binh Palestine khác đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, bắn hàng nghìn quả tên lửa, đột kích vào các đồn biên phòng và tràn vào các khu định cư chỉ cách Gaza vài km. Các chiến binh đã giết chết ít nhất 1.400 người Israel, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già cũng như 260 người thiệt mạng tại một lễ hội nghệ thuật âm nhạc, vụ tấn công đơn lẽ nguy hiểm nhất trong lịch sử Nhà nước Israel. Bằng phản ứng nhanh chóng của mình, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã đẩy lùi và tiêu diệt tất cả các chiến binh đã tiến quân vào Israel và sau đó bắt đầu một cuộc oanh tạc bằng máy bay lớn vào Gaza, những hành động tương tự chưa từng thấy trên lãnh thổ này. Theo Liên Hợp Quốc, Israel đã phá hủy gần 1/4 phía bắc Dải Gaza, giết chết hơn 4.000 người Palestine, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. (ReliefWeb)

 

Là Phật tử, chúng ta được hướng dẫn bởi những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật về từ bi tâm, bất bạo động và mối liên hệ cơ bản giữa tất cả chúng sinh. Với tinh thần này, chúng ta phải lên án bạo lực bởi các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas đã mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, nguyên nhân gây ra làn sóng bạo lực mới nhất này. Chúng ta lên án Chủ nghĩa bài Do Thái (Antisemitism) dưới mọi hình thức. Và chúng ta cũng phải lên án hành động trả đũa quá mức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã cướp đi rất nhiều sinh mạng vô tội. Chúng ta lên án Bài Hồi giáo (Islamophobia) và hình phạt tập thể.

 

Các Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW). Bao gồm cả Liên Hợp Quốc, đã liên tục báo cáo về các hành vi vi phạm, lạm dụng và hậu quả tàn khốc của bạo lực. Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của việc ưu tiên hoà bình và nhân quyền hơn là xung đột kéo dài.

 

Tuy nhiên, vào thời điểm bài viết này, quân đội Israel đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza, một phản ứng mà các nhà phân tích lo ngại có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Trong khi đó, người Palestine ở Bờ Tây, nơi Hamas không có quyền kiểm soát và không có bắt nguồn cuộc tấn công nào, sống trong nỗi lo sợ bởi không thể kiềm chế bạo lực. Ngày 21 vừa qua, Tờ Times của Israel đưa tin rằng ở đó ba người Palestine đã bị trói, lột quần áo, đánh đập, đốt cháy “sau khi bị binh lính của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và những người định cư (Israel) bắt giữ.” (The Times of Israel)

 

Đạo Phật dạy chúng ta rằng từ bi tâm không chỉ là con đường đạo đức mà còn là nền tảng của sự hiểu biết và chữa lành. Chắc chắn, trong thời kỳ bạo lực, từ bi tâm có thể trông dữ dội và mạnh mẽ - tước bỏ vũ khí trước khi nó có thể gây thiệt hại, bắt giữ những kẻ có ý định gây thiệt hại trước khi chúng kịp thực hiện kế hoạch của mình, bắt giữ những kẻ đã gây tổn hại để họ có thể hầu toà.v.v. . .

 

Từ bi tâm đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận những nỗi khổ niềm đau và nỗi sợ hãi của những người bị tổn hại. Ngày nay, trong đó bao gồm gia đình và bạn bè của hơn 1.400 người Israel cũng như hơn 4.000 người Palestine. Nếu quay ngược thời gian, chúng ta sẽ tìm thấy những trường hợp tổn hại và dẫn đến đau đớn trong quá khứ - nỗi đau của Nakba, khi hơn 700.000 người Ả Rập Palestine bị đuổi khỏi nhà của họ ở Palestine, nỗi đau của Holocaust, khi ước tính có khoảng 6 triệu người Do Thái bị sát hại bởi chế độ Đức Quốc xã và các đồng minh của họ. Và những nỗi khổ niềm đau cứ tiếp diễn. Chu kỳ chấn thương khó lường.

 

Nhưng ngày nay, từ bi tâm buộc chúng ta phải tìm kiếm giải pháp hoà bình và công lý cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho một phía. Từ bi tâm mời gọi chúng ta nhìn nhận tình nhân loại được chia sẻ vượt qua rào cản tôn giáo, sắc tộc và quốc gia.

 

Ngày nay, chúng ta phải kêu gọi cam kết tuân thủ Pháp luật quốc tế và Nhân quyền. Trước mắt, điều đó có nghĩa là hãy cùng hàng triệu người trên khắp thế giới yêu cầu Israel ngừng kế hoạch tấn công trên bộ ở Gaza. Cộng đồng quốc tế bày đã bày tỏ quan ngại rõ ràng về cái giá phải trả của một cuộc xâm lược như thế, trước hết là đối với những người Palestine vô tội bị mắc kẹt trong nhà, trong nhà thờ và bệnh viện – tất cả đều đã bị hư hại hoặc phá huỷ bởi các cuộc tấn  công của Israel – cũng như đối với binh lính Israel chắc chắn sẽ mất mạng.

 

Nhưng ngoài những nỗi kinh hoàng trước mắt, các cuộc tấn công tiếp theo ở Gaza sẽ tiếp tục chu kỳ chấn thương, tạo ra một thế hệ khác của những người cảm thấy cần phải gây ra nỗi đau đó cho những người Israel hoặc người Do Thái vô tội hoặc ở những nơi khác trên thế giới. Hành động ngu xuẩn mong muốn trả thù – tất cả quá con người – này đã xuất hiện khi Chính phủ Israel gây ra nỗi đau cho người dân Gaza.

 

Các nhà lãnh đạo quốc tế cũng đã đề ra một khuôn khổ để giải quyết hoà bình cuộc xung đột này thông qua Liên Hợp Quốc và các Hiệp địnnh quốc tế. Chúng ta phải nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc này, bao gồm quyền tự quyết, chấm dứt các khu định cư bất hợp pháp và sự cần thiết phải có giải pháp hai nhà nước qua đàm phán, cùng nhiều giải pháp khác.

 

Nhưng trước hết, con đường dẫn đến hoà bình nằm ở đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Bằng cách mở các kênh liên lạc và thừa nhận quan điểm của nhau, cả người Israel và người Palestine đều có thể hướng đến sự hoà giải lâu dài. Trao đổi giữa người với người, đối thoại liên tôn giáo và các sáng kiến cấp cơ sở có thể thúc đẩy sự tôn trọng và đồng cảm lẫn nhau. Nhiều trong số này đã tồn tại nhưng ít được giới truyền thông chú ý. Giống như mỗi chúng ta có thể tham gia kiến tạo hoà bình, chúng ta hãy chung tay góp sức những người xây dựng hoà bình xung quanh chúng ta.

 

Hôm thứ Tư ngày 18 tháng 10 vừa qua, hàng nghìn nhà hoạt động chủ yếu là người Do Thái đã đến toà nhà Quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol để yêu cầu hoà bình và hỗ trợ người Palestine. Khoảng 300 người bước vào toà nhà – như những người biểu tình ôn hoà thường làm – và bị bắt trong một cuộc biểu tình bất bạo động thể hiện sự bất tuân dân sự.

 

Các cuộc biểu tình khác kêu gọi ngừng bắn đã diễn ra trong tuần này ở những nơi khác như Mỹ, Luân Đôn, Vương quốc Anh và trên toàn thế giới, bao gồm cả Sri Lanka và Nhật Bản.

 

Tất cả những người khác được truyền cảm hứng từ các nguyên tắc bất bạo động đều có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nỗ lực hoà bình. Chúng ta có thể tham gia và hướng dẫn các cuộc đối thoại liên tôn giáo, hỗ trợ các tổ chức hoạt động về hoà giải và thúc đẩy giáo dục hoà bình để thay đổi câu chuyện cho các thế hệ tương lai.

 

Người Phật tử thấu hiểu được những nỗi khổ niềm đau và chuyển hoá đau khổ thành trí tuệ và từ bi. Bằng cách đáp trả bạo lực ở Israel và Palestine bằng từ bi tâm, cam kết về nhân quyền và quyết tâm kiên định tìm kiếm một giải pháp công bằng và hoà bình, chúng ta tin rằng một ngày nào đó, cuộc xung đột lâu dài này có thể nhường chỗ cho hoà bình và hoà giải đã có từ lâu đời.

 

Khi đối mặt với bóng tối, mong rằng tất cả chúng ta đều cố gắng trở thành ngọn hải đăng rạng người ánh quang minh chính đại và là chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực, thể hiện đại hùng đại lực chuyển hoá của từ bi tâm và trí tuệ.

 

Lip video

 

Hãy "Dừng ngay nạn diệt chủng": Người biểu tình ủng hộ Palestine biểu tình khắp nước Mỹ, những người theo chủ nghĩa hòa bình Do Thái bị bắt tại Điện Capitol (Tòa Quốc hội Hoa Kỳ)

https://www.youtube.com/watch?v=eJJCdoQ6HYY

 

 

Hàng nghìn người tham dự cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở Luân Đôn, Vương quốc Anh

https://www.youtube.com/watch?v=AFr2M0qgXxg

 

 

Biểu tình ủng hộ Palestine diễn ra khắp thế giới

https://www.youtube.com/watch?v=aoslnJOPmps

 

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2022(Xem: 1169)
Chương trình Nghiên cứu Phật học Giáo dục (PKB) thuộc Đại học Phật giáo Nalanda (STAB) đã thành công trong việc ghi tên mình vào bảng xếp hạng kiểm định quốc gia với vị thế xuất sắc. Việc xác định tình trạng Công nhận xuất sắc dựa trên giấy quyết định của Viện Công nhận Độc lập số 769/SK/LAMDIK/Ak/S/XI/2022.
11/12/2022(Xem: 1265)
Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 20, Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB), Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc (한국정토학회), sự kiện được diễn ra từ các ngày 24-30/10 với chủ đề “Phật giáo trong Thế giới bị Chia cắt: Hành tinh Hòa bình và mức độ lây lan của COVID-19 trên toàn cầu” (Buddhism in a Divided World: Peace Planet, Pandemic). Diễn đàn được phân cách giữa cảnh núi non hùng vĩ đầy thơ mộng mùa thu của Mungyeong (Văn Khánh) là một thành phố thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc tại Hàn Quốc và sự nhộn nhịp của đô thị Seoul thế kỷ 21, đã quy tụ gần 100 diễn giả và người tham dự, các thành viên của Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) từ khắp nơi trên thế giới
08/12/2022(Xem: 1276)
Nữ Cư sĩ Lhadon Tethong, một nhà hoạt động chính trị người Canada gốc Tây Tạng, đồng sáng lập và Giám đốc Viện Hành động Tây Tạng (TAI), đồng thời là cựu Giám đốc điều hành tổ chức Vận động Sinh viên vì Tự do Tây Tạng (SFT), đã phân tích điểm chung trong việc nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc thuộc địa hóa, bóc lột và phủ nhận chủ quyền tự do nhân quyền Tây Tạng, Tân Cương, Nam Mông Cổ trong nhiều thập kỷ qua. Bà nói: “Trong suốt 10 năm cầm quyền của Đảng trưởng Tập Cận Bình, mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn. Hiện tại với quyền lực vô biên mới trong tay ông Tập Cận Bình, chắc chắn ông ta sẽ lộng hành ở tất cả các thuộc địa Trung Quốc, do không có bất kỳ trách nhiệm giải trình nào, đối với người dân trong nước của ông ta hoặc với cộng đồng thế giới.”
03/11/2022(Xem: 1857)
Chương Trình Khóa Tu Học Đại Giác nhân Lễ Phật Thành Đạo tại Hoa Kỳ (17-18/12/2022)
19/10/2022(Xem: 3234)
Sáng ngày 08/10/2022, tại Tu viện Huyền Không - số 14335 Story Road, thành phố San Jose (Hoa Kỳ), Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng học kỳ I, niên khóa 2022-2023. Quang lâm dự lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Viên Lý, viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster; Hòa thượng Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Tâm Trung Giác, trú trì đạo tràng Linh Hòa, thành phố San Jose; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ niệm Phật đường Fremont; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trú trì tu viện Huyền Không; Ni sư Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; chư Ni trú xứ tu viện Huyền Không và tịnh xá Ngọc Hòa; GSTS. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, hiệu trưởng, GSTS. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, phó hiệu trưởng; cùng đông đảo chư vị giáo sư thỉnh giảng, giáo thọ sư; chư vị trong ban tu thư, chư vị thiện tri thức; huynh trưởng gia đình Phật tử; phóng viên nhiều báo đài ở San Jose; các cơ sở bảo trợ; cùng đông đảo Phật tử, học viên đến
19/09/2022(Xem: 1549)
Hòa bình bền vững gắn liền với chánh niệm trong từng giây phút hiện tại, con người và các mô hình thu nhỏ nơi đó chúng ta đang tồn tại. Thay vì tồn tại như một trạng thái tĩnh, hòa bình có tính hữu cơ và năng động, tự nó tạo ra những mơ hồ của “bất an”. Vì vậy, trở thành một nhà lãnh đạo có chánh niệm bắt đầu bằng việc thực hành Năm Chánh Niệm (Năm Giới) trong Bát Chánh Đạo (Xem Phụ lục A) và tìm kiếm sự bình an trong bản thân và tiếp tục chánh niệm bằng cách thể hiện sự bình an đó mỗi ngày. Việc làm này là hạt giống để từ đó các hệ thống và hoàn cảnh tự chúng có thể duy trì được sự hòa bình bền vững.
19/09/2022(Xem: 2474)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 9 năm 2022, ông Rustum Nyquist, viên chức chính trị của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, để viếng thăm Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN. Cùng đi với ông Rustum Nyquist là cô thông dịch viên Thùy Linh. Đại diện Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN đón tiếp ông Rustum Nyquist tại Chùa Từ Hiếu gồm có: Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai; Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Thiền Thất Lộc Uyển, Hóc Môn; Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Trụ Trì Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
15/09/2022(Xem: 2372)
Cung điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời tại lâu đài Balmoral ở Scotland ngày 8/9, thọ 96 tuổi. "Nữ hoàng đã ra đi một cách yên bình tại cung điện Balmoral chiều nay. Vua cùng Vương hậu sẽ ở lại Balmoral tối nay và trở lại London vào ngày mai", Cung điện Buckingham thông báo lúc 18h30 ngày 8/9 (0h30 ngày 9/9 giờ Hà Nội). Thái tử Charles, 73 tuổi, người được chỉ định thừa kế ngai vàng từ năm ba tuổi, hiện trở thành Vua Charles III, và sẽ được chính thức công bố tại Cung điện St James’s ở London trong thời gian sớm nhất có thể.
09/09/2022(Xem: 2746)
Đại Lễ Vu Lan PL.2566 (2022) tại Chùa Diệu Pháp Liên Hoa, California, Hoa Kỳ
02/09/2022(Xem: 2439)
Less PLastic in our hometown.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567