Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật một Tôn giáo “Toàn cầu hóa” trong Thế giới Hiện đại

14/12/202217:08(Xem: 1774)
Đạo Phật một Tôn giáo “Toàn cầu hóa” trong Thế giới Hiện đại


toan cau (1)

Đạo Phật
một Tôn giáo “Toàn  cầu hóa” trong Thế giới Hiện đại

 (Buddhism as a “Glocalized” Religion in the Modern World)

 

"Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald’s, Nestle, Starbucks và Toyota.

 

Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và ‘đôi khi’ quan tâm đến lợi ích của thiểu số.

 

Trong bối cảnh phát triển của Phật giáo, “toàn cầu hóa” (glocalization) có thể được coi là một phong trào thể hiện những phương tiện thiện xảo trong việc truyền bá giáo lý Phật đà và thái độ đến các vùng mới, đồng thời đáp ứng những nhu cầu cụ thể lịch sử và văn hóa. Tại đây chúng ta sẽ quan sát sự phổ biến của Phật giáo trong thế giới hiện đại, với việc tham khảo một số trường hợp cụ thể được dẫn đầu bởi các nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới, Đại sư Tinh Vân (星雲大師), Thiền sư Thích Nhất Hạnh (一行禪師) và Đức Đạt Lai Lạt Ma (達賴喇嘛尊者), tất cả đều làm sáng tỏ sự thành công trong việc hoằng dương Phật pháp, cũng như những thách thức của nó với tư cách là một tôn giáo thế giới trong thời hiện đại.

 

Lý giải sự kết hợp của các từ “toàn cầu hóa” (glocalization) và “bản địa hóa” (localization)

 

”Khái niệm “glocalization” được ghép từ “globalization” (toàn cầu hóa) và “localization” (bản địa hóa) được các nhà kinh tế học Nhật Bản sử dụng trong thập niên 1980 để chỉ sự gia tăng yếu tố địa phương trong các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Tại Nhật Bản, khái niệm này xuất phát từ việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Nhật Bản và được người Nhật gọi là “dochakuka” (thổ trữ hóa, 土着化).

 

Nhà xã hội học và lý thuyết về toàn cầu hóa, Giáo sư Roland Robertson là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “glocalization” (trong kinh doanh có nghĩa là “tầm nhìn toàn cầu được áp dụng cho các điều kiện địa phương”) vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội học truyền thông.

 

Ông cho rằng yếu tố địa phương vốn gắn chặt với quá trình toàn cầu hóa và được nhận ra một cách chính xác thông qua các biểu hiện đặc biệt (thường được gọi là bản sắc). Do Giáo sư Roland Robertson phát triển khái niệm “glocalization” trước khi các chương trình truyền hình thực tế (THTT) bước vào thời hoàng kim nên ông chủ yếu thiên về các chiến lược đa dạng của các công ty đa quốc gia giới thiệu các sản phẩm toàn cầu của họ với các đặc điểm văn hóa của địa phương mà sản phẩm hướng tới. Tuy nhiên thuật ngữ này sau đó đã được khu biệt chủ yếu trong việc nghiên cứu truyền thông và được sử dụng khi đề cập đến hoạt động mua bán các định dạng chương trình truyền hình. (Khondker 2004, 4)

 

Năm 1995 Giáo sư Roland Robertson đã đặt ra nó bằng tiếng Anh trong tác phẩm “Glocalization: Time-Space and Homogenity-Hetergenity” (Toàn cầu hóa, Địa phương hóa: Thời gian, không gian, tính đồng nhất và dị biệt) có tham khảo Từ điển Oxford về các từ mới, đã định nghĩa thuật ngữ vào năm 1991 là “được hình thành bằng cách để tạo ra một sự kết hợp giữa viễn thông toàn cầu và địa phương”. (Robertson 1995, 4) Ngày nay, Từ điển Oxford định nghĩa toàn cầu hóa là: “Việc thực hiện hoạt động kinh doanh bởi những cân nhắc địa phương và toàn cầu hóa”.

 

Trong khi Từ điển Merriam-Webster vẫn chưa bao gồm “glocalization”, có thể do tính mới tương đối của nó, nhưng Từ điển tiếng Anh Cambridge định nghĩa nó là “ý tưởng rằng trong điều kiện địa phương và toàn cầu hóa phải được cân nhắc”.

 

Tương tự như khái niệm toàn cầu hóa, là giới hạn không đầy đủ nếu chỉ quan sát toàn cầu hóa từ các góc độ chính trị, kinh tế và thương mại. Cả hai khái niệm đều bao gồm nhiều lĩnh vực hơn, văn hóa, giá trị (bằng tiền hoặc các hàng hoá khác mà có thể trao đổi được), tôn giáo, công nghệ, giao thông, truyền thông và phát triển xã hội. Những lĩnh vực này ‘riêng lẽ và kết hợp’ thúc đẩy sự chuyển hóa của thế giới nhân loại ở cả quy mô và vĩ mô (xã hội học) và vi mô (cá nhân). Điều này được thực hiện nhờ sức mạnh của hai lực lượng hoạt động song song: toàn cầu hóa để kết nối và trao đổi những lợi ích chung và bản địa hóa để tôn trọng và giữ gìn sự khác biệt. Như vậy, sự kết hợp giữa toàn cầu hóa và nội địa hóa “khi thương lượng điều kiện một cách khôn ngoan và giá trị của hai nguồn lực” có thể giúp thế giới phát triển các lĩnh vực mới, nhưng trong đó được các xã hội chấp nhận và cá nhân có thể phát triển. Với sự cộng hưởng của Phật giáo trong ứng xử, với Con đường Trung đạo nhằm ngăn ngừa những hậu quả bất thiện và sự cực đoan hoặc phân cực. Phù hợp với cách tiếp cận với các hệ thống bất nhị nguyên, nhà xã hội học Roland Robertson bổ sung thê một quan điểm khác về toàn cầu hóa và địa phương hóa ‘quan điểm rằng luôn có tính toàn cầu trong phạm vi địa phương và địa phương trong toàn cầu’. (Robertson 1995, 8–13) Điều này có nghĩa là quá trình toàn cầu hóa, nắm bắt các yếu tố của cả hai bên, biến chúng thành một không gian mới và được cho là đã được cải thiện.

 

Tại Nhật Bản, nguồn gốc của khái niệm này chỉ ra sự kết hợp bởi ý định thích ứng các sản phẩm của Nhật Bản với thị trường toàn cầu, và các diễn đàn quốc tế ngày càng tăng để thúc đẩy tôn giáo hiện đại. Những điều này dẫn đến một phong trào đại kết vừa tôn vinh sự khác biệt vừa tìm kiếm những điểm chung (Robertson 1995, 12–13) Trong vài thập kỷ qua, những gì đã xảy ra rõ ràng cho thấy rằng sự toàn cầu hóa không đồng nghĩa với sự phương Tây hóa. (Khondker 2004, 5) Các sản phẩm dịch vụ, văn hóa và giá trị có nguồn gốc từ phương Đông, có thể toàn cầu hóa hoặc đóng một vai trò quan trọng trên các nền tảng quốc tế.

 

Có thể coi toàn cầu hóa là một bản cập nhật của khái niệm toàn cầu hóa, khái niệm này quá giới hạn trong giải thích các động lực mới nhất giữa tính đồng nhất toàn cầu, và tính cục bộ không đồng nhất. “Khái niệm toàn cầu hóa đại diện cho một thách thức đối với các quan

niệm đơn giản về quá trình toàn cầu hóa, là sự mở rộng tuyến tính của các quy mô lãnh thổ.” (Joachim Blatter & Munro 2013, 1)

 

Toàn cầu hóa cũng mang ý nghĩa tiêu cực gắn liền với hành trang của ưu thế phương Tây, và những mở rộng kinh tế, chính trị một chiều trong thời gian gần đây. (*) Trong 40 thập kỷ qua, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và hệ thống thông tin, trao đổi cung cấp thông tin rút ngắn thời gian hành trình di chuyển trong hành tinh. Ảnh hưởng tuyến tính từ xa đến gần không còn là bất di bất dịch hoặc không thể thay đổi. Toàn cầu và địa phương là hai mặt của đồng tiền, (Suchacek 2011, 323) đan xen vào một quá trình có tác động mạnh hơn về toàn cầu hóa, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho nhân loại thế giới ở cả cấp độ xã hội và cá nhân. “Toàn cầu hóa được hiểu là ‘sự suy nghĩ và hành động trên toàn cầu và tại địa phương’, được coi là một chiến lược đúng đắn cho sự phát triển bền vững trong tương lai của toàn bộ hành tinh. Thuật ngữ này thể hiện khả năng của con người để vượt qua (ít nhất là về mặt tinh thần) trên các quy mô khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ”. (Suchacek 2011, 322–23)

 

Giao tiếp chân thành trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa

 

Trung tâm đổi mới sáng tạo của truyền thống Phật giáo, được tìm thấy giáo lý về phương tiện thiện xảo (upaya-kaushalya), đã được sử dụng từ thời đức Phật để giúp mọi người ở các vùng địa lý, văn hóa, chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau hiểu được đạo Phật. (Wong 2018, 10) Trong cuốn “Đạo đức học Phật giáo” (Buddhist Ethics, 佛教倫理學), Giáo sư danh dự về đạo đức học phật giáo của Đại học Goldsmiths, Đại học Luân Đôn Damien Keown trích dẫn lời đức Phật như một ví dụ:

 

… “Giáo lý đạo đức học Phật giáo được xem là dựa trên cơ sở quy luật vũ trụ quan của Phật pháp hơn là những áp đặt từ trên xuống của Thượng Đế. Đạo Phật cho rằng những điều kiện của quy luật tự nhiên này đã được phát hiện bởi những bậc thầy giác ngộ, và những ai đạt đến mức độ nhận thức nhất định đều có thể hiểu được. Khi sống một cuộc sống đạo hạnh, một người trở thành hiện thực của giáo pháp, và bất cứ ai sống theo lối sống gìn giữ giới luật đều có thể kỳ vọng ở quả báo của thiện nghiệp, như an lạc trong kiếp này, tái sinh tốt đẹp hơn, và cuối cùng đạt cảnh giới niết bàn”… (Trích Chương 1, Đạo đức học Phật giáo, Damien Keown)

 

“Khi nói chuyện với những người Bà La Môn, Đức Phật thường giải thích rằng, bằng cách tham khảo các nghi lễ và truyền thống của họ, dẫn dắt họ từng bước để xem chân lý của nguyên lý đạo Phật.” (Keown 2005, 18)

 

“Trong khi hoằng dương giáo pháp tại các cộng đồng khác nhau, đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất ủng hộ việc tôn trọng dân phong quốc tục của mỗi địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển tải nội dung bằng ngôn ngữ và cách thức văn hóa mà người dân địa phương có thể hiểu được một cách dễ dàng. Điều này trái ngược với giới tinh hoa tôn giáo thời đó, những người giới hạn trong việc giảng dạy của họ bằng tiếng Phạn. ** (Bodhidharma 1999, 7)

 

Đại sư Tinh Vân và cộng đồng Phật giáo Trung Hoa trên toàn cầu

 

Trong thế giới đương đại, việc toàn cầu hóa Phật giáo vẫn tiếp tục sử dụng các phương tiện thiện xảo. Đại sư Tinh Vân đến từ Trung Hoa lục địa, là một ví dụ điển hình. Ở đây, Trung Hoa đề cập đến một cộng đồng lớn hơn của những người có nguồn gốc văn hóa dân tộc Trung Hoa hơn là bất kỳ chủ quyền hoặc chính thể quốc gia nào.

 

Đại sư Tinh Vân (星雲大師) tục danh Lý Quốc Thâm (李國琛), pháp danh Kim Giác (今覺), pháp hiệu Ngộ Triệt (悟徹), bút danh Triệu Vô Nhậm (趙無任) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1927 (22. 7. Đinh Mão) tại huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Thân phụ là Lý công huý Thành Bảo, mẫu thân Lưu Ngọc Anh. Ngài là người con thứ ba trong một gia đình có bốn anh trai và một chị gái.

 

Năm lên 5 tuổi, Ngài đến ở với bà nội và bắt đầu ăn chay. Tám tuổi đi học trường làng và năm 13 tuổi Ngài đến Tổ đình Thê Hà Tự (棲霞寺), Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đảnh lễ Trưởng lão Chí Khai thượng nhân (志開上人, 1911-1979) cầu xin thế phát xuất gia tu học và về sau được Hòa thượng Bản sư truyền pháp mạch Thiền phái Lâm Tế đời thứ 48, Thiền tông Trung Hoa.

 

Năm1947, Ngài học tại Phật học viện Tiêu Sơn (焦山佛學院), tỉnh Giang Tô. Năm 1948, Ngài đến trụ trì Hoa Tạng Tự ở Nam Kinh và làm chủ bút một tờ báo Phật giáo.

 

Thời gian Nội chiến Quốc-Cộng lần thứ 2 (1945-1950), Ngài tỵ nạn sang Đài Loan vào năm 1949. Ngài luôn mỉm cười khi người Đài Loan nói rằng Ngài đến từ Trung Hoa đại lục, và ngược lại, khi các thân hữu ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng Ngài đến từ Đài Loan. Ngài trả lời, “Chúng ta là toàn cầu. Chúng ta đều như nhau, và cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này,” (Chandler 2002, 69).

 

Đây là một câu trả lời chân thật và trí tuệ trong ngôn ngữ hiện đại, giáo dục quan trọng của đạo Phật giá trị của sự bình đẳng (Xả, upeksha), một trong Tứ Vô lượng tâm. (Thera 1993, 20-24).

 

Trong lịch sử ban đầu Phật giáo có những thông điệp mạnh mẽ về hòa bình. Người sáng lập Đạo Phật là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Suốt 49 ngày đêm tĩnh tọa dưới cội Bồ đề, lúc ánh sao Mai tỏa sáng, Thái tử Sĩ Đạt Ta thể nhập Bản thể tuyệt đối, chứng đắc quả vị Vô thượng Chính giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, khi thành tựu được sự giác ngộ, thì Ngài nói rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sinh đều có bản chất Giác ngộ bình đẳng như nhau. Không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn. Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”.

 

Ngược dòng lịch sử nhân loại thế giới hơn 25 thế kỷ, Ngài kêu gọi: “Xóa bỏ giai cấp, đem lại sự tự do bình đẳng cho loài người”. Câu nói tự do bình đẳng này trước tiên là từ kim ngôn khẩu ngọc Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ tự do bình đẳng.

 

Đại sư Tinh Vân (星雲大師), người lãnh đạo tâm linh, người sáng lập và cố vấn tinh thần của tông phái Phật Quang sơn toàn cầu, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn (BLIA). Ngài khai sơn và tạo các cơ sở tự viện Phật giáo, tổ chức Phật Quang Sơn tại hơn 173 quốc gia trên sáu lục địa, độ chúng xuất gia tu học gần bốn nghìn người, (Bách khoa toàn thư Phật giáo Trung Quốc 2016, 3) và truyền Tam quy y, cấp giới điệp cho hàng triệu Phật tử tại gia. (Chandler 2002, 53) Ngài phát nguyện quảng bá tôn chỉ “Phật giáo Nhân gian” (Humanistic Buddhism, 人間佛教) – Ngài cảm thấy phù hợp với thế giới đương đại thông qua việc kết nối Phật giáo với cuộc sống thường nhật của nhân loại – Đại sư Tinh Vân đưa những ý tưởng Phật giáo vào mỗi thông điệp mà Ngài truyền tải và mở rộng lộ trình Phật giáo cho nhân dân Trung Hoa và không phải Hoa kiều trên khắp thế giới với những chiến lược và các ý tưởng tuyệt vời. Những chiến lược này là phương tiện tiện xảo trong truyền bá chính pháp Phật đà một cách tuyệt hảo, xây dựng mối quan hệ và giáo dục, tất cả đều được hiện thực với cả hai toàn cầu và địa phương với sự cân nhắc kỹ lưỡng.

 

Năm 1967, Đại sư Tinh Vân lần đầu tiên khai sáng Tổ đình Phật Quang Sơn tọa lạc tại Cao Hùng, một thành phố miền Nam Đài Loan, Ngài đã nâng tầm cơ sở tự viện này thành một trung tâm văn hóa Phật giáo quy mô nhất ở Đài Loan để đáp ứng nhu cầu cho việc giáo dục đào tạo người xuất gia và nâng cao trình độ Phật học cho người cư sĩ tại gia cũng như quảng bá tinh hoa của đạo Phật, cập nhật tin tức, thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái, và thiết lập cột mốc trong thành phố Phật giáo này. Nơi đây đã trở thành chiến lược cho một ngôi đại già lam quy mô tầm quốc tế mà Ngài kiến tạo trong những năm tháng tiếp theo ở trong và ngoài quốc gia Đài Loan. Mục tiêu của Ngài là đáp ứng nhu cầu của người dân bản xứ đến chiêm bái và tu học Phật pháp.

 

Các cơ sở tự viện thuộc hệ thống Phật Quang Sơn, nơi tổ chức các sự kiện Phật giáo gắn liền với các lễ hội nhân gian, các sự kiện xã hội cho người dân địa phương, những Phật tử và những tín đồ tôn giáo khác, cho nhân dân Trung Hoa và không phải Hoa kiều. Khi mọi người bước vào chốn Phật đường, Đại sư Tinh Vân giúp cho họ trải nghiệm Phật pháp và “tạo ra các nhân duyên phúc báu”. (Chandler 2002, 59) Khuyên nhủ mọi người kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp, mặc dù họ chưa có thể phát nguyện thực hành trên lộ trình giác ngộ, giải thoát sinh tử luân hồi. Theo truyền thống, ý tưởng về sự kết duyên là dành cho những người mới sùng đạo, những người sẽ tiếp tục tài trợ cho việc kiến tạo các cơ sở tự viện Phật giáo, ấn tống kinh điển và góp phần giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo. Theo tôn chỉ của hệ thống Phật Quang Sơn, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn (BLIA), sự kết duyên đề cập đến bất kỳ hành động hảo tâm hào phóng nào sẽ xây dựng mối quan hệ cá nhân đối với Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và do đó có cơ hội tích công lũy đức. Nó khuyến khích giá trị quan trọng của Phật giáo bởi sự bố thí (Dāna, 布施) (Insight 2013b) sự hoàn hảo (Pāramīs, 波羅蜜) đầu tiên trong 10 Ba la mật được liệt kê bởi Kinh điển Phật giáo. (Bodhi 2013, 2)

 

10 Ba la mật:

 

1- Dānapāramī: Pháp hạnh bố thí Ba la mật,

 

2- Sīlapāramī: Pháp hạnh giữ giới Ba la mật,

 

3- Nekkhammapāramī: Pháp hạnh xuất gia Ba la mật,

 

4- Paññāpāramī: Pháp hạnh trí tuệ Ba la mật,

 

5- Vīriyapāramī: Pháp hạnh tinh tấn Ba la mật,

 

6- Khantipāramī: Pháp hạnh nhẫn nại Ba la mật,

 

7- Saccapāramī: Pháp hạnh chân thật Ba la mật,

 

8- Adhiṭṭhānapāramī: Pháp hạnh phát nguyện Ba la mật,

 

9- Mettāpāramī: Pháp hạnh tâm từ Ba la mật,

 

10- Upekkhāpāramī: Pháp hạnh tâm xả Ba la mật.

 

Đưa ra khái niệm này lên một cấp độ khác, Đại sư Tinh Vân khéo suy trì các mối quan hệ của bản thân với các chính trị gia địa phương và các quốc gia có ảnh hưởng, cũng như các tập đoàn tài chính, các đại gia hào phóng, để thu hút họ tham gia vào tôn chỉ “Phật giáo Nhân gian” và giúp họ dễ dàng tiếp cận với sự kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp. Điều này tương ứng với sự hỗ trợ tài chính của họ cho khóa tu học Phật pháp, giúp họ góp phần truyền bá ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp tại các khu vực, đổi lại chi tiêu du lịch cho các thành phố địa phương. (Chandler 2002, 63) Phương tiện thiện xảo này đã được chứng tỏ trong hiệu quả đối tác và Đại sư Tinh Vân đã thành công trong việc gặp gỡ nhiều lần với các chính trị gia lãnh đạo các quốc gia khác nhau, bao gồm các vị Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Ngài cũng đã từng trải qua những lần thất bại khi các thành viên của các giới phương tiện truyền thông nhầm lẫn các hoạt động gây quỹ của Ngài như những tác nhân bị cáo buộc là đối thủ với các lợi ích nhóm chính trị và kinh tế. Trong những năm gần đây, Đại sư Tinh Vân đã vẫn ít công khai hơn và vẫn duy trì các mối quan hệ với giới lãnh đạo cấp cao ở nhiều quốc gia khác nhau.

 

Theo tôn chỉ của hệ thống Phật Quang Sơn, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn (BLIA), ngay từ đầu đã lập phương hướng hoạt động, ủng hộ văn hóa truyền thống Trung Hoa đích thực và Phật giáo Đại thừa. Phương hướng hoạt động tiếp theo có thể được coi là những phương tiện thiện xảo, nhằm thu hút và chăm sóc một số lượng lớn người nhập cư Trung Quốc bên ngoài Trung Hoa đại lục cũng như tại Đài Loan, do đó thực hiện một Sứ mệnh Vinh quang. Sự nhấn mạnh về bản sắc văn hóa – thay vì bản sắc tôn giáo thuần thúy – và bảo vệ các cơ sở của họ ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines, nơi Phật giáo chiếm thiểu số. Đây có lẽ là một trong những lý do chính tại sao “Thật an toàn khi được biết hơn 99% thành viên Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn (BLIA) là người gốc Hoa kiều” (Chandler 2002, 56) Tuy nhiên, điều này không ngăn được Đại sư Tinh Vân vẫn tiếp cận với các cộng đồng không phải người gốc Hoa kiều. Ví dụ, Ngài sẽ đề nghị cung cấp chi phí đi lại và chỗ ở cho việc giáo dục đào tạo tại Đài Loan để khuyến khích các sinh viên không phải là người Hoa kiều.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và đạo Phật Nhập thế

 

Trong khi Đại sư Tinh Vân đã tạo dựng một cộng đồng Phật giáo Hoa kiều được tôn vinh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, sinh năm 1926 (lớn hơn Đại sư Tinh Vân một tuổi), vị Sứ giả Hòa bình, phản đối Chiến tranh Việt Nam, Ngài đã gặp phải nhiều khó khăn tại quê nhà, bởi hai chế độ điều công khai tẩy chay Ngài, dẫn đến việc lưu vong xứ người gần 40 năm và Ngài đã sống và sáng lập Làng Mai tại Pháp và các nơi khác trên thế giới phương Tây. Tuy nhiên, Ngài cũng thành công vinh quang không kém việc cập nhật Phật giáo, với cách tiếp cận tôn giáo khác nhau của Ngài.

 

Tiến sĩ David Steindl-Rast nói rõ rằng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một vị tu sĩ hành động.

 

Năm 1995, Tiến sĩ David Steindl-Rast người Mỹ, Tu sĩ Dòng Biển Đức (OSB) Công giáo La Mã đã viết lời tựa cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị hoạt Phật, Đấng Christ sống, viết rằng “Ngài ‘Thiền sư Thích Nhất Hạnh’ với sự tôn trọng sâu sắc đối với khái niệm, nhưng như một phương tiện, không phải cứu kính.” (Nhat Hanh 2007, 14)

 

Tiến sĩ David Steindl-Rast nói rõ rằng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một vị tu sĩ hành động. Các phương tiện thiện xảo của Ngài được thể hiện thông việc tôn vinh hóa – bằng cách hiện đại hóa – sự thể hiện các khái niệm Phật giáo, do đó được chuyển thành hành động tham gia vào thế giới đương đại.

 

Năm 1963, thời Pháp nạn Phật giáo Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam đang trên đà khốc liệt, từ bi tâm dâng trào, khi nhìn thấy người dân đang trong khốn khổ bởi chiến tranh trên quê hương mình, khi đó chiến tranh đang leo thang ác liệt. Đó là một cuộc chiến tranh không chỉ giữa những ý thức hệ ngoại lai mà còn giữa vũ khí của nước ngoài. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đặt ra thuật ngữ quan trọng đạo Phật Nhập thế” (Engaged Buddhism; 入世佛教), (Harvey 2000, 112) về mặt khái niệm tương tự như “Phật giáo Nhân gian” (Humanistic Buddhism, 人間佛教) do Đại sư Tinh Vân chủ xướng và hoàn toàn khác biệt về những gì nó đã truyền tải. Tại thời điểm đó, Ngài đã nhìn thấy nhu cầu thiết thực của đất nước mình và tiếp tục, “kêu gọi chư tôn tịnh đức tăng già và toàn thể Phật giáo đồ hãy gát lại việc chủ nghĩa cá nhân đơn phương, để cùng chung tay góp sức vào đại cuộc, đấu tranh bất bạo động với chính phủ và các cơ quan khác chịu trách nhiệm về sự đau khổ sâu sắc.” (Esposito 2009, 394)

 

Trong thực tiễn hành động, Ngài “lãnh đạo các cuộc biểu tình phản chiến, xây dựng lại các làng mạc, tái định cư cho những người tỵ nạn, vận động hành lang quốc tế cho các cuộc đàm phán hòa bình và xuất bản các bài báo, sách về cuộc khủng hoảng tại quê hương đất nước của Ngài mà truyền thống Phật giáo phải đối mặt.” (Gale 2005, 1–2)

 

Trong hoạt động Phản chiến, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ rằng:

 

“Kẻ thù của chúng ta là hận thù, cuồng tín và bạo động. Kẻ thù của chúng ta không phải là con người. Nếu giết hết con người, ta sẽ ở với ai? Phong trào hòa bình ở Việt Nam rất cần sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế, nhưng bạn bè quốc tế không thể nghe thấy chúng tôi. Vậy nên thỉnh thoảng chúng tôi lại phải tự thiêu để báo cho thế giới biết rằng chúng tôi không muốn cuộc chiến tranh này, xin hãy giúp chúng tôi chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này! Đạo Bụt giống như một đóa hoa sen thanh lương đang cố sức vươn lên trong biển lửa nóng bức ấy của cuộc chiến.

 

Tôi đã dịch cuốn sách sang tiếng Việt và một người bạn Mỹ trong phong trào hòa bình mang nó về Việt Nam. Cuốn sách được in chui và rất nhiều bạn trẻ đã âm thầm phổ biến cuốn sách, hành động đó cũng giống như hành động kháng chiến vậy.

 

Nhiều bạn trẻ yêu cầu tôi xuất bản tập thơ về hòa bình. Các bạn gọi đó là thơ phản chiến. Tôi chiều ý. Các bạn trẻ đã thu thập được 60 bài thơ về hòa bình của tôi và trình cho chính quyền miền Nam (trước 1975) để xin phép xuất bản. Chỉ có vài bài được chấp nhận, 55 bài bị kiểm duyệt. Nhưng các bạn không nản chí, họ đã cho in chui tập thơ và tập thơ bán hết rất mau. Ngay cả một số mật vụ cũng thích tập thơ bởi vì chính họ cũng đang là nạn nhân của cuộc chiến, họ tới hiệu sách và nói: “Đừng nên bày tập thơ ra như thế, phải giấu đi”.

 

Đạo Phật giáo Nhập thế” (Engaged Buddhism) còn được gọi là “Phật giáo Dấn thân vào xã hội” (socially engaged Buddhism), đề cập đến một phong trào xã hội Phật giáo nổi lên ở châu Á vào thế kỷ 20, bao gồm những Phật tử đang tìm cách áp dụng đạo đức Phật giáo, những hiểu biết có được từ việc thực hành thiền định và những lời dạy của đức Phật. Ứng dụng Phật pháp cho các tình huống đương thời về sự đau khổ xã hội, chính trị, môi trường và kinh tế và sự bất công, là một phương pháp tiếp cận của các nhà hoạt động đối với các vấn đề gây tranh cãi đương thời, trong khi đó “Phật giáo Nhân gian” (Humanistic Buddhism, 人間佛教) là một phương tiện giáo dục, quảng bá và sùng kính thường nhật đối với Phật giáo. Cả hai đều là những phương tiện thiện xảo được dựa vào truyền thống từ bi, trí tuệ của Phật giáo Đại thừa, tìm cách cải thiện thế giới và giúp nhân loại và chúng sinh giải thoát tất cả những nỗi khổ niềm đau.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đặt ra một thuật ngữ hiện đại khác có liên quan: “Hỗ tức hỗ nhập” (Interbeing, 互即互入) hay còn gọi là “duyên khởi tính Không” (緣起性空) (Rifkin 2004, 100)

 

Năm 1964, Ngài đã phát thảo Dòng tu Tiếp Hiện (tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre), một dòng tu theo phái Phật giáo dấn thân, được sáng lập tại Việt Nam vào tháng 2 năm 1966. Dòng tu này dành cho người xuất gia cũng như người thế tục, nam cũng như nữ.

 

Lễ thọ giới đầu tiên được tổ chức ngày 16 tháng 1 năm Bính Ngọ (ngày 5 tháng 2 năm 1966. Cho đến năm 2006, số người đã được thọ giới trên thế giới đã lên trên con số hàng nghìn, vạn người, gồm hơn 30 quốc tịch khác nhau.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã biên soạn 14 giới dành cho Dòng tu Tiếp Hiện, với lý tưởng Bồ tát hạnh vô ngã vị tha, tất cả vì lợi ích chung cho cộng đồng nhân loại chúng sinh. (Keown 2005, 35–36)

 

Ngài nói: “Mười bốn giới Tiếp Hiện là nền tảng của dòng tu Tiếp Hiện. Đó là bó đuốc soi đường, là con thuyền chuyên chở, là bậc thầy chỉ lối của chúng ta. Những giới này giúp ta tiếp xúc được với tự tánh tương tức của vạn vật và thấy được rằng hạnh phúc của chúng ta liên hệ một cách mật thiết với hạnh phúc của mọi người, mọi loài. Tương tức không phải là một lý thuyết, đó là một sự thật mà mỗi người trong chúng ta đều có thể kinh nghiệm trực tiếp bất cứ lúc nào trong đời sống hàng ngày. Mười bốn giới Tiếp Hiện có công năng chế tác và nuôi lớn Định và Tuệ trong ta và do đó giúp ta vượt thắng sự sợ hãi và ảo tưởng về một cái ta riêng biệt”.

 

14 giới dành cho Dòng tu Tiếp Hiện

 

– Giới thứ nhất: Thái độ cởi mở

 

– Giới thứ hai: Phá bỏ kiến chấp

 

– Giới thứ ba: Tự do nhận thức

 

– Giới thứ tư: Ý thức về khổ đau

 

 

– Giới thứ năm: Nếp sống lành mạnh và từ bi

 

– Giới thứ sáu: Chăm sóc cơn giận

 

– Giới thứ bảy: Hiện pháp lạc trú

 

– Giới thứ tám: Xây dựng đoàn thể tu học chân chính và duy trì sự truyền thông

 

– Giới thứ chín: Ngôn ngữ chân thật và từ ái

 

– Giới thứ mười: Bảo vệ và nuôi dưỡng tăng thân

 

– Giới thứ mười một: Chánh mạng

 

– Giới thứ mười hai: Tôn trọng sự sống

 

– Giới thứ mười ba: Tôn trọng quyền tư hữu

 

– Giới thứ mười bốn: Tình thương đích thực

 

Ngài kêu gọi với thái độ người Phật giáo hiểu được mối tương quan với nhau của mọi hiện tượng và cập nhật các giới luật để ngăn ngừa tiêu cực phát sinh trong những suy nghĩ, nói năng và hành động tiêu cực, tổn hại bản thân, tha nhân và thiên nhiên trong thế giới hiện đại.

 

Thiền sư Thích Nhất hạnh nhấn mạnh rằng, vạn vật, con người và tự nhiên đều quan trọng như nhau, không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau. Nhận thức như thế tạo ra chánh niệm về hành vi thường nhật của của chúng ta – đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, rửa bát, đi bộ – và mọi khía cạnh của môi trường chúng ta, dù là sống hay không sống. Chánh niệm như thế có thể đạt được bằng các phương tiện thiện xảo – tu tập thiền định – tại đây và ngay phút giây hiện tại. (Thich Nhat Hanh 2016) Kết hợp giữa trí tuệ bởi sự phản ứng của đạo Phật với từ bi tâm, trong đó thỉnh thoảng xuất hiện “năng lực mãnh liệt của Từ bi tâm” (fierce compassion) – cần tăng cường tâm hùng dũng để đối phó với tình huống cấp bách (Kalmason & Shields 2014, 29, 101) – Những lời giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho những hành động cải thiện thế giới.

 

Năm 1999, cùng với các chủ nhân giải Nobel Hòa bình soạn thảo Tuyên ngôn 2000 về một nền hòa bình và bất bạo động cho thiên niên kỷ mới.

 

Phát huy giá trị tinh hoa truyền thống Phật giáo Đại thừa, phát triển từ bi tâm và thái độ hiện đại hóa đạo Phật về sự hòa nhập và tương tác xã hội, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mang những lý tưởng của bản thân vượt qua cương giới quê hương đất mẹ Việt Nam đến phạm vi toàn cầu hóa, thông qua cuộc lưu vong tỵ nạn tại Pháp quốc và hơn thế nữa.

 

Sự ảnh hưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua các tổ chức Phật giáo được mô phỏng theo gương sáng của Ngài như Hiệp hội Hòa bình Phật giáo (BPF) do thiền sư Robert Baker Aitken sáng lập năm 1977, trụ sở chính tại Oakland, California, Hoa Kỳ. Hiệp hội Hòa bình Phật giáo (BPF), một không theo giáo phái mạng lưới quốc tế gồm Phật tử tham gia tham gia dưới nhiều hình thức bất bạo động hoạt động xã hội và chủ nghĩa môi trường. Tổ chức phi lợi nhuận BPF là một chi nhánh của Hiệp hội hòa giải quốc tế hoạt động hướng tới giải trừ quân bị và hòa bình toàn cầu, giúp đỡ những cá nhân trong xã hội.

 

Dòng Thiền Peacemaker (Zen Peacemaker Order) do Thiền sư Cư sĩ Bernard Glassman (1939-2018) sáng lập năm 1996, khái niệm Thiền Peacemaker ban đầu đã được mở rộng, để trở thành một mạng lưới quốc tế liên tôn Cộng đồng (Community) Peacemaker, dựa vào sự kết hợp đời sống tâm linh và hành động xã hội, thông qua ba nguyên tắc: Không biết, nhằm xả bỏ các định kiến về cá nhân và vũ trụ, Làm nhân chứng cho niềm vui và nỗi khổ của thế gian; thể hiện tình thương đối với chính mình và mọi người.

 

Trong hoạt động Mạng lưới đạo Phật Nhập thế Quốc tế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist PeaceFellowship, BPF), Thiền sư Cư sĩ Bernard Glassman luôn đồng hành với Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chí hướng Lý tưởng Bồ tát đạo, đem Đạo Phật vào Cuộc đời.

 

Ở phương Đông, cách tiếp cận nhà hoạt động vì hòa bình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã truyền cảm hứng cho nhiều tâm hồn vĩ đại, chẳng hạn như Trưởng lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa sinh tại Thái Lan năm 1932, người khởi xướng các tổ chức xã hội và sinh thái như Thần linh trong Phong trào Giáo dục (SEM), và Mạng Lưới đạo Phật Nhập thế Quốc Tế (INEB) năm 1989, ban đầu cùng với chư tôn Thiền đức Tăng già Phật giáo, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị Thiền sư Việt Nam, hoạt động vì Hòa bình Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trưởng lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa đã thành lập nhiều tổ chức phi chính phủ cấp cơ sở vì hòa bình, nhân quyền, phát triển cộng đồng và đối thoại đại kết, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành một biểu tượng toàn cầu về các giá trị Phật giáo. (Harvey 2000, 270)

 

Bà Elizabeth Gilbert, nhà văn, tác giả, tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học người Mỹ, đã phát biểu về Thiền sư Nhất Hạnh rằng:

 

“Thiền sư Thích Nhất vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của Ngài. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói Ngài đã đưa từng người chúng tôi vào trong yên tĩnh chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng Ngài đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của Ngài – đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của Ngài sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp nơi chính mình.

 

Đến với từng người, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, hay với những khóa giảng cho cả nghìn người, từ hơn nửa thế kỷ qua, Thiền sư Nhất Hạnh đã đi khắp địa cầu, gõ nhẹ từng tiếng chuông, gieo hạt giống Tỉnh thức cho nhân loại.

 

Từ nay, lịch sử tư tưởng và triết học Tây phương và Thế giới đã ghi thêm tên một triết gia quen thuộc, một nhà đạo học tiên phong – một con người đến từ Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Phật giáo với chủ nghĩa hiện đại.

 

Trong tác phẩm “Quá trình Hình thành Chủ nghĩa Hiện đại hóa đạo Phật” (The Making of Buddhist Modernism, 現代主義佛教的形成), tác giả David McMahan chia sẻ với chúng ta rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh là “nhị vị hoạt Phật”. (McMahan 2008, 42) Những đóng góp của nhị vị hoạt Phật này cho kỷ nguyên mới của Phật giáo trong thế giới hiện đại thật ngoạn mục.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị đạo sư lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng và nhiều đạo tràng Phật Giáo trên thế giới, Ngài thuộc truyền thống Phật giáo Gelug (Mũ Vàng). Mùa đông ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma được chính thức tấn phong tước vị là nhà lãnh đạo tôn giáo cho sáu triệu người Tây Tạng và năm 1940, tại cung điện Potala tổ chức buổi lễ trang trọng chính thức công nhận Vị Lạt Ma thứ 14 là vị thầy lãnh đạo tinh thần của toàn nhân dân Tây Tạng. (Sparham, 2011-17)

 

Sau khi nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc chiếm Tây Tạng, do hoàn cảnh đất nước không thuận lợi, ngày 17 tháng 03 năm 1959, Ngài sang tỵ nạn tại thành phố cao nguyên Dharamsala, một ngọn đồi phía Bắc Ấn Độ, thuộc bang Himachal Pradesh. Ngài thành lập chính quyền lưu vong Tây Tạng với hơn 30,000 dân Tây Tạng đang lưu lạc cùng về đây sinh sống lập nghiệp.

 

Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, y tế, giáo dục, vv… đã dần dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Các trẻ em Tây Tạng được đi học và một Trường đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có hơn 20,000 chư tăng ni và 200 cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng được xây dựng để duy trì và bảo vệ truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. (Lopez 2018, 3)

 

“Với tư cách là người đứng đầu ‘Chính phủ lưu vong’ Tây Tạng ở Bắc Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma làm việc không mệt mỏi để giành quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng, Ngài kiên định phản đối việc sử dụng bất kỳ bạo lực nào để bảo vệ người dân yêu quý của Ngài, suối nguồn từ bi tâm của Ngài luôn tuôn trào và trách nhiệm phổ quát trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau.” (Harvey 2000, 271)

 

Một lý do khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được trao giải Nobel Hòa bình vì cuộc đấu tranh bất bạo động cho quê hương Tây Tạng. Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Quốc.

 

Trong quyết định về giải thưởng Nobel Hòa bình, có đoạn viết:

 

“Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng đức Đạt Lai Lạt Ma với sự đấu tranh tự do cho Tây Tạng, vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Ngài đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người.

 

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là vì cuộc đấu tranh bất bạo động cho quê hương Tây Tạng”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải thưởng Nobel Hòa bình là sự phản ứng từ bi bất thường của Ngài đối với nhân dân Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma không đưa ra những đau khổ mà Ngài và nhân dân của Ngài đã phải trải qua ở cấp độ toàn cầu. Thay vào đó, Ngài chủ động lắng nghe những giá trị khác nhau và chia sẻ thái độ Phật giáo thẳng thắn của bản thân dể trả lời những câu hỏi hóc búa về xã hội và cá nhân trong thế giới ngày nay. Ngài công nhận rằng tất cả mọi người từ mọi hoàn cảnh, Đông hay Tây, Tư bản hay Cộng sản, “luôn bị hấp dẫn lực bởi tiền tài, tiện nghi vật chất.” Câu trả lời của Ngài cho hiện tượng thực dụng phổ biến này là sử dụng một cách khéo léo “cách tiếp cận một người không theo tôn giáo để giúp họ yên tâm”. (Tricycle 2001)

 

Ngài thường chia sẻ rằng, ngày nay mọi người có thể hoài nghi về tôn giáo và Ngài nhấn mạnh rằng các giá trị của từ bi tâm, ý thức quan tâm đến tha nhân, sự quan tâm không chỉ là những thông điệp tôn giáo, mà là đạo đức thế tục phù hợp với mọi người và có thể mang lại sự an lạc hạnh phúc cho cá nhân, cộng đồng và tất cả chúng sinh. (Tricycle 2001) “Ngài khuyên nhũ những người không phải là những người Phật tử tu tập thiền định, cống hiến như một sự góp phần đạo Phật cho một thế giới đầy biến động, một hành động vun bồi đạo đức tâm linh, trưởng dưỡng từ bi tâm và trách nhiệm đạo lý làm người ở bất kỳ ai, bất kể cam kết tôn giáo nào.” (McMahan 2008, 187)

 

Cuối thập niên 1959 đầu năm 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma chính thức thành lập Chính phủ lưu vong Tây Tạng, được gọi là Chính quyền Trung ương Tây Tạng (བཙན་བྱོལ་བོད་གཞུང་; Central Tibetan Administration), một tổ chức đóng ở Ấn Độ một phần thuộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và một phần thuộc Thủ tướng Tây Tạng, với mục tiêu “đưa người tỵ nạn Tây Tạng về nguyên quán và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng”. Mặc dù trước đó, tại quê nhà Tây Tạng Ngài đã đạt được thành tích học thuật cao nhất, nhưng cuộc sống lưu vong đã cho Ngài nhiều cơ hội để vân du đó đây tham khảo nhiều hơn về các tư tưởng học thuật, triết học phương Tây và phương Đông. Ngài đã đưa ra ý kiến về nhiều vấn đề đương đại trong các lĩnh vực, chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo, đôi khi đưa ra những tuyên bố táo bạo và đưa ra những quan điểm mà nhiều người đã được truyền cảm hứng. Ngài được nhiều người coi là một lực lượng thiện xảo hướng tới việc hiện đại hóa đạo Phật, mặc dù tôn chỉ đạo Phật về từ bi tâm và lý duyên khởi, luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau là trọng tâm trong việc giảng dạy của Ngài.

 

Khi được hỏi về mối quan hệ giữa Phật giáo và Khoa học, Ngài nói: “Nếu có những giáo lý đạo Phật được cho là hoàn toàn mâu thuẫn với các kết luận khoa học đã được thiết lập, thì những học thuyết này phải bị phủ định.” (McMahan 2008, 116) Thái độ cởi mở và tự tin này nhấn mạnh về thực nghiệm của Phật giáo và tăng cường khả năng kết nối với tâm lý dựa trên thực tế đương đại. Tuy nhiên, thái độ cởi mở của Đức Đạt Lai Lạt Ma đôi khi dẫn đến sự hiểu sai về sự gần gũi của Ngài với các truyền thống Tây Tạng. Ví dụ, như việc tranh chấp Giáo phái ma Dorje Shugden của Tây Tạng chống Đức Đạt Lai Lạt Ma kéo dài từ những thập niên 1970-2015 và đã khiến một số người phản đối bởi Ngài đã lên tiếng phản đối việc chỉ đề nghị Giáo phái ma Dorje Shugden, vị thần bảo vệ phẫn nộ. (McMahan 2008, 163) Ý định của Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhấn mạnh vào một thái độ toàn diện của Phật giáo, bằng cách thể hiện quan tâm nhiều đến tầm quan trọng bởi các vị Thần Kim Cương Mật giáo và bản chất tối thượng của triết lý tính Không, nhưng Ngài đã bị một số người ác ý coi là không tôn trọng vị thần phẫn nộ.

toan cau (3)toan cau (2)

 

Chiến lược của nhà  xầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc ủng hộ các nhóm thờ phụng Giáo phái ma Dorje Shugden được chứa trong một tài liệu nội bộ của nhà cầm quyền. Các tài liệu, ban hành ngày 20 tháng hai năm 2015 của Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng, đã bị rò rỉ vào năm 2016 cho nhóm Chiến dịch Quốc tế ủng hộ Tây Tạng.

 

Chỉ thị viết rằng các cán bộ nên tránh công khai các vụ tranh chấp về thờ phụng Giáo phái ma Dorje Shugden. Nhưng họ nên biết rằng các kế hoạch của Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sử dụng sự chia rẽ như một cái cớ để gây mất đoàn kết và phân rã quê hương. Nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc phải “dứt khoát nghiền nát” âm mưu này, các tài liệu bổ sung viết như vậy.

 

Các quan chức Trung Quốc nên tổ chức các chuyến viếng thăm cộng đồng bằng cách thể hiện sự tôn trọng tới các nhà lãnh đạo tôn giáo yêu nước để phơi bày và tố cáo “lệnh cấm” của Đức Đạt Lai Lạt Ma về thờ phụng Shugden, các tài liệu này cho biết. Và những người ủng hộ quan điểm của Đức Lai Lạt Ma về Shugden đang cố “tạo ra rối loạn” quanh các vấn đề ở Trung Quốc “phải được xử lý nghiêm theo pháp luật.”

 

Ngày nay, gần 200.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một “Lhasa nhỏ”, lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng (Commission of Tibetan People’s Deputies) vào năm 1960.

 

Trong những năm đầu lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi Mỹ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tỵ nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

 

Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.

 

Năm 1965, Ngài đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng.

 

Ngày nay, thành viên của Quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi Quốc hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Ngài cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Ngài sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa.

 

Năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Ngài đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm:

 

1, Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình;

 

2, Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;

 

3, Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;

 

4, Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử; và

 

5, Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa.



toan cau (7)toan cau (6)toan cau (5)toan cau (4)

 

Trung tâm hành chính, chính phủ lưu vong Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lạt Ma thành lập ở Dharamsala đã khuyến khích các hình thức giáo dục hiện đại như một phương tiện thiện xảo để đối phó với cuộc sống bên ngoài Tây Tạng, với một số người lo lắng rằng điều này đã dẫn đến việc giáo dục tôn giáo truyền thống xao lãng. Nhiều thanh niên Tây Tạng đã nghiên cứu Phật giáo từ những tài liệu từ phương Tây hơn là thông qua phong cách giảng dạy cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay truyền thống Guru. “Những hình thức ‘hiện đại hóa’ như thế cuối cùng làm suy yếu niềm tin và thực hành của Phật giáo Tây Tạng.” (Maraldo & Dumoulin 1976, 291)

 

Mặt khác, trong nỗ lực lành rạng danh Phật giáo Tây Tạng, một trong những phương tiện thiện xảo là đào tạo các vị Lạt Ma phương Tây, cung cấp các giáo lý Kim Cương Thừa Mật tông và cho các sinh viên không phải là người Tây Tạng tu tập thiền định. “Nhiều sinh viên phương Tây chỉ đơn giản là cần hoặc muốn nghe diệu pháp âm Như Lai từ môi trường của các nhóm văn hóa của họ.” (Heine & Prebish 2003, 222)

 

Hai tổ chức giảng dạy giáo lý Kim Cương Thừa Mật giáo lớn nhất và phát triển nhanh nhất là tổ chức Hiệp hội bảo tồn truyền thống Phật giáo đại thừa-FPMT là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận do Lạt ma Thubten Yeshe (1935-1984) thành lập vào năm 1975 và Truyền thống Kadampa Mới – Liên minh Phật giáo Kadampa Quốc tế (NKT – IKBU) phong trào tôn giáo mới Phật giáo toàn cầu được thành lập bởi Kelsang Gyatso at Anh vào năm 1991. Như thế cứ nhân rộng lan tỏa lên đến 500-600 trung tâm và chi nhánh trên khắp thế giới. (Heine & Prebish 2003, 222)

 

Nhận thấy sự khác biệt trong các mô hình hoạt động, xây dựng cơ sở tự viện, đào tạo và thực hành Kim Cương Thừa Mật tông giữa các trường phái khác nhau bởi các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Kim Cương Thừa Mật tông, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các cuộc đối thoại quốc tế bắt đầu chia sẻ quan điểm về các bộ Luật tạng. Mục đích là để xem liệu các trường phái Kim Cương Thừa Mật tông có thể hiện đại hóa một số quy tắc để đáp ứng với những phát triển mới trên thế giới như bình đẳng giữa nam và nữ xuất gia không.

 

Kết luận

 

Một đoàn thể Phật giáo lớn nhất thế giới, nhấn mạnh vào giáo dục và dịch vụ, duy trì các cơ sở giáo dục các cấp Đại học, Cao đẳng Phật học, Thư viện, nhà Xuất bản, Trung tâm dịch thuật, phòng Trưng bày nghệ thuật Phật giáo, quán Thiền trà đạo, v.v. (Bách khoa toàn thư Phật giáo Trung Hoa 2016, 3) tổ chức Phật Quang Sơn và Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn (BLIA) đã tiên phong trong bản địa hóa toàn cầu.

 

Đại sư Tinh Vân đã hơn đại thọ cửu tuần (92), Ngài đã phương tiện thiện xảo trong ấn tống kinh điển Phật giáo để mọi người học hỏi và trải nghiệm Phật pháp. Bằng cách này, Ngài đã thành công trong việc bản địa hóa Phật giáo Hán truyền trong thế giới hiện đại.

 

Ngày nay, các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục thắp sáng ngọn tâm đăng Phật, Tổ, tiếp tục sử dụng các phương tiện thiện xảo hiện đại, truyền bá “đạo Phật Nhập thế” (bouddhisme engagé, Engaged Buddhism) và Thiền Chánh niệm của Ngài. Dù tuổi cao sức yếu, trên 100 cuốn sách của Ngài được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và chính các Trung tâm Làng Mai Quốc tế Pháp quốc, Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan và các trung tâm khác đang cung cấp các chương trình tu tập Thiền định Phật giáo cho mọi người thuộc mọi quốc gia trên khắp thế giới.

 

Bộ phim tài liệu Walk With Me – Bước Chân An Lạc, là một câu chuyện dung dị về một phương pháp thực tập đơn giản, nhưng có thể mang lại những thành tựu sâu sắc nhất trong đời sống của mỗi con người, đang được hướng dẫn tại các trung tâm thiền tập của Làng Mai trên thế giới. Bộ phim tài liệu Walk With Me đã được phát hành trên toàn cầu vào năm 2017.

 

Các trung tâm này là nơi thường niên đã giúp đỡ cho hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới được chữa lành và tìm ra mục đích của cuộc đời, từ đó quay lại với đời sống hạnh phúc thực sự mà họ từng bỏ lỡ, và có những đóng góp to lớn, ý nghĩa trong công việc mà họ đang làm. Trong số đó, có cả những lãnh đạo từ tòa Bạch Ốc, những nhà khoa học lỗi lạc từng nhận giải Nobel, Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook, hay người phụ nữ quyền lực nhất của truyền thông Mỹ – Oprah Winfrey.

 

Từ bi tâm, trí tuệ, sức thu hút và sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc làm rạng danh Phật giáo Tây Tạng là chưa từng có về việc Ngài sử dụng phương tiện thiện xảo, đưa đạo Phật tiến dần lên như một tôn giáo thế giới với thái độ cởi mở đối với nhu cầu của nhiều địa phương, nền văn hóa đa dạng và truyền thống tôn giáo.

 

Tiến trình cụ thể toàn cầu hóa mãi tồn tại khắp các địa phương. (Suchacek 2011, 6) và Phật giáo là một “truyền thống linh hoạt” (Beer 2003, xiii) tương tự cụ thể như thế luôn diễn ra từ thời Đức Phật. Trong thế giới đương đại, tất cả các tôn giáo đều phải đối mặt với những thách thức trong việc thích ứng với mọi hoàn cảnh, thế giới quan, giá trị và nhu cầu địa phương mới. (Hawkin 2004, 100) Với những phương tiện thiện xảo của ba vị cao tăng thạc đức Phật giáo thế giới, Đại sư Tinh Vân, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đức Đạt Lai Lạt Ma, quá trình hiện đại hóa đạo Phật đã thể hiện theo nhiều cách sáng tạo, tất cả đều được bảo tồn trong các giáo lý về từ bi tâm và lý duyên khởi, luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Đây là những giá trị phổ quát, phù hợp với cả lĩnh vực tôn giáo và thế tục, toàn cầu và địa phương.

 

Chú thích:

 

* Ví dụ như phương Tây hóa quá mức trong thời kỳ thuộc địa sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tiêu thụ quá mức các nhãn hiệu và hàng hóa toàn cầu, để phục hồi các cộng đồng phương Đông sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự lãng phí quá mức tài nguyên thiên nhiên và lao động ở phương Đông nghèo hơn sau chiến tranh khủng hoảng kinh tế những thập niên 1970.

 

** Xu hướng lựa chọn bản địa, ngôn ngữ nói của địa phương, để diễn đạt giáo lý đạo Phật không có gì mới, vì nó có thể bắt nguồn chính từ Đức Phật. Các kinh điển Phật giáo ban đầu khác nhau ghi lại một câu chuyện, trong đó các đệ tử thuộc tầng lớp trí thức, tầng lớp tu sĩ, đã trình bày với Đức Phật rằng thông điệp cao quý đang được các đệ tử khác nhau đọc lại lại thông điệp bằng tiếng bản địa của họ phát âm sai và bịa đặt. Đề nghị của họ là ghi lại các lời giảng dạy của Đức Phật dưới dạng Phạn ngữ, ngôn ngữ của tầng lớp tu sĩ và uyên bác. Đức Phật dứt khoát bác bỏ ý kiến này, nói rằng giáo đạo Phật nên được giảng dạy bằng ngôn ngữ nói của địa phương. Ngài nhấn mạnh rằng những điều tốt đẹp của ngôn ngữ văn hóa không liên quan; chỉ việc truyền tải chính xác nội dung mới là quan trọng.” (Bodhidharma 1999, 7)

 

*** Chandler gợi ý rằng “mức độ đẳng cấp không được xác định bởi quá nhiều giá trị tiền tệ của món quà theo sự phù hợp của nó, tức là hiệu quả của nó trong việc thu hút người tiếp cận Phật giáo” (Chandler 2002, 60) và nó phải xuất phát từ động cơ thuần túy, không ích kỷ vì danh tiếng hoặc vì lợi ích cá nhân.

 

Tác giả Shantel Wong

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Buddhistdoor Global

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2021(Xem: 4398)
Vào sau tuần lễ đầu tháng 4 năm 2013, chuyến công du của ngài Tổng thống Vladimir Putin đến Cộng hòa Buryatia là một chủ thể liên bang của Nga, viếng thăm Tu viện Ivilga Datsan, tu viện chính của Tăng đoàn Truyền thống Phật giáo tại Nga.
22/08/2021(Xem: 4344)
Bắc Kinh đánh dấu Kỷ niệm 70 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng, với lời kêu gọi chấp nhận sự cai trị của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
22/08/2021(Xem: 4721)
Gần đây, 13 cổ vật Phật giáo trị giá khoảng 16,5 triệu baht đã được chuyển từ Hoa Kỳ về Thái Lan. Cục Mỹ thuật Văn hóa Thái (FAD) có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm, nhằm giới thiệu các bảo vật Phật giáo trong tương lai.
21/08/2021(Xem: 4392)
Vương quốc Phật giáo Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất vaccine AstraZeneca từ đầu tháng 6-2021. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng vọt và sẽ đạt con số 1 triệu vào cuối tuần này. Tình thế cấp bách buộc nước này phải vay mượn 150.000 liều AstraZeneca từ Vương quốc Phật giáo Bhutan và có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu vaccine, ảnh hưởng đến đơn mua 30 triệu liều AstraZeneca của Việt Nam và nhiều nước khác.
19/08/2021(Xem: 3013)
Các viện Bảo tàng và viện nghệ thuật trên khắp Afghanistan, bị bao phủ với tốc độ chóng mặt khi Taliban đã tiếp quản nắm Chính quyền, đang tranh giành để cứu các hiện vật và các tác phẩm nghệ thuật của quốc gia, National Geographic báo cáo. Taliban nắm được chính quyền toàn quốc ở Afghanistan vào hôm 15/8/2021, có lẽ không phải là điều quá gây bất ngờ. Thế nhưng tốc độ sụp đổ của chính quyền Afghanistan trước các đòn tiến công của Taliban lại có thể gây choáng váng cho một số bên. Dường như trong lúc Mỹ bận rộn chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Afghanistan còn chính quyền Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani mải mê đổ lỗi cho Pakistan về việc hậu thuẫn cho Taliban thì lực lượng vũ trang Hồi giáo này đã lên kế hoạch tiếp quản Afghanistan.
14/08/2021(Xem: 4602)
Trí tuệ Nhân tạo (Artificial intelligence, AI) được định nghĩa là một khía cạnh của khoa học máy tính (Computer Science), với mục tiêu tạo ra các hệ thống có khả năng hoạt động, một cách thông minh và độc lập. Đó là khả năng của một máy móc hoặc chương trình máy tính, thể hiện khả năng tư duy và khả năng học tập. Nói cách khác, AI làm cho máy móc trở nên thông minh.
13/08/2021(Xem: 4359)
Viện Nghiên cứu Phật học (IBS), tọa lạc tại Berkeley, California, Hoa Kỳ, họ đã thông báo việc gia nhập Liên minh hậu Đại học Thần học (GTU), cũng ở Berkeley, California. Động thái này sẽ đưa IBS trở thành thành viên thứ 9 của tập đoàn GTU sau 36 năm, là chi nhánh của GTU.
13/08/2021(Xem: 4368)
Hệ thống Cách mạng Nga đã bắt đầu từ trước đó "Cuộc Cách mạng tháng Hai" năm 1917. Chế độ Quân chủ bị lật đổ và Chính phủ Tư sản Lâm thời Nga được thành lập sau khi Nikolas Đệ nhị, Sa hoàng và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga đã thoái vị vào ngày vào ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3, lịch mới) năm 1917.
11/08/2021(Xem: 4523)
ANGKOK (AP) - Với số ca tử vong do đại dịch virus corona đang gia tăng ở quốc gia Phật giáo Myanmar, ngày càng thêm nhiều người dân và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc rằng, Chính quyền quân sự Myanmar, đã nắm quyền kiểm soát vào tháng 2 vừa qua, đang sử dụng đại dịch Civid-19 để củng cố quyền lực, và đè bẹp phe đối lập.
24/06/2021(Xem: 6206)
Hôm nay Quý vị và Gia đình có khoẻ không? Tôi xin gởi đến Quý vị chương trình Khoá Tu Học Mùa Hè 2021 ở chùa Phổ Từ, xin mời Quý vị tuỳ nghi tham dự khoá tu để nuôi dưỡng niềm tin vào Chánh pháp và tăng thêm năng lực Tâm linh để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hiện nay chính quyền đã cho phép cơ sở tôn giáo hoạt động với những giới hạn và điều kiện mới. Chánh điện chùa Phổ Từ có thể ngồi được 120 người, đeo khẩu trang là an toàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]