Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

09/12/201910:43(Xem: 9451)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 11, 2019)
 
 Diệu Âm lược dịch
 

 

NHẬT BẢN: Truyền thuyết về 650 tượng la hán trên đảo Innoshima

Onomichi, Hiroshima – Đảo Innoshima nổi tiếng với rất nhiều tượng đá của Phật giáo được dựng trên đỉnh của ngọn núi cao 227 mét.

Một số tượng mang nụ cười dịu dàng, trong khi những tượng khác có đôi mắt nhắm lại. Kích thước của các tác phẩm điêu khắc này cũng khác nhau: một số cao vài chục cm, và những tượng khác cao hơn người thật.

Đây là những tượng đá được gọi là “500 la hán” (Gohyaku Rakan) – tuy nhiên người ta nói rằng có khoảng 650 tượng.

Truyền thuyết kể rằng đám cướp biển ‘Hải Vương’ (Murakami Suigun), vốn cai trị vùng nội hải Seto, đã lập một điện thờ Quán Thế Âm Bồ Tát ở đây vào 450 năm trước. Sau đó, Kashihara Denroku – người sáng lập một tôn giáo gọi là “Ikkankyo” trong khu vực này – đã tập hợp các thợ xây tại thành phố Onomichi để tạo tác các cụm tượng la hán nói trên vào năm 1827. Họ phải mất hơn 3 năm để hoàn thành công việc xây tượng.

(Asahi Shimbun – November 26, 2019)

 

2019-11-4-0000
2019-11-4-0001
2019-11-4-0002

 

Những tượng la hán trên đảo Innoshima ở thành phố Onomichi (Hiroshima, Nhật Bản)
Photos: Koichi Ueda

 

HÀN QUỐC: Thành phố Busan triển lãm các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Miến Điện

Tại cuộc triển lãm “Nghệ thuật Phật giáo của Miến Điện” ở Bảo tàng Busan, có hơn 110 đồ tạo tác và tượng Phật từ Miến Điện đang được trưng bày.

Các tác phẩm này đại diện cho nhiều thế kỷ của lịch sử Phật giáo Miến Điện – có từ đầu thời kỳ Pyu (thế kỷ thứ 2 B.C đến 9 A.D) cho đến các tác phẩm gần đây được tạo tác trong triều đại Konbaung (kết thúc vào năm 1885). 

Đây là những cổ vật quý giá được mang đến từ 4 bảo tàng của Miến Điện, gồm Bảo tàng Quốc gia Miến Điện ở Yangon và Naypyitaw; Bảo tàng Khảo cổ Bagan và Bảo tàng Khảo cổ Sri Ksetra.

“Nghệ thuật Phật giáo của Miến Điện” được triển lãm tại Busan cho đến ngày 12-1-2020.

(koreajoongangdaily.joins.com- November 26, 2019)

2019-11-4-0003

Bích chương về triển lãm “Nghệ thuật Phật giáo của Miến Điện” ở Bảo tàng Busan, Hàn Quốc
Photo: english.busan.go.kr

 

 

NHẬT BẢN: Tượng Phật từ Miến Điện được tặng cho vùng bị thảm họa ở đông bắc Nhật Bản

Lễ thánh hóa một pho tượng Phật do Miến Điện tặng cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần 2011 tại vùng đông bắc Nhật Bản đã được tổ chức vào ngày 25-11-2019.

Các nhà sư từ Miến Điện, đất nước cũng chịu thiệt hại từ do sóng thần Ấn Độ Dương vào năm 2004, đã cầu nguyện trước pho tượng bằng đá cẩm thạch cao 5 mét này – được tặng bởi một nhà giao dịch ở Miến Điện.

Vào tháng trước, tượng được tôn trí trên một ngọn đồi nhìn ra vịnh Shizugawa ở thị trấn Minamisankiru, tỉnh Miyagi, trong một lâm viên được tạo dựng để tưởng nhớ hơn 15,000 người bị thiệt mạng do thảm họa.

(KYODO NEWS – November 25, 2019)

 

2019-11-4-0004

Tượng Phật của Miến Điện tặng cho vùng bị thảm họa ở đông bắc Nhật Bản
Photo: Kyodo News 

 

ẤN ĐỘ: Sửa chữa bảo tháp tại thành phố Visakhapatnam

Visakhapatnam, Andhra Pradesh – Ngày 24-11-2019, Bộ trưởng Du lịch M.S.Rao cho biết di sản Phật giáo tại Thotlakonda sẽ được phát triển thành ‘trung tâm thiền định mở rộng’ thế giới.

Bộ trưởng đã làm lễ động thổ cho công việc sửa chữa bảo tháp Phật giáo đã bị hư hại trong những trận mưa gần đây.

“Cơ quan Phát triển Vùng Đô thị Visakhapatnam sẽ mở rộng một khoản tài trợ 4.2 triệu Rupees cho việc sửa chữa. Số tiền này sẽ được hoàn trả lại cho họ sau”, Bộ trưởng Rao nói.

Ông cho biết thêm rằng tòa nhà tiện nghi và các cơ sở khác dành cho du khách đang được phát triển tại Thotlakonda. Ông nói, “Khoảng 500,000 Rupees đang được chi cho các cơ sở nước uống và cung cấp điện. Một dòng khách du lịch tốt đến với di sản này cũng sẽ bảo đảm cho các cơ hội việc làm đối với cư dân địa phương”.

(The Hindu – November 24, 2019)

2019-11-4-0005

Lễ động thổ cho công việc sửa chữa bảo tháp Phật giáo tại thành phố Visakhapatnam, Ấn Độ
Photo: The Hindu

 

MIẾN ĐIỆN: Tu sĩ Phật giáo nổi tiếng của Miến Điện thăm và tặng tiền để cải tạo một đền thờ Hồi giáo

Bang Shan, Miến Điện – Ngày 4-11-2019, Mong Pong Sayadaw, tu sĩ Phật giáo nổi tiếng tại Đông Nam Á, đã viếng một đền thờ Hồi giáo cổ xưa tại làng Wan Pyat ở phía đông của bang Shan. Ông đã tặng 600,000 Kyats tiền mặt để cải tạo ngôi đền, là một hành động thiện ý nói lên sự chung sống hòa bình của Phật tử và tín đồ Hồi giáo tại quốc gia Phật giáo này. Sư Sayadaw cũng đã tham gia lễ cầu nguyện theo nghi lễ Hồi giáo của dân làng.

Sư Mong Pong Sayadaw có hàng triệu tín đồ ở khu vực Đông Nam Á. Ông nổi tiếng với những khóa tu thiền định đơn độc trong các hang động tại Thái Lan, Miến Điện và Bhutan.

(Big News Network – November 28, 2019)

2019-11-4-0006
2019-11-4-0007
Sư Mong Pong Sayadaw và tín đồ Hồi giáo Miến Điện
Photos: Shwe Nyi Ko Ko

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2022(Xem: 3524)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
14/12/2022(Xem: 1770)
"Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald’s, Nestle, Starbucks và Toyota.
14/12/2022(Xem: 1631)
Phái đoàn Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) đã tổ chức một cuộc thảo luận thân mật với Diễn giả Mahinda Yapa Abeywardana, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka và các Đại biểu Quốc hội hiện diện tại sự kiện này, cuộc thảo luận diễn ra với các chủ đề liên quan đến hòa nhập cộng đồng xã hội, các nhóm dễ bị tổn thương về giới tính và có liên quan đến việc xây dựng các chính sách quốc gia.
12/12/2022(Xem: 1493)
Chương trình Nghiên cứu Phật học Giáo dục (PKB) thuộc Đại học Phật giáo Nalanda (STAB) đã thành công trong việc ghi tên mình vào bảng xếp hạng kiểm định quốc gia với vị thế xuất sắc. Việc xác định tình trạng Công nhận xuất sắc dựa trên giấy quyết định của Viện Công nhận Độc lập số 769/SK/LAMDIK/Ak/S/XI/2022.
11/12/2022(Xem: 1612)
Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 20, Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB), Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc (한국정토학회), sự kiện được diễn ra từ các ngày 24-30/10 với chủ đề “Phật giáo trong Thế giới bị Chia cắt: Hành tinh Hòa bình và mức độ lây lan của COVID-19 trên toàn cầu” (Buddhism in a Divided World: Peace Planet, Pandemic). Diễn đàn được phân cách giữa cảnh núi non hùng vĩ đầy thơ mộng mùa thu của Mungyeong (Văn Khánh) là một thành phố thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc tại Hàn Quốc và sự nhộn nhịp của đô thị Seoul thế kỷ 21, đã quy tụ gần 100 diễn giả và người tham dự, các thành viên của Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) từ khắp nơi trên thế giới
08/12/2022(Xem: 1686)
Nữ Cư sĩ Lhadon Tethong, một nhà hoạt động chính trị người Canada gốc Tây Tạng, đồng sáng lập và Giám đốc Viện Hành động Tây Tạng (TAI), đồng thời là cựu Giám đốc điều hành tổ chức Vận động Sinh viên vì Tự do Tây Tạng (SFT), đã phân tích điểm chung trong việc nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc thuộc địa hóa, bóc lột và phủ nhận chủ quyền tự do nhân quyền Tây Tạng, Tân Cương, Nam Mông Cổ trong nhiều thập kỷ qua. Bà nói: “Trong suốt 10 năm cầm quyền của Đảng trưởng Tập Cận Bình, mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn. Hiện tại với quyền lực vô biên mới trong tay ông Tập Cận Bình, chắc chắn ông ta sẽ lộng hành ở tất cả các thuộc địa Trung Quốc, do không có bất kỳ trách nhiệm giải trình nào, đối với người dân trong nước của ông ta hoặc với cộng đồng thế giới.”
03/11/2022(Xem: 2411)
Chương Trình Khóa Tu Học Đại Giác nhân Lễ Phật Thành Đạo tại Hoa Kỳ (17-18/12/2022)
19/10/2022(Xem: 4012)
Sáng ngày 08/10/2022, tại Tu viện Huyền Không - số 14335 Story Road, thành phố San Jose (Hoa Kỳ), Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng học kỳ I, niên khóa 2022-2023. Quang lâm dự lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Viên Lý, viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster; Hòa thượng Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Tâm Trung Giác, trú trì đạo tràng Linh Hòa, thành phố San Jose; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ niệm Phật đường Fremont; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trú trì tu viện Huyền Không; Ni sư Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; chư Ni trú xứ tu viện Huyền Không và tịnh xá Ngọc Hòa; GSTS. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, hiệu trưởng, GSTS. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, phó hiệu trưởng; cùng đông đảo chư vị giáo sư thỉnh giảng, giáo thọ sư; chư vị trong ban tu thư, chư vị thiện tri thức; huynh trưởng gia đình Phật tử; phóng viên nhiều báo đài ở San Jose; các cơ sở bảo trợ; cùng đông đảo Phật tử, học viên đến
19/09/2022(Xem: 1931)
Hòa bình bền vững gắn liền với chánh niệm trong từng giây phút hiện tại, con người và các mô hình thu nhỏ nơi đó chúng ta đang tồn tại. Thay vì tồn tại như một trạng thái tĩnh, hòa bình có tính hữu cơ và năng động, tự nó tạo ra những mơ hồ của “bất an”. Vì vậy, trở thành một nhà lãnh đạo có chánh niệm bắt đầu bằng việc thực hành Năm Chánh Niệm (Năm Giới) trong Bát Chánh Đạo (Xem Phụ lục A) và tìm kiếm sự bình an trong bản thân và tiếp tục chánh niệm bằng cách thể hiện sự bình an đó mỗi ngày. Việc làm này là hạt giống để từ đó các hệ thống và hoàn cảnh tự chúng có thể duy trì được sự hòa bình bền vững.
19/09/2022(Xem: 2993)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 9 năm 2022, ông Rustum Nyquist, viên chức chính trị của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, để viếng thăm Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN. Cùng đi với ông Rustum Nyquist là cô thông dịch viên Thùy Linh. Đại diện Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN đón tiếp ông Rustum Nyquist tại Chùa Từ Hiếu gồm có: Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai; Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Thiền Thất Lộc Uyển, Hóc Môn; Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Trụ Trì Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]